Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng được đổi mới.
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng được đổi mới.
Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Lý luận về kinh tế nhà nước là một trong những vấn đề lý luận kinh tế trung tâm của các đảng cộng sản. Nhất là trong giai đoạn lãnh đạo đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay lý luận đó vẫn mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả về nhận thức lý luận và thực tiễn.
ở Việt Nam thì kinh tế nhà nước là một bộ phận có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước thì khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ yếu có vị trí đặc biệt. Nhưng thực trạng của khu vực doanh nghiệp nhà nước của nước ta hiện nay thì chưa thể hiện được vai trò then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế, một số ngành, một số lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước không năng động bằng khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khâu tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhà nước chưa thật hợp lý. Vậy để doanh nghiệp nhà nước có thể thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân thì vấn đề tất yếu là ta phải tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp cho thật hợp lý
CHƯƠNG I Một số vấn đề lý luận chung về
doanh nghiệp nhà nước
I / Tính tất yếu khách quan
Định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước ( DNNN )
Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 1995 thì DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp quản lý. DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước – một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước
Các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước
- Xét theo lĩnh vực hoạt động: Hoạt động trực tiếp trong sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ và hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội
- Xét về hình thức tổ chức: Khu vực KTNN bao gồm nhiều bộ phận hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện vai trò chủ đạo của khu vực KTNN ở một mức độ nhất định. Cụ thể như sau:
Ngân sách nhà nước:Thực hiện chức năng thu chi ngân sách và có nhiệm vụ điều chỉnh quản lý, kiểm soạt các hoạt động của khu vực KTNN và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế xã hội đã định. Có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động knh doanh tiền tệ, đặc biệt là xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế xã hội
Kho bạc nhà nước: Với chức năng quản lý quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước đồng thời kiểm soát quá trình thu chi ngân sách
Các quỹ dự trữ quốc gia: là một bộ phận của khu vực KTNN, nhằm bảo đảm cho khu vực này hoạt động bình thường trong mọi tình huống, là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, quản lý bình ổn giá thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội
Các tổ chức sự nghiệp có thu: Hoạt động gần giống như DNNN trong cung ứng một số dịch vụ công, đặc biệt trong giáo dục, y tế, dịch vụ hành chính công
Hệ thống DNNN: Đây là bộ phận chủ yếu then chốt của khu vực KTNN. Để được gọi là một DNNN thì cần phải có ba điều kiện
Thứ nhất: nhà nước là cổ đông chính, có thể nhà nước sở hữu 100% vốn, sở hữu cổ phần chi phối ( trên 51 % ) hoặc sở hữu cổ phần đặc biệt ( cổ phần quy định quyền quản lý của nhà nước )
Thứ hai: doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để bán
Thứ ba: Có hoạch toán lỗi lãi
Nếu thiếu điều kiện một thì đó là doanh nghiệp tư nhân và thiếu điều kiện hai và ba thì đó không phải là doanh nghiệp mà là cơ quan nhà nước
Sự cần thiết phải củng cố và phát triển DNNN
Sự cần thiết của DNNN
Nhìn lại quá trình lịch sử, chúng ta đi lên từ cơ sở vật chất, kỹ thuật rất nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối trầm trọng, lực lượng thù địch bao vây cấm vận kinh tế triệt để. Trong hoàn cảnh đó chúng ta đã xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ bằng biện pháp huy động nguồn lực lớn của đất nước và viện trợ quốc tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân dưới hình thức DNNN làm nòng cốt, cùng với khu vực kinh tế hợp tác xã làm nền tảng đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Thực tiễn đã chứng minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã để xây dựng hậu phương vững mạnh, giải quyết hậu cần tại chỗ thì không thể huy động tổng lực của dân tộc, chi viện cho tiền tuyến để tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Sau khi thống nhất đất nước nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh bao vây cấm vận kinh tế của đế quốc Mỹ, sự duy trì quá lâu của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong điều xây dựng hoà bình và sau đó là sự tan rã của hệ thống XHCN. Đại hội VI đã đề ra chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay kiên trì với chủ trương này nền kinh tế của nước ta đã phát triển khá cao trong nhiều năm và thoát khỏi khủng hoảng đảm bảo được những cân đối lớn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội tạo thế và lực mới để tiếp tục đưa sự nghiệp mới đi lên
Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật và những đóng góp của DNNN hiện nay rõ ràng là DNNN đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta, thể hiện trên những nét chủ yếu sau:
- DNNN đang nắm giữ một số ngành, lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, nắm toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp trong các ngành xây dựng ( về giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng ), cơ khí chế tạo máy, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, điện dầu khí, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô ... , sản xuất hàng công nghệ tiêu dùng, chế biến nông thuỷ, hải sản, nắm giữ một tỉ lệ quan trọng trong những ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại nhập khẩu chiếm thị phần áp đảo trong huy đọng vốn và cho vay
Phần của DNNN trong GDP chiếm tỷ trọng năm 1992 là 40.12%, năm 1996 là 39.9%, năm 1998 là 41.2%, năm 1999 là 40.2%, năm 2000 là 39.5%. Cụthể trọng phần DNNN trong một số ngành như: 80% công nghệ khai thác, trên 60% công nghệ chế biến, trên 90%công nghệ điện – gas– dầu khí – cung cấp nước, trên 82% vận chuyển hàng hoá, 50% vận hành khách, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong sản xuất phân bón hoá học 99.8%, thuốc trừ sâu 93.6%, axít sunfuric và xút 100%, lốp ô tô 100%, lốp xe đạp 80%, pin 100%, chế tạo động cơ điezel loại nhỏ 100%, 85% năng lực kéo sợi, 50% năng lực dệt thoi, 30% năng lực dệt kim và khoảng dưới 50% năng lực may mặc, giầy dép, chiếm tỷ trọng 70% bán buôn, 20% bán lẻ. Hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm tỷ phần áp đảo trong huy động vốn chiếm 80% thị phần và cho vay 74% thị phần đối với nền kinh tế Các DNNN đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết quan hệ cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm pháp, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường
DNNN chiếm một phần rất quan trọng trong xuất nhập khẩu, trong đó DNNN giữ tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế xuất khẩu, riêng công nghiệp năm 1999 đã xuất khẩu được 6.17 tỷ USD ( chủ yếu do các DNNN ), chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế, tổng công ty lương thực miền nam xuất khẩu gạo chiếm 60-70% so với cả nước.
Đóng góp nguồn thu nhập lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước năm 1999 thuế thu từ DNNN ( thuế VAT , thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng vốn ) chiếm 39.25%, riêng 17 TCT năm 1999 nộp ngân sách nhà nước 23478 tỷ đồng, tăng 20.7% so với năm 1998. Năm 2000 DNNN chiếm 39.2% tổng thu ngân sách cả nước
Trong khi nhà nước không đủ vốn ngân sách, cấp vốn lưu động cho kinh doanh của DNNN theo quy định thì nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm, hình thành vốn tự bổ xung, năng động tìm vốn bên ngoài bao gồm vốn vay của tổ chức tín dụng và vay của công nhân viên trong doanh nghiệp. Vốn tự tích luỹ, tự bổ xung chiếm 27.8% tổng vốn nhà nước của DNNN đến cuối năm 2000, vốn tự bổ xung của 17 TCT là 18038 tỷ đồng, chiếm 2205% tổng số vốn nhà nước của TCT 91
Trong lúc các thành phần kinh tế khác chưa vươn lên được thì DNNN là đối tác chính trong liên doanh, liên kết với bên ngoài, đồng thời DNNN cũng thực hiện hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có vốn trong nước và ngoaì nước đầu tư
DNNN đã tạo ra điều kiện vật chất, kỹ thuật, là một trong nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày một cao của nhân dân và có phần xuất khẩu, chủ yếu thông qua việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cung cấp điện, xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây trồng, con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công nghệ chế biến. Một số nông, lâm trường đã phát huy được vai trò trung tâm kinh tế, văn hoá, chuyển giao công nghệ trên địa bàn.
Điển hình như trường Sông Hậu trả lương cho 130 giáo viên và xây dựng cơ sở trường lớp cho 3000 học sinh từ mẫu giáo đến trung học, công ty chè Mộc Châu hàng năm đầu tư 100 triệu để sửa chữa và xây mới trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cải tạo 705 km đường giao thông liên bản, tổng công ty cà phê từ năm 1996 đén nay dã đàu tư hàng 100 tỷ để xây dựng 100 km đường giao thông ( có 25 km đường nhựa ), 150 km đường điện trung hạ thế, 50000 m2 trường học, 20000 m2 nhà trẻ mẫu giáo, làm mới và nâng cấp 58 hồ, đập
Hỗ trợ cho sự phát triển các vùng miền núi và các vùng xa, vùng sâu. ở đó hiệu quả đầu tư kinh doanh thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều rủi ro kinh doanh nhưng lại là vùng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của quốc gia và thực hiện các chính sách dân tộc của đảng
Khu vực DNNN nhiều năm qua cũng là nơi tập trung và đào luyện một bộ phận quan trọng trong đội ngũ giai cấp công nhân và cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo ưu tú, trung kiên cho đảng nhà nước và quân đội
DNNN cũng thức sự đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương: uống nước nhớ nguồn, xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả cảu những vùng bị thiên tai, cứu trợ xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhường cơm xẻ áo
Sự cần phải phát triển DNNN
Tại hội nghị thứ ba ban chấp hành trung ương đảng khoá IX đồng chí bí thư Nông Đức Mạnh đã có bài phát biểu bế nạc hội nghị, trong đó đồng chí tổng bí thư đã nêu lên tâm quan trọng của DNNN và sự đổi mới DNNN trong tình hình nước ta hiện nay.
Tại hội nghị trung ưong đã dành phàn lớn thời gian để thảo luận và thông qua nghị quyết: “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN”. Đây là vấn đề rất lớn, rất cơ bản trong đường lối kinh tế của đảng. Tổng kết 15 năm đổi mới và xác định phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời mới. Đại hội lần thứ IX của đảng đã khẳng định “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. KTNN phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. DNNN giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Hội nghị trung ương lần này bàn và ra nghị quyết để thực hiện nghị quyết đại hội đảng, bảo đảm DNNN có vị trí then chốt góp phần chủ yếu để KTNN làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở đề án và tờ trình của Bộ chính trị, trung ương đã tập trung thảo luận về đánh giá hoạt động của DNNN trong những năm đổi mới, xác định quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Bộ chính trị đã trình bầy ý kiến tiếp thu những vấn đề mà đại đa số các đại biểu đã nêu. Trong quá trình đổi mới đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần để góp phần phát huy sức mạnh của toàn dân tộc phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh cong nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó là chính sách nhất quán, lâu dài trong cả thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Để thực hiện có hiệu quả chính sách đó trung ương có trách nhiệm xây dựng phương hướng, nội dung, giải pháp cụ thể của từng thành phần kinh tế theo tinh thần nghị quyết của đại hội đảng. Trung ương bàn việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là để góp phần bảo đảm cho KTNN giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, một vấn đề rất lớn và cơ bản trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chứ không hề coi nhẹ việc phát triển các thành phần kinh tế khác. Chúng ta đã có nhiều chủ trương tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển trong khuôn khổ luật pháp giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp cận thị trường trong nước và thế giới chuẩn bị cho việc thực hiện các cam kết trong quá trình chủ động hội nhập có hiệu quả kinh tế quốc tế. Sắp tới chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng các chính sách nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kt theo đường lối của đảng
Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là việc mà ban chấp hành trung ương nhiều khoá đã quan tâm, được tiến hành ngay từ thời kỳ đổi mới và nhất là trong 10 năm qua. Đánh giá những việc làm được cũng như chưa làm được còn có những ý kiến khác nhau nhưng chủ yếu là khác nhau về múc độ vì trong thực tế còn có những yếu tố chưa được xem xét đầy đủ, tuy nhiên khi đánh giá cần dựa trên quan điểm lịch sử, xét tới bối cảnh thế giới, trong nước hơn 10 năm qua và hiệu quả kinh tế chính trị, xã hội, để nhìn nhận đúng mức vai trò và sự đóng góp của DNNN trong thời kỳ đổi mới. Trong thời gian qua chúng ta đã hoàn thành khung pháp lý tương đối cơ bản để chuyển DNNN sang kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xác lập dần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh xoá dần bao cấp, bảo đảm các chính sách xã hội trong quá trình sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Nhiều DNNN đã đứng vững trước những thử thách to lớn, từng bước được sắp xếp, đổi mới, phát triển ngày càng thích ứng hơn trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số doanh nghiệp làm ăn có lãi, có tích luỹ tăng lên, nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực cả về vai trò cơ cấu năng lực và hiệu quả. Đồng thời trung ương cũng đã chỉ ra những mặt tồn tại như môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các yếu tố cuỉa thị trường hình thành chưa đồng bộ, cơ chế quản lý vĩ mô còn những điểm chưa phù hợp, DNNN chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ, thực hiện hoạch toán kinh doanh, chưa sử lý tốt mối quan hệ về lợi ích của doanh nghiệp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ và xác định động lực rõ ràng để DNNN hoạt động năng động, có hiệu quả ngày càng cao, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đã có và sự đàu tư của nhà nước, cồn nhiều DNNN thua lỗ, công nợ nặng nề, phần lớn công nghệ lạc hậu, lao động dôi dư còn nhiều, vai trò lãnh đạo của đảng chưa ngang tầm và còn yếu kém, sự yếu kém của không ít DNNN do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhận rõ những yếu kém là để quyết tâm sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của DNNN. Chúng ta không thể chấp nhận quan điểm coi trọng DNNN thì “tất yếu dẫn tới kém hiệu quả” như một số ý kiến nêu lên ở nơi này nơi khác. Những ý kiến như thế xuất phát từ định kiến, thiếu khách quan sẽ dẫn tới hạ thấp vai trò của DNNN, không quan tâm tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả của DNNN
Như đã trình bày ở trên việc tiếp tục, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả DNNN là vấn đề kinh tế nhưng có ý nghĩa chính trị rất lớn. Nghị quyết có nhiều nội dung đề cập các vấn đề sắp xếp, hoàn thiện hơn nữa tổ chức và quản lý, xác định những việc cần phải làm để tạo động lực mới cho DNNN, đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá, coi đây là một khâu quan trọng để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DNNN. Mỗi nội dung đều cụ thể hoá các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã ghi trong nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng; nhưng vì là vấn đề lớn về chính trị cho nên nghị quyết đã nêu những quan điểm chỉ đạo. Các quan điểm chỉ đạo đó phải được quán triệt trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trung ương khẳng định tư tưởng của nghị quyết đại hội IX, xác định vai trò chủ đạo của KTNN, xác định DNNN là lực lượng nòng cốt của KTNN, giữ vị trí thên chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. KTNN, DNNN có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển và ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy DNNN phải không ngừng được sắp xếp, đổimới, phát triển, có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao hiệu quả. Trên cơ sở các quan điểm đó mà thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu DNNN, chuyển các DNNN sang thực sự kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác
Đã là doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả kinh doanh. Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển các DNNN đều hướng tới nâng cao hiệu quả, vì có hiệu quả mới có thể nêu gương, hướng dẫn và góp phần tăng tiềm lực KTNN để giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, và một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa phải được xem xét đến hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể hướng tới mục tiêu của CNXH
Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là vấn đề rất hệ trọng trong đường lối phát triển kinh tế, đồng thời rất nhạy cảm về chính trị, liên quan tới sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quá trình nhà nước thực hiện có nhiều vấn đề mới đặt ra. Do đó vừa phải tiến hành đồng bộ, khẩn trương nhưng vẫn phải vững chắc, có chương trình, kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, bước đi phù hợp, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, boả đảm ổn định và phát triển. Việc gì đã rõ, đã có nghị quyết thì phải triển khai thực hiện kiên quyết khẩn trương. Vấn đề gì chưa đủ rõ thì phải tiếp tục nghiên cứu; tổ chức làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để có bước đi thích hợp, vừa tích cực vừa vững chắc, phù hợp với luật pháp. Đó là tinh thân của các giải pháp trong nghị quyết. Vì là việc rất hệ trọng cho nên các cấp uỷ đảng phải tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện, kịp thời phát huy ưư điểm, uốn nắn các lệnh lạc. Cùng với các quá trình trên phải nhanh chóng tổng kết kinh nghiệm xây dựng mô hình tổ chức đảng, tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị trong các loại hình DNNN. Đặc coi trọng việc bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp giỏi, có phẩm chất và năng lực, nghiệp vụ vững vàng; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao; chú