Trong vài thập niên gần đây, cùng khoa học, con người đã tận thu quá đáng và làm khánh kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu khoáng vật. Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng tự nhiên và làm biến đổi lớp vỏ bề mặt. Đặc biệt là với sự phát triển của nến văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng sinh giới
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam và một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập niên gần đây, cùng khoa học, con người đã tận thu quá đáng và làm khánh kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu khoáng vật. Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng tự nhiên và làm biến đổi lớp vỏ bề mặt. Đặc biệt là với sự phát triển của nến văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng sinh giới. Do nhu cầu phát triển và xây dựng các thành phố, khu công nghiệp – con người đã tàn phá và làm giảm diện tích rừng. Hàng năm trên thế giới có khoảng 170 000 km² rừng nhiệt đới bị mất. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng hơn 1 triệu ha rừng bị tàn phá. Việc diện tích đất rừng bị thu hẹp đã làm cho nhiều loài sinh vật không còn nơi trú ngụ và thức ăn, cộng với sự khai thác cơ giới của con người trong nông nghiệp dẫn đến khuynh hướng độc canh làm giảm sự đa dạng giống nòi, gây mất cân bằng sinh thái.
Tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng chắc hẳn ai cũng đều biết tới. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn(RNM). Nó không những có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rất quan trọng; ngoài các lâm sản, phải kể đến tài nguyên thủy sản, được khai thác trực tiếp không chỉ trong các hệ thống kênh rạch, mà còn cả một vùng ven biển rộng lớn xung quanh. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của hệ sinh thái RNM vẫn chưa đầy đủ, tình trạng phá RNM còn diễn ra ở một số nơi. Cho nên, việc quản lý bền vững hệ sinh thái này là trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ngành nông lâm ngư nghiệp và cộng đồng ven biển.
Chính vì những nguyên nhân đó đã thôi thúc em thực hiện bài tiểu luận:"Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam và một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn"
I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái độc đáo nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Trong khi đó một phần lớn diện tích bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Châu Phi rừng ngập mặn chiếm ưu thế vượt trội. Theo con số ước tính có khoảng 16 triệu ha RNM trên toàn cầu, đây là một nguồn tài nguyên có nhiều giá trị. Sự phân phối các RNM đa phần tương ứng với rừng mưa nhiệt đới, tuy nhiên một phần nào đó mở rộng đến phía bắc và phía nam xích đạo, thỉnh thoảng vượt ngoài vùng nhiệt đới. Trong vài thập niên trước, những vùng có RNM che phủ đã sụt giảm mạnh do những hành vi của con người, như thu hoạch quá mức, phân dòng nước ngọt cũng như nhiều hành động khác.
Theo địa lý sinh học có hai khu vực trồng RNM riêng biệt trên thế giới: Tại Tây Phi, Vùng biển Caribee và Châu Mỹ; thứ hai là bờ biển Châu Phi, Madagascar và khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Trái ngược với địa điểm đầu tiên - vùng Atlantic - chỉ chứa mười loài cây, Ấn Độ Thái Bình Dương số lượng các loài cây trong rừng phong phú hơn nhiều (hơn 40 loài cây).
Các khu RNM được coi là lá phổi không thể thiếu đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển lành mạnh. Các cánh rừng này chứa đựng chủ yếu là lá rơi và cành cây cung cấp dinh dưỡng cho môi trường biển, và hỗ trợ các loài thủy sinh lượng thực phẩm phong phú thông qua các mảnh vụn hoặc gián tiếp thông qua các sinh vật phù du và dây chuyền cung cấp thức ăn bằng tảo.
Một nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến RNM trong thời gian dài chính là mực nước biển và sự biến động trong các đại dương. Những nhân tố khác có sự tác động ngắn hơn là nhiệt độ không khí, độ mặn của nước biển, dòng chảy đại dương, bão tố, độ dốc bờ biển và nền đất. Phần lớn RNM phát triển trên nền đất ẩm ướt, bùn lầy nhưng chúng cũng phát triển được trên cát, than bùn và đá san hô.
Nếu thuỷ triều thuận lợi, RNM có thể phát triển mạnh mẽ sâu trong đất liền, phía trên những cửa sông ven bờ biển. Đặc biệt tại vùng Tây Phi, chúng thậm chí có thể phát triển rất sâu phía trong nội địa. Sông Gambia, hệ thống sông Sine - Saloum ở Senegal, sông Casamance, những nhánh sông của Ghinê - Bissau, sông Niger và các sông Camơrun phần lớn trên bờ được che phủ bằng rừng đước, có nơi kéo dài hơn 100 km từ bờ biển phía ngoài.
Trong một số trường hợp khác - khi một số lượng lớn nước ngọt đều đổ vào đại dương, toàn bộ các đảo cách bờ hàng chục km không trông thấy gì ngoài RNM, tương tự như phần lớn các quần đảo tại Guinea-Bissau. Một số bán đáo bên ngoài Bijagos, như Ilha de Orango - cách bờ biển khoảng 100 km là nguồn cung cấp nước ngọt. Nhưng trong vùng nước nông ngoài Guinea-Bissau, độ mặn đủ thấp cho các cây trong hệ thống RNM lọc muối khỏi nước biển để pha trộn với nước ngọt và nước sông.
Những sự điều chỉnh mang tính cách mạng nhằm biến đổi môi trường bờ biển đã tạo ra những đặc trưng sinh học nổi bật trong cộng đồng RNM. Một số loài cây nhất định loại trừ muối ra khỏi hệ sinh thái của mình, một số lại thải muối được tiếp nhận thông qua lá, rễ hoặc nhánh cây. Hệ thống rễ cây RNM có khả năng loại bỏ muối hiệu quả đến mức có thể lọc muối ra khỏi nước ngọt dành cho người du hành đang khát, ngay cả khi bản thân chúng đang phát triển trong vùng đất đầy muối.
*Rừng ngập mặn là một tài nguyên
Hầu như người ta đều cho rằng RNM như một “bãi lầy độc hại” chứa đầy những dịch bệnh, và thường bị loại bỏ trong chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhưng giờ khi chúng ta đã hiểu về chúng rõ hơn, thì RNM chính là nguồn tài nguyên ven biển thật sự quý giá và hữu ích.
Các loại cây trong hệ thống RNM có thể lớn nhanh trong những điều kiện đặc biệt - mà không một loài cây nào khác có thể phát triển được - và giống như trong rừng nhiệt đới, chúng cho rất nhiều lá và chất hữu cơ. Thay vì ngấm vào đất, lá cây rụng xuống nước, mục nát thối rữa trở thành thức ăn cho các vi trùng và sinh vật phù du. Đây là một nguồn thức ăn rất hiệu quả cho cá những khu vực gần rừng đước, là một nguồn lợi quan trọng cho ngư trường.
RNM đã được chứng minh sẽ là một nguồn thực phẩm và nguyên liệu quan trọng cho người dân sống ven biển. Cua, con trai, con hàu cá và nguồn thức ăn thường xuyên được tuyển chọn tại đây. Thậm chí quả của một số loại cây trong hệ thống rừng này đôi khi cũng trở thành một món ăn hấp dẫn.
Thêm vào đó ngay bản thân cây cũng có ích, gỗ các loại cây trong rừng thường xuyên đuợc dùng làm củi đun và sử dụng trong xây dựng. Vỏ cây có chứa chất Tanin, được sử dụng trong thủ công và trong dược phẩm. Nếu được bảo vệ và quản lý thích hợp, hệ sinh thái RNM có thể cung cấp sản phẩm gỗ trong công trình xây dựng, than đá trong sản xuất năng lượng, thực phẩm chăn nuôi, thực phẩm được tiêu thụ tại địa phương..... Thực ra, liên quan đến nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có này, một nhà phân tích lợi ích người Fiji phân tích sự chuyển đổi những khu RNM thành vùng đất nông nghiệp đã kết luận rằng kế hoạch này sẽ không làm tăng lợi nhuận thu được từ rừng theo từng quý. Phần lớn những sự chuyển đổi này sẽ làm giảm đi thu nhập từ chúng một cách đáng kể.
Một lợi ích vì môi trường rất quan trọng có được từ RNM là chúng mở rộng diện tích đất và giữ đất không bị cuốn đi. Bùn và trầm tích đều bị cuốn trôi ra sông. Khi có một đầm lầy các loại cây trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại cửa sông, nước tràn qua rừng và những trầm tích "định cư" phía dưới cây sẽ được rễ cây giữ lại. Khi nước cạn đi, các loại cây trong hệ sinh thái rừng ngập mặn vẫn có thể phát triển mạnh mẽ.
Theo cách này, RNM phát triển chậm ra ngoài, rời khỏi đất liền cằn cỗi. Ngay cả những nơi không chứa đựng đủ trầm tích từ các con sông để tạo thêm diện tích đất, rừng bảo vệ dải đất ven bờ khỏi bị cuốn trôi trong các đợt bão. Rễ và thân cây chặn sức mạnh của nước, lá và nhánh cây làm giảm đi những ảnh hưởng của gió và mưa. Có nhiều ví dụ minh họa tại các hòn đảo do rừng ngập mặn tạo nên nhưng chúng nhanh chóng biến mất khi rừng không còn nữa.
Ngay cả trong đô thị, RNM có thể chiếm vai trò quan trọng khi chất thải thành phố làm ô nhiễm vùng nước ven biển. Khi dòng nước này chảy vào đầm lầy chứa cây rừng ngập mặn, thông thường chúng sẽ được các loài thực vật và động vật trong đầm lầy hấp thụ và sử dụng. Đầm lầy sẽ lọc nước, tận dụng các chất bổ và hấp thụ các chất độc, tạo ra làn nước trong xanh và lành mạnh. Chừng nào các đô thị không “đẻ” ra quá nhiều chất thải cho rừng, và chất thải không chứa quá nhiều chất độc từ ngành công nghiệp, thì RNM chính là một hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, rẻ tiền hơn nhiều so với bất cứ nhà máy xử lý chất thải nào. Tuy nhiên RNM lại rất nhạy cảm đối với sự ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm dầu. Ô nhiễm dầu quá mức sẽ giết chết rừng.
Hơn nữa, RNM còn có giá trị rất lớn trong du lịch. Senegal đặc biệt đánh giá rất cao tài nguyên này. Hai công viên quốc gia quan trọng dựa trên loại tài nguyên này - Điển hình như Công viên Quốc gia Du Delta Du Saloum và Công viên Quốc gia De la Basse Casamance. Công viên Casamance nằm tại trung tâm du lịch Cap Skirring có trên 200 loài chim biển, một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời để chụp ảnh và những cuộc du ngoạn chiêm ngưỡng bầy chim biển.
Tại các quốc gia Tây Phi nơi rất nhiều sư tử và voi, thì RNM thực sự là một nguồn tài nguyên quan trọng đảm bảo thành công trong ngành du lịch sinh thái. Ngay cả tại các quốc gia mang nặng tính "truyền thống" như Kenya và Tanzania, ngành công nghiệp du lịch ven biển chiếm vai trò quan trọng rất lớn, các công viên quốc gia ven bờ biển phát triển du lịch dựa trên tài nguyên RNM hoặc tài nguyên rặng san hô.
Một vài quốc gia Châu Phi khác đang bắt đầu khai thác ngành du lịch trong các cánh RNM như Guinea-Bissau - quốc gia có vị trí địa lý phần lớn do RNM thống trị - hy vọng bờ biển tuyệt đẹp của mình sẽ được bổ sung vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, và có cơ hội tiếp thị mình như một địa điểm du lịch hấp dẫn. Sierra Leone và Liberia cũng hy vọng làm hồi sinh ngành công nghiệp du lịch, chủ yếu tập trung vào vẻ đẹp của những bờ biển và những khu RNM. Gabon năm ngoái đã bảo vệ được đáng kể diện tích rừng ngập mặn độc đáo và xúc tiến dự án trở thành một quốc gia có nền công nghiệp du lịch sinh thái chủ yếu tại Châu Phi.
II. MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác các nguồn lợi từ rừng ngập mặn đến môi trường.
- Nghiên cứu công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa số liệu
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác các nguồn lợi từ rừng ngập mặn đến môi trường
Hiện nay, hoạt động khai thác chủ yếu ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam đó là việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Việc làm này trước mắt có thể đem lại lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, nhưng hậu quả thì khôn lường. Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Một thực tế là ở những nơi rừng ngập mặn bị tàn phá, lượng mưa giảm rõ rệt, không khí nóng bức hơn, bầu không khí bị ô nhiễm do lượng khí CO2 tăng.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đại, Trưởng phòng Thực vật Biển thuộc Viện Hải dương học Nha Trang, RNM là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền.
RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành. Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu...
Thế nhưng, hơn 60 năm qua, RNM nước ta bị tàn phá rất nhiều do chiến tranh, khai thác gỗ, chất đốt; Phá rừng ngập mặn để làm hồ nuôi tôm, cua, cá; Làm đất nông nghiệp, đường sá, nhà cửa... Thậm chí có địa phương RNM đã “cơ bản bị xóa sổ”.
RNM bị tàn phá đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên sinh học, nguồn lợi thủy hải sản bị suy kiệt. Một nhà khoa học hải dương tính toán, ở nước ta, nếu xây hệ thống đê thay cho RNM bảo vệ bờ biển phải tốn kém khoảng 10 tỉ USD, mà chưa chắc đã hiệu quả.
PGS-TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam, cho biết, cả nước hiện chỉ còn khoảng trên 155.290 ha RNM, giảm 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm nhanh. Tốc độ mất RNM do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1985 - 2000 ước khoảng 15.000 ha/năm.
Ai cũng biết vai trò của RNM trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” rất quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những “bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển.
Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện, trong khi những tuyến đê biển được xây dựng kiên cố bằng bê tông hoặc kè đá nhưng RNM bị chặt phá để chuyển sang nuôi tôm như Cát Hải (Hải Phòng), Hậu Lộc (Thanh Hóa) thì bị tan vỡ.
Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng Ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM, với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m.
Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26/12/2004, hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia châu Á và châu Phi bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá nặng nề nhưng kết quả khảo sát của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới) và UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc) cùng các nhà khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM với băng rừng rộng gần như còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về người rất thấp hoặc không bị tổn thất…
RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1 km, so với nơi không có rừng thiệt hại giảm 50% - 80%. Ở Phuket (Thái Lan) cũng vậy.
Theo tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, RNM là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, RNM của nước ta đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức dẫn tới bị tàn phá nặng nề.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006.
Lý giải về tác hại của việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng đó là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, cách biệt dần khỏi ảnh hưởng của thủy triều. Điều này dẫn đến giảm diện tích phân phối nước triều, đặc biệt là lúc triều cường gây ra hiện tượng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng.
Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa, đắp đầm với diện tích lớn cũng thu hẹp bãi bồi ven sông ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các bãi triều, mất đi bình phong bảo vệ đê biển.
Đất rừng ngập mặn thường có các tầng khử màu xám xanh. Khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn sang các hoạt động khác khiến đất rừng ngập mặn bị suy thoái làm cho nước bị chua phèn, bị bỏ hoang không có khả năng canh tác và nuôi trồng thủy sản hoặc phục hồi rất chậm.
Còn có thể kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi trồng thủy sản, giảm nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên, giảm năng suất nuôi tôm, nhất là ảnh hưởng đến sinh kế người dân và phân hóa giàu nghèo.
3.2. Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam
Công tác quản lý và sử dụng RNM ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt là nhận thức xã hội còn thấp, ngay cả việc nghiên cứu khoa học cũng chưa tương xứng, quản lý chưa thống nhất. Vì vậy, nếu không gắn kết giữa hệ sinh thái RNM với việc phát triển bền vững, sẽ khó có thể tiếp tục giữ diện tích rừng hiện có nhằm giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các cơ quan thủy sản ở địa phương ven biển chưa đang trang bị đầy đủ kiến thức trong việc quản lý, sử dụng đất RNM. Sự liên kết giữa các ngành liên quan ở vùng ven biển còn lỏng lẻo (thủy sản, lâm nghiệp, giao thông đường thủy...).
Trong những năm gần đây, tình hình bỏ hoang các đầm tôm đang tăng ở vùng ven biển do dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nhưng không thể tiến hành trồng lại RNM ở các diện tích đó vì phần lớn các chủ đầm vẫn còn hợp đồng thuê đất dài hạn.
Hậu quả là không thể triển khai tốt vành đai rừng chắn sóng ven biển trong lúc thiên tai ngày càng nhiều và càng mạnh do biến đổi khí hậu. Đây là một trở ngại và là mối đe dọa lớn đối với cộng đồng ven biển.
3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Để bảo vệ RNM, Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy sản ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn RNM hiện có, phục hồi RNM bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn đã sử dụng thiếu hợp lý.
- Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất để trồng các dải RNM làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi với diện tích hợp lý theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
- Cần có một ban chỉ đạo đủ năng lực ở trung ương và các địa phương để vạch ra các kế hoạch và thực hiện đúng tiến độ, có sự đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm, nắm được thực tế tình hình và yêu cầu chính đáng của các địa phương.
- Song song với việc xây dựng các đề tài, dự án nhỏ, cần tiến hành sớm việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân các vùng ven biển về vai trò của hệ sinh thái RNM đối với tài nguyên, môi trường và cuộc sống của ngư dân thông qua các tài liệu truyền thông, các lớp tập huấn, các triển lãm di động, hoạt động câu lạc bộ và các cuộc thi tìm hiểu về lợi ích RNM.
- Các cơ quan thủy sản ở địa phương ven biển cần được trang bị những kiến thức đầy đủ về ý nghĩa to lớn của hệ sinh thái RNM, cần tham gia tích cực vào việc bảo vệ và phát triển RNM, cùng ngành lâm nghiệp nghiên cứu, xây dựng một số mô hình lâm ngư kết hợp, nuôi tôm, cua sinh thái trong vùng RNM.
- Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ trong việc thu hồi các vùng đất hoang hóa đó để phục hồi RNM, tạo vành đai vững chắc bảo vệ vùng ven biển, tạo việc làm cho người lao động, tăng diện tích đánh bắt hải sản trên bãi triều, nâng mức sống của ngư dần nghèo, rút ngắn khoảng cách nghèo đói. Để thực hiện có hiệu quả việc thu hồi đất cần có chính sách đền bù thích hợp cho các chủ đầm và tạo việc làm cho họ.
- Để quản lý tốt hệ sinh thái RNM và nguồn lợi hải sản, cần có sự phối hợp chặt chẽ những ngành có liên quan ở vùng ven biển (thủy sản, lâm nghiệp, giao thông thủy, công trình cảng, du lịch…) dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
- Việc quy hoạch, quản lý và sử dụng RNM cần chú ý đến các yếu tố cơ bản sau: kinh tế, xã hội và môi trường
IV. KẾT LUẬN
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rất đang dạng và phong phú. Tầm quan trọng của chúng trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các thiên tai do môi trường gây ra là rất lớn( sóng thần, lũ lụt,...). Đồng thời, nguồn tài nguyên thủy hải sản của hệ sinh thái RNM cũng là rất đa dạng. Chúng đem lại nguồn lợi rất to lớn cho người dân quanh vùng, thậm chí cả về hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, do chưa nắm rõ được tầm quan trọng của hệ sinh thái RNM mà ở nước ta một diện tích lớn RNM đang bị hủy hoại. Người dân chưa nhận thức rõ được những lợi ích to lớn của RNM, nên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này không hợp lý. Diện tích rừng bị chặt phá để nuôi tôm ngày càng tăng, hàng trăm đầm nuôi tôm bị bỏ hoang do khai thác không hợp lý, điều này đã góp phần làm giảm diện tích RNM một cách nhanh chóng.
Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước cần nâng cao kiến thức cho cán bộ địa phương, tuyên truyền cho người dân quanh vùng hiểu rõ được tầm quan trọng của RNM. Đưa ra những đề án phát triển hợp lý dựa trên 3 yếu tố cơ bản: kinh tế, xã hội và môi trường. Hướng dẫn, áp dụng