Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty hóa chất - Bộ thương

Hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với nó là sự bung ra của hàng loạt các loại hình kinh doanh mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Tất cả làm cho nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh gay gắt hơn, khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều kiện không tránh khỏi, không ít các doanh nghiệp sa sút và đi đến phá sản. Nhưng cũng có các doanh nghiệp đứng vững được và ngày càng phát triển. Bởi vậy, một câu hỏi lớn nhất bao trùm đối với các doanh nghiệp là: Làm thế nào để doanh nghiệp luôn luôn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Câu trả lời của mỗi doanh nghiệp mặc dù rất khác nhau, song không một doanh nghiệp nào có thể phủ nhận rằng “để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh không còn con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, công ty Hoá chất đã có những chiến lược và nhiệm vụ kinh doanh riêng của mình để đứng vững trên thị trường. Với sự linh hoạt và nhạy bén của mình công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doc19 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty hóa chất - Bộ thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với nó là sự bung ra của hàng loạt các loại hình kinh doanh mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần... và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Tất cả làm cho nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh gay gắt hơn, khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều kiện không tránh khỏi, không ít các doanh nghiệp sa sút và đi đến phá sản. Nhưng cũng có các doanh nghiệp đứng vững được và ngày càng phát triển. Bởi vậy, một câu hỏi lớn nhất bao trùm đối với các doanh nghiệp là: Làm thế nào để doanh nghiệp luôn luôn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Câu trả lời của mỗi doanh nghiệp mặc dù rất khác nhau, song không một doanh nghiệp nào có thể phủ nhận rằng “để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh không còn con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, công ty Hoá chất đã có những chiến lược và nhiệm vụ kinh doanh riêng của mình để đứng vững trên thị trường. Với sự linh hoạt và nhạy bén của mình công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty hoá chất: Công ty hoá chất- Bộ thương mại với tên giao dịch quốc tế là CHEM CO có nguồn gốc ban đầu là trạm hoá chất ,trực thuộc công ty Ngũ kim –Bộ Nội Thương được thành lập vào tháng 6 năm 1958 . năm 1963 công ty thuộc quyền quản lý của cục Ngũ Kim-Bộ Nội Thương. Năm 1968 cục điện máy hoá chất trực tiếp quản lý công ty . Ngày 22 tháng 12 năm 1971 theo quyết định số 821- VT/QA thành lập công ty hoá chất trực thuộc công ty hoá chất vật liệu – Bộ vật tư. Tháng 7 năm 1985 đến 30 thâng10 năm 1990 sau khi giải thể tổ chức liên hiệp. công ty hoá chất thuộc tổng công ty hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí- Bộ vật tư. 9 năm1991 đến 9 năm 1994 công ty hoá chất trực thuộc tổng công ty hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí –Bộ thương mại.Tháng 10năm1994 đến nay công ty hoá chất trực thuộc Bộ thương mại Hiện nay công ty hoá chất có trụ sở tại 135 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội. 1.1.Nhiệm vụ của công ty hoá chất: Thực hiện chức năng hoạt động kinh tế của Bộ thương mại giao ,công ty có nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với các phòng ban chức năng của ngàng chủ quản để nhận thông tin và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao giao .Lập kế hoạch dài hạn ,trung hạn ,ngắn hạn và các kế hoạch tác nghiệp theo sự hướng dẫn của các nghành nghề và giám Đốc công ty theo cơ chế quản lý mới để có căn cứ lập kế hoạch phát triển lâu dài của công ty. Liên hệ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nướcđể khai thác mở rộng thông tin tiêu thụ và phát triển nguồn hàng .có nghĩa vụ sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn kinh doanh , đảm bảo kinh doanh có lãi, tránh để khách hàng chiếm dụng vốn , làm thất thoát vốn , đồng thời đẩy nhanh vòng quay của vốn. Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong nghành hoặc cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của nhà nước, các quy định của pháp luật. Đóng góp kịp thời, đầy đủ ngân sách cho nhà nước. 2.Thực trạng hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty: 2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Công ty hoá chất thực hiện chế độ quản lý theo chế độ của thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể, của toàn cán bộ công nhân viên toàn công ty. Giám đốc công ty là người đại diện tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quản lý sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Dưới giám đốc có ba phó giám đốc phụ trách ba mảng hoạt động của công ty. Một phó giám đốc phụ trách công tác xuất nhập khẩu, phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh nội địa, phụ trách các cửa hàng của các trung tâm.Mồt phó giám đốc phụ trách công tác liên doanh liên kết. 2.1.1Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của công ty: Phòng tổ chức hành chính. Các tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, xắp xếp cán bộ, theo dõi trả lương công nhân viên, đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, điều hành toàn bộ hoạt động chung của công ty. Phòng kế hoạch tổng hợp. Có nhiệm vụ xây dựng của công ty, đăng ký với cấp trên và giao kế hoạch cho các bộ phận trong công ty. Thống kê theo dõi dự thảo các phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Tập hợp kế hoạch thực hiện chung của toàn công ty. Về mặt pháp chế theo dõi mặt thực hiện các hợp đồng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Có chức năng tạo nguồn, mua các vật tư hoá chất và một số vật tư khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Có nhiệm vụ tập hợp các nhu cầu của các cửa hàng và khách hàng, dự toán và xác định nhu cầu vật tư mỗi loại, quan hệ cung cầu ở từng thời điểm để lên đơn hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu. Nắm bắt và xử lý thông tin về nguồn hàng và giá cả, nhu cầu để kịp thời điều chỉnh lượng hàng mua vào bán ra nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đáp ứng vật tư cho sản xuất và nhu cầu xã hội. Phòng kế toán tài chính. Hoạch toán đánh giá toàn bộ kết quả của công ty trong từng tháng từng quí tưng năm, xác định giá hợp lý trên cơ sở tập chi phí quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ thương mại ) và các cơ quan hữu quan (Ngân hàng, các tổ chức tài chính…) có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ tài sản là hàng hoá, nguồn vốn tự có, nguồn vốn bổ sung, nguồn vốn vay…tính toán các thương vụ kinh doanh của các cửa hàng trung tâm, đưa ra các phương án kinh doanh khả thi để bảo lãnh vay ngân hàng trong hiạt động kinh doanh có lợi, quản lý chi phí hợp lý và có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh Tổng kho Đức Giang. Có nhiêm vụ bốc xếp dự trữ hàng hoá, xuất nhập khẩu và bảo quản hàng hoá phục vụ cho công tác của toàn công ty. Xưởng sản xuất phụ làm nhiệm vụ sản xuất bao bì can nhựa phục vụ cho sản xuất kinh doanh axit sunphuric…nghiên cứu sản xuất kinh doanh một số hoá chất như phèn tép. Hai cửa hàng chủ yếu là bán hàng trong nước, mỗi cửa hàng được phân công bán một mặt hàng chủ yếu do công ty qui định. Những mặt hàng xuất khẩu chưa về, thiếu hoặc không mua được thì các cửa hàng có thể thu mua trong nước. Mô hình tổ chức bộ máy công ty hoá chất Bộ THƯƠNG MạI CÔNG TY HOá CHấT GIáM Đốc Phó GĐ phụ trách XNK Phó GĐ KD nội địa Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Tổng kho Đức Giang P .GĐ liên doanh liên kết Phòng Kinh doanh XNK Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Cửa hàng hoá chất VLĐ Trung tâm kinh doanh hoá chất TTKD chất dẻo vật tư TBĐ Phòng kế hoạch tổng hợp 2.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty. Một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty: Sút So đa 3 Nhựa PVC 4 Nhựa PE 5 Dầu dop Axit sunphuric Paraphin Natri nitric Natri sunphat Natri polyphotphat Amôn sunphat Axit sunphuric Pêrô các loại Quặng các loại Phèn Kẽm thổi Quặng cromit Thị trường xuất nhập khẩu của công ty: Đối với công ty thị trường xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở để có thể xác định được quan hệ cung cầu từ đó công ty có các phương án hoạch định kinh doanh cho phù hợp với từng mặt hàng. Song việc nghiên cứu thị trường là vấn đề hết sức phức tạp, nó phong phú và đa dạng nên không tìm hiểu và phân đoạn thì có thể sẽ bị lệch hướng tốn nhiều cổ phần với công ty thì công việc chính là xuất nhập khẩu do đó việc nghiên cứu càng có ý nghĩa Thị trường xuất khẩu: do định hướng cân đối của Bộ thương mại nên hoạt động xuất khẩu không được trú trọng , nhưng phương hướng của công ty là sẽ tìm ra những giải pháp để từng bước nâng cao tỉ trọng hàng xuất khẩu. Đặc biệt là quặng cromit chỉ từ năm 1998 công ty mới được Bộ thương mại chính thức cho phép xuất khẩu với số lượng lớn, với giá trị xuất khẩu đạt 18,6 tỉ đồng việt nam. Nhưng đến năm 2003 giá trị xuất khẩu đạt 21 tỷ đồng việt nam. Hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều hạn chế nhưng lượng hàng xuất ra đã thu được kết qủa đáng kể, nó đánh dấu một bước chứng tỏ rằng công ty cần phát huy thêm sức mịnh của mình để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và mở rộng thị trường sang các nước khác. Thị trường nhập khẩu:Cùng với định hướng cân đối kim nghạch nhập khẩu của đất nước trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, bô. thương mại đã cho phép CHEMCO đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu để cân đối những nghành chỉ xuất khẩu. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xút và sô đa. Năm 2003 khối lượng nhập khẩu của xút là44388 tấn, sô đa là 13455 tấn. Mặc dù 2 mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng hiệu quả kinh doanh lại không cao bằng các mặt hàng hoá chất khác. Nhưng công ty vẫn phải coi là hai mặt hàng chính bởi vì nó cung cấp cho tất cả các nhà máy công nghiệp ở các tỉnh phía bắc, đồng thời cũng là nhiệm vụ mà bộ thương mại giao cho công ty. Trung Quốc là thị trường truyền thống nhập khẩu hai mặt hàng chủ lực là xút và sô đa. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Thị trường tiềm năng chính của công ty là Hồng Kông, Malaisia, Singapore, Đài loan, Đức, Nhật. Đây là thị trường thứ hai đối với mặt hàng nhập khẩu. Thị trương này cũng rất lớn mạnh, ở đây họ cung cấp cho công ty những mặt hàng hoá chất chủ lực như: Phooc mon, diêm sinh… mà công ty còn thiếu vì thị trường Trung Quốc chưa cung cấp đủ. Ngoài ra, thị trường châu âu, châu mỹ doanh nghiệp cũng có hướng đón bắt bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ để nhập khẩu một số mặt hàng hoá chất khan hiếm như: Bột thuỷ ngân 2.3.Lao động và cơ cấu lao động của công ty: CHEMCO là công ty có quy mô kinh doanh tương đối lớn. Tính đến năm 2003 công ty có 340 cán bộ công nhân viên trong đó, 59% là cán bộ công nhân viên nam, 41% là cán bộ công nhân viên nữ. Tuổi đời trung bình của cán bộ công nhân viên là 35 tuổi, trong đó trình độ đại học chiếm 36%, công nhân bậc cao chiếm 26,4%. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tại của công ty với sự phân công bố trí tương đối hợp lý của ban lãnh đạo đã cho phép công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển. Song bên cạnh đó cũng có những vấn đề đặt ra đối với công ty trong quá trình hoạt động như: do sự chuyển nghành và đi học nâng cao trình độ của một số cán bộ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của công ty. Vì thiếu những cán bộ có năng lực, những thợ lành nghề nên đã gây ra sự trì trệ trong công việc cũng như giải quyết những công việc phát sinh. Thêm vào đó, trong công ty còn một số cán bộ công nhân viên là những người được chuyển sang từ chế độ bao cấp nên còn nặng tính bảo thủ trì trệ, không năng động sáng tạo nên rất khó cho việc bắt kịp với tốc độ công nghiệp hoá hiện nay. 2.4 Tình hình tài chính của công ty: Nguồn vốn: CHEMCO là một doang nghiệp nhà nước, từ nhiều năm trước đây nguồn vốn nhà nước cung cấp cho công ty là rất hạn chế trong khi, nhiệm vụ kinh doanh ngày lớn. Để có đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: Công ty vay ngân hàng, công ty tập trung khai thác nguồn vốn của nhà nước, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công ty. Năm Vốn cố định Vốn lưu động Lơị nhuận Nộp ngân sách 2001 6.750 11.542 1.315 8.800 2002 6.812 12.850 1.356 9.950 2003 7.050 13.210 1.415 10.085 Quý I năm 2004 7.100 13.850 1.490 10.152 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: (Đơn vị tính: triệu đvn) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Tổng doanh thu 246.000 250.000 259.151 2 Doanh thu thuần 244.890 245.346 256.559 3 Giá vốn hàng bán 227.364 225.600 233.857 4 Lãi tức gộp 17.525 19.740 20.462 5 Chi phí bán hàng 16.117 18.732 19.435 6 Lợi tức thuần từ HĐKD 1.048 1.021 1.122 7 Lợi tức từ HĐTC 149 131 145 8 Tổng lợi tức trước thuế 1.258 1.302 1.403 9 Thuế lợi tức phải nộp 566 517 563 10 Lợi tức sau thuế 692 632 681 11 Tổng quỹ lương 4.690 3.870 4.694 12 Tiền thưởng 55 51 57 13 Tổng thu nhập 4.746 3.920 4.576 Những kết quả đạt được của công ty : Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, được Nhà Nước cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với các khách hàng nước ngoài công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan. Phương châm kinh doanh của công ty là kết hợp sản xuất và kinh doanh, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả và an toàn. Chính vì mục tiêu này công ty rất coi trọng quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước đồng thời cung ứng kịp thời các mặt hàng cho các đơn vị sản xuất. Công ty quan tâm đến năng xuất lao động bằng cách cố gắng đào tạo, bồi dưỡng năng lực trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Điều này mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của công ty. Về mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty vẫn giữ được vị thế kinh doanh trên thị trường điều này chứng tỏ công ty đã đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Những hạn chế : Là một doanh nghiệp thương mại nhưng công ty lại hết sức khó khăn về vốn, công ty thường xuyên bị động, phải vay ngân hàng với lãi xuất cao thời hạn ngắn nên đã dẫn đến tình trạng phải trả theo đúng thời gian khi mà vốn chưa sinh lời. Mặt khác, việc mở LC của ngân hàng không được thuận lợi nên làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu những lô hàng lớn. Khó khăn nữa là trong công tác xuất nhập khẩu của công ty hiện nay, mặc dù do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hiện nay tuy đã được nâng lên nhưng chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu của công tác kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời kỳ đổi mới. Việc thu nợ của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. 3. Những kiến nghị về phương hướng phát triển và giải phát tháo gỡ khó khăn của công ty: 3.1. Kiến nghị về phát triển của công ty trong thời gian tới: Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch năm 2004 được bộ thương mại giao, căn cứ vào đặc điểm thuận lợi, khó khăn của công ty và dự đoán khả năng phát triển của thị trường, công ty xác định phương hướng nhiệm vụ của mình như sau Công tác sản xuất kinh doanh: coi trọng và phát triển thị trường trong nước củng cố và giữ vững các khu vực thị trường mà công ty đã xác lập được chổ đứng trong những năm qua, tích cực mở rộng thị trường kinh doanh đặc biệt là thị trường phía nam và thị trường xuất nhập khẩu để góp phần tăng doanh số bán hàng. Giữ vững thị trường nhập khẩu lớn và ổn định là Trung Quốc, đồng thời tích cực tìm hiểu mở rộng các thị trường mới: ASEAN, Nhật Bản, EU. Phối hợp chặt chẽ giữa nhập đường biển với nhập qua đường biên giới Việt-Trung, để tạo nguồn hàng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Trong mua nội, cần tăng cường bám sát cơ sở sản xuất để mua các mặt hàng phục vụ xuất nhập khẩu như quặng crômit, than gáo dừa đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng và mở thêm các mặt hàng khác để tăng xuất khẩu. Công tác bán hàng: Công ty cần tiếp tục củng cố và nâng cao chữ tín đối với bạn hàng. Các đơn vị cần tích cực mở rộng quan hệ để tìm kiếm bạn hàng mới, tìm hiểu nắm trắcvề triển vọng phát triển và triển vọng và khả năng thanh toán của bạn hàng để có biện pháp xử lý thích hợp. Nghiên cứu phân công lại bạn hàng và thực hiện chuyên môn hoá các mặt hàng chủ yếu để tăng sức cạnh tranh. Phấn đấu duy chì được số khách hàng mua lớn và ổn định từ 65% - 70% doanh sổ bán hàng năm. Giữ vững định hướng mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hoá chất chiếm tỷ trọng 75% - 80% còn các hàng ngoài ngành từ 20% - 25% doanh số bán. Đẩy mạnh kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng có khả năng tăng trưởng như: các kim lọai màu, hợp kim đen, quặng Cromít. Các đơn vị bán hàng phải có biện pháp kiên quyết để thu tiền, trường hợp bán chịu phải nắm chắc khả năng thanh toán của khách hàng, đồng thời phải thực hiện đúng qui định về ký kết hợp đồng của công ty ban hàng. Công tác tài chính kế toán. Lo đủ vốn cho kinh doanh, xây dựng cho phương án giảm chi phí, quản lý thu hồi nợ, quản lý sử dụng vốn vừa đảm bảo sự chặt chẽ, vừa phát huy được vai trò chịu trách nhiệm và tính năng động sáng tạo của các đơn vi kinh doanh trong công ty nhằm đảm bảo sự an toàn và phát triển được vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Tổ chức cán bộ. Tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực cho các đơn vị kinh doanh trực tiếp và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, các cửa hàng và các trung tâm kinh doanh. Mạnh dạn đầu tư cho tổ đại diện phía Nam thành văn phòng đại diện để đẩy mạnh bán hàng ngoài ngành, tìm nguồn hàng và thị trường xuất khẩu. Khi đủ điều kiện khẳng định thị trường thì chuyển thành chi nhánh công ty hoá chất tại TP. HCM. Tiếp tục sắp xếp lao động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, giảm bới lao động ở các bộ phận hành chính phục vụ. Thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, lựa chọn và mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ mới đảm bảo yêu cầu kinh doanh. Kiên quyết thay thế, miễn nhiệm những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công tác thấp . Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế . 3.2. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn: 3.2.1. Điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh Công ty cần khẩn trương hoàn thiện chiến lược kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Tập trung vào chiến lược thị trường, chiến lược về bán hàng và chiến lược về mặt hàng. Về thị trường xuất khẩu, phân tích lựa chọn và xác định được thị trường mục tiêu của công ty.Đó là thị trường trọng điểm có nhu cầu lớn, có tiềm năng lớn, có thể làm ăn lâu dài. Hiện nay công ty đang xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là chính, thị trường này có nhiều tiềm năng,do đó cần cũng cố để giữ vững và mở rộng buôn bán với thị trường này. Tuy nhiên công ty cần đầu tư đủ số lượng để xâm nhập vào thị trường Nhật Bản và sớm tiếp cận với thị trường Bắc Mỹ. Về thị trường nội điạ : Hiện nay, công ty đã có vị thế ở khu vực miền Bắc, cần tiếp tục cũng cố giữ vững, sau công ty cần mạnh dạn đầu tư thâm nhập và mở rộng thị trường bán hàng ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, khu vực này có nhiều khu công nghiệp quan trọng đang hoạt động có sức mua lớn hơn nhiều so với Miền Bắc. Trong chiến lược về thị trường nội địa công ty cũng cần chuyển hướng và nắm bắt nhanh những nhu cầu của thi trường nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi đang và sẽ được ưu tiên đầu tư trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tổ chức thông tin, dự báo và phân tích hoạt động kinh tế. Trong xu thế thị trường luôn biến động, việc nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác là một nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy công ty cần đầu tư xây dựng hệ thống thu nhập thông tin và bố trí cán bố có trình độ đảm nhận công việc này.Cần có quan hệ thường xuyên với các trung tâm thông tin thương mại, công ty, cố vấn, các cơ quan thương mại của Đại Sứ Quán Việt Nam ở các nước để nhận được các tư liệu về giá cả thị trường,về tình hình các hãng thương mại quốc tế mà công ty có quan hệ. Cần đầu tư xây dựng hệ thống thông tin qua mạng Internet. Việc thu thập thông tin phải được xử lý để đưa ra những dự báo có cơ sở tin cậy để giúp công ty kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình. Trong từng thời qúy công ty cần tiến hành phân tích tài chính và đánh giá diễn biến của hoạt động kinh doanh. Để sự phân tích được đánh giá chính xác và khách quan, ngoài việc sử dụng bộ máy của công ty, công ty cần sử dụng thêm các công ty kiểm toán, dịch vụ và các chuyên gia quản lý. Về nguồn vốn . Nguồn vốn là điều kiện rất quan trọng của quá trình kinh doanh, nó không những thể hiện sức mạnh của công ty mà còn quyết định đến sự an toàn của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với công ty CHEMCO thì nguồn vốn đang là bức xúc nhất. Thực trạng cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty đang hết sức hạn chế, đây là nguyên nhân chính làm cho công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế.Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp thì việc khai thác tối đa của nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Khai thác tối đa các nguồn vốn: Để khai thác tối đa các nguồn vốn kinh doanh cho mình thì trước h
Tài liệu liên quan