Đề tài Thực trạng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản

Trong những năn gần đây, thủy sản Việt Nan đã có những bước phát triển khả quan, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên và từ chỗ đứng vị trí thứ ba sau dầu thô và dệt may, nay đã tiến lên đứng vị trí thứ hai chỉ sau dầu thô, đóng góp nhiều vào nguồn ngọai tệ cho đất nước và góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nghề cá trên cả nuớc, nhất là các vùng ven biển. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, có phần rất quan trọng của thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa ổn định , giá trị gia tăng chưa cao, giá cả sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh còn thấp, các rào cản kỹ thuật và thuế quan gia tăng, hiểu biết về khách hàng còn hạn chế, việc xúc tiến thương mại chưa được chú trọng làm cho thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản chưa tăng đúng với năng lực có thể. Để mở rộng thị trường Nhật Bản chongành thủy sản Việt Nam cần xây đựng một định hướng phát triển lâu dài có tính đến những lợi thế và bất lợi , từ đó đưa ra những giải pháp có tính chất tòan diện, phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu với mục đích nêu lên thực trạng và tồn tại của xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật bản, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng, phát triển hơn nữa sản phẩm thủy sản vào thị trường này đến năm 2010 . Đối tượng nghiên cứu : Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản qua việc phân tích, đánh giá sự phát triển của chế biến thủy sản, về marketing, xúc tiến thương mại, thông tin thi trường, về tài chính, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Phân tích thực trạng ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đánh giá đúng và phân tích một cách khách quan những ưu điểm, nhược điểm của lĩnh vực xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật bản. Xác định được một hệ thống những quan điểm, định hướng và mực tiêu nhằm phát triển ngành thủy sản Việt Nam nói chung, lĩnh vực xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản nói riêng đến năm 2010. 4 Đưa ra các giải pháp có tính chất toàn diện và đồng bộ để phát triển và mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngànhThủy sản Việt Nam đến năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, và các phương pháp cụ thể khác như: Điều tra phân tích kinh tế, phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu thị trường, Marketing Mix . Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lụcvà tài liêu tham khảo, đề tài có kết cấu như sau: Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài Chương II: Thực trạng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngành Thủy sản Việt Nam

pdf71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU: Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI -------------------------------------------- 01 I.1. CÁC HỌC THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH--------------------------------------- 01 I.1.1. Nội dung các lý thuyết--------------------------------------------------------- 01 I.1.2. Ứng dụng cho ngành Thuỷ sản Việt Nam -------------------------------- 01 1.2. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG ------------------------------------------------------- 01 1.2.1. Khái niệm về thị trường------------------------------------------------------ 01 1.2.2. Nghiên cứu thị trường để phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường----------------------------------------------------------------------- 02 I.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN --------------------------------------------- 02 I.3.1.Vị trí địa lý Nhật Bản----------------------------------------------------------- 02 I.3.2.Dân số và con người Nhật Bản----------------------------------------------- 02 I.3.3.Kinh tế Nhật Bản---------------------------------------------------------------- 03 I.3.4. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản --------------------- 05 I.4. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI-------------------------------------------------------------------------------------------- 07 I.4.1. Đóng góp của ngành trong Tổng sản phẩm quốc dân----------------- 07 I.4.2.Đóng góp của ngành đối với hoạt động xuất khẩu ở nước ta -------- 07 I.4.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong tạo công ăn việc làm-------------- 08 Chương II : THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN------------------------------------------------------------------------- 09 II.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM --------------------------------------------------------------------------------------- 09 II.1.1. Đặc thù của ngành thuỷ sản Việt Nam ---------------------------------- 09 II.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thuỷ sản Việt Nam09 II.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM -------------------------------------------------------------------------------- 11 II.2.1. Về mặt chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm -------------------- 11 II.2.2. Về mặt hoạt động Marketing ---------------------------------------------- 12 II.2.2.1. Về sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản12 II.2.2.2. Về giá cả sản phẩm xuất khẩu ---------------------------------- 17 II.2.2.3. Về phân phối sản phẩm xuất khẩu----------------------------- 18 II.2.2.4. Về xúc tiến thương mại ------------------------------------------- 19 II.2.3. Về mặt Thông tin thương mại---------------------------------------------- 19 2 II.2.4. Về tình hình lao động trong ngành thuỷ sản --------------------------- 20 II.2.5. Về mặt Tài chính -------------------------------------------------------------- 21 II.2.6. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu ------------------------------------------- 21 II.3.CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN -------------------------------------- 22 II.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường Vĩ mô -------------------------------------- 22 II.3.1.1. Về cơ chế quản lý --------------------------------------------------- 22 II.3.1.2. Về bộ máy tổ chức ngành ---------------------------------------- 23 II.3.1.3.Về các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ cho phát triển thủy sản --------------------------------------------------------------------------------- 23 II.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường Vi mô ------------------------------------- 24 II.3.2.1.Vài nét về thị trường thủy sản Nhật Bản --------------------- 24 II.3.2.2. Các đối thủ cạnh tranh-------------------------------------------- 33 II.3.2.3. Đánh giá về nguồn cung cấp cho xuất khẩu thủy sản ----- 37 II.3.3. Đánh giá cơ hội và nguy cơ ------------------------------------------------- 42 II.4. Đánh giá chung ---------------------------------------------------------------------------- 43 II.4.1. Ưu điểm ------------------------------------------------------------------------- 43 II.4.2. Nhược điểm --------------------------------------------------------------------- 43 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CHO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 -------------------- 44 III.1.MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010 ------ 44 III.1.1. Những quan điểm về mục tiêu ,nhiệm vụ của ngành thủy sản Việt Nam --------------------------------------------------------------------------------- 44 III.1.2. Những mục tiêu--------------------------------------------------------------- 45 III.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP-------------------------------------------------------------------- 46 III.2.1. Giải pháp phát huy những ưu điểm sẵn có ---------------------------- 46 III.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm tồn tại ------------------------------ 49 III.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác ------------------------------------------------- 54 III.3. KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------------------- 58 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 MỞ ĐẦU Trong những năn gần đây, thủy sản Việt Nan đã có những bước phát triển khả quan, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên và từ chỗ đứng vị trí thứ ba sau dầu thô và dệt may, nay đã tiến lên đứng vị trí thứ hai chỉ sau dầu thô, đóng góp nhiều vào nguồn ngọai tệ cho đất nước và góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nghề cá trên cả nuớc, nhất là các vùng ven biển. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, có phần rất quan trọng của thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa ổn định , giá trị gia tăng chưa cao, giá cả sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh còn thấp, các rào cản kỹ thuật và thuế quan gia tăng, hiểu biết vềø khách hàng còn hạn chế, việc xúc tiến thương mại chưa được chú trọng làm cho thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản chưa tăng đúng với năng lực có thể. Để mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngành thủy sản Việt Nam cần xây đựng một định hướng phát triển lâu dài có tính đến những lợi thế và bất lợi , từ đó đưa ra những giải pháp có tính chất tòan diện, phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu với mục đích nêu lên thực trạng và tồn tại của xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật bản, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng, phát triển hơn nữa sản phẩm thủy sản vào thị trường này đến năm 2010 . Đối tượng nghiên cứu : Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản qua việc phân tích, đánh giá sự phát triển của chế biến thủy sản, về marketing, xúc tiến thương mại, thông tin thi trường, về tài chính, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh… Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Phân tích thực trạng ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đánh giá đúng và phân tích một cách khách quan những ưu điểm, nhược điểm của lĩnh vực xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật bản. Xác định được một hệ thống những quan điểm, định hướng và mực tiêu nhằm phát triển ngành thủy sản Việt Nam nói chung, lĩnh vực xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản nói riêng đến năm 2010. 4 Đưa ra các giải pháp có tính chất toàn diện và đồng bộ để phát triển và mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, và các phương pháp cụ thể khác như: Điều tra phân tích kinh tế, phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu thị trường, Marketing Mix . Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liêu tham khảo, đề tài có kết cấu như sau: Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài Chương II: Thực trạng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngành Thủy sản Việt Nam. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. I.1.- CÁC HỌC THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH VÀ ỨNG DỤNG CHO THỦY SẢN VIỆT NAM: I.1.1.- Nội dung các học thuyết: I.1.1.1.- Lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith: Adam Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh, người được suy tôn là “cha đẻ của kinh tế học” A. Smith khuyến khích tự do thương mại. Ông cho rằng, nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Lợi thế tuyệt đối có được là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vị trí địa lý mà có. I.1.1.1.- Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo: David Ricardo (1772 - 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh, người đã được C. Mác đánh giá là người đã “đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”. Theo D.Ricardo, nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên, lợi thế so sánh ở đây không phải là dựa vào sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên như quan điểm của A.Smith, mà dựa vào trình độ phát triển của yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia (ví dụ như: trình độ của nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật….) và lợi thế so sánh không phải là bất di bất dịch mà nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia/địa phương. I.1.2.- Ứng dụng các học thuyết về lợi thế so sánh cho thủy sản Việt Nam: -Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của A.Smith để phát triển cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chúng tôi thấy Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, (có dãi bờ biển dài suốt thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, có điều kiện khí hậu và đất đai để phát triển nuôi trồng thủy sản, có đội ngũ lao động đông đảo, cần cù, chi phí lao động thấp) vì vậy nên tăng cường phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản để xuất khẩu qua Nhật Bản và các nước khác. -Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo để phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, theo chúng tôi ngành Thuỷ sản Việt nam nên tiếp tục hoàn thiện các dự án đánh bắt xa bờ, các chương trình nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường … để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 6 I.2.- LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG: I.2.1.Khái niệm thị trường: Theo quan điểm thương mại , thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của sản phẩm. Các doanh nghiệp “cung ứng “ các sản phẩm của mình cho người tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ được thể hiện dưới hình thức “mức cầu”. Thị trường là tổng thể các mối quan hệ xã hội kinh tế được hình thành và phát triển trước, trong và sau quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội bao gồm bốn giai đoạn; sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. I.2.2. Nghiên cứu thị trường để phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm: Để họat động sản xuất kinh doanh thành công, doanh nghiệp phải nghiên cứu, nhận dạng những thị trường hấp dẫn và dự đóan tiềm năng tiêu thụ cho các sản phẩm của nó càng chính xác càng tốt. Một doanh nghiệp phải đánh giá quy mô của thị trường, các đặc tính của nhu cầu, các yêu cầu của người tiêu dùng, các kênh thương mại cũng như những khác biệt về văn hóa và xã hội có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh trên thị trường. Nhiều đơn vị bán hàng trên thị trường đều nhận thấy không thể thu hút hết mọi khách hàng của thị trường. Người mua đông đảo, ở rải rác, khác biệt trong sở thích và nhu cầu, thói quen mua hàng nên mỗi doanh nghiệp phải xác định được các phân khúc thị trường hấp dẫn mà họ có thể phục vụ hữu hiệu nhất. Phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường thành các nhóm người mua sắm khác biệt nhau bằng việc xác định các căn bản cho phân khúc thị trường và phác họa các nét khái quát về các phân khúc đã nhận ra. Lựa chọn thị trường mục tiêu là đánh giá mức lôi cuốn của mỗi phân khúc và chọn một hay nhiều phân khúc để xâm nhập. Định vị thị trường là hình thành vị thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình cùng với một Marketing Mix thật chi tiết. I.3.- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN: I.3.1.- Vị trí địa lý: Nhật Bản là một quần đảo nằm ở phía Đông Bắc Châu Á, gồm 4 đảo lớn là Honsu, Hokkaido, Shikoku, Kyushu và khoảng 6.850 các đảo nhỏ. Diện tích Nhật Bản khoảng 377.835 km2, trong đó núi chiếm 71% tổng diện tích, đất đai canh tác nông nghiệp chỉ chiếm 1/6 tồng diện tích. I.3.2.- Dân số và con người Nhật Bản: Dân số Nhật Bản tính đến tháng 7/2003, vào khoảng 127.500.000 người, đứng thứ bảy trên thế giới, mật độ dân số khoảng 331 n/km2. Về tôn giáo, 84% người Nhật theo Thần Đạo và Đạo Phật. Còn lại các tôn giáo khác chiếm 16%.. Tuổi thọ bình quân của Nhật Bản năm 2003 là 82,5 tuổi (cao nhất thế giới), điều này phản ánh phần nào mức sống, phúc lợi xã hội của nước Nhật rất cao. Tuy nhiên, việc chỉ có 18% dân số có độ tuổi dưới 15, trong khi đó cứ 6 người 7 Nhật có đến một người lớn hơn 65 tuổi đã gây ra mối quan ngại: Tỷ lệ người sung sức sáng tạo làm nhiều của cải vật chất cho xã hội thấp hơn số người được xã hội chăm lo phúc lợi. Nước Nhật rất nghèo về tài nguyên thiên nhgiên, lại phân bổ rải rác với trữ lượng thấp, đa số các nguyên liệu chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế đều dựa vào nhập khẩu: Dầu mỏ, gang, sắt thép, cao su… Trong khi đó, nước Nhật không được tiếp quản các thành tự kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng bây giờ đây Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới và đứng đầu châu Á về phát triển kinh tế. Thành tựu kinh tế kỳ diệu này có sự đóng góp quan trọng bậc nhất, đó là nguồn nhân lực, con người Nhật Bản. Là dân cư có truyền thống nông nghiệp nên lương thực chính của người Nhật Bản là cơm (gạo). Ngoài nguồn cung cấp dinh dưỡng từ gạo và các loại rau quả. Từ xa xưa người Nhật Bản đã có cái nhìn hướng biển và có năng lực khai thác biển. Do vậy, nguôn cung cấp chất đạm chủ yếu của dân cư Nhật Bản là hải sản chứ không phải thịt như nhiều dân tộc khác. Năm 1999, trong cuốn “sách trắng về nghề đánh cá” do chính phủ Nhật Bản công bố thì nước này vẫn là quốc gia chiếm vị trí thứ tư về mức tiêu thụ hải sản hàng năm tíunh theo đầu người. Hàng năm mỗi người tiêu thụ đến 70,6kg hải sản. Như vậy, hàng năm mỗi người Nhật Bản tiêu thụ một lượng hải sản có trọng lượng trung bình nặng hơn cơ thể họ và với quy mô dân số như trên, chắc chắn Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về mức tiêu thụ hải sản trên thế giới. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Nhật Bản có thể khai thác được 6,626 triệu tấn cá, nhưng sản lượng khai thác đang giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là sự đánh bắt quá mức trước đây đã gây thiệt hại về nguồn cung cấp hải sản. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, một mặt Nhật Bãn thực hiện chính sách nhập khẩu, mặt khác mở rộng năng lực khai thác ở nhiều vùng biển quốc tế, nhưng vấp phải sự phản đối của các tổ chức bảo vệ môi trường hoặc họ cùng đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo phương pháp nhân tạo và bán nhân tạo nhưng không nhiều. I.3.3.- Kinh tế của Nhật Bản: Nhật Bản là nước duy nhất chịu hậu quả bom nguyên tử trút trên đất nước của mình. Sau Thế chiến thứ hai (năm 1945), Nhật Bản là nước bại trận, đất nước lâm vào thảm họa suy vong: sự đổ vỡ và hoang tàn sau cuộc chiến với quân Đồng Minh, nền kinh tế bị tê liệt, số người thất nghiệp chiếm đến 1/3 tổng lực lượng lao động. Nhưng do sự nỗ lực của các nhà lãnh đạo, của nhân dân Nhật, nền kinh tế Nhật Bản chẳng những phục hồi mà còn tăng trưởng với tốc độ nhanh và liên tục suốt một thập kỷ rưỡi từ 1956 – 1970 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của nước Nhật là 10,9% và tiếp theo trong hai thập niên sau đó 1970 - 1990 do chịu ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng giảm, nhưng tốc độ bình quân vẫn gia tăng. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định gần 45 năm đã đưa vị thế kinh tế của Nhật Bản đứng hàng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ (xem bảng 1.1) 8 Bảng 1.1: GNP của các nước G8 năm 2002. STT QUỐC GIA TỔNG GNP (TỶ USD) 1 Mỹ 10.100 2 Nhật Bản 4.200 3 Đức 2.200 4 Anh 1.600 5 Pháp 1.500 6 Italy 1.300 7 Canada 780 8 Nga 310 Từ năm 1990 đến nay, gần 15 năm trôi qua, nền kinh tế Nhật Bản trải qua 3 thời kỳ suy thoái, giảm sút về tốc độ tăng trưởng, đưa mức tăng trưởng xuống thấp dưới 1%, thậm chí năm 1998 là -1,7% (xem biểu đồ 1.1) Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản: 2.90 0.40 0.60 0.60 0.60 2.90 -1.70 0.30 0.60 2.20 -0.20 -0.70 -0.50 -2.00 -1.00 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 East Nguồn” Viện Nghiên Cứu Nhật Bản”. Mặc dầu có sự suy giảm kinh tế liên tục, nhưng do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản vẫn đứng đầu thế giới: xe hơi, hàng điện tử, hàng điện, sản phẩm cơ khí chính xác… mà vị thế cường quốc thứ hai trên thế giới về kinh tế của Nhật Bản vẫn chưa
Tài liệu liên quan