Trong suốt qúa trình đánh giá cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ đạo đức thể chất cũng trở nên quan trọng và bức thiết. Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh : “Đáp ứng yêu cầu của con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm, thực trạng đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất mức độ phạm tội. Tình hình trẻ em phạm tội và các loại tệ nạn xã hội trong nhà trường xảy ra nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương trong cả nước với con số làm nhức nhối trong nhân dân, đó là số trẻ em (vị thành niên) phạm tội trung bình hàng năm chiếm từ 8 - 10% tổng số tội phạm, mà trước năm 1986 chỉ có 4,1%. Trước tình hình đó tâm lý học pháp lý có nhiêm vụ nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong hoạt động giáo dục cải tạo kẻ phạm tội nói chung và trẻ em vị thành niên nói riêng nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác để bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Điều quan trọng nhất ở nước ta khẳng định được “Tâm lý học tư pháp là một chuyên ngành còn mới mẻ trong hệ thống khoa học tâm lý, nhiêm vụ của tâm lý học tư pháp nghiên cứu những cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật (ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội, nhân cách của người phạm tội là vị thành niên nói riêng” và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
38 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
------
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên
Giáo viên hướng dẫn : Cô Hoàng Mộc Lan
Sinh viên : Lê Ngọc Thắng
Lớp : K46-Tâm lý học
Hà Nội, 04 - 2005
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tơi cô giáo Hoàng Mộc Lan và các thầy cô trong Khoa đã hướng dẫn chúng em tận tình, cùng với sự giúp đỡ của cơ quan Công an thị xã, công an tỉnh Hưng Yên.
Trong quá trình chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho chúng em những kiến thức Tâm lý cũng như kỹ năng bài và nghiên cứu Khoa học trong thời gian học tập và thực tập vừa qua.
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI GIÁO DỤC TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN
1. TÊN ĐỀ TÀI:
Giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt qúa trình đánh giá cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ đạo đức thể chất… cũng trở nên quan trọng và bức thiết. Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh : “Đáp ứng yêu cầu của con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm, thực trạng đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất mức độ phạm tội. Tình hình trẻ em phạm tội và các loại tệ nạn xã hội trong nhà trường xảy ra nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương trong cả nước với con số làm nhức nhối trong nhân dân, đó là số trẻ em (vị thành niên) phạm tội trung bình hàng năm chiếm từ 8 - 10% tổng số tội phạm, mà trước năm 1986 chỉ có 4,1%. Trước tình hình đó tâm lý học pháp lý có nhiêm vụ nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong hoạt động giáo dục cải tạo kẻ phạm tội nói chung và trẻ em vị thành niên nói riêng nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác để bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Điều quan trọng nhất ở nước ta khẳng định được “Tâm lý học tư pháp là một chuyên ngành còn mới mẻ trong hệ thống khoa học tâm lý, nhiêm vụ của tâm lý học tư pháp nghiên cứu những cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật (ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội, nhân cách của người phạm tội là vị thành niên nói riêng” và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Ở Việt Nam những chương trình nghiên cứu về “giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên” trong những năm qua là rất nhiều, có thể xếp đề tài đó theo các thời kỳ như sau : Từ năm 1954 - 1974 công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Từ 1975 đến nay là thời kỳ cả nước độc lập thống nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa dất nước phát triển. Mỗi một thời kỳ đều có một đặc điểm riêng, do những đặc điểm có sự chi phối riêng song vấn đề giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên có nhiều thay đổi, chuyển dịch.
- Từ năm 1954 đến năm 1975 mức độ phạm tội của trẻ em vị thành niên là rất ít
- Từ năm 1975 đến 1995 mức độ phạm tội của trẻ em vị thành niên có chiều hướng gia tăng.
- Từ năm 1977 đến nay trẻ em vị thành niên phạm tội tăng cao. Ngành Tâm lý học Việt Nam phát triển là một khoa học có cách nhìn nhận mới từ cách hiểu việc giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên trên phương diện lý thuyết thuần tuý đến cách hiểu việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên trong thực tế sáng tạo với các chương trình có giá trị lớn như : Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học đại cương, tâm lý học gia đình… đặc biệt trong Hiến pháp, các Bộ Luật hình sự (sửa đổi) đã mở ra giải pháp phòng chống tội phạm nói chung và giải pháp giáo dục trẻ em vị thành niên, giúp họ nhanh chóng tái hội nhập cộng đồng.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng về trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên.
Tìm hiểu môi trường xã hội, gia đình đối với giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Thực trạng trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên với những hoạt động tích cực của các ngành các cấp, các đơn vị công an, trường học.
Với trách nhiệm của mình góp phần giáo dục cải tạo các trẻ em hư, phạm pháp.
1.3. Mục đích nghiên cứu:
Ngành tâm lý học tư pháp có vai trò rất quan trọng trong giáo dục và cải tạo người phạm tội là vị thành niên tiến bộ trở lại hoà nhập cộng đồng. Viện nghiên cứu về giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên mang tính nhân văn, nhân đạo. Nhà nghiên cứu tâm lý học, sinh viên khoa tâm lý học cần tập trung vào mối quan tâm của gia đình, xã hội, phân tích những yếu tố văn hoá, xã hội từng giai đoạn lịch sử, trình độ hiểu biết pháp luật, và ý thức tuân thủ pháp luật để giúp trẻ em phạm tội, chủ động cải tạo, hoàn lương, trở thành thành viên tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Đối với tâm lý học tư pháp, rất quan tâm đến môi trường cải tạo trẻ em phạm pháp, đó là yếu tố môi trường xã hội tốt, tổ ấm gia đình, hoàn cảnh sống được thể hiện ở sự đầu tư của bố mẹ, trẻ em tiến bộ phần lớn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn không phải chỉ là đầu tư tiền bạc mà đầu tư thì giờ tâm trí tình cảm. Đối với con cái thì nhu cầu hàng đầu là được trưởng thành tiến tới tự lập.
Để làm việc này chúng ta những sinh viên tâm lý xác định đúng và nhìn nhận rõ ràng nguyên nhân vì sao một số các em vị thành niên hư phạm tội. Việc giáo dục cải tạo ra sao? Phương pháp nào đúng, hữu hiệu hơn - nắm và hiểu đầy đủ kiến thức pháp luật, tuyên truyền mọi người ý thức tuân thủ pháp luật qua đó khẳng định chế độ nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý xã hội bằng pháp luật, có nhiều ngnàh có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.
1.4 Khách thể nghiên cứu.
Ngày nay vấn đề giáo dục cải tạo người phạm tội nói chung và trẻ em vị thành niên phạm pháp nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu và đưa ra các phương pháp giáo dục cải tạo thích hợp, đã có những đóng góp xây dựng con người mới làm chủ và xây dựng đất nước. Vì vậy những người phạm tội, trẻ em vị thành niên phạm pháp được giáo dục cải tạo đó là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng con người mới có đạo đức, trí tuệ trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay. Nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục học, tâm lý học đã có thành công trong chiến lược xây dựng con người mới.
Qua nghiên cứu giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp chúng ta thấy được sự hình thành phát triển nhân cách con người phạm tội khi được sự giáo dục cải tạo là một nhiêm vụ nặng nề và lâu dài, đòi hỏi ở xã hội, gia đình và vai trò cá nhân vị thành niên vì mục tiêu chung vì sự tiến bộ của trẻ em vị thành niên.
Trên cơ sở nghiên cứu trẻ em vị thành niên cho phép chúng ta rút ra kết luận là các nhà khoa học, nhà giáo dục học, nhà tâm lý học tiếp tục có nhiều đề tài đóng góp vào việc xây dựng chiến lược giáo dục con người cho đất nước, có giải pháp khả thi trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên.
Thực tế hàng năm có rất nhiều trẻ em vị thành niên phạm pháp đã được về sống hoà nhập cộng đồng trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh. Kết quả đó trước hết là sự quan tâm đầy đủ của Đảng và Nhà nước đề ra các đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn, tại cộng đồng dân cư được sự quan tâm của xã hội, gia đình đối với việc giáo dục trẻ em vị thành niên. Đó là sự đóng góp của các nhà tâm lý học ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu mới đề ra nhiều giải pháp đúng và trúng trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên.
1.5. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ có số dân đông, số trẻ em vị thành niên phạm tội ra sao. Vai trò của cơ quan pháp luật và tình hình giáo duc, cải tạo ra sao, dư luận thái độ của người dân Hưng Yên với việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểmt trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Điều 20 Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000 qui định người từ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên.
Người chưa thành niên phạm pháp là người có những hiểu biết cần thiết về Tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên.
Để công tác giáo dục trẻ em vị thành niên có hiệu quả cần chú ý các vấn đề sau :
- Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
- Điều kiện sinh sống và giáo dục của gia đình, nhà trường.
- Có hay không có những người lớn tuổi xúi giục, dẫn dắt phạm pháp.
- Nguyên nhân và điều kiện phạm pháp.
Với mức độ phạm pháp tuỳ theo mà giáo dục tại gia đình hoặc giam giữ cải tạo ở trại, trường giáo dưỡng do pháp luật qui định, công tác giáo dục tốt, tội phạm được tha giam giữ. Ban Giám thị phối hợp với chính quyền, tổ chức xã hội và phường xã để giúp đỡ người đó trở về sống bình thường trong xã hội.
Khái niệm trẻ em phạm pháp : Là trẻ em phạm tội theo tâm lý học tội phạm đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội; trái với pháp luật và chịu hình phạt, hành động gây nguy hiểm, đe doạ sự ổn định an ninh cho xã hội, gây hậu quả, vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ.
Nói đầy đủ hơn: Trẻ em phạm pháp trước hết là có hành vi hoàn chỉnh, nó thoả mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm, chủ quan khách quan thông qua hành độngk phương tiện công cụ gây án (có mục đích, có chuẩn bị, tội vô cùng lớn).
Về mặt chủ quan : mục đích và động cơ phạnm tội tất cả mọi hành vi, hành động của con người đều ý thức hành động - Người làm pháp luật tìm động cơ để tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt. Động cơ biểu thị ra bên ngoài hành vi kẻ phạm tội như : trả thù, cướp…
Khi xem xét đánh giá kẻ phạm tội 2 mặt. Thông thường nó thống nhất cả chủ quan và khách quan. Để hiểu sâu về trẻ em phạm pháp ta cấn hiểu khái niệm tội phạm được ghi tại điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự. Do người có năng lực trách nhiêm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Vậy, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái với pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Đặc điểm của trẻ em vi phạm pháp luật: Trẻ em vi phạm pháp luật có hành vi trái với qui định của pháp luật và gây thiệt hại cho xã hội, như không tuân theo những quy định của pháp luật. Pháp luật qui định một đằng một số thanh thiếu niên lại làm một nẻo và có hành vi vi phạm đến tuân thủ pháp luật. Xâm phạm tới những quan hệ xã hội và pháp luật bảo vệ, gây cho những quan hệ xã hội những thiệt hại nhất định về vật chất hoặc phi vật chất. ví dụ như đua xe máy, đánh võng…
- Tính có lỗi của hành vi trong hành vi vi phạm đều trái với pháp luật. Biết sai nhưng vẫn làm đó là trái với pháp luật. Biết sai nhưng vẫn làm đó là cố ý: là thực hiện hành vi trái pháp luật tuy nhiên thấy được tính nguy hiểm đã để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Vô ý : là dạng trẻ em thiếu kinh nghiệm sống, khi thực hiện hành vi trái pháp luật không nhìn thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội. Mặc dù người đó có thể hiểu rõ hậu quả do gia đình, xã hội thông tin, xong không chịu học, chịu nghe, hoặc có thể cho rằng mình có thể khắc phục được hậu quả các loại phạm pháp mà các em vị thành niên thường phạm tội.
+ Hành vi phạm tội: là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự do người có trách nhiêm hình sự thực hiện một cách có ý hoặc vô ý xâm hại nhà nước xã hội chủ nghĩa. Có 4 đặc điểm không thể thiếu được trong việc qui định người phạm tội.
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra đe doạ gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa được luật hình bảo vệ.
+ Tính có lỗi : Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
+ Tính quy định trong bộ luật hình sự. Các hành vi bị coi là phạm tội đều phải được qui định trong bộ luật hình sự. Nếu không được quy định trong bộ luật hình sự thì không bị coi là phạm tội.
+ Tính chịu hình phạt. Tính chịu hình phạt cùng với tính quy định trong bộ luật hình sự là đặc điểm biểu hiện về mặt hình thức của tội phạm, phản ánh nội dung của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi. Đã là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi thì phải được qui định trong bộ luật hình sự và phải chịu hình phát và ngược lại.
Với đặc điểm trên với lứa tuổi từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi mà vi phạm pháp luật với 4 đặc điểm trên thì gọi là trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Để hiểu đầy đủ về trẻ em phạm pháp vị thành niên theo giáo trình môn học luật hình sự của trường Trung học An ninh nhân dân I Bộ Nội vụ qui định tuổi chịu trách nhiêm hình sự: Người từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiêm hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiêm hình sự về tội phạm điều 58 bộ luật hình sự.
Trong bộ luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên (vị thành niên) là người đã đến tuổi chịu trách nhiêm hình sự (đủ 14 tuổi) nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Theo giáo trình Tâm lý học pháp lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khoa Tâm lý học đánh giá vấn đề người chưa thành niên phạm tội - đánh giá dưới góc độ gia đình được phản ánh như sau :
Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi lớn: Từ nên kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do vậy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cũng như đời sống của mỗi gia đình được cải thiện rõ rệt. Nhưng đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, trẻ em vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội không chỉ tăng về số lượng mà còn cả về hình thức và qui mô phạm tội. Theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an, qua phân tích 1394 em phạm tội năm 1996 thì cơ cấu tội phạm như sau : 45,6% phạm tội trộm cắp, 12,3% phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống người thi hành công vụ và 10,6% phạm các tội khác. So với giai đoạn 1954 đến năm 1986 thì số người chưa thành niên phạm tội tăng lên rất nhiều. Về tệ nạn xã hội theo số liệu của cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động Thương binh - xã hội thì số thanh thiếu niên chiếm 85% tổng số người sử dụng ma tuý, trong đó 50,4% là trẻ em vị thành niên (tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã trung tâm công nghiệp, dịch vụ…).
Trước hiện trạng trên, khoa tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiến hành đề tài nghiên cứu “ảnh hưởng của gia đình đến hành vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên”. Qua kết quả điều tra tại trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình và trường phổ thông cơ sở Marie Quirie, qua điều tra 550 trẻ em tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình cho thấy 1/5 các em có bố mẹ hoặc anh chị em đã, đang phạm tội; gần 20% những đứa trẻ được tập trung cải tạo là có những người thân trong gia đình của mình từng phạm tội, có tiền án, đã và đang ở trại cải tạo. Trong khi đó trên số liệu đối chứng ở trường Marie Quirie thì không có một học sinh nào có bố, mẹ hoặc anh, chị, em đã và đang đi tù và cải tạo. Kết quả trên có thể đánh giá chính xác một số nhân tố từ phía giáo dục gia đình có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới trẻ như là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên.
1.2. Vai trò gia đình, xã hội với việc cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
* Định nghĩa : Hoạt động cải tạo là tổng hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân nhằm từng bước, cải tạo, giáo dục trẻ em vị thành niên tiến bộ, chấm dứt phạm pháp, hoặc hướng trở về với cộng đồng.
Đối với pháp luật giáo dục bằng hình phạt, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mà kẻ phạm pháp phải thi hành nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Mục đích của cải tạo, giáo dục phạm nhân được tổ chức đặc biệt ở trại cải tạo, thông qua giáo dục trên nhiều lĩnh vực và tác động của lao động cải tạo, dựa trên cơ sở tâm lý con người có khả năng thay đổi dưới tác động của môi trường bên ngoài được tổ chức thông qua các hoạt động và giao tiếp tại các trại cải tạo để đạt tới hiệu quả, làm cho phạm nhân có khả năng tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân để giải quyết các mâu thuẫn tình huống theo khuôn khổ pháp luật, đạo đức và luân lý trong qúa trình giáo dục cải tạo để trở thành người tiến bộ, mau chóng hoàn nương, trở về hoà nhập cuộc sống cộng đồng.
* Đặc điểm : Hoạt động cải tạo trẻ em vị thành niên gắn liền với sự quan tâm của Nhà nước, của tổ chức xã hội về cơ sở vật chất, đội ngũ quàn giáo ảnh hưởng trực tiếp tới kẻ phạm pháp.
Môi trường cải tạo giáo dục đặc biệt kẻ phạm tội ít được tiếp xúc với cuộc sống cộng đồng.
Ở trại cải tạo một mặt sự giáo dục và các biện pháp giáo dục nhân cách người quản giáo và sự quan tâm của họ tới phạm nhân cũng như lao động và ảnh hưởng tích cực của lao động dẫn đến sự xuất hiện các phẩm chất tâm lý tích cực ở phạm nhân. Mặt khác yếu tố trợ giúp như tình yêu gia đình và mong muốn đoàn tụ, sở thích sáng tạo cá nhân, nguyện vọng chính đáng muốn học nghề, tiềm năng sáng tạo của người phạm tội, mong muốn nâng cao trình đô học vấn v.v… đó là những tác động tích cực vào phạm nhân trong qúa trình tái hoà nhập xã hội của họ.
Đặc điểm nữa các chức năng của chế độ cải tạo cần phải xem xét trong sự thống nhất, trong mối liên quan và giao thoa lẫn nhau.
Dưới góc độ Tâm lý học pháp lý cần nắm vững đặc điểm giáo dục cải tạo kẻ phạm pháp trong đó có trẻ em vị thành niên phạm tội. Để đưa ra các hướng mới trong việc nghiên cứu qúa trình tái hoà nhập xã hội của phạm nhân với sự tham gia của các nhà tâm lý, các nhà tâm lý trị liệu để góp phần trong hoạt động cải tạo đạt hiệu quả.
Trong quá trình này, các Nhà nghiên cứu cần quan tâm đến cả vai trò của các tổ chức tôn giáo và người truyền đạo và xem họ như là một nhân tố tham gia trong qúa trình tái hoà nhập của phạm nhân (trích trong giáo trình Tâm lý học pháp lý do thày Nguyễn Hồi Loan và Đặng Thanh Nga biên soạn).
Để hoạt động cải tạo trẻ em vị thành niên có hiệu quả cần một loại giáo dục cải tạo cơ bản sau đây :
Phân tích các diễn biến tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp thường có biểu hiện, ngại học tập, ngại lao động, không tự chủ. Thích ăn chơi đua đòi, hoặc do bạn bè lôi kéo quen ăn trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc… Bởi vậy việc giáo dục trong xã hội được xã hội hoá gia đình, nhà trường kết hợp giáo dục, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương giáo dục bằng học tập văn hoá.
Lao động, học nghề.
Tham gia các hoạt động tập thể có lợi.
Cá nhân tự khẳng định rằng họ có thể trở thành người tiến bộ.
Việc giáo dục cải tạo trong trại cải tạo được tiến hành bởi sự hướng dẫn, chỉ bảo của người quản giáo với một số hoạt động sau:
Xây dựng uy tín với phạm nhân.
Xây dựng nhân cách mới cho phạm nhân bắt buộc cải tạo tốt, tiến bộ, không sợ học tập, lao động, hiểu được học tập, lao động, học nghề có thể ra x