Đề tài Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Dấu hiệu của phương thức tín dụng tiêu dùng với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1920 dưới cái tên gọi tạm thời là “đĩa mua hàng” (shopper’s plate). Trên thực tế, đây là một hình thức sơ khai của thẻ mua hàng (store card) hiện đại. Người chủ sở hữu của loại đĩa này có thể mua hàng tại cửa hiệu phát hành ra chúng và hàng tháng họ phải hoàn trả đầy đủ tiền hàng cho chủ cửa hiệu. Thực chất các cửa hàng phát hành ra đĩa này đã đồng thời cung cấp cho người mua hàng một hình thức tín dụng cơ bản, đó là “mua hàng trước và chi trả sau” (buy now, pay later). Tuy nhiên, thẻ ngân hàng được coi là chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1949 tại Mỹ xuất phát từ một trường hợp rất ngẫu nhiên. Một doanh nhân tên là Frank Mc Namara trong một bữa ăn tối tại nhà hàng, chợt nhận ra mình không mang theo tiền để thanh toán, ông ta đành gọi điện về nhà nhắn người mang tiền đến giúp. Chính trong tình huống đó, ông chợt nảy ra ý tưởng về một loại phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt có thể sử dụng ở nhiều nơi. Năm 1950, chiếc thẻ nhựa đầu tiên bắt đầu ra đời với tên gọi là thẻ tín dụng Diners Club. Với lệ phí hàng năm là 5 USD, những người mang thẻ Diners Club có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Ngược lại, các nhà bán lẻ trong hệ thống Diners Club bị tính chiết khấu 5% trên mỗi món hàng bán ra. Xuất phát từ một ý tưởng, nhưng những tiện ích mà những chiếc thẻ đầu tiên mang lại đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo khách hàng. Các khách hàng - chủ thẻ rất hài lòng về sự tiện lợi khi sử dụng thẻ cũng như các khoản vay từ thẻ. Người tiêu dùng khi sử hữu phương tiện thanh toán này có thể mua hàng hoá, dịch vụ trước mà không phải trả tiền mặt ngay khi đó. Mặc dù hàng tháng họ phải hoàn trả toàn bộ các chi tiêu nhưng họ đã có được một khoản ứng trước không phải trả lãi trong vòng một tháng. Về phía các cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ, phương thức thanh toán này cũng hấp dẫn họ. Họ nhận thấy rằng mặc dù bị tính chiết khấu trên mỗi món hàng bán ra nhưng bù lại các khách hàng - chủ thẻ dường như thoải mái hơn trong các quyết định mua hàng hoá dịch vụ và thực sự đã mua nhiều hàng hoá dịch vụ hơn khi dùng tiền mặt. Chấp nhận thẻ lại an toàn hơn nhiều so với dùng séc. Thêm vào đó, việc sử dụng hệ thống tín dụng của các tổ chức ngân hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc thiết lập một mạng lưới tín dụng cục bộ. Hình thức thanh toán mới không chỉ dừng lại ở việc mang lại tiện ích cho người tiêu dùng, hơn thế nữa nó hứa hẹn một ngành kinh doanh mới với khả năng sinh lãi hàng tỷ đô la mà ngay cả người phát mình ra nó, Frank Mc Namara, cũng không tiên liệu được. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ Diners Club nhanh chóng thu được lãi. Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra sau đó đã nhanh chóng đưa thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ dụng toàn cầu. Tiếp nối thành công của thẻ tín dụng Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ như Trip Change, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club nối tiếp ra đời. Phần lớn các thẻ này trước hết được phát hành nhằm phục vụ giới doanh nhân, nhưng sau đó ngân hàng đã nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng chủ yếu sử dụng thẻ trong tương lai. Vào cuối những năm 1950, một số ngân hàng tại Mỹ đã tiến hành cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng theo cơ chế tín dụng tuần hoàn.Với dịch vụ này, các chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng kỳ theo quy định của Ngân hàng. Tuy vậy, trong giai đoạn này, hệ thống tín dụng thẻ vẫn chỉ dừng lại ở mối quan hệ tương đối đơn giản được xác lập giữa nhà phát hành thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Năm 1960, Bank of America giới thiệu sẩn phẩm thẻ đầu tiên của mình - BANKAMERICARD. Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp và trong những năm tiếp theo, ngày càng nhiều các tổ chức tài chính ngân hàng trở thành thành viên của BANKAMERICARD. Những thành công của BANKAMERICARD đã thúc đẩy các nhà phát triển thẻ khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này. Đến năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ thành lập Interbank - một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Ngay sau đó, năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California Bank Card Association thành Western State Bank Card Association (WSBA), WSBA đã liên kết với Interbank để phát hành thẻ MASTERCHARGE. Tổ chức WSBA cho phép Interbank sử dụng tên và biểu tượng MASTERCHARGE của mình. Vào cuối những năm 60, một số lớn các tổ chức tài chính ngân hàng trở thành thành viên của MASTERCHARGE - đối thủ cạnh tranh của BANKAMERICARD. Những năm sau đó, tất cả các tổ chức tài chính ngân hàng đã hoặc đang quan tâm đến việc phát hành thẻ ở Mỹ đều trở thành thành viên của BANKAMERICARD hoặc MASTERCHARGE. Các Hiệp hội ngân hàng và các thành viên của họ cùng chia sẻ chi phí hệ thống hoạt động thẻ, làm cho ngay cả các tổ chức tài chính ngân hàng rất nhỏ cũng có thể tham gia vào hệ thống này. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các nhà phát hành thẻ chỉ tìm kiếm được lợi nhuận cao nếu họ biết cách phát triển rộng khắp mạng lưới khách hàng, chủ thẻ và cở sở chấp nhận thẻ. Hệ thống này mang lại lợi nhuận cho tất cả các thành viên và thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới chủ thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ cũng như doanh số bán hàng bằng thẻ. Sức ép về việc phải tăng mạnh số lượng chủ thẻ làm cho nhiều tổ chức tài chính bắt đầu phát hành thẻ một cách bừa bãi, thậm chỉ bỏ qua cả quá trình xét duyệt đơn xin phát hành và thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Một số lượng lớn thẻ đã bị mất trên đường gửi từ nhà phát hành thẻ đến khách hàng mà không được quan tâm. Bên cạnh đó có nhiều chủ thẻ mới chưa có kinh nghiệm về sử dụng thẻ, họ mau chóng tiêu vượt quá hạn mức tín dụng được cấp và thường xuyên gặp khó khăn khi đến hạn thanh toán các khoản vay. Vì những lý do đó, nhiều nhà phát hành rơi vào tình trạng thất thoát về tín dụng và gánh chịu nhiều rủi ro. Khó khăn lại càng chồng chất thêm cho các nhà phát hành thẻ bởi sự chậm trễ trong thanh toán bù trừ giữa các thành viên trong Hiệp hội. Số lượng thẻ bị mất cắp, bị làm giả mạo tăng nhanh càng làm nghiêm trọng hơn mức độ tổn thất cho các nhà phát hành thẻ. Chính vì vậy, một hệ thống quản lý thẻ hiệu quả và được tiêu chuẩn hoá để xử lý các chứng từ giao dịch và các hoạt động thẻ là vô cùng cần thiết cho các nhà phát hành cũng như thanh toán thẻ. Interbank (MASTERCHARGE) và Bank of America (BANKAMERICARD) đã tạo lập nên một hệ thống các quy tắc tiêu chuẩn. Hai tổ chức này cũng đã xây dựng nên các hệ thống xử lý toàn cầu được tiêu chuẩn hoá với chức năng xử lý các giao dịch thẻ, thanh toán và trao đổi thông tin cũng như đưa ra các nguyên tắc tra soát, khiếu kiện để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Với thành tựu này, Interbank và Bank of America đã trở thành người đi đầu trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ trên thế giới. Năm 1977, tổ chức thẻ BANKAMERICARD đổi tên thành VISA USA và sau đó là tổ chức thẻ quốc tế VISA. Năm 1979, tổ chức thẻ MASTERCHARGE đổi tên thành MASTERCARD. Các thành viên của hai tổ chức thẻ quốc tế này cũng như bản thân cả hai tổ chức bắt đầu mua các chương trình phần mềm cũng như các thiết bị phần cứng phát hành, thanh toán và quản lý thẻ của các công ty bên ngoài với mục đích tiết kiệm chi phí cho các thành viên và tạo điệu kiện cho ngày càng nhiều tổ chức tài chính ngân hàng có thể tham gia hệ thống. Với những thành công vang dội ở nước Mỹ, thẻ ngân hàng đã nhanh chóng lan rộng sang các nước và khu vực khác và được tiếp nhận nồng nhiệt. Vào năm 1960, chiếc thẻ nhựa Diners Club đầu tiên có mặt tại Nhật đã mở đầu cho hoạt động thanh toán thẻ tai Châu Á. Vào năm 1961, ngân hàng Sanwa tại Nhật Bản lần đầu tiên cho ra đời thẻ JCB với mục tiêu chủ yếu hướng vào thị trường giải trí và du lịch. Chiếc thẻ nhựa đầu tiên do ngân hàng Barclay Bank phát hành trên cơ sở thẻ VISA năm 1966 tại Anh cũng đã mở ra một thời kỳ sôi động tại lục địa Châu Âu. Thẻ ngân hàng lần đầu tiên được chấp nhận tại Việt Nam vào năm 1990, khi Vietcombank ký hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE và đã mở đầu cho phương thức thanh toán mới này tại Việt Nam. Ngày nay thẻ ngân hàng đã có mặt trên khắp thế giới với các hình thức, chủng loại đa dạng, phong phú đang ngày càng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu riêng lẻ của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của hai tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard, trên thế giới còn có hàng loạt tổ chức thẻ khác mang tính quốc tế và khu vực ra đời như: JCB Card, American Express Card, Airplus, Maestro Eurocard, Visioncard Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của thẻ. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ tin học, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ đơn giản như thời kỳ trước, hệ thống tín dụng thẻ ngày nay bao gồm cả các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty cung ứng thiết bị và giải pháp kỹ thuật, các công ty viễn thông quốc tế Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển từng ngày, các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, cấp phép, thanh toán, tra soát, hoàn trả, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là một thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển

docx88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ 1.1 TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ Dấu hiệu của phương thức tín dụng tiêu dùng với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1920 dưới cái tên gọi tạm thời là “đĩa mua hàng” (shopper’s plate). Trên thực tế, đây là một hình thức sơ khai của thẻ mua hàng (store card) hiện đại. Người chủ sở hữu của loại đĩa này có thể mua hàng tại cửa hiệu phát hành ra chúng và hàng tháng họ phải hoàn trả đầy đủ tiền hàng cho chủ cửa hiệu. Thực chất các cửa hàng phát hành ra đĩa này đã đồng thời cung cấp cho người mua hàng một hình thức tín dụng cơ bản, đó là “mua hàng trước và chi trả sau” (buy now, pay later). Tuy nhiên, thẻ ngân hàng được coi là chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1949 tại Mỹ xuất phát từ một trường hợp rất ngẫu nhiên. Một doanh nhân tên là Frank Mc Namara trong một bữa ăn tối tại nhà hàng, chợt nhận ra mình không mang theo tiền để thanh toán, ông ta đành gọi điện về nhà nhắn người mang tiền đến giúp. Chính trong tình huống đó, ông chợt nảy ra ý tưởng về một loại phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt có thể sử dụng ở nhiều nơi. Năm 1950, chiếc thẻ nhựa đầu tiên bắt đầu ra đời với tên gọi là thẻ tín dụng Diners Club. Với lệ phí hàng năm là 5 USD, những người mang thẻ Diners Club có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Ngược lại, các nhà bán lẻ trong hệ thống Diners Club bị tính chiết khấu 5% trên mỗi món hàng bán ra. Xuất phát từ một ý tưởng, nhưng những tiện ích mà những chiếc thẻ đầu tiên mang lại đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo khách hàng. Các khách hàng - chủ thẻ rất hài lòng về sự tiện lợi khi sử dụng thẻ cũng như các khoản vay từ thẻ. Người tiêu dùng khi sử hữu phương tiện thanh toán này có thể mua hàng hoá, dịch vụ trước mà không phải trả tiền mặt ngay khi đó. Mặc dù hàng tháng họ phải hoàn trả toàn bộ các chi tiêu nhưng họ đã có được một khoản ứng trước không phải trả lãi trong vòng một tháng. Về phía các cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ, phương thức thanh toán này cũng hấp dẫn họ. Họ nhận thấy rằng mặc dù bị tính chiết khấu trên mỗi món hàng bán ra nhưng bù lại các khách hàng - chủ thẻ dường như thoải mái hơn trong các quyết định mua hàng hoá dịch vụ và thực sự đã mua nhiều hàng hoá dịch vụ hơn khi dùng tiền mặt. Chấp nhận thẻ lại an toàn hơn nhiều so với dùng séc. Thêm vào đó, việc sử dụng hệ thống tín dụng của các tổ chức ngân hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc thiết lập một mạng lưới tín dụng cục bộ. Hình thức thanh toán mới không chỉ dừng lại ở việc mang lại tiện ích cho người tiêu dùng, hơn thế nữa nó hứa hẹn một ngành kinh doanh mới với khả năng sinh lãi hàng tỷ đô la mà ngay cả người phát mình ra nó, Frank Mc Namara, cũng không tiên liệu được. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ Diners Club nhanh chóng thu được lãi. Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra sau đó đã nhanh chóng đưa thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ dụng toàn cầu. Tiếp nối thành công của thẻ tín dụng Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ như Trip Change, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club… nối tiếp ra đời. Phần lớn các thẻ này trước hết được phát hành nhằm phục vụ giới doanh nhân, nhưng sau đó ngân hàng đã nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng chủ yếu sử dụng thẻ trong tương lai. Vào cuối những năm 1950, một số ngân hàng tại Mỹ đã tiến hành cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng theo cơ chế tín dụng tuần hoàn.Với dịch vụ này, các chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng kỳ theo quy định của Ngân hàng. Tuy vậy, trong giai đoạn này, hệ thống tín dụng thẻ vẫn chỉ dừng lại ở mối quan hệ tương đối đơn giản được xác lập giữa nhà phát hành thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Năm 1960, Bank of America giới thiệu sẩn phẩm thẻ đầu tiên của mình - BANKAMERICARD. Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp và trong những năm tiếp theo, ngày càng nhiều các tổ chức tài chính ngân hàng trở thành thành viên của BANKAMERICARD. Những thành công của BANKAMERICARD đã thúc đẩy các nhà phát triển thẻ khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này. Đến năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ thành lập Interbank - một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Ngay sau đó, năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California Bank Card Association thành Western State Bank Card Association (WSBA), WSBA đã liên kết với Interbank để phát hành thẻ MASTERCHARGE. Tổ chức WSBA cho phép Interbank sử dụng tên và biểu tượng MASTERCHARGE của mình. Vào cuối những năm 60, một số lớn các tổ chức tài chính ngân hàng trở thành thành viên của MASTERCHARGE - đối thủ cạnh tranh của BANKAMERICARD. Những năm sau đó, tất cả các tổ chức tài chính ngân hàng đã hoặc đang quan tâm đến việc phát hành thẻ ở Mỹ đều trở thành thành viên của BANKAMERICARD hoặc MASTERCHARGE. Các Hiệp hội ngân hàng và các thành viên của họ cùng chia sẻ chi phí hệ thống hoạt động thẻ, làm cho ngay cả các tổ chức tài chính ngân hàng rất nhỏ cũng có thể tham gia vào hệ thống này. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các nhà phát hành thẻ chỉ tìm kiếm được lợi nhuận cao nếu họ biết cách phát triển rộng khắp mạng lưới khách hàng, chủ thẻ và cở sở chấp nhận thẻ. Hệ thống này mang lại lợi nhuận cho tất cả các thành viên và thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới chủ thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ cũng như doanh số bán hàng bằng thẻ. Sức ép về việc phải tăng mạnh số lượng chủ thẻ làm cho nhiều tổ chức tài chính bắt đầu phát hành thẻ một cách bừa bãi, thậm chỉ bỏ qua cả quá trình xét duyệt đơn xin phát hành và thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Một số lượng lớn thẻ đã bị mất trên đường gửi từ nhà phát hành thẻ đến khách hàng mà không được quan tâm. Bên cạnh đó có nhiều chủ thẻ mới chưa có kinh nghiệm về sử dụng thẻ, họ mau chóng tiêu vượt quá hạn mức tín dụng được cấp và thường xuyên gặp khó khăn khi đến hạn thanh toán các khoản vay. Vì những lý do đó, nhiều nhà phát hành rơi vào tình trạng thất thoát về tín dụng và gánh chịu nhiều rủi ro. Khó khăn lại càng chồng chất thêm cho các nhà phát hành thẻ bởi sự chậm trễ trong thanh toán bù trừ giữa các thành viên trong Hiệp hội. Số lượng thẻ bị mất cắp, bị làm giả mạo tăng nhanh càng làm nghiêm trọng hơn mức độ tổn thất cho các nhà phát hành thẻ. Chính vì vậy, một hệ thống quản lý thẻ hiệu quả và được tiêu chuẩn hoá để xử lý các chứng từ giao dịch và các hoạt động thẻ là vô cùng cần thiết cho các nhà phát hành cũng như thanh toán thẻ. Interbank (MASTERCHARGE) và Bank of America (BANKAMERICARD) đã tạo lập nên một hệ thống các quy tắc tiêu chuẩn. Hai tổ chức này cũng đã xây dựng nên các hệ thống xử lý toàn cầu được tiêu chuẩn hoá với chức năng xử lý các giao dịch thẻ, thanh toán và trao đổi thông tin cũng như đưa ra các nguyên tắc tra soát, khiếu kiện để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Với thành tựu này, Interbank và Bank of America đã trở thành người đi đầu trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ trên thế giới. Năm 1977, tổ chức thẻ BANKAMERICARD đổi tên thành VISA USA và sau đó là tổ chức thẻ quốc tế VISA. Năm 1979, tổ chức thẻ MASTERCHARGE đổi tên thành MASTERCARD. Các thành viên của hai tổ chức thẻ quốc tế này cũng như bản thân cả hai tổ chức bắt đầu mua các chương trình phần mềm cũng như các thiết bị phần cứng phát hành, thanh toán và quản lý thẻ của các công ty bên ngoài với mục đích tiết kiệm chi phí cho các thành viên và tạo điệu kiện cho ngày càng nhiều tổ chức tài chính ngân hàng có thể tham gia hệ thống. Với những thành công vang dội ở nước Mỹ, thẻ ngân hàng đã nhanh chóng lan rộng sang các nước và khu vực khác và được tiếp nhận nồng nhiệt. Vào năm 1960, chiếc thẻ nhựa Diners Club đầu tiên có mặt tại Nhật đã mở đầu cho hoạt động thanh toán thẻ tai Châu Á. Vào năm 1961, ngân hàng Sanwa tại Nhật Bản lần đầu tiên cho ra đời thẻ JCB với mục tiêu chủ yếu hướng vào thị trường giải trí và du lịch. Chiếc thẻ nhựa đầu tiên do ngân hàng Barclay Bank phát hành trên cơ sở thẻ VISA năm 1966 tại Anh cũng đã mở ra một thời kỳ sôi động tại lục địa Châu Âu. Thẻ ngân hàng lần đầu tiên được chấp nhận tại Việt Nam vào năm 1990, khi Vietcombank ký hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE và đã mở đầu cho phương thức thanh toán mới này tại Việt Nam. Ngày nay thẻ ngân hàng đã có mặt trên khắp thế giới với các hình thức, chủng loại đa dạng, phong phú đang ngày càng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu riêng lẻ của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của hai tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard, trên thế giới còn có hàng loạt tổ chức thẻ khác mang tính quốc tế và khu vực ra đời như: JCB Card, American Express Card, Airplus, Maestro Eurocard, Visioncard… Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của thẻ. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ tin học, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ đơn giản như thời kỳ trước, hệ thống tín dụng thẻ ngày nay bao gồm cả các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty cung ứng thiết bị và giải pháp kỹ thuật, các công ty viễn thông quốc tế… Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển từng ngày, các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, cấp phép, thanh toán, tra soát, hoàn trả, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là một thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển. 1.1.2. Khái niệm thẻ “Thẻ ngân hàng” (Bank card) hay còn gọi là “tiền nhựa” (Plastic money), sau đây gọi tắt là thẻ, là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ) dùng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Do đặc điểm dùng thẻ để thanh toán nên thẻ ngân hàng còn được gọi là “thẻ thanh toán”. Từ khái niệm nêu trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của thẻ ngân hàng nói chung: Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ có hợp đồng thanh toán với ngân hàng, hoặc rút tiền mặt tại các máy giao dịch tự động hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc định mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện nhiều chức năng khác như xem số dư, đặt lệnh chuyển tiền, … thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. 1.1.3 Nội dung Hầu hết các loại thẻ ngân hàng hiện nay đều làm bằng nhựa cứng, có hình chữ nhật chung một kích cỡ 84mm x 54mm x 0.76mm có góc tròn gồm 2 mặt với các nội dung sau: Tên, biểu tượng của thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ Số thẻ (Card number) Ngày hiêu lực của thẻ (Expiry date) Họ và tên chủ thẻ (Cardholder) Dãy băng từ (Magnetic Stripe) chứa các thông tin đã được mã hoá theo một thể thống nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác. Băng giấy ghi chữ ký Ngoài ra còn có thể có các thông tin khác để tăng tính an toàn của thẻ như: số mật mã đợt phát hành, ký hiệu riêng của từng tổ chức, hình của chủ thẻ… Biểu tượng của một số thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới 1.1.4 Phân loại thẻ Đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân chia thì ta thấy thẻ ngân hàng rất đa dạng. Người ta có thể nhìn nhận nó từ góc độ chủ thể phát hành, công nghệ sản xuất hay là phương thức hoàn trả. 1.1.4.1 Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ Thẻ do ngân hàng phát hành Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khác hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu hiện nay, ví dụ như thẻ Visa, Mastercard, JCB. Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành Đó là thẻ du lịch và giải trí gọi tắt là T&E (Travel and Entertainment) của các tập đoàn kinh doanh lớn như Diners Club, Amex… Ngoài ra, một số công ty lớn cũng phát hành thẻ riêng cho các đối tượng của công ty hướng theo mục đích kinh doanh: công ty xăng dầu, các cưa hiệu lớn … 1.1.4.2 Phân loại theo công nghệ sản xuất Thẻ khắc chữ nổi (Embossing card) Đây là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi với các thông tin cần thiết được khắc trên thẻ. Công nghệ này được sử dụng từ khi phát hành tấm thẻ nhựa đầu tiên và hiện nay không còn được sử dụng nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả. Thẻ băng từ (Magnetic Stripe) Đây là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm nay nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm. Thứ nhất, khả năng bị lợi dụng cao do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hoá được, do đó người ta có thể đọc dễ dàng bằng các thiết bị đọc gắn với máy vi tính. Thứ hai, thẻ từ chỉ mang thông tin cố định, khu vực chứa tin hẹp không áp dụng được các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn. Do những nhược điểm nêu trên, gần đây loại thẻ này đã bị lợi dụng lấy cắp tiền. Thẻ thông minh (Smart Card/Chip Card) Là loại thẻ dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ thẻ được gắn thêm vào một “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy vi tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của “chip” điện tử khác nhau. Hiện nay có khoảng 20 triệu thẻ thông minh trên thế giới. Sự ra đời của thẻ thông minh là một tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng, người ta thậm trí còn so sánh một con “chip” trong thẻ thanh toán cũng có sức mạnh như máy điện toán NASA đưa người lên mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1969. Thẻ thông minh an toàn và hiệu quả hơn thẻ từ vì con “chip” vi tính này có thể chứa một lượng thông tin lớn hơn 80 lần thông tin trong giải băng từ. Trong thời gian trước mắt thẻ thông minh sẽ đồng xuất hiện cùng với thẻ băng từ đồng thời hàng triệu máy rút tiền và máy đọc thẻ trên toàn thế giới sẽ dần chuyển đổi để đọc các con “chip” điện tử. Cuối cùng thì công nghệ mới sẽ dần thay thế công nghệ cũ. 1.1.4.3 Phân loại theo tính chất Nếu xét theo tính chất thanh toán của thẻ, thẻ ngân hàng được chia làm hai loại sau: Thẻ tín dụng (Credit card) Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng qui định không phải trả lãi (nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn) để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn … chấp nhận loại thẻ này. Về bản chất đây là một dịch vụ tín dụng thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quĩ hoặc tài sản thế chấp của khách hàng. Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà một phần hay toàn bộ số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả. Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất “tuần hoàn” (revolving) của thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán hiện đại, văn minh và có tính thông dụng trên toàn thế giới. Không chỉ thanh toán giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà thẻ tín dụng quốc tế có thể được chấp nhận thanh toán ở tất cả các cơ sở có trưng biểu tượng của thẻ đó trên khắp thế giới. Các ngân hàng nội địa của nhiều nước khác nhau thường áp dụng song song hai hệ thống thẻ tín dụng: trong nước bằng đồng bản tệ và sử dụng ở nước ngoài bằng đồng đô la dưới những thương hiệu thẻ nổi tiếng. Do vậy dù trong nước hay nước ngoài các loại thẻ này cũng mang đến tiện ích cho khách hàng và là nguồn lợi nhuận quan trọng của ngân hàng. Trên thế giới hiện nay phổ biến hai loại thẻ tín dụng được khác du lịch rất ưa chuộng là VISA và Mastercard. Bên cạnh thẻ tín dụng thông thường, sau đây là một số hình thức thẻ tín dụng khác được sử dụng trên thế giới: Thẻ ngân sách (Budget Card) Thẻ ngân sách là một hình thức riêng của thẻ tín dụng thường do các nhà bán lẻ phát hành. Chủ thẻ hàng tháng phải trả tối thiểu một khoản tiền nhất định đã cam kết trước và được cấp một hạn mức tín dụng lớn gấp một số lần khoản thanh toán cam kết trước này. Ví dụ chủ thẻ cam kết hàng tháng sẻ trả tối thiểu là 10 Pounds và số nhân của ngân hàng là 25 lần, như vậy chủ thẻ có một hạn mức tín dụng là 250 pounds. Thẻ này khác thẻ tín dụng thông thường ở giới hạn mức tín dụng. Chủ thẻ cam kết với ngân hàng sẽ thanh toán một khoản tiền cố định vào mỗi tháng bằng cách ghi nợ trực tiếp. Hạn mức tín dụng mà chủ thẻ được cấp trong trường hợp này là khoản tiền chủ thẻ đã cam kết sẽ trả ngân hàng hàng tháng. Thẻ liên kiết (Co-branded Cards) Đây là thẻ tín dụng được cơ sở phát hành thẻ kết hợp với tổ chức hoặc công ty có tên tuổi đồng phát hành và thông thường, tên hoặc nhãn hiệu thương mại, logo của cơ sở đồng phát hành này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ như Ford/Barclaycard và GM/HFC Card. Ngoài những đặc điểm sẵn có của thẻ ngân hàng thông thường, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn đối với khách hàng bởi chính những lợi ích phụ trội do cơ sở đồng phát hành mang lại. Ví dụ, thẻ Visa co-brand do ngân hàng Standard Chartered và Tập đoàn thời trang Espirit phát hành mang lại cho chủ thẻ những tiện ích phụ trội riêng biệt như: được chăm sóc sắc đẹp miễn phí, giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng hiệu Espirit trong 3 tháng đầu tiên, chương trình điểm thưởng tích luỹ theo lượng tiền thanh toán bằng thẻ. Thẻ tín dụng liên kết giữa một ngân hàng hay tổ chức tài chính với một tổ chức kinh doanh vì mục đích lợi nhuận như trên có thể là thẻ liên kết co-brand. Bên cạnh đó, hình thức liên kết về thẻ tín dụng giữa ngân hàng và một tổ chức phi lợi nhuận cũng cho ra đời sản phẩm thẻ liên kết Affinity Card. Điều khác biệt cơ bản giữa hai loại thẻ liên kết nói trên là thẻ liên kết Affinity Card không mang lại cho chủ thẻ những lợi ích phụ trội về mặt vật chất như giảm giá, điểm thưởng… mà đem tới cảm giác khác biệt vì được tôn trọng về mặt tinh thần, về các giá trị xã hội vì trở thành thành viên của một nhóm người ủng hộ một phong trào hoặc chủ trương nào đó. Một trong những ví dụ của thẻ Affinity card là thẻ MasterCard liên kết giữa ngân hàng DBS của Singapore với Liên đoàn bóng đá thế giới phát hành sản phẩm thẻ DBS MasterCard 2002 FIFA World Cup. Thẻ mua hàng (Store Card) Thẻ mua hàng do một số cửa hiệu siêu thị và trạm xăng phát hành. Thẻ mua hàng cũng giống như thẻ tín dụng, thẻ tính tiền hoặc thẻ ngân sách nhưng chỉ khác một điểm là thẻ này chỉ sử dụng tại các cửa hiệu hoặc một nhóm các cửa hiệu phát hành thẻ. Thẻ mua hàng thông thường chịu lãi suất cao hơn thẻ tín dụng thông thường được chấp nhận trên toàn thế giới. Mọi giao dịch thẻ chỉ diễn ra giữa người sản xuất và chủ thẻ. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán và sử dụng tín dụng nhưng không thể rút tiền mặt. Thẻ ghi nợ (Debit card) Thẻ ghi nợ là phương tiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt trên cơ sở số tiền của chính chủ thẻ, mà ngân hàng phát hành không cấp tín dụng cho khách hàng. Mỗi khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thì ngân hàng phát hành sẽ tự động trích nợ số tiền từ tài khoản của chủ thẻ và chuyển
Tài liệu liên quan