Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Saigon

Thực hiện theo đúng kế hoạch của trường và Khoa Quản Trị Kinh Doanh Công Nghiệp Xây dựng. Được sự chấp nhận của cơ quan thực tập, em đã đến và thực tập tại công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội Trụ sở giao dịch tại số123, phố Trung Kính, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong quá trình thực tập ở công ty em đã cố gắng để vận dụng kiến thức đã học trong suốt bốn năm ở trường để giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên công ty, cán bộ hướng dẫn, sau hơn một tháng thực tập tại công ty em đã thu thập được một số thông tin cơ bản về công ty và hoàn thành báo cáo thực tập với ba phần sau:

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Saigon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện theo đúng kế hoạch của trường và Khoa Quản Trị Kinh Doanh Công Nghiệp Xây dựng. Được sự chấp nhận của cơ quan thực tập, em đã đến và thực tập tại công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội Trụ sở giao dịch tại số123, phố Trung Kính, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong quá trình thực tập ở công ty em đã cố gắng để vận dụng kiến thức đã học trong suốt bốn năm ở trường để giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên công ty, cán bộ hướng dẫn, sau hơn một tháng thực tập tại công ty em đã thu thập được một số thông tin cơ bản về công ty và hoàn thành báo cáo thực tập với ba phần sau: I. Tổng quan về công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon III. Định hướng phát triển của công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon Trong quá trình viết báo cáo em đã nhận được nhiều sự đóng góp, khích lệ của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Kế Nghĩa. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo , ThS.Nguyễn Kế Nghĩa, Ban giám đốc Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN 1.1.Thông tin chung về công ty Tên công ty + Tên thương mại: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SAIGON + Tên Tiếng Anh: SAIGON PLANT PROTECTION JOINT STOCK COMPANY + Tên viết tắt SPC Hình thức pháp lý + Công ty Cổ phần + Vốn diều lệ: 81.000.000.000 (Tám mươi mốt tỷ VN) + Mã số thuế: + Tài khoản ngân hàng: Địa chỉ giao dịch + Trụ sở giao dịch: Khu phố 1, Đường Nguyễn Văn Quỳ, Phường Tân Thuận Đông Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. + Điện thoại: +84(8)38733295- 38731140 + Fax: +84(8)38733003 + Webside: www.spchcmc.com.vn 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Giai đoạn 1989- 1993: Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn tiền thân là nhà máy thuốc trừ sâu Saigon trực thuộc chi cục Bảo Vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 369/NN/QĐ của Sở Nông Nghiệp và PTNN Tp.HCM. Nhà máy hoạt động dưới hình thức bảo sổ cho Chi cục Thực Vật Tp.HCM. Tuy hoạt động trực thuộc chi cục bảo vệ thực vật Tp.HCM và chỉ mới sản xuất vài loại thuốc theo quy trình công nghệ của công ty Rhone Poulenc, nhưng do nhu cầu thị trường tăng nhanh nên sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được tiêu thụ mạnh, nhà máy hoạt động mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy ngày 18/02/1993 nhà máy chuyển thành Xí nghiệp thuốc trừ sâu Saigon, trở thành đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. - Giai đoạn 1993-1994: Sau một năm đi vào hoạt động, Xí nghiệp hoạt động đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao. Xí nghiệp bắt đầu mua sắm dây truyền công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Đòi hỏi có sự phát triển mới phù hợp vói yêu cầu phát triển của xí nghiệp. Giai đoạn 1994- 2004: Ngày 22/04/1994, theo quyết định số 1177/QĐ-UB-NC của UBND Tp.HCM, Xí nghiệp Thuốc trừ sâu Sài Gòn chính thức trở thành Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, tên giao dịch Saigon Pesticide Company, biểu trưng SPC bắt đầu được sử dụng từ đó với hình vuông và hình tròn thể hiện cho Đất và Trời, nhánh lúa biểu hiện nền văn minh lúa nước, 53 hạt lúa vàng tượng trưng cho 53 tỉnh thành phố của Việt Nam. Sâu sắc hơn, biểu trưng công ty còn thể hiện triết lý Phương Đông: Thiên thời- Địa lợi- Nhân hòa. - Giai đoạn 2004- 2008: Đến ngày 30/06/2004, theo quyết định số 3131/QĐ-UB của UBND Tp.HCM. Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn đã chính thức đổi tên thành: Công ty TNHH 1 Thành viên Bảo Vệ Thực Vật SaiGon- Saigon plant Protection State Limited Company. Công ty hoạt động có hiệu quả cao, không chỉ mở rộng hoạt động trên địa bàn trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Năm 2006, Công ty đầu tư thành lập Công ty Nông Nghiệp Saigon-paksé (Tên viết tắt là SPAgri) tại Tỉnh Chămpasak, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, nay đổi tên thành Công ty TNHH BVTV Saigon tại Lào. Do nhu cầu thị trường tăng nhanh, sản phẩm công ty được người tiêu dùng ưa chuộng. Ban giám đốc công ty thấy được tiềm năng của sản phẩm, tiềm năng thị trường nên năm 2007 đã quyết định đầu tư thành lập Xí nghiệp thuốc Bảo Vệ Thực Vật Saigon tại khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm 2007, công ty được phê duyệt chuyển đổi Công ty TNHH một Thành viên BVTV Saigon thành Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon. - Giai đoạn 2008 đến nay: Ngày 25/01/2008 đưa ra đấu giá cổ phần của công ty, Ngày 09/6/2008, Đại hội cổ đông lần đầu của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn được tổ chức thông điều lệ tổ chức hoạt động. Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài gòn chính thức hoạt động theo mô hình mới kể từ ngày 14/6/2008 căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103010609 ngày 14/6/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp, tên giao dịch là Saigon Plant Protection Joint Stock Company. Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được từ các cổ đông đầu tư mở rộng quy mô, phát triển hệ thống phân phối mở rộng thị trường. Trong khi các doanh nghiệp khác phải cố gắng duy trì ổn định, thậm chí là thu hẹp quy mô do cuộc khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện năm 2009, tăng từ 15 lên 20 chi nhánh, từ năm cửa hàng siêu thị lên 12 cửa hàng siêu thị và hệ thống các đại lý tăng lên đáng kể. Dưới đây là hệ thống các đại lý của công ty Bảng 1: Hệ thống các đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp bảo vệ thực vật Saigon - Trạm dịch vụ bảo vệ thực vật - Trung tâm dạy nghề sinh vật cảnh - Chi nhánh Lâm Đồng- NT.Hoa DASAR - Chi nhánh Đức Trọng - Chi nhánh Hà Nội - Chi nhánh Nghệ An - Chi nhánh Thanh Hóa - Chi nhánh Đà Nẵng - Chi Nhánh Gia Lai - Chi nhánh Đaklak - Chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu - Chi nhánh Cần Thơ - Chi nhánh Long An - Chi nhánh Vĩnh Long - Chi nhánh Đồng Tháp - Chi nhánh Bạc Liêu - Chi nhánh Kiên Giang - Chi nhánh Khánh Hòa - Chi nhánh Tiền Giang - Chi nhánh An Giang - Công ty TNHH Bảo Vệ Thực Vật tại Lào - Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon tại Campuchia Nguồn: phòng nhân sự II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN 2.1. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm Để thuận tiện cho việc phát triển sau này, công ty đã đăng ký một hệ thống các danh mục ngành nghề kinh doanh. Cho thấy tầm nhìn xa của doanh nghiệp trong tương lai. Ngành nghề kinh doanh của công ty theo danh mục đăng ký gồm nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. + Sản xuất, gia công, mua bán phân bón, giống cây trồng + Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật + Sản xuất, mua bán thuốc thú y thủy sản + Kinh doanh thuốc thú y + Mua bán, gia công, chế biến nông sản + Mua bán bình xịt thuốc và phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ngành công nông nghiệp, hóa chất (trừ hóa chất có tình độc hại mạnh) + Dịch vụ tư vấn về trồng trọt + Dịch vụ xông hơi khử trùng + Dịch vụ xử lý chất thải, phân tích mẫu hóa chất + Đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và kỹ thuật phát triển máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp + Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế + Kinh doanh cơ sỡ lưu trú du lịch: khách sạn, nhà hàng ăn uống (không hoạt động khách sạn, nhà hàng tại trụ sở + Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp + Đại lý kinh doanh xăng dầu Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon là công ty sản xuất, nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất sản phẩm, phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống kênh phân phối, các chi nhánh, văn phòng đại diện đến các đại lý rồi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng, trong đó thuốc bảo vệ thực vật là chủ yếu, là sản phẩm chính của công ty từ năm 1989 đến nay. Thuốc Bảo Vệ Thực Vật có các dòng sản phẩm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ. Giống cây trồng có hạt giống và cây trồng. Công ty hoạt động từ rất sớm đã tạo uy tín, thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường. Dòng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chiếm 85% tổng doanh thu của công ty, trong đó dòng thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm tới 60% doanh thu thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm thuốc trừ sâu góp phần vào việc diệt trừ sâu bọ, thu hoạch đạt hiệu quả cao. Sản phẩm rất đa dạng, dùng cho nhiều loại cây trồng, hoa màu khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau của sâu bọ nhằm tiêu diệt tận gốc dịch hại. Dòng thuốc trừ sâu bán rất chạy trên thị trường, không giống như thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu cho thấy ngay tác dụng của thuốc, nên được người nông dân rất tin dùng. Sản phẩm thuốc trừ sâu bán chạy nhất hiện nay có Secsaigon dạng gói và đóng chai, ngoài ra còn Bascide dạng đóng chai. Bacide là thuốc trừ rầy, trừ trên cây lúa hay trên cây thuốc lá. Hiện nay Bacide chiếm là một trong 5 sản phẩm bán chạy nhất thị trường, và là sản phẩm thuốc trừ sâu bán chạy số hai sau Secsaigon. Sản phẩm Secsaigon là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, thị trường rất ưa chuộng sản phẩm này đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Doanh thu của sản phẩm Secsaigon vẫn duy trì tỷ trọng từ năm 2000 đến nay, trung bình chiếm 7% tổng doanh thu của cả công ty, và chiếm tới 9% doanh thu tại thị trường Miền Bắc. Năm 2009 Secsaigon có doanh thu lên đến 108.420 tỷ đồng. Thuốc trừ bệnh hay còn gọi là thuốc trừ nấm được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Thuốc không những có khả năng phòng trừ nấm mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây bệnh cho cây trồng. Thuốc trừ bệnh có hai nhóm là thuốc có tác dụng phòng bệnh và thuốc có tác dụng trừ bệnh. Như trên đã nói, thuốc trừ bệnh là sản phẩm trừ các loại vi sinh vật, tác dụng của thuốc là lâu dài, người nông dân rất khó nhận biết được tác dụng của thuốc, nhất là đối với thuốc trừ bệnh có tác dụng phòng bệnh. Sản phẩm thuốc trừ bệnh bán chạy nhất là Vanicide. Trong đó có hai dạng là Vanicide 5WP; 150WP dạng gói và Vanicide 5SL; 3SL dạng chai. Tỷ trọng doanh thu hàng năm của Vanicide chiếm tới 5% trên tổng doanh thu của công ty. Năm 2009 sản phẩm đạt doanh thu là 77.442 tỷ đồng. Thuốc trừ cỏ có tác dụng diệt trừ cỏ giúp cây trồng phát triển, tránh sự cạnh tranh của cỏ dại. Sản phẩm thuốc trừ cỏ có nhiều loại có tác dụng diệt trừ trên mọi giai đoạn phát triển của cỏ như giai đoạn cỏ mới mọc, tiền nảy mầm và giai đoạn cỏ đã mọc lên cao. Có hai nhóm sản phẩm chính là thuốc trừ cỏ chọn lọc và không chọn lọc. Thuốc trừ cỏ chọn lọc có tác dụng chọn lọc diệt trừ cỏ, không tác động đến cây trồng. Thuốc trừ cỏ không chọn lọc không những diệt trừ tất cả các loại cỏ dại mà còn có hại cho cây trồng, thuốc này sử dụng khi cải tạo lại ruộng đất. Hiện nay hai sản phẩm thuốc trừ cỏ bán chạy nhất trên thị trường là Liphoxim và Mizin, Mizin là sản phẩm dạng gói có tác dụng diệt trừ cỏ dại ở Ngô còn Lyphoxim là sản phẩm dạng chai diệt trừ các loại cỏ cạn. Sản phẩm Lyphoxim bán rất chạy trên thị trường, doanh thu sản phẩm trung bình hàng năm chiếm tới 15% tổng doanh thu công ty, trong năm 2009 doanh thu sản phẩm lên đến 232326 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng gay gắt. Sản phẩm của công ty phải cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty đã chiếm được lòng tin của người nông dân, mặc dù cạnh tranh gay gắt song những dòng sản phẩm chính vẫn có doanh thu tương đối ổn định. Những năm trước, công ty chỉ sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hiện nay công ty đã mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới đó là giống cây trồng. Mặc dù chuyển sang lĩnh vực này chưa lâu, song doanh thu hàng năm chiếm đến 15% tổng doanh thu toàn công ty. Nhận thấy sự thiếu hụt về giống cây trồng ở Việt Nam, công ty đã đầu tư nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại giống cây trồng đáp ứng được nhu cầu giống của nông dân. Trong tình hình cạnh tranh trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng gay gắt, doanh thu ngành giống cây trồng sẽ góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời giúp công ty đứng vững trên thị trường sản xuất chính của mình. 2.1.2. Đặc điểm thị trường Sứ mạng công ty theo đuổi chính là: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng thỏa mãn ước vọng vì một nền nông nghiệp xanh và bền vững. Để nhằm mang đến sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng công ty đã không ngừng cải tiến thiết bị dây chuyền hiện đại, hợp tác với các đối tác uy tín. Công ty có quan hệ với các đối tác hàng đầu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống, công cụ dụng cụ từ 20 quốc gia trên thế giới. Không chỉ phân phối các sản phẩm, công ty còn tổ chức các đội “Bác sĩ cây trồng”, hàng ngày đi đến ruộng, tiếp xúc trực tiếp với nông dân để thăm hỏi, giải đáp và tư vấn các biện pháp liên quan đến kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật. Việc làm này giúp trồng trọt thu được kết quả cao, nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý và bà con nông dân. Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành thuốc Bảo vệ thực vật chậm lại. Những năm 2000-2004 tốc độ tăng trưởng là 5%/năm, năm 2004-2008 tốc độ tăng 0.87%/năm. Nhu cầu về thuốc BVTV của nước ta hiện nay là 50.000 tấn/năm trong đó thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60%. Trong năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu lên đến 419 triệu USD, tăng 6.47% so với năm 2007. Riêng 5 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu là 187,7 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu, thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu trên thị trường Trung Quốc, Ấn độ, Thụy Sỹ, Singapore và Đức. Trong năm 2009 các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được hơn 62 nghìn tấn thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công ty Cổ phần BVTV Saigon chiếm đến hơn 10% thị trường thuốc BVTV trong nước. Trong 21 năm hoạt động , công ty đã mở rộng thị trường từ việc sản xuất, phân phối duy nhất cho thị trường Tp.HCM đến nay công ty đã phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Công ty có hơn 20 đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước với hơn 80 sản phẩm được phân phối ở bốn quốc gia Đông Nam Á, thị trường nước ngoài là Lào, Campuchia và Myanmar. Định hướng trong những năm tới, công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đến năm 2020 trở thành Công ty dịch vụ Nông nghiệp nhiệt đới hàng đầu Nơi tiên phong ứng dụng các phát minh và công nghệ mới. 2.1.3.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty sẽ giúp công ty quản lý một cách chặt chẽ nhất mọi hoạt động của công ty. Công ty có quy mô nhỏ thì hệ thống các phòng ban cũng đơn giản, một công ty lớn cần có một mạng lưới quản lý lớn đảm bảo hoạt động của hệ thống. SPC có quy mô tương đối lớn với hệ thống chi nhánh, siêu thị trên cả nước và nước ngoài. Để đảm bảo mọi hoạt động của công ty được diễn ra một cách liên tục, quản lý một cách tốt nhất công ty đã lựa chọn tổ chức hệ thống các phòng ban làm nhiệm vụ chuyên biệt, các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau như phó giám đốc đầu tư, phó giám đốc thường trực, phó giám đốc kinh doanh trong nước, phó giám đốc kinh doanh nước ngoài. Các phó giám đốc báo cáo trực tiếp với giám đốc, giúp giám đốc giảm tải công việc. Cơ cấu tổ chức bộ máy chuyên nghiệp giúp cho việc thực hiện công việc nhanh chóng đáp ứng nền kinh tế thị trường. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông Hộ đồng quản trị (chủ tịch Giám đốc Phó Giám đốc Đầu tư Phó Giám đốc thường trực Phó Giám đốc KD trong nước Phó Giám đốc KD nước ngoài P. Đầu tư P. XNK cung ứng nông sản P. Vật tư giao nhận P. Kế toán tài chính P. Kế hoạch kinh doanh P. Phát triển thị trường P. Quảng bá P. Nghiên cứu phát triển P. Tổ chức hành chính Ban công nghệ thông tin Ban kiểm toán nội bộ Xí nghiệp BVTV Saigon Các chi nhánh Trạm dịch vụ BVTV Hệ thống cửa hàng, siêu thị NN Nông trại nông nghiệp Các đơn vị nước ngoài Các đơn vị góp vốn đầu tư Hội đồng quản trị gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền và nghĩa vụ đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh của công ty. Thảo luận các vấn đề như đánh giá các báo cáo tài chính trong năm, quyết định mức cổ tức của cổ phiếu, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ, đặc biệt có quyền bầu, bãi nhiệm thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Ban kiểm soát gồm ba thành viên, có quyền và nghĩa vụ theo dõi mọi hoạt động của hội đồng quản trị và báo cáo nếu có sai phạm xảy ra. Hội đồng quản trị gồm năm thành viên, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị là Ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng. HĐQT có nhiệm vụ quyết định phương án đầu tư trong thẩm quyền, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc và người quản lý khác. Có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo giám đốc trong việc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Có quyền triệu tập họp đại hội đông cổ đông hoặc lấy ý kiếm hội đồng cổ đông thông qua các quyết định. Ban giám đốc gồm có giám đốc, các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực. Giám đốc là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện hợp pháp cho công ty trước pháp luật. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty đảm bảo thực hiện theo chiến lược, nhiệm vụ đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua. Giám Đốc có quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí sử dụng lao động vào hoạt động kinh doanh theo quy định của công ty. Các phó giám đốc với tư cách tham mưu cho giám đốc, được giám đốc phân công và ủy quyền để phụ trách một số công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện công việc được giao. Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn: Phó giám đốc đầu tư chịu trách nhiệm về các phương án đầu tư và dự án đầu tư. Phó giám đốc kinh doanh trong nước, ngoài nước chịu trách nhiệm về các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán và hợp đồng khác thị trường trong và ngoài nước. Phó giám đốc thường trực giải quyết các công việc thường ngày của công ty, thay giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt, thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. Các phòng ban gồm có 11 phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban có chức năng lập kế hoạch và thực hiện. Các kế hoạch phải đảm bao sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển của cả công ty và phù hợp với các phòng ban khác. Phòng đầu tư có nhiệm vụ lập và thực hiện công tác đầu tư của công ty; Phòng vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch thu mua vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời tìm kiếm các nguồn cung ứng vật tư, có kế hoạch thu mua không những đáp ứng nhu cầu mà còn giảm chi phí thu mua đến mức thấp nhất; Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý tài sản, luồng tiền của công ty đảm bảo cho ban giám đốc ra quyết định hợp lý nhất. Bên cạnh đó phòng kế toán còn đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của công ty; Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở kế hoạch tổng thể của công ty và ý kiến của các phòng ban liên quan. Tổ chức kinh doanh thực hiện kế hoạch của công ty, thực hiện ký kết các Hợp đồng kinh tế; Phòng phát triển thị trường tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh phòng kế hoạch kinh doanh đưa ra, tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa, Xây dựng mạng lưới tiêu tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường mới đồng thời quản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ nhân viên thị trường; Ngoài ra còn có Phòng XNK cung ứng nông sản XK, phòng quảng bá, phòng nghiên cứu phát triển, phòng tổ chức hành chính, ban công nghệ thông tin và ban kiểm toán nội bộ. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng riêng, thực hiện các công việc
Tài liệu liên quan