a) Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trogn quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định.
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài hoạt động sản xuất, tiêu thu sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như thực hiện, cung cấp một số loại dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các chi phí mà doanh nghiệp sản xuất chi ra có thể trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể biết được chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất, kinh doanh.
Chi phí sản xuất là các đại lượng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nó mang tính khách quan là bời vì khi tiến hành sản xuất thì chí phí phải bỏ ra là tất yếu nhưng vấn đề bỏ chi phí như thế nào cho hợp lý và chính xác lại do sự quản lý của con người.
b) Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu, động lực, tiền lương và phụ cấp về lương, về sử dụng máy móc thiết bị, về quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp, về chi phí tiêu thụ sản phẩm Toàn bộ chi phí này phải được xác định một cách hợp lý và khoa học.
Ngoài ra, cũng có quan niệm về giá thành: Giá thành sản phẩm là một bộ phận của giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, bao gồm: Giá trị vật tư sản xuất đã tiêu hao và giá trị lao động cần thiết sáng tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Trong hạch toán kế toán: giá thành sản phẩm là những chi phí được tính vào giá thành sản phẩm, sau đã kết thúc được quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm qui định. Như vậy giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công tác và lao vụ đã hoàn thành.
Trong thực tế cũng như trong lý luận ở doanh nghiệp thường gặp 3 loại giá thành:
- Giá thành kế hoạch: là giá tính trước khi sản xuất (của kỳ kế hoạch) căn cứ vào định mức dự toán chi phí và đơn giá hay nói cách khác giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền tổng số các chi phí theo định mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá thành sau khi đã hoàn thành việc sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh. Nừu giá thành kế hoạch và giá thành định mức chỉ bao gồm các chi phí trong phạm vi kế hoạch, thì giá thành thực tế bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể cả các chi phí vượt định mức, vượt kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất. Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến, không biến đổi trong kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở định mức hiện hành tại thời điểm trong kỳ kế hoạch, do đó giá thành định mức luôn thay đổi theo định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch.
42 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Một số vấn đề lý luận cơ bản về giá thành
các khái niệm chung về giá thành sản phẩm
Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trogn quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định.
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài hoạt động sản xuất, tiêu thu sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như thực hiện, cung cấp một số loại dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính… Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các chi phí mà doanh nghiệp sản xuất chi ra có thể trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể biết được chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất, kinh doanh.
Chi phí sản xuất là các đại lượng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nó mang tính khách quan là bời vì khi tiến hành sản xuất thì chí phí phải bỏ ra là tất yếu nhưng vấn đề bỏ chi phí như thế nào cho hợp lý và chính xác lại do sự quản lý của con người.
Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu, động lực, tiền lương và phụ cấp về lương, về sử dụng máy móc thiết bị, về quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp, về chi phí tiêu thụ sản phẩm… Toàn bộ chi phí này phải được xác định một cách hợp lý và khoa học.
Ngoài ra, cũng có quan niệm về giá thành: Giá thành sản phẩm là một bộ phận của giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, bao gồm: Giá trị vật tư sản xuất đã tiêu hao và giá trị lao động cần thiết sáng tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Trong hạch toán kế toán: giá thành sản phẩm là những chi phí được tính vào giá thành sản phẩm, sau đã kết thúc được quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm qui định. Như vậy giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công tác và lao vụ đã hoàn thành.
Trong thực tế cũng như trong lý luận ở doanh nghiệp thường gặp 3 loại giá thành:
- Giá thành kế hoạch: là giá tính trước khi sản xuất (của kỳ kế hoạch) căn cứ vào định mức dự toán chi phí và đơn giá hay nói cách khác giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền tổng số các chi phí theo định mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá thành sau khi đã hoàn thành việc sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh. Nừu giá thành kế hoạch và giá thành định mức chỉ bao gồm các chi phí trong phạm vi kế hoạch, thì giá thành thực tế bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể cả các chi phí vượt định mức, vượt kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất. Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến, không biến đổi trong kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở định mức hiện hành tại thời điểm trong kỳ kế hoạch, do đó giá thành định mức luôn thay đổi theo định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Cách phân loại giá thành
Căn cứ vào giai đoạn sản xuất và phạm vi, chi phí có thể chia ra 3 loại giá thành: Giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ.
Mối quan hệ giữa các loại giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp
Chi phí trực tiếp
Chi phí máy móc thiết bị
Chi phí nhà xưởng
Giá thành phân xưởng
Chi phí quản lý xí nghiệp
Giá thành công xưởng
Chi phí ngoài sản xuất
Giá thành toàn bộ
- Giá thành phân xưởng: bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí sử dụng máy móc thiết bị và chi phí quản lý phân xưởng. Nói cách khác nó là toàn bộ chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến việc chế biến sản phẩm tại phân xưởng đó và tất cả những chi phí của các phân xưởng khác nhằm chuẩn bị, phục vụ cho phân xưởng đó nhằm chế biến sản phẩm.
- Giá thành công xưởng: Xây dựng giá thành công xưởng có tác dụng chủ yếu là xác định giá thành đơn vị sản phẩm ở phạm vi toàn công xưởng lớn hơn Giá thành công xưởng bao gồm giá thành phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm ấy. Có thể nói giá thành công xưởng bao gồm tất cả những chi phí để sản xuất sản phẩm trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ: là cơ sở để xác định giá cả tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí ngoài sản xuất (chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm)
Trong công tác kế hoạch hoá và hạch toán phải phân biệt giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Trong giá thành kế hoạch chỉ được tính những loại chi phí đã được xã hội chấp nhận ở mức hợp lý, trong giá thành thực tế phải hạch toán toàn bộ những chi phí phát sinh trong thực tế, bao gồm cả những loại chi phí không phép tính vào giá thành kế hoạch như chi phí về thiệt hại trong sản xuất, (chi phí thiệt hại do phế phẩm, tiền phạt vi phạm hợp đồng…) hoặc chi phí thực tế phát sinh cao hơn mức ghi trong kế hoạch, có thể phân biệt giá thành kế hoạch trên ba mặt sau:
Xét về mặt không gian trong từng đơn vị cơ sở thì giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xây dựng, còn giá thực tế do bộ phận thống kê kế toán tổng hợp.
Xét về mặt thời gian thì giá thành kế hoạch được xây dựng trước khi sản phẩm được vào sản xuất, còn giá thành thực tế được tổng hợp sau khi sản phẩm được sản xuất xong.
Xét về mặt lượng thì giá thành thực tế bao gồm nhiều yếu tố và khoản mục hơn.
Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch giá thành là phát hiện và động viên mọi khả năng, tiềm năng trong doanh nghiệp nhằm không ngừng giảm bớt chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm tích luỹ, tạo cơ sở thực hiện ngày càng đúng đắn chế độ hạch toán kinh tế xí nghiệp và nội bộ doanh nghiệp xác định giá thành kế hoạch của sản phẩm trên cơ sở định mức tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá một cách hợp lý và hệ thống giá cả phù hợp để đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất được tiến hành bình thường.
Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
Việc tính toán giá thành sản phẩm phải dựa trên chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình tính toán giá thành doanh nghiệp không tính vào giá thành những chi phí không liên quan trực tiếp vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn những chí phí có liên quan đến việc phục vụ đời sống văn hoá và sinh hoạt của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, những chí phí sửa chữa lớn nhà cửa, công trình kiến trúc, công tác nghiên cứu thí nghiệm… những thiệt hại về thiên tai và những thiệt hại khác do điều kiện khách quan gây ra.
Những chi phí do ngân sách Nhà nước đài thọ thì không được tính vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn như chi phí công đoàn, chi phí cho công tác Đảng, Đoàn TN, chi phí về bệnh viện, lương của chuyên gia, chi phí về đào tạo cán bộ… Như vậy giá thành chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì không hạch toán vào giá thành mà do nguồn vốn đài thọ. Việc tính toán giá thành có thể tính theo khoản mục chi phí hay yếu tố chi phí.
Tính giá thành theo yếu tố chi phí
Nghiên cứu giá thành theo yếu tố chi phí sản xuất tức là đem toàn bộ chi phí cho việc sản xuất sản phẩm chia thành một số yếu tố cơ bản, căn cứ vào tính chất của các khoản chi tiêu. Kết cấu giá thành theo yếu tố chi phí gồm 8 yếu tố cơ bản:
Nguyên vật liệu chính mua ngoài
Vật liệu phụ mua ngoài
Nguyên liệu mua ngoài
Năng lượng mua ngoài
Tiền lương chính và tiền lương phụ
Bảo hiểm xã hội
Khấu hao TSCĐ
Các chi phí khác bằng tiền
Việc phân loại các yếu tố chi phí trên đây hoàn toàn chỉ căn cứ vào tính chất kinh tế của từng khoản chi không căn cứ vào mục đích và vị trí của khoản chi.
Tính giá thành theo khoản mục chi phí
Nghiên cứu giá thành theo khoản mục chi phí tức là chia các chi phí sản xuất thành một số khoản mục lớn căn cứ vào công dụng và vị trí của từng khoản chi, nếu trong kết cấu theo yếu tố chi tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chủ yếu đều được tập trung vào một mục, thì trong kết cấu theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu chủ yếu được phân chia một cách rõ ràng cho từng loại sản phẩm và cho công việc có tính chất công nghiệp. Căn cứ vào kết cấu giá thành theo khoản mục có thể tính giá thành cho đơn vị từng loại sản phẩm, từng công việc có tính chất công nghiệp hoặc cho toàn bọ sản lượng hàng hoá. Các khoản chi phí cho sản xuất được chia thành 12 khoản mục:
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ
Năng lượng dùng vào sản xuất
Nhiên liệu dùng vào sản xuất
Tiền lương chính và phụ của công nhân sản xuất
Chi phí sử dụng máy móc thiết bị
Chi phí phân xưởng
Chi phí quản lý xí nghiệp
Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất
Thiệt hại của sản phẩm hỏng
Thiệt hại về ngừng sản xuất
Chí phí ngoài sản xuất
Các phương pháp tính giá thành thông dụng
Để tính giá thành các doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Khi chọn phương pháp tính giá thành cần phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí.
Những phương pháp tính giá thành thường được áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn. Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có quá trình kỹ thuật công nghệ đơn giản, sản xuất mặt hàng ít, có khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có khối lượng sản phẩm dở dang ít và mức độ tương đối đều giữa các chu kỳ sản xuất. Vì thế đối tượng hạch toán chi phí là những sản phẩm.
Bằng phương pháp trực tiếp có thể xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá
=
Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá
Số lượng sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh trong kỳ
Để có cơ sở đánh giá, phân tích giá thành cần phải lập phiếu tính giá thành.
Mẫu phiếu tính giá thành trong phương phá này như sau:
Các yếu tố chí phí
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất dở dang phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Của toàn bộ sản phẩm
Của đơn vị sản phẩm
1
2
3
4
5
6
1.chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trừ phế liệu
2.chi phí nhân công trực tiếp
3.chi phí sản xuất chung
Giá thành công xưởng
Phương pháp tổng cộng chi phí:
Đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, trước khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh phải sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng…
Do vậy chi phí sản xuất được tập hợp theo từng chi tiết, bộ phận và tính giá thành từng chi tiết bộ phận, sau cùng dùng phương pháp tổng cộng chi phí sẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Phương pháp hệ số
Trong một số doanh nghiệp có quy trình kỹ thuật sản xuất phức tạp, khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, cùng với hao phí lao động vật hoá khác có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng phần, mà phải tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình công nghệ, sau đó dùng phương pháp hệ số, mới xác định đến từng loại sản phẩm.
Công việc tiến hành theo các bước như sau:
- Trước hết căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, quy cách sản phẩm để xây dựng một hệ số quy ước (có thể qua các lần sản xuất thử hoặc qua tài liệu kỹ thuật). Hệ số quy ước được xây dựng cho từng yếu tố chi phí.
- Sau đó từ hệ số quy ước mà xác định chi phí sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm.
Việc xác định hệ số quy ước có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì nếu hệ số quy ước không chính xác, dẫn đến tính giá thành cũng không chính xác. Hệ số cũng được sử dụng thống nhất khi xác định giá thành kế hoạch, cũng như xác định giá thành thực tế.
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành hoá chất, luyện kim, dược phẩm… ngoài ra tùy theo đặc điểm của từng ngành, của từng doanh nghiệp, về loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm… để có thể áp dụng một số phương phá như sau:
- Phương pháp tỷ lệ: áp dụng với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm mà dùng cùng mọt loại nguyên vật liệu…
Ví dụ: ngành may mặc quần áo may sẵn, sản xuất giày…
- Phương pháp loại trừ chi phí: áp dụng đối với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ, sản phẩm phụ thường chiếm tỷ lệ nhỏ, khi xác định giá thành sản phẩm như sau:
Giá thành sản phẩm chính = tổng chi phí – giá trị sản phẩm phụ
- Phương pháp đơn đặt hàng: áp dụng với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất ít mặt hàng, với khối lượng nhỏ, có thể tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.
- Phương pháp phân bước: áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất phức tạp, theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm sản xuất ra trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm có hình thái vật chất, khác với giai đoạn trước đó.
Phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí:
Muốn tính giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục, tính toán được chia làm hai bước:
+ Tính các chi phí trực tiếp
+ Tính các chi phí gián tiếp
Sau đó tổng hợp lại được giá thành đơn vị sản phẩm
Tính chi phí trực tiếp vào giá thành:
Các chi phí trực tiếp được chia làm 3 nhóm:
- Các loại nguyên vật liệu, động lực và tiền lương thì dùng phương pháp trực tiếp để tính theo công thức:
Các khoản mục chi phí trực tiếp
=
Định mức sử dụng chi phí trực tiếp
x
Đơn giá của một chi phí trực tiếp
Nếu nguyên vật liệu có phế liệu, mà phế liệu còn sử dụng được, thì phải trừ nó ra khỏi giá thành để hạch toán chính xác.
Đối với khoản mục bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định theo quy định của Nhà nước so với tiền lương chính và 17% tiền lương chính, phụ.
Cụ thể cách tính bảo hiểm xã hội theo công thức:
Chi phí xã hội của công nhân
=
Tiền lương chính và phụ của công nhân
x
Tỷ lệ % bảo hiểm xã hội
Các khoản mục chi phí trực tiếp bao gồm:
Nguyên vật liệu chính mua ngoài
Vật liệu phụ mua ngoài
Nhiên liệu mua ngoài
Động lực mua ngoài
Tiền lương chính của công nhân sản xuất
Tiền lương phụ của công nhân sản xuất
Bảo hiểm xã hội
Phương pháp tính chi phí gián tiếp vào giá thành sản xuất
+ Xác định chi phí sử dụng máy móc thiết bị cho từng sản phẩm, từng loại sản phẩm là những chi phí về bảo quản, sử dụng và chi phí sửa chữa thường xuyên được khấu hao trong quá trình sử dụng.
Để xác định được chi phí này các doanh nghiệp thường lập dự toán chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, sau đó tiến hành phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm.
Căn cứ để lập dự toán chi phí này là dựa vào kế hoạch sử dụng, sửa chữa, khấu hao và định mức sử dụng máy móc thiết bị.
Việc phân bổ chi phí sử dụng thiết bị máy móc cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm phải căn cứ vào tác dụng của từng bộ phận chi phí đối với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Phân bổ này dựa vào số giờ máy hoạt động và đơn giá khấu hao đối với từng loại máy móc thiết bị.
Tuy nhiên trong thực tế người ta cũng có thể xác định khấu hao sử dụng máy móc thiết bị theo tỷ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất chính. Việc phân bổ dựa vào theo công thức sau:
Chi phí phân bổ khấu hao máy móc thiết bị cho 1 đơn vị sản phẩm
=
Tổng chi phí sử dụng máy móc thiết bị
x
Tiền lương chính 1 đơn vị sản phẩm
Tổng quỹ tiền lương chính
Xác định chi phí phân xưởng và giá thành sản phẩm:
Chi phí phân xưởng là chi phí gián tiếp không liên quan tới từng đơn vị sản phẩm mà liên quan tới việc chế tạo các loại sản phẩm của cả xưởng.
Nội dung của dự toán chi phí phân xưởng bao gồm:
- Tiền lương chính và phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ nhân viên phân xưởng và công nhân phụ.
- Chi phí sử chữa thường xuyên bảo quản nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất của phân xưởng.
- Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất, và các tài sản cố định khác của phân xưởng
- Các chi phí về bảo hộ lao động, chi phí nghiên cứu khoa học của phân xưởng và các chi phí khác.
Việc phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm, loại sản phẩm thường cũng dựa vào tiền lương chính của công nhân sản xuất để phân bổ. Người ta có thể dùng các phương pháp sau để phân bổ chi phí phân xưởng cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm, loại sản phẩm:
- Phân bổ theo giờ máy
- Phân bổ theo trọng lượng của sản phẩm
- Phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất
Phương pháp phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính đơn giản và được sử dụng nhiều. Công thức phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính như sau:
Chi phí phân xưởng phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm
=
Tổng chi phí phân xưởng
x
Tiền lương chính của 1 đơn vị sản phẩm
Tổng quỹ tiền lương chính của phân xưởng
+ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm:
Đây cũng là loại chi phí gián tiếp có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí nghiệp vụ của toàn doanh nghiệp boa gồm:
- Tiền lương chính, tiền lương phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ quản lý doanh nghiệp và bộ phận phục vụ.
- Chi phí bảo hộ lao động toàn doanh nghiệp
- Chi phí tuyển dụng công nhân
- Chi phí cho hội họp, học tập
- Chi phí cho luyện tập quân sự, phòng cháy chữa cháy
- Chi phí tiếp khách, mở hội nghị khách hàng
Cách phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm cũng dựa theo tiền lương của công nhân sản xuất. Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm như sau:
Chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 sản phẩm
=
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
x
Tiền lương 1 sản phẩm
Tổng quỹ tiền lương chính của doanh nghiệp
+ Phân bổ chí phí ngoài sản xuất (tiêu thụ sản phẩm) và giá thành sản phẩm.
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các chi phí phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, bao bì, thông tin quảng cáo, mở triển lãm, trích nộp cho các cơ quan cấp trên.
Khi phân bổ chi phí ngoài sản xuất vào giá thành sản phẩm tuỳ theo từng loại chi phí mà ta có cách phân bổ khác nhau, có loại tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm, có loại tính theo trọng lượng sản phẩm, có loại phải áp dụng phương pháp phân bổ như chi phí gián tiếp cho phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
Ví dụ:
- chi phí bao bì được phân bổ trực tiếp vào giá thành sản phẩm
- chi phí vận chuyển tính theo tỷ lệ với trọng lượng của sản phẩm
- các chi phí quảng cáo, triển lãm, trích nộp cho các cơ quan cấp trên được phân bổ vào giá thành sản phẩm giống như chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phần II
Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên
giới thiệu chung về công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên.
Chức năng nhiệm vụ
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Thương Mại-gia công kim khí thép thái nguyên được thành lập với sự góp vốn của 3 cá nhân, tổng số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu. Ngày 11/5/2000 được sự chấp nhận của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0102000495 công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên được phép hoạt động với ngành nghề đăng ký kinh doanh là: buôn bán, đại lý, ký gửi hàng hoá sản xuất gia công kim khí. Công ty là một doanh ngiệp tư nhân hoạch toán độc lập, có trụ sở chính tại 54 Hai Bà Trưng-Hoàn Kiếm-Hà Nội.
Với đội ngũ 16 công nhân viên có trình độ trong đó bộ phận quản lý chiếm 7