Đề tài Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, bao gồm 1 thị xã và 7 thị trấn (6 phường, 272 xã) diện tích tự nhiên 1.535,9 Km2, dân số: 1.785.600 người. Mật độ dân số: 1190 người/Km2. Tốc độ phát triển dân số: 0.9%/năm, bình quân mỗi năm có thêm 13774 người. Diện tích đất bình quân 550m2/người, nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm chưa được dử dụng hết, số người từ 15 tuổi trở lên chiếm hơn 76%, lao động trong độ tuổi lao động chiếm 60%, dân số và lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 94,2%. Thái Bình chủ yếu là phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác đang trong thời kỳ manh mún, cụ thể là : Tổng sản phẩm năm 2000 đạt 4550 tỷ VND, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm 1991 – 2000 là 7%. Nói chung nền kinh tế Thái Bình phát triển chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng chậm, phát triển chưa toàn diện.

doc41 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh thái bình. nhiều tệ nạn và tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, việc làm luôn là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách phát triển kinh tế xã hội. 2. Quan điểm của tỉnh về giải quyết việc làm. 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội. Thái Bình là một tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, bao gồm 1 thị xã và 7 thị trấn (6 phường, 272 xã) diện tích tự nhiên 1.535,9 Km2, dân số: 1.785.600 người. Mật độ dân số: 1190 người/Km2. Tốc độ phát triển dân số: 0.9%/năm, bình quân mỗi năm có thêm 13774 người. Diện tích đất bình quân 550m2/người, nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm chưa được dử dụng hết, số người từ 15 tuổi trở lên chiếm hơn 76%, lao động trong độ tuổi lao động chiếm 60%, dân số và lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 94,2%. Thái Bình chủ yếu là phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác đang trong thời kỳ manh mún, cụ thể là : Tổng sản phẩm năm 2000 đạt 4550 tỷ VND, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm 1991 – 2000 là 7%. Nói chung nền kinh tế Thái Bình phát triển chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng chậm, phát triển chưa toàn diện. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm. * Thuận lợi: + Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế. Với chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, trong 10 năm qua (1990 – 2000) Thái Bình đã có 518 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hàng ngàn tổ hợp sản xuất kinh doanh được hình thành, 118 doanh nghiệp Nhà nước cũng từng bước tìm được hướng đi, thích nghi với nền kinh tế thị trường, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút trên 35000 lao động vào làm việc, từng bước giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm đối với một tỉnh đông dân. + Sự tăng trưởng kinh tế qua các năm đã tạo ra khả năng thực hiện tốt hơn về chính sách đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. + Nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường dẫn đến từng bước hình thành thị trường lao động, tạo ra cho các cơ quan có chức năng, Nhà nước có điều kiện giới thiệu việc làm và người lao động có điều kiện tìm việc làm, tăng khả năng cạnh tranh giá trị sức lao động, các doanh nghiệp thu hút được sức lao động đảm bảo việc làm và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động tốt hơn. + Bộ luật lao động ra đời cùng với luật doanh nghiệp, đã tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong cơ chế thị trường * Khó khăn: + Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, với chính sách mở cửa khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đã tạo nên sự phát triển không đồng đều của các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, dẫn đến cơ cấu lao động, thu nhập khác nhau và mức độ thực hiện chính sách đối với người lao động cũng khác nhau. + Chính sách phát triển kinh tế xã hội đối với các thành phần kinh tế chưa đồng bộ, chưa thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường. + Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh đại bộ phận là sản xuất thủ công bán cơ khí, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chủng loại hàng hoá chưa đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được đào tạo cơ bản nên thiếu kiến thức quản lý, kiến thức pháp luật, đội ngũ công nhân chủ yếu đào tạo tại doanh nghiệp, lao động có tay nghề, kỹ thuật được đào tạo chính quy tại các trường lớp chiếm tỷ lệ thấp…do đó sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, việc làm không ổn định, chính sách đối với người lao động ở nhiều doanh nghiệp thực hiện chưa bảo đảm mức quy định của BLLĐ. + Do tình hình mất ổn định ở khu vực nông thôn, nông nghiệp trong những năm qua các cấp, các ngành tập trung giải quyết nên có ảnh hưởng đến việc thực hiện giải quyết việc làm. 2.3. Quan điểm của tỉnh về giải quyết việc làm. + Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và của chính người lao động, Nhà nước, các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kỳ đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm và các giải pháp thực hiện, có hệ thống chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ làm việc mới để thu hút lao động và có trách nhiệm với người lao động. + Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời căn cứ vào hai chỉ tiêu chủ yếu là: hiệu quả kinh tế và chỗ làm việc mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế. + Giải quyết việc làm phải gắn với việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đaị hoá. + Tạo việc làm cho người lao động là chính sách cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế xã hội. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế. Kết hợp tăng trưởng việc làm với nâng cao chất lượng việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Để thực hiện những quan điểm trên, Tỉnh uỷ đã chỉ thị cho các ngành, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm giải quyết, trong đó là Sở Lao động thương binh – xã hội. 2.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Sở Lao động Thương binh – xã hội. Sở Lao động Thương binh – xã hội chịu trách nhiệm quản lý kế hoạch, thực hiện chương trình, hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm của địa phương, phối hợp với sở, ngành, đoàn thể liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích tạo việc làm, kiểm tra, đánh giá tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo , UBND tỉnh theo định kỳ. Sở Lao động Thương binh – xã hội Thái Bình được thành lập thông qua quyết định số 230/QĐUB ngày 13/5/1998 trên cơ sở hợp nhất Sở Lao động và Sở Thương binh xã hội. Cơ cấu tổ chức của Sở gồm: 1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc, 7 phòng ban và các cơ sở trực thuộc. Sở Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn của tỉnh, chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của UBND tỉnh và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn theo ngành dọc cấp trên. Sở có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác lao động thương binh và xã hội, cụ thể là: + Giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch về công tác lao động thương binh và xã hội. Hướng dẫn các ngành các cấp thực hiện quy hoạch và kế hoạch đó. + Giúp UBND tỉnh tổ chức và chỉ đạo các ngành, các cấp phân bố lao động, sắp xếp việc làm, điều động lao động và di dân xây dựng vùng kinh tế mới. Tuyển dụng lao động cho các nhu cầu của Nhà nước kể cả lao động hợp tác với nước ngoài và lao động nghĩa vụ …theo chính sách của Nhà nước. + Hướng dẫn các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, sự nghiệp trong tỉnh sử dụng và quản lý lao động hợp lý, xây dựng các định mức lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. + Hướng dẫn và kiểm tra các ngành các cấp thực hiện chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với nước. + Giúp UBND tỉnh xét duyệt và cấp giấy chứng nhận cho các thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, sổ hưu, mất sức. Chỉ đạo việc báo tin, báo tử liệt sĩ, quy tập liệt sĩ. + Tổ chức chỉ đạo việc nuôi dưỡng, điều dưỡng, phục hồi chức năng, dạy văn hoá, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách. + Quản lý các nguồn kinh phí vật tư của công tác lao động thương binh và xã hội, chỉ đạo các ngành, các cấp sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn kinh phí vật tư được giao. + Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trong việc chấp hành chế độ chính sách, pháp luật đối với người lao động, thương binh liệt sĩ và các đối tượng xã hội. Phát hiện và đề nghị với UBND tỉnh xử lý các vụ việc vi phạm quy định của Nhà nước. + Hướng dẫn các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở kiện toàn tổ chức quản lý lao động, tiền lương và các đối tượng chính sách. + Quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo sự phân cấp của tỉnh. IV. Tình hình và kết quả thực hiện các quy định Bộ luật Lao động. Ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực thi hành (01/1/1995) Tỉnh uỷ đã có chủ trương chỉ đạo UBND tỉnh có chỉ thị số 16/CT- UB ngày 8/2/1995 và tổ chức triển khai thi hành Bộ luật lao động tới lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động trong tỉnh. Sau hội nghị của tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng tổ chức tuyên truyền Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành bằng nhiều hình thức như: xây dựng đội ngũ báo cáo viên trực tiếp phổ biến cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp; soạn thoả, in ấn tài liệu hỏi và đáp về Bộ luật lao động; Trả lời chính sách lao động trên đài, báo, tổ chức thi tìm hiểu bộ luật lao động, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách lao động trên địa bàn như quy định về tuyển dụng lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ thôi việc…Đến nay, tuy còn mức độ khác nhau nhưng nhìn chung đội ngũ các bộ quản lý, công nhân lao động trong các đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động đều được học tập quán triệt nội dung của Bộ luật lao động, nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động đã được nâng lên rõ rệt. Hệ thống tổ chức giải quyết tranh chấp lao động đã kịp thời được thành lập, ở cấp tỉnh có Toà lao động, Hội đồng trọng tài lao động tỉnh. ở các đơn vị doanh nghiệp đã có hướng dẫn thành lập Hội đồng hoà giải. Tổ chức công đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã cộng tác chặt chẽ với các cấp, các ngành, đơn vị và thường xuyên tuyên tuyền giáo dục, động viên CNVC – LĐ cùng chủ doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động, chú trọng củng cố và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh nhằm thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của người lao động. Ngành BHXH tỉnh với chức năng, nhiệm vụ của mình đã phối hợp tuyên truyền và tổ chức thực hiện cấp sổ BHXH và thực hiện việc thu-chi BHXH đúng chế độ quy định góp phần tích cực trong việc thi hành Bộ luật lao động trên địa bàn tỉnh. Về hợp đồng lao động - Đối với 118 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang sử dụng 14.822 lao động, đến nay đã thực hiện giao kết hợp đồng và cấp sổ lao động cho 12.133 lao động đạt tỷ lệ 82% - Đối với 516 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng trên 21.000 lao động, mới thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động được 211 lao động ở 4 doanh nghiệp (Công ty Hương sen 112 lao động ; XN Dệt Hồng Quân 50 lao động ; Công ty Mỹ nghệ vàng bạc Duy Chiến 37 lao động, Công ty tổng hợp Huy Hoàng 12 lao động) đạt tỷ lệ 1%. - Đối với 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng 1.200 lao động, đã thực hiện giao kết hợp đồng cho 550 lao động đạt tỷ lệ 47%. Nhìn chung, những HĐLĐ đã được ký kết về cơ bản đảm bảo theo quy định của BLLĐ, tuy nhiên do nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động chưa đầy đủ và trong điều kiện SXKD không ổn đinh, việc làm thiếu, năng lực lao động thấp nên phần lớn các doanh nghiệp ký hình thức HĐLĐ không xác định thời hạn đối với lao động thuộc diện “biên chế” trước đây chuyển sang, ký kết HĐLĐ từ 1 đến 3 năm đối với lao động đã tuyển vào, thậm chí còn ký HĐLĐ dưới 1 năm mặc dù công việc của người lao động làm có tính chất lâu dài. Nội dung ký kết hợp đồng lao động cũng chưa đầy đủ, nhiều nội dung để trống hoặc ghi “theo quy định hiện hành” không thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Những quyền lợi của người lao động ghi trong HĐLĐ phần lớn chỉ đảm bảo ở mức độ tối thiếu theo quy định của Bộ luật lao động. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện việc cập nhật đăng ký sử dụng lao động với Sở LĐTB và XH theo định kỳ. Trong 4 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ký kết HĐLĐ chủ yếu mới ký kết HĐLĐ cho 1 số lao động gián tiếp giữ các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp và một số công nhân có trình độ tay nghề cao, số đông lao động còn lại chưa tiến hành ký kết HĐLĐ, đó là một vấn đề vi phạm Bộ luật lao động. 2. Thoả ước lao động tập thể Theo NĐ 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và công văn số 1479/LĐ-TBXH ngày 22/4/1995 của Bộ LĐTB và XH đến nay toàn tỉnh mới có 53 doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thoả ước lao động tập thể với Sở lao động thương binh và xã hội, trong đó có 50 DNNN và 3 doanh nghiệp ngoài quốc danh Nội dung thoả ước lao động tập thể ở những doanh nghiệp đã xây dựng chỉ đạt ở mức độ tối thiểu theo quy định, phần nhiều là thoả thuận lại các quy định của pháp luật như : tham quan, nghỉ mát, trợ cấp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trả lương dưới mức quy định, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi chưa được thực hiện nghiêm túc. 3. Chế độ tiền lương. Chế độ tiền lương quy định tại chương VI Bộ lưật lao động và NĐ 179/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, đã được các doanh nghiệp áp dụng và thực hiện: - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, hầu hết người lao động được xếp lương theo NĐ 26/CP và thực hiện chế độ nâng bậc, thi nâng bậc hàng năm theo quy định. Tuy vậy, trong điều kiện SXKD không ổn định, việc làm thiếu, hiệu quả SXKD chưa cao, nhưng đã cố gắng thực hiện được mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Trong số 118 doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay mới có 21 doanh nghiệp làm ăn có lãi và đủ điều kiện để được hưởng hệ số điều chỉnh tăng thêm theo quy định của NĐ 28/CP với mức lương tối thiểu từ 250.000 đồng đến 350.000 đông/người/tháng, còn lại phần lớn các doanh nghiệp đảm bảo mức tối thiểu 210.000 đồng. Thu nhập bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước là 460.000 đồng/người/tháng, đối với những doanh nghiệp làm ăn không có lãi, đang trong quá trình chuyển đổi sở hữu nên thu nhập bình quân của người lao động không đảm bảo được mức lương tối thiểu. Việc trả lương cho các ngày nghỉ lễ, tết, việc riêng được thực hiện tốt, nhưng việc trả lương cho các ngày ngừng việc do lỗi của doanh nghiệp không có việc làm không thực hiện được, phần lớn là nghỉ không lương, chỉ một số ít doanh nghiệp làm ăn có lãi mới thực hiện được nhưng vẫn thấp hơn 70% theo quy định của luật lao động. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết không vận dụng thực hiện việc xếp lương theo thang bảng lương quy định tại NĐ 26/CP mà chỉ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo một mức nhất định đối với lao động gián tiếp; lao động trực tiếp thì phụ thuộc vào việc làm và đơn giá tiền lương sản phẩm, thu nhập hàng tháng bình quân đạt 250.000 – 300.000đồng/người/tháng. Việc trả lương cho các ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết, việc riêng đều không thực hiện và cũng chưa quan tâm đến việc nâng bậc lương hàng năm cho đội ngũ lao động. 4. Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi được quy định tại chương VII Bộ luật lao động và NĐ 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, nhìn chung các doanh nghiệp đã cố gắng thực hiện: - Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện độ dài thời gian làm việc 8h/ngày, 48h/tuần và tổ chức làm việc 1 ca. Toàn tỉnh chỉ có 4 đơn vị làm 2 ca trở lên đó là XN Khai thác khí, Nhà máy bia Hương Sen, công ty may LanLan, công ty TNHH IVORY. - Thực hiện QĐ số 188/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40h và thông tư hướng dẫn số 23/TT-LĐTBXH ngày 4/10/1999 của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội đến nay đã có 6 doanh nghiệp thực hiện được đó là: Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty Xe đạp – Xe máy, XN Khai thác công trình thuỷ nông Vũ Thư, Công ty Bảo Việt. Còn lại các doanh nghiệp khác không thực hiện được theo QĐ trên. - Trong điều kiện sản xuất kinh doanh không ổn định, nhất là các doanh nghiệp sản xuất mang tính nhất thời như: may mặc, chế biến nông sản, gia công hàng xuất khẩu…Để đảm bảo đúng hợp đồng các doanh nghiệp này phải làm tăng ca, tăng giờ trong ngày, trong một thời gian nhất định. Nhìn chung vẫn đảm bảo quy định của pháp luật một năm không làm thêm quá 200 giờ. - Việc thực hiện chế độ nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết, nghỉ hàng tuần được các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như chưa thực hiện được. 5. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. - Việc xây dựng, đăng ký và ban hành thực hiện nội quy lao động theo NĐ 41/CP đến nay mới có 50 DNNN xây dựng và đăng ký với Sở LĐTB – XH còn lại các doanh nghiệp khác đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa xây dựng và làm các thủ tục đăng ký. - Nội dung xây dựng nội quy lao động ở các DN đã xây dựng còn mang nặng tính hình thức chung chung chưa cụ thể trong từng doanh nghiệp. - Hội đồng hòa giải ở các doanh nghiệp mới chỉ thànnh lập được ở 24 DN trong tỉnh và hoạt động chưa hiệu quả, vai trò của chủ doanh nghiệp và chủ công đoàn chưa được phát huy đầy đủ. 6. An toàn lao động và vệ sinh lao động. Theo quy định tại chương VI Bộ luật lao động và NĐ 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ, nhìn chung các doanh nghiệp đều cố gắng thực hiện đảm bảo cho an toàn sản xuất, số vụ tai nạn có xu hướng giảm, việc huấn luyện an toàn lao động nhất là các doanh nghiệp có yêu cầu về an toàn nghiêm ngặt được thực hiện tốt. 7. Bảo hiểm xã hội Trong điều kiện nền kinh tế, xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa phát triển mạnh nên số lao động thu hút vào làm trong các DN chưa nhiều, tỷ lệ lao động dư thừa và thiếu việc làm trong các đơn vị SXKD còn ở mức độ cao. Song kết quả thực hiện BHXH trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, số người, số đơn vị tham gia bảo hiểm năm sau cao hơn năm trước. Tính đến tháng 10 năm 2001 có 1388 đơn vị với tổng số 52.757 người tham gia BHXH trong đó: - Khu vực quản lý Nhà nước 27.257 người. - Cán bộ xã phường là 5072 người. - Khu vực SXKD: 20.426 người. Tổng nguồn thu bảo hiểm hàng năm trên 50 tỷ Phần II. Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. I. Khái quát tình hình lao động và việc làm. 1. Dân số và lao động. Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 1998 của liên ngành Lao động thương binh và xã hội – Cục thống kê và số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở của ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở của tỉnh Thái Bình như sau: Stt Chỉ tiêu ĐV Tính 1998 1/4/1999 1 Dân số Người 1.770.500 1.785.600 2 Nguồn lao động(số người từ 15 tuổi trở lên) Người 1.291.182 1.370.616 - Tỷ lệ so với dân số % 72,92% 73.23% 3 Lao động trong độ tuổi Người 1.028.689 1.035.648 - Tỷ lệ so với dân số % 58% 58% Như vậy, dân số toàn tỉnh năm 1999 là 1.785.600 người trong đó hơn 90% dân số và lao động tập trung ở khu vực nông thôn và nông nghiệp. Thái Bình có nguồn lao động dồi dào chiếm 73,23% (1999) trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 58% (khoảng hơn 1 triệu người), đây là yếu tố cơ bản để phát triển, đồng thời cũng là sức ép lớn về việc làm. 2. Chất lượng lao động. + Trình độ văn hoá: Trong tỉnh số người từ 15 tuổi trở lên có: - 26% tốt nghiệp PTTH - 50% tốt nghiệp PTCS - 15% tốt nghiệp tiểu học - 8,5% chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ + Trình độ chuyên môn kỹ thuật: số người từ 15 tuổi trở lên có: - 81,5% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo - 9,5% công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ - 5% trung cấp - 4% cao đẳng, đại học và trên đại học Nguồn lao động của tỉnh có trình độ văn hoá khá cao, nhưng số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao 81,5%, lực lượng khoa học công nghệ và CNKT nghiệp vụ thấp 9,5%, số người có trình độ trung cấp trở lên chiếm 9% tập trung chủ yếu vào các ngành giáo dục, công nghiệp, y tế và các cơ quan hành chính sự
Tài liệu liên quan