Gia đình và quan hệ vợ chồng là sản vật của một chế độ xã hội nhất định. Nó phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đã kéo theo những biến đổi to lớn trong đời sống gia đình.
Xã hội thay đổi, con người thay đổi, lối sống của họ thay đổi và liền theo đó là bao vấn đề khác liên quan đến con người cũng thay đổi. Vấn đề mâu thuẫn gia đình tất nhiên không nằm ngoài phạm vi ấy.
Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thuở, con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn. Khi hai người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại và điều gì làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người và được nhiều người quan tâm. Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người ta xa nhau. Sự ổn định và phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi.
41 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình và quan hệ vợ chồng là sản vật của một chế độ xã hội nhất định. Nó phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đã kéo theo những biến đổi to lớn trong đời sống gia đình.
Xã hội thay đổi, con người thay đổi, lối sống của họ thay đổi… và liền theo đó là bao vấn đề khác liên quan đến con người cũng thay đổi. Vấn đề mâu thuẫn gia đình tất nhiên không nằm ngoài phạm vi ấy.
Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thuở, con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn. Khi hai người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại và điều gì làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người và được nhiều người quan tâm. Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người ta xa nhau. Sự ổn định và phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi.
Mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng thực ra chỉ là một bước đi tự nhiên của lịch sử, để tìm hướng đi mới vào tương lai, đạt đến một trình độ phát triển cao hơn, phù hợp hơn. Gia đình, muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải trở thành một thực thể hài hòa, biết chấp nhận và quản lý mâu thuẫn một cách hợp lý. Nếu giải quyết tốt, các mâu thuẫn có thể giúp cho các quan hệ được củng cố. Trái lại, khi mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột có thể gây nên những chấn thương về tâm lý, làm bùng lên ngọn lửa thù địch và gây nên sự phẫn uất và chia ly. Mâu thuẫn vừa có khả năng tạo ra sự xây dựng cũng như phá hoại trong các quan hệ. Điều này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam.
Xã Lộc Hòa là một xã nằm ở ngoại thành của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, trước đây vốn là một xã thuần nông nhưng hiện nay cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Những khu công nghiệp, khu đô thị mới nhanh chóng mọc lên trên những thửa ruộng của người nông dân. Nhờ đó, đời sống của người dân cũng được nâng cao, kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển mở rộng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo những sự biến đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi về lối sống, văn hóa ứng xử …Và những biến đổi nhanh chóng đó làm cho đời sống hôn nhân và gia đình có xu hướng mở rộng phạm vi, tính chất và mức độ của mâu thuẫn.
Vậy thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở nông thôn hiện nay như thế nào? Nguồn gốc nào dẫn đến những mâu thuẫn của họ? Hậu quả của những mâu thuẫn ra sao? Và các cặp vợ chồng ở nông thôn giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?...Chính những lý do trên đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay” (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt lý luận, trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học về gia đình, lý giải các nguyên nhân mâu thuẫn trong các gia đình ở nông thôn trong sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu này góp phần làm phong phú thêm các lý thuyết về gia đình, củng cố và bổ sung tri thức cho xã hội học gia đình. Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng cho hệ thống lý thuyết xã hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển của xã hội. Sự tương hợp giữa vợ và chồng trong gia đình là yếu tố cần thiết củng cố độ bền vững của hôn nhân. Sự khác biệt quá lớn về động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị…giữa vợ và chồng trong gia đình sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột và sự đổ vỡ trong hôn nhân. Về mặt thực tiễn, kết quả điều tra thực tế là những cứ liệu cụ thể phản ánh đúng, chân thực về tính chất, mức độ và thực trạng của những mâu thuẫn vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay. Qua đó, đề tài cũng chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, những nhân tố tác động và cách giải quyết những mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở đây. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý, cơ quan văn hóa của địa phương, hội Phụ nữ, ban hòa giải…tham khảo trong việc định hướng những chính sách đầu tư, phát triển, xây dựng gia đình văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mô tả và phân tích thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ những nguyên nhân, những nhân tố tác động và hậu quả của những mâu thuẫn đó. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn trong các gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: mâu thuẫn, mâu thuẫn vợ chồng, gia đình, giới tính, giới…
- Mô tả thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay thông qua:
+ Mức độ của những mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình
+ Tính chất của những mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình
+ Hình thức mâu thuẫn của vợ chồng ở đây.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của những mâu thuẫn đến con cái và cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tại địa phương.
- Tìm hiểu cách thức giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng ở đây.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay).
* Khách thể nghiên cứu
Các cặp vợ chồng trong các gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Thời gian: từ tháng 2/2007 đến tháng 3/2007.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể.
* Phương pháp luận
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử- cụ thể và quan điểm phát triển góp phần định hướng,chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.
+ Quan điểm toàn diện: cần nhận thức đối tượng ở trong mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau; nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Theo quan điểm biện chứng: các sự vật- hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật- hiện tượng. Vận dụng nguyên lý trên vào đề tài, chúng ta thấy, vấn đề mâu thuẫn cũng nằm trong mối liên hệ chung với các sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân, với nhiều hình thức đa dạng. Mức độ mâu thuẫn và cách thức giải quyết mâu thuẫn ở mỗi gia đình cũng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề đó đều có liên quan đến nhau, đều nằm trong sự biến đổi và phát triển chung của nền kinh tế- xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu về mâu thuẫn gia đình chúng ta cần xem xét nó trên nhiều khía cạnh. Chúng ta cần coi gia đình là tế bào của xã hội, là một bộ phận hợp thành của một chỉnh thể thống nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố có liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta cần đặt đối tượng trong mối tương quan, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: kinh tế- văn hóa, chính trị, các chính sách xã hội, các hệ giá trị chuẩn mực…
+ Quan điểm lịch sử cụ thể: đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Nghiên cứu về vấn đề “mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình” đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật- hiện tượng trong điều kiện lịch sử về thời gian, không gian của từng vùng miền, trong từng thời kỳ nhất định. Cụ thể ở đề tài này, chúng ta xem xét hiện tượng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định trong điều kiện là một xã ngoại thành, đang có những chuyển biến lớn cả về kinh tế lẫn văn hóa, chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Chỉ có như vậy, chúng ta mới phản ánh đúng, chân thực về những mâu thuẫn trong các gia đình nông thôn hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể có được những nhận định khách quan về xu hướng biến đổi của những mâu thuẫn này trong thời gian tới.
+ Theo quan điểm phát triển: sự phát triển là quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Sự phát triển trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội, trong bản thân con người. Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi thụt lùi. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và văn minh nhân loại, đời sống của các gia đình cũng ngày càng được nâng cao. Dưới ảnh hưởng của nền kinh tế mở như ở nước ta hiện nay, mọi người đều có cơ hội làm giàu thì đồng thời họ cũng có cơ hội để tự khẳng định mình. Người phụ nữ nay không còn quá lệ thuộc vào chồng con như kiểu “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nữa. Họ bắt đầu có tiếng nói riêng của mình. Những quan niệm xưa về người phụ nữ không còn quá khắt khe trong thời đại ngày nay. Đồng thời với sự bình đẳng nam nữ trong hôn nhân thì tính chất của hôn nhân cũng thay đổi. Nhiều mâu thuẫn nảy sinh, một số mâu thuẫn mất đi. Do đó, khi xem xét về mâu thuẫn của các gia đình chúng ta cần nhìn nhận nó trong sự phát triển, chỉ ra những mâu thuẫn nào có nguy cơ dẫn đến gia đình tan vỡ cao, những mâu thuẫn nào có thể củng cố quan hệ gia đình, làm tăng độ bền vững của gia đình.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Báo cáo đã sử dụng các tư liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở các tài liệu liên quan đến vấn đề, các tạp chí Xã hội học, tạp chí Khoa học về phụ nữ và báo cáo tổng kết của địa phương… nhằm làm rõ cơ sở lý luận và tổng quan của đề tài, góp phần bổ sung cho những nhận định của mình.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp cơ bản, chủ yếu sử dụng để thu thập thông tin. Phương pháp này được tiến hành trên 120 gia đình tại địa bàn khảo sát theo cách lựa chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, với cơ cấu mẫu như sau:
Cơ cấu mẫu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
54
45
Nữ
66
55
Tổng
120
100
Học vấn
Mù chữ
1
0.8
Cấp 1
18
15
Cấp 2
51
42.5
Cấp 3
38
31.7
Trung cấp, cao đẳng
6
5
Đại học, trên đại học
6
5
Tổng
120
100
Nghề nghiệp
Nông dân
59
49.2
Công nhân
22
18.3
Cán bộ nhà nước
9
7.5
Tiểu thương
12
10
Xe ôm
3
2.5
Nội trợ
3
2.5
Khác
12
10
Tổng
120
100
Đề tài sử dụng các thông tin định lượng thu được từ các bảng hỏi dưới dạng thông tin đã qua xử lý bằng chương trình SPSS 13.0.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn các cặp vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đều có mâu thuẫn. Tuy nhiên mâu thuẫn chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra, chủ yếu liên quan đến các vấn đề về kinh tế, phân công lao động và quan hệ ứng xử.
- Đa số mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở đây ở mức ít nghiêm trọng, không quá gay gắt, có thể giải quyết được, ít dẫn đến đổ vỡ gia đình, nhưng có ảnh hưởng đến tâm lý con cái của họ.
- Hình thức tranh luận to tiếng, mắng chửi, chiến tranh lạnh xảy ra phổ biến trong mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở đây.
- Những mâu thuẫn ít hoặc không nghiêm trọng, có thể giải quyết được thường giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng, tăng độ bền vững của hôn nhân.
7. Khung lý thuyết
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết áp dụng
1.1.1. Lý thuyết xung đột
Trong khi xem xét tác động của biến đổi xã hội đến gia đình, các nhà chức năng xem gia đình hiện đại là một thực thể tĩnh, thụ động và cân bằng với các thiết chế xã hội khác thì các nhà xung đột coi đó như một hệ thống “bất ổn” do những xung đột tiềm tàng và thực sự gây ra. Xung đột không tránh khỏi dẫn đến sự thay đổi và ngược lại, những biến đổi xã hội dẫn đến những vấn đề mới trong xã hội, trong gia đình.
Lý thuyết xung đột trong xã hội học đã chỉ ra rằng, mâu thuẫn là tự nhiên và không thể tránh khỏi trong tất cả các quan hệ tương tác của con người. Do vậy, khác với việc nhấn mạnh đến trật tự, cân bằng, hòa hợp hoặc duy trì hệ thống của thuyết chức năng, lý thuyết xung đột tập trung vào việc nghiên cứu, kiểm soát và giải quyết các xung đột. Xem mâu thuẫn không phải là có ảnh hưởng tiêu cực, phá vỡ hệ thống xã hội và sự tương tác của con người, mà đúng hơn mâu thuẫn là vốn có trong tất cả các hệ thống và sự tương tác, kể cả trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Nếu các chuẩn mực và mục tiêu trong hôn nhân và gia đình thường nảy sinh mâu thuẫn, vấn đề không phải là lảng tránh mâu thuẫn đó mà là giải quyết nó. Khi mâu thuẫn được giải quyết, nó không còn là yếu tố phá vỡ quan hệ hoặc chỉ mang lại những hậu quả tiêu cực, mà trái lại nó củng cố các quan hệ, tạo ra sự thay đổi và kết quả là quan hệ trở nên có ý nghĩa hơn trước đó.
Theo Rober Kahn trong tác phẩm “Căng thẳng tổ chức; những nghiên cứu xung đột vai trò và căng thẳng vai trò” (1964) thì xung đột vai trò xảy ra dưới ba hình thức:
+ Xung đột vai trò giữa các thành viên trong một hệ vai trò.
+ Xung đột vai trò trong bản thân người giữ vai trò.
+ Xung đột vai trò giữa các vai trò thuộc các hệ vai trò khác nhau.
Để khắc phục xung đột giữa các vai trò, các cá nhân cần:
+ Thực hiện tốt vai trò của mình.
+ Phải có những chuẩn mực xã hội rõ ràng.
1.1.2. Lý thuyết vai trò
* Khái niệm vị thế xã hội, vai trò xã hội.
+ Vị thế xã hội
Vị thế xã hội được xây dựng trên cơ sở vị trí xã hội hay còn gọi là địa vị xã hội. Địa vị xã hội là vị trí tương đối của các chủ thể xã hội được xác lập trong cơ cấu xã hội, trong các quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân hoặc nhóm xã hội đều có một hoặc nhiều vị trí xã hội khác nhau. Những vị trí xã hội có thể được xác định do họ tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội hoặc do đặc điểm vốn có của họ như gia đình, nơi sinh, chủng tộc, dòng dõi…hoặc do kết quả của sự phấn đấu trong học tập, nghề nghiệp…
Vị thế xã hội gắn liền với vị trí xã hội cùng với việc kèm theo các quyền hạn và trách nhiệm nhất định.
+ Vai trò xã hội
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ- cuốn Xã hội học đại cương – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội- 1997: Vai trò xã hội được hiểu là các hành vi của chủ thể mà chúng ta mong đợi tương ứng với vị thế xã hội của nó.
* Phân loại vai trò
Talcott Parson (1902- 1979) đã đưa ra 5 loại vai trò của cá nhân:
- Vai trò dựa trên vị thế có sẵn và vai trò không có sẵn.
- Vai trò kiềm chế tình cảm và không kiềm chế tình cảm.
- Vai trò được xác định hẹp và vai trò được xác định rộng.
- Vai trò phải có ứng xử theo quy tắc chung và vai trò phải ứng xử đặc thù.
- Vai trò khác nhau có động cơ khác nhau.
* Lý thuyết vai trò
Theo nhà tâm lý học, xã hội học Herbert Mead, vai trò giống như là kết quả của quá trình tương tác mà trong đó các vai trò vừa tập tành, vừa sáng tạo. Ví dụ như trẻ em vừa quan sát hành vi của người lớn vừa tập đóng vai. Bất cứ vai trò nào cũng tham gia vào các quan hệ với các vai trò khác. Mỗi vai đều có kỳ vọng vào vai kia để khẳng định vị trí của mình trong quan hệ tương tác. Do đó, phản ứng của các vai tương tác sẽ ảnh hưởng đến quan niệm của mỗi người về vai trò của mình.
Trong khi phân tích về vấn đề mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với vị thế xã hội, vai trò xã hội, những kỳ vọng vai trò của xã hội đối với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau.
1.2. Các khái niệm công cụ
*Khái niệm về gia đình
Theo Từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện- NXB thế giới, Hà Nội, 1994: Gia đình được xem như một nhóm người gắn bó với nhau bằng sợi dây liên hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi. Ở đây có sự tác động qua lại giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với họ hàng xã hơn.
Đặc trưng của gia đình:
- Gia đình là một nhóm xã hội: nghĩa là phải có ít nhất từ hai thành viên trở lên.
- Các mối quan hệ trong gia đình được xác lập dựa trên: hôn nhân, huyết thống, nhận con nuôi.
- Các chức năng của gia đình: sinh đẻ, kinh tế, tình cảm, giáo dục, chăm sóc người già và trẻ em…
Trong nghiên cứu này, điều chúng tôi đặc biệt quan tâm ở đây là gia đình với tư cách là một nhóm xã hội, với các mối quan hệ bên trong của nó, sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thoả mãn những nhu cầu riêng tư của họ.
*Khái niệm hôn nhân
Gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thổng nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó. Khái niệm hôn nhân hẹp hơn khái niệm gia đình, nó chỉ sự kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà, là quan hệ tính giao tình cảm giữa nam và nữ, được xã hội phê chuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau.Theo quan điểm hiện đại, hôn nhân là sự kết hợp tự nguyện, bình đẳng tự do trên cơ sở tình yêu và được pháp luật công nhận.
*Khái niệm quan hệ vợ chồng
Quan hệ vợ chồng được tạo lập bởi hai cá nhân khác giới, hai chủ thể riêng biệt với những vai trò và trách nhiệm riêng của từng cá nhân. Quan hệ vợ chồng được thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa hai thành viên và sẽ tan vỡ khi nào sự tác động qua lại đó chấm dứt.
Việc xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng sẽ làm sáng tỏ được những nguyên nhân mâu thuẫn nội tại trong gia đình.
*Khái niệm mâu thuẫn
Theo G.Simen: “Mâu thuẫn là vốn có trong đời sống xã hội và có tác dụng tăng cường sự cố kết xã hội, hội nhập và sự thay đổi có trật tự”
Mâu thuẫn là sự đối lập giữa hai cá nhân trong tâm thế và hành vi xảy ra khi “một người muốn làm cái này còn người kia thì phản đối” (Hay, 1984, trang 2).
Theo tác giả Lloyd Saxton: “The individual, Marriage, and the Family”, California, Wadsworth Publishing Company, 1980, trang 342, có hai loại mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn bên trong: dạng mâu thuẫn xảy ra khi một người có nhiều nhu cầu và những nhu cầu này không thể thoả mãn đồng thời. Mâu thuẫn bên trong lại chia ra làm 3 dạng:
+ Mâu thuẫn xảy ra khi một người muốn có hai điều nhưng không thể thoả mãn được cả hai.
+ Mâu thuẫn xảy ra khi một người phải lựa chọn giữa hai c