Đề tài Thực trạng hoạt động và công tác tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại công ty dệt Nam Định và tầm quan trọng của nó đối với Tổng công ty dệt may Việt Nam
Tổng quan về Kiểm toán nội bộ: Là hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nội bộ mang những đặc thù chung về chức năng nhiệm vụ. Nhưng để phân biệt giữa loại hình Kiểm toán nội bộ với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập ta có thể dựa trên những định nghĩa riêng biệt và chức năng nhiệm vụ. Trong các chuẩn mực hành nghề Kiểm toán nội bộ ban hành tháng 5/ 1978, có định nghĩa như sau: “ Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó”. Để hiểu rõ được định nghĩa trên, ta có thể hiểu các thuật ngữ sau: “ Kiểm toán”, một mặt nó được coi là kiểm tra sự chính xác số học hay sự tồn tại của tài sản, mặt khác nó là việc thẩm tra sâu sắc và xác minh, với trình độ tổ chức cao hơn. “ Nội bộ”, để nói rõ ràng đó là công việc kiểm toán do tổ chức và nhân viên của tổ chức đó tiến hành. Như vậy là, công việc kiểm toán ở đây khác với công việc do kiểm toán viên công chứng bên ngoài thực hiện, hoặc do đối tác khác không thuộc tổ chức riêng nào thực hiện. “ Độc lập”, nói nên rằng công việc của kiểm toán không bị những ràng buộc có thể hạn chế khả năng phạm vi và hiệu qủa của việc thẩm tra, hoặc làm chậm trễ việc báo cáo những phát hiện và kết luận. “ Thẩm định”, khẳng định chủ đề đánh giá của kiểm toán viên nội bộ khi triển khai những kết luận. “ Được thiết lập”Xác nhận là tổ chức đã định rõ vai trò của Kiểm toán nội bộ. “Xem xét và đánh giá”, nói rõ vai trò hành động của Kiểm toán viên nội bộ, một là điều tra phát hiện sự việc, hai là nhận định và đánh giá. Cụm từ “ Hoạt động của tổ chức”khẳng định phạm vi quyền hạn rộng của công việc Kiểm toán nội bộ khi tác động đến tất cả hoạt động của tổ chức. Thuật ngữ “ Giúp đỡ” khẳng định sự giúp đỡ và hỗ trợ là kết quả cuối cùng của Kiểm toán nội bộ.