Đề tài Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện - Hải Dương và một số giải pháp

Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề giải quyết việc làm lại xuất hiện thường trực trong cương lĩnh tranh cử của các Đảng phái chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Giải quyết việc làm đã trở thành một vấn đề xã hội bức xúc đối với mọi nền kinh tế và là bài toán nan giải trong những năm đầu thế kỷ XXI. Thất nghiệp không chỉ là nguồn gốc của sự bất bình đẳng nạn nghèo khổ mà còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Vì vậy, để tạo ra sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội, giảm tình trạng nghèo khổ, hạn chế tỉ lệ thất nghiệp, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực thì đòi hỏi các quốc gia phải tập trung và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Việt Nam là một nước nông nghiệp, do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động lạc hậu, chủ yếu là kinh tế tự cung tự cấp và thuần nông nên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến. Vì vậy, khi nền kinh tế thị trường được mở cửa với mục tiêu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đưa đến tình trạng lao động ở nông thôn vốn đã thiếu việc làm càng trở nên trầm trọng. Cùng với sự đổi mới chung của cả nước những năm qua huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp của huyện Thanh Miện vẫn tương đối cao so với các vùng khác và cả nước (18,7%), số lao động cần giải quyết việc làm mới hàng nằm bình quân từ 2000 - 3000 người. Áp lực về việc làm ngày một tăng lên, sự biến động của lực lượng lao động trên địa bàn huyện còn nhiều phức tạp, tốc độ đô thị hóa và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng cao. Trong khi đó trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thồng chưa qua đào tạo, chất lượng của các trung tâm dạy nghề còn thấp. Những điều đó đang làm cho vấn đề giải quyết việc làm ngày cảng trở lên phức tạp và nan giải, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm giải quyết.

doc49 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện - Hải Dương và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện - Hải Dương và một số giải pháp LỜI NÓI ĐẦU Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề giải quyết việc làm lại xuất hiện thường trực trong cương lĩnh tranh cử của các Đảng phái chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Giải quyết việc làm đã trở thành một vấn đề xã hội bức xúc đối với mọi nền kinh tế và là bài toán nan giải trong những năm đầu thế kỷ XXI. Thất nghiệp không chỉ là nguồn gốc của sự bất bình đẳng nạn nghèo khổ mà còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Vì vậy, để tạo ra sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội, giảm tình trạng nghèo khổ, hạn chế tỉ lệ thất nghiệp, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực thì đòi hỏi các quốc gia phải tập trung và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Việt Nam là một nước nông nghiệp, do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động lạc hậu, chủ yếu là kinh tế tự cung tự cấp và thuần nông nên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến. Vì vậy, khi nền kinh tế thị trường được mở cửa với mục tiêu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đưa đến tình trạng lao động ở nông thôn vốn đã thiếu việc làm càng trở nên trầm trọng. Cùng với sự đổi mới chung của cả nước những năm qua huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp của huyện Thanh Miện vẫn tương đối cao so với các vùng khác và cả nước (18,7%), số lao động cần giải quyết việc làm mới hàng nằm bình quân từ 2000 - 3000 người. Áp lực về việc làm ngày một tăng lên, sự biến động của lực lượng lao động trên địa bàn huyện còn nhiều phức tạp, tốc độ đô thị hóa và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng cao. Trong khi đó trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thồng chưa qua đào tạo, chất lượng của các trung tâm dạy nghề còn thấp. Những điều đó đang làm cho vấn đề giải quyết việc làm ngày cảng trở lên phức tạp và nan giải, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm giải quyết. Chính vì vậy, mà em lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện - Hải Dương và một số giải pháp” làm đề tài nghiên cứu trong Báo cáo tốt nghiệp của mình. Qua đề tài em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em chắc chắn sẽ không tranh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hớn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG NỘI VỤ - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI HUYỆN THANH MIỆN. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện được thành lập năm 1946 theo hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước, trụ sở phòng được đặt cùng các phòng ban khác trong khối Ủy ban nhân dân huyện, nằm ở trung tâm thị trấn huyện. Là cơ quan tham mưu của ủy ban nhân dân trực tiếp chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Lao động - Thương bình xã hội tỉnh Hải Dương. Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện đã hình thành và đảm nhận các mặt công tác như: Công tác xây dựng chính quyền cơ sở, công tác tổ chức công chức, công tác thương binh liệt sỹ. Công tác lao động việc làm bảo trợ xã hội. Thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ tháng 4/1996 huyện Thanh Miện được tái lập và từ đó đến này toàn thể cán bộ công chức, viên chức của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy - HĐND- UBND huyện đã kế thừa những thành tích, truyền thống tốt đẹp của các cán bộ đi trước, luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn kết thống nhất, chủ động khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2. Hệ thống tổ chức bộ máy Uỷ ban nhân dân huyện. Sơ đổ tổ chức Uỷ ban nhân dân huyện 3. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện. 3.1. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu. - Tổ chức quản lý cán bộ công chức, viên chức các phòng ban quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện quản lý. - Hướng dẫn tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bầu trưởng phó thôn các cụm dân cư theo luật định. - Tổ chức quản lý việc chi trả các đối tượng chính sách và xã hội theo chế độc của Đảng và Nhà nước. Thực hiện việc thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực thuộc tổ chức Lao động - Thương binh liệt sĩ và người có công. - Hướng dẫn kiểm tra thẩm định hồ sơ, thủ tục quy trình xác nhận các đối tượng được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước để cấp trên quyết định. - Lập, lưu giữ, thanh lý danh sách người có công, thống kê, tổng hợp, điều chỉnh chế độ cho các đối tượng người có công. - Trả lời đơn thư khiếu nại của đối tượng về chính sách, chế độ của Nhà nước theo thẩm quyền. - Thực hiện chức năng giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về công tác lao động - thương xã hội ở địa phương. - Tổ chức tuyên truyền vận động và hướng dẫn kịp thời các văn bản, quy định của nhân vật để người dân nhanh chóng tiếp cận và nắm được, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải quyết các chế độ, tránh tình trạng bỏ sót hoặc đối tượng không biết. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định, hướng dẫn của cấp trên về chế độ chính sách . 3.2. Quyền hạn. Thực hiện chi trả, giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng trong chức năng, quyền hạn. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các xã, thị trấn trong thực hiện các chế độ chính sách về lĩnh vực thương binh - xã hội trên địa bàn. Đưa ra các kiến nghị, đề xuất với các cơ quan cấp trên về các điều kiện nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho các đối tượng chính sách. Được triệu tập các cán bộ xã, thị trấn về họp để phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn ngành. Được ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, sao gửi các văn bản pháp quy tới Uỷ ban nhân dân các xã thị trấn, các đơn vị trên địa bàn. Được đề nghị cấp trên khen thưởng những việc làm tốt và xử lý kịp thời những trường hợp vị phạm pháp luật. Được mở tài khoản tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước, để thực hiện nhiệm vụ thu, chi tài chính phục vụ cho công tác chuyên môn. 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thanh Miện. 4.1. Đặc điểm tự nhiên. Huyện Thanh Miện nằm ở Đông nam tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp với huyện Gia Lộc (Hải Dương), phía Tây giáp với huyện Bình Giang (Hải Dương), phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và phía Nam giáp huyện Ninh Giang (Hải Dương). Địa bàn huyện nằm trải dài trên ba trục đường chính đó là đường 39B nối liền với Hưng Yên, đường 20 nối liền bới Thái Bình và đường 19 nối thẳng với đường 5. Đây là những điều kiện thuận lợi cho huyện Thanh Miện phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Thanh Miện trước kia còn gọi là huyện Ninh Thanh khi đó huyện còn xáp nhập với huyện Ninh Giang bây giờ và thuộc tỉnh Hải Hưng cũ. Đến năm 1996 việc tách giữa hai huyện thì huyện Thanh Miện lại trở về tên cũ như hiện nay. 4.2. Đặc điểm về dân số nguồn nhân lực. Dân số, lao động và phương thức sản xuất là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái kinh tế. Trong đó, dân số và lao động là hai vấn đề có mối quan hệ hữu cơ với nhau, quy mô dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực quý báu nhất của mọi quốc gia, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tính đến thời điểm 31/12/2007 theo thống kê của Uỷ ban nhân dân tình Hải Dương, dân số huyện Thanh Miện là 134.997 người trong đó nam có 65.650 người (49%), nữ là 69.347 người (51%). Số người trong độ tuổi lao động là 99.997 người (74%) số người có việc làm là 81.292 người (81,3%) trong tổng số lao động. Về chất lượng nguồn nhân lực: nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói tới một tổng hòa các yếu tố tác động biện chứng quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, bao gồm những nét đặc trưng như trạng thái thế lực, trí lực, phong cách đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật. Cùng với những yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay thì trình độ học vấn là vấn đề quan trọng nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao làm động lực phát triển kinh tế - xã hội. Về thể lực: thế lực của nguồn nhân lực huyện Thanh Miện hiện nay đây là vấn đề đáng quan tâm. Trong những năm gần đây sức khỏe của người lao động trong huyện có phần tăng chậm. Thông qua số liệu điều tra của Phòng Y tế huyện cho thấy chiều cao trung bình của người lao động là 160cm nặng 50 kg (2006) chiều cao và cân nặng này không tăng hơn so với những năm trước là bao. Điều này xuất phát từ việc chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe của huyện còn hạn chế. Chất lượng bữa ăn mỗi người chỉ đạt 2000 - 2010 Kcal/người/ngày. Về trí lực: Đây là vấn đề đáng quan tâm nhát, bởi lẽ chất lượng nguồn nhân lực thấp kém là do hạn chế về trí lực của họ. Hiện nay, thanh niên trong huyện còn gặp nhiều khó khăn trong học tập văn hóa, nghề nghiệp đặc biệt là con em các gia đình nghèo, gia đình khó khăn. Trong những năm qua huyện đã xóa được nạn mù chữ cũng như tái mù chữ. 100% trẻ em đến tuổi đều được vào mẫu giáo và đi học, không có trẻ em thất học, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngày càng tăng qua các năm. Đây là nguồn nhân lực tiềm năng rất lớn, có chất lượng cao bổ xung vào những vị trí then chốt trong chiến lược phát triển của huyện hiện còn đnag thiếu và rất cần. Về tâm lực: Nói đến con người với tư cách là nguồn nhân lực không thể chỉ nói đến thể lực và trí lực mà còn phải nói đến các yếu tố cấu thành sức mạnh của nguồn nhân lực trong đó có những giá trị xã hội được kết tinh trong bản thân từng con người thông qua những giá trị xã hội của từng dân tộc, từng địa phương. Đặc trưng hàng đầu của người dân Thanh Miện là chịu khó, cần cù lao động sản xuất, truyền thống hiếu học, không sợ khó khăn gian khổ, luôn vì lao động vì cuộc sống của mình và cộng đồng. Thanh Miện là một huyện có quy mô nguồn nhân lực lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, lực lượng lao động đã được đào tạo chỉ chiếm 22% (2007). Trên địa bàn huyện Thanh Miện hiện nay vẫn còn 18.705 lao động chưa có việc làm (18,7%). 5. Những kết quả đạt được trong những năm qua và phương hướng trong những năm tới. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Lao động - thương xã hội cùng với sự giúp đỡ của các Sở, Ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cố gắng nỗ lực, chủ động bám sát những mục tiêu, giải pháp giải quyết việc làm, huyện đã giải quyết được hơn 5000 việc làm mới cho lực lượng lao động của địa phương, thu nhập của người dân tăng lên. Điều đáng phấn khởi là tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,5% (năm 2001) xuống còn 5,3% (năm 2007). Phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo là cơ bản giải quyết được từ 500 - 700 việc làm mới/năm, giảm hộ nghèo từ 5,3% xuống còn 2,7% vào năm 2010. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI HUYỆN THANH MIỆN . 1. Thực trạng quản lý nhân lực. 1.1. Hệ thống chức danh công việc. Hiện nay, Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện xây dựng hệ thống chức danh từ Trưởng phòng, phó phòng, và nhân viên trong đó cơ bản mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh công việc. 1.1. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và hợp tác lao động. 1.2.1. Phân công lao động theo chuyên môn - nghề nghiệp được đào tạo. Bảng 1: Phân công lao động chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo.  Chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo    Kinh tế lao động  Công tác xã hội  Kế toán  Quản trị nhân sự   Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện  2  5  1  4   Với chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo như vậy thì cán bộ nhân viên trong phòng đã đáp ứng được so với chức năng nhiệm vụ của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện. 1.2.2. Hợp tác lao động. Trong công tác cán bộ, nhân viên trong phòng luôn có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết, có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp. Mọi nhân viên trong phòng luồn đoàn kết hỗ trợ nhau cùng hoàn thành công việc. 1.2.3. Quản lý chất lượng lao động. Bảng 2. Cơ cấu lao động phân theo giới tính, tuổi, thâm niên, công tác và chuyên môn, trình độ đào tạo. TT  Trình độ chuyên môn được đào tạo  Tổng số người  Trong đó % nữ  Thâm niên nghề (%)  Tuổi (%)       < 2 năm  2-5 năm  5-10 năm  >10 năm  < 30 tuổi  30-35 tuổi  >50 tuổi   1  Trên đại học  2      100   50  50   2  Cao đẳng-Đại học  94  37,2  10,6  16  20,2  53,2  16  74  10   3  Trung cấp, sơ cấp  23  39  10  17,4  39,2  30,4  30,4  43,3  26,1   4  Công nhân kỹ thuật  0           5  Chưa qua đào tạo  0            Chung toàn đơn vị  119  37,8  11  16  23,5  49,5  18,6  68  13,4   Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực, một nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng được tất cả các yêu cầu của sự phát triển. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy đội ngũ cán bộ quản lý huyện Thanh Miện về mặt trình độ cũng đã đạt được một số yêu cầu trong thơi kỳ hiện nay. Nhìn chung tất cả các cán bộ quản lý của huyện đã được qua đào tạo từ sơ cấp đến Đại học và trên đại học. Cơ cấu lao động theo giới tính còn có sự chênh lệch, nữ chỉ chiếm 37,2% trong số 94 người có trình độ cao đẳng, đại học và 39% trong số 23 người có trình độ trung cấp, sơ cấp và không có nữ trên đại học. Với cơ cấu giới tính như vậy thì đội ngũ cán bộ quản lý khối văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện đã tương đối hợp lý giữa nam và nữ. trong lãnh đạo quản lý thì nam giới luôn có sự quyết định hơn và có điều kiện tham gia hơn nữ giới. Cơ cấu lao động theo thâm niên nghề nghiệp thì trong cơ cấu lãnh đạo của huyện Thanh Miện chủ yếu là những cán bộ đã tham gia công tác lâu năm (49,5% số cán bộ quản lý có thâm niên trên 10 năm). Thâm niên nghề từ 2 - 10 năm chiếm 39,54 và dưới 2 năm là 11%. Như vậy đội ngũ cán bộ quản lý của huyện đều là những người có kinh nghiệm trong lãnh đạo, có những nhận thức đúng đắn để đưa huyện Thanh Miện lên một tầm cao mới. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa thâm niên nghề quá lớn tạo ra khoảng cách giữa những người làm công tác quản lý trong huyện có thể dẫn đến tình trạng không tìm được con đường phát triển chung. Cơ cấu lao động theo tuổi: tỷ lệ lao động từ 30 - 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (69%). Tỷ lệ lao động trẻ (dưới 30 tuổi) là tương đối thấp 18,6%. Điều này cho thấy sự kế cận trong đội ngũ lãnh đạo của huyện Thanh Miện gặp rất nhiều khó khăn, thế hệ lao động trên 50 cũng rất thấp 13,4%. Cơ cấu lao động theo trình độ: Đa số đội ngũ cán bộ quản lý của khối Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện có trình độ cao đẳng - đại học. Không có cán bộ quản lý chưa qua đào tâọ. Nhưng vẫn còn 23 người (19,3%) có trình độ sơ cấp và trung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong những năm tới huyện Thanh Miện cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cho số cán bộ quản lý này để đáp ứng được những đòi hỏi về tình độ chuyên môn của công việc được giao. 1.3. Công tác đào tạo tại phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện. Đào tạo là tổng hợp những hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và chuyên môn cho người lao động để đáp ứng yêu cầu và hiệu quả công việc. Hiện nay, phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện chủ yếu sử dụng hình thức đào tạo khi mới bắt đầu nhận việ. Khi người lao động được tuyển vào làm việc tại phòng thi họ được đào tạo để làm quan với công việc, quen với tổ chức giúp cho người lao động mới được tuyển nắm bắt được công việc nhanh chóng và thích nghi với môi trường làm việc - lúc này người lao động mới nhận việc sẽ được đào tạo bằng phương pháp kèm cặp trực tiếp của các cán bộ đã làm việc tại phòng. Các xác định nhu cầu đào tạo là dựa trên khối lượng cvi khi khối lượng công việc tăng lên cần tuyển thêm lao động thì lúc đó sẽ tiến hành đào tạo cho người lao động mới được tuyển dụng để họ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sau khi cân nhắc các vấn đề trong chiến lược đào tạo và xác định được nhu cầu đào tạo thì phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện sẽ xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể, cử cán bộ làm việc trong phòng trực tiếp đào tạo cho nhân viên mới. Trong 2 năm 2006 - 2007 đã đào tạo được 2 nhân viên mới nhận việc, một nhân viên làm công tác xã hội và một làm công tác tổ chức chính quyền cơ sở. Nhìn chung hình thức và cách thức đào tạo như vậy chưa phù hợp vì ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều thay đổi trong mọi lĩnh vực nếu người lao động không được trang bị kịp thời sẽ bị tụt hậu. Vì vậy mà trong quá trình làm việc người lao động phải thường xuyên được đào tạo, phương pháp đào tạo kèm cặp làm cho người lao động chỉ học được phương pháp làm việc từ một người. Có khi học cả những nhược điểm của người giảng dạy. Vì vậy, trong những năm tới phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện cần phải thay đổi hình thức và phương pháp đào tạo cho phù hợp với những đòi hỏi công tác quản lý. Để người lao động có thể làm tốt công việc hiện tại và làm tốt công việc trong tương lai khi được thăng chức. 1.4. Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc là việc so sánh tình hình thực hiện công việc với yêu cầu đề ra. Hiện nay, cách đánh giá việc thực hiện công việc của cán bộ công chức, viên chức trong phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện là dùng phương pháp quan sát hành vi thực hiện công việc. Trách nhiệm đánh giá do trực tiếp trưởng phòng chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và kiểm tra việc đánh giá thực hiện công việc. Kết quả đánh giá thường được sử dụng để khen thưởng cuối năm và là tiêu chí được xem xét trong quá trình bổ nhiệm chức vụ tại phòng. 2. Tiền lương. Nguồn để trả lương: lấy từ ngân sách Nhà nước. Bảng lương công chức, viên chức đang áp dụng tại phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện là: Nhóm ngach  Bậc lương    1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Công chức, viên chức  1,86  2,06  2,26  2,46  2,66  3,86  3,06  3,26  3,46  3,66  3,86  4,06   Thời gian nâng bậc lương được áp dụng là: 2 năm tăng 1 lần với người có trình độ đại học và 3 năm 1 lần với người có trình độ chuyên môn dưới đại học. Các chế độ phụ cấp: phụ cấp là khoản tiền lương bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, lương cấp hàm khi điều kiện lao động. Mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu tố không ổn định. Hiện tại, phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện đang áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với chức danh trưởng, phó phòng. Chế độ tiền thưởng: Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và trong chừng mực nhất định được người lao động sử dụng như biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả đối với người lao động, nhằm tác động đến động cơ, thái độ, năng suất và hiệu quả lĩnh vực của người lao động. Chế độ thưởng đang được phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện áp dụng là thưởng hàng quý từ quỹ
Tài liệu liên quan