Đề tài Thực trạng giảm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước

Lạm phát và giảm phát là những vấn đề phức tạp cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát toàn cầu bởi vì giảm phát được hiểu là việc giảm liên tục nếu không khắc phục sẽ gây ra những tác hại lớn hơn cả lạm phát, cụ thể là nó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề giảm phát đòi hỏi một quá trình lâu dài, một sự phân tích mạch lạc, khách quan bởi chính bản chất phức tạp và kéo dài của giảm phát. Trên thực tế, trừ trường hợp các cuộc khủng hoảng chu kỳ hồi thế kỷ 19, giảm phát rất ít khi là một hiện tượng tự phát, mà thường là các biện pháp cố tình của Nhà nước nhằm hạn chế mạnh cầu và qua đó giảm những mất cân đối rất lớn. Ngày nay, giảm phát lại đang là trở lực kéo nền kinh tế của nhiều nước vào vòng xoáy suy thoái. Vấn đề này đã và đang làm đau đầu nhiều nhà kinh tế học và các nhà lãnh đạo trên thế giới, mặc dù đã có nhiều sự cố gắng suy nghĩ to lớn. Trong một thế giới không có ranh giới, trong điều kiện thương mại quốc tế, kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác động khủng hoảng có tính chu kỳ và dây chuyền của kinh tế các nước. Tuy giảm phát ở nước ta mới chỉ là nhất thời khó kèo dài với mức độ trầm trọng song nếu không thoát khỏi “vòng xoáy” giảm phát thì triển vọng phát triển về trung và dài hạn là hết sức khó khăn. Kích cầu là một biện pháp tất yếu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước nhằm thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát được một cách chặt chẽ các yếu tố gây tác động đến giá cả thị trường theo hướng tích cực. Những vấn đề được nêu ra có thể nắm bắt được bằng trực giác nhưng việc đi sâu nghiên cứu những mối quan hệ có tính định lượng thường xuyên giữa tiền tệ, sự tăng trưởng và giá cả là một việc làm còn quá nhiều mạo hiểm. Vì vậy, trong khuôn khổ một bài nghiên cứu khoa học, những vấn đề được trình bày dưới đây không nhằm kết thúc một sự phân tích ngắn gọn về giảm phát và các biện pháp kích cầu mà chỉ để nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của chúng trong những mối liên kết của nền kinh tế hiện đại. Trong quá trình thực hiện, bài viết của em không tránh khỏi có nhiều khiếm khuyết do sự hiểu biết còn hạn hẹp, vì vậy em rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt bài viết này.

doc28 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng giảm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan