Đề tài Thực trạng môi trường tại tàu chứa dầu ngoài khơi vùng biển phía nam Việt Nam

Nghiên cứu về điều kiện MTLĐ tại các vị trí lao động trên biển hiện nay chưa được quan tâm nhiều. Do vây việc nghiên cứu MTLĐ để xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp trên các con tàu chứa dầu ngoài khơi là rất cần thiết.

pdf25 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng môi trường tại tàu chứa dầu ngoài khơi vùng biển phía nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TÀU CHỨA DẦU NGOÀI KHƠI VÙNG BIỂN PHÍA NAM VIỆT NAM TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghiên cứu về điều kiện MTLĐ tại các vị trí lao động trên biển hiện nay chưa được quan tâm nhiều. Do vây việc nghiên cứu MTLĐ để xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp trên các con tàu chứa dầu ngoài khơi là rất cần thiết. Mục tiêu đề tài: Ðánh giá thực trạng MT tại một con tàu chứa dầu tại khu vực biển phía Nam, đề xuất biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên các tàu chứa dầu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Nhiệt độ và tốc độ lưu chuyển không khí tại khá nhiều vị trí chưa bảo đảm (56,9% mẫu đo nhiệt độ và 13,8 % mẫu đo tốc độ gió). Cường độ tiếng ồn có 40,7% mẫu đo không đảm bảo TCVSCP. Một số vị trí có cường độ chiếu sáng thấp (11,1% mẫu đo không bảo đảm). Nồng độ CO2 nhiều vị trí không bảo đảm (81,8% không đảm bảo TCVSCP) thể hiện sự thông thoáng kém Kết luận: Tăng cường công tác giám sát MTLÐ đặc biệt là các yếu tố có nguy cơ cao như: Cường độ tiếng ồn lớn, nồng độ khí CO2 trong các phòng làm việc ABSTRACT REAL SITUATION OF AN OFFSHORE OIL TANKER AT THE SOUTHERN SEA OF VIETNAM Trinh Hong Lan, Phan long Ho, et al * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 246 – 250 Background: There hasn’t been much interest in research on the conditions of work environment at sea. Thus, it’s necessary to do a research on this field to determine hazardous factors that can be presented on offshore oil tankers. Objectives: Evaluate the real situation of occupational environment on tankers at the Southern sea and propose methods to prevent employees from occupational effects and diseases on the oil tankers. Method: A descriptive cross-sectional study design was applied. Results: The temperature and velocity of air circulation at many sites are not satisfied with the requirement of LHS (56.9% samples of temperature and 13.8% samples of air velocity). For noise intensity, 40.7% samples are not met the requirement of Labors Hygiene Standard. The light intensity at some sites is low (11.1% unsatisfied samples). Unsatisfied concentration of carbon dioxide gas at many sites (81.8% unsatisfied samples) shows that the ventilation is not good. Conclusion: Intensify the activities of supervising the work environment, especially high hazardous factors such as noise intensity and concentration of carbon dioxide gas in work offices. ÐẶT VẤN ÐỀ Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, cùng với sự phát triển nhanh chóng chung của các ngành kinh tế, ngành dầu khí nước ta cũng không ngừng phát triển lớn mạnh và trở lên vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Việc khai thác dầu khí, vận chuyển và lưu giữ dầu thô tại các con tàu chứa dầu cỡ lớn ở các vùng biển xa đất liền tạo ra khá nhiều nguy cơ, tác hại nghề nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, đây lại là một ngành công nghiệp khá mới mẻ ở Việt Nam do vậy có rất ít các điều tra, nghiên cứu về điều kiện lao động của nhân viên làm việc trên các công trình trên biển trong đó các con tàu chứa dầu - mà thực chất là 1 kho chứa dầu nổi khổng lồ trên biển. Mục tiêu nghiên cứu Ðánh giá thực trạng MT tại một con tàu chứa dầu tại khu vực biển phía Nam Ðề xuất một số giải pháp kiểm soát các THNN, dự phòng các bệnh nghề nghiệp hay liên quan tới nghề nghiệp cho nhân viên làm việc trên các tàu chứa dầu ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm nghiên cứu Trên một con tàu ngoài khơi biển Vũng Tàu, tháng 12/2006 Ðối tượng nghiên cứu Con tàu chứa dầu với tất cả các vị trí lao động trên tàu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Các kết quả khảo sát về yếu tố vật lý Về vi khí hậu (VKH) Bảng 1: Kết quả đo Vi khí hậu và cường độ chiếu sáng TT Ðịa điểm đo Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) Tiêu chuẩn VSCP (TC 3733/2002/QÐ- BYT)  32  80  0,5  2 A Khi tàu không bán dầu 1 Mặt boong tàu 28,4 – 31,5 53,8 – 70,6 0,5– 3,6 2 Khu vực tầng 1 32,6 – 33,0 61,6- 68,7 0,4 – 0,5 3 Khu vực tầng 2 32,7– 35,9 59,7- 59,8 0,2 – 0,3 4 Khu vực 25,7 47,0- 0,4 – Ðịa điểm đo Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Tiêu chuẩn VSCP (TC 3733/2002/QÐ- BYT)  32  80  0,5  2 tầng 3 – 33,6 68,5 0,6 5 Khu vực tầng đáy 32,6 – 32,9 59,1- 60,8 0,4 – 1,2 6 Khu sinh hoạt (các phòng ở trên tàu) 20,6 – 24,1 34,0 – 58,0 0,3 – 0,6 Ðịa điểm đo Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Tiêu chuẩn VSCP (TC 3733/2002/QÐ- BYT)  32  80  0,5  2 7 Phòng điều khiển tàu 23,5 - 23,6 56,0 – 56,9 0,3 – 0,5 8 Phòng điều khiển bán dầu 29,0 – 29,9 44,5 – 44,6 0,2 – 0,3 9 Ngoài trời 28 72,4 11,2 – 12,8 Ðịa điểm đo Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Tiêu chuẩn VSCP (TC 3733/2002/QÐ- BYT)  32  80  0,5  2 B Khi tàu bán dầu 1 Khu sinh hoạt (Phòng ngủ) 23,6 – 24,5 45,0 – 51,8 0,3 – 0,5 2 Khu vực sản xuất 33,0 – 36,0 63,7 – 74,4 0,3 – 0,5 Ðịa điểm đo Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Tiêu chuẩn VSCP (TC 3733/2002/QÐ- BYT)  32  80  0,5  2 TCVN 5508 – 91: (Phòng lạnh) 24 – 26 0,5 Tiêu chuẩn VSCP (TC 3733/2002/QÐ- BYT)  30  80 1,5 Nhiệt độ: Tại thời điểm kiểm tra, nhiệt độ đo tại các vị trí làm việc trong các khu vực sản xuất hầu hết cao vượt Tiêu chuẩn Vệ Sinh Lao Ðộng Cho Phép (TCVSLÐCP) cả trong điều kiện hoạt động bình thường và trong thời điểm tàu đang bán dầu, từ 0,6 - 40C và cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 4,7 -7,90C, do các thiết bị máy móc hoạt động sinh ra nhiệt cao và được đặt trong phòng khá kín tạo không khí nóng quẩn trong phòng. Ngược lại, tại khu vực sinh hoạt, nhiệt độ đo tại nhiều phòng làm việc và phòng ngủ trong khu sinh hoạt lại thấp hơn TCVSLÐCP có thể gây cảm giác lạnh đối với nhân viên nếu tiếp xúc liên tục trên 8 giờ. Các kết quả khảo sát về nhiệt độ này cũng tương tư như các kết quả khảo sát của Bùi Thị Hà và CS khi nghiên cứu khảo sát ở các tàu vận tải xăng dầu nhưng lại thấp hơn so với các tàu vận tải hàng bách hóa(Error! Reference source not found.) Ðộ ẩm: Tại thời điểm kiểm tra, độ ẩm không khí đo tại tất cả các Bloc sản xuất và khu sinh hoạt đều đạt TCVSLÐCP. Tuy nhiên, tại một số phòng ở khu sinh hoạt có độ ẩm khá thấp (trên dưới 40%) có thể gây cảm giác khô hanh cho người lao động. Tốc độ gió: Tại thời điểm kiểm tra, tốc độ gió đo tại một số vị trí sản xuất ngoài trời (trên mặt boong tàu) đều cao hơn TCVSLÐCP, có thể gây cản trở hoặc hạn chế các thao tác làm việc của công nhân trên mặt boong. Trái lại, một số vị trí lao động tại các phòng máy trong hầm tàu (khu vực nồi hơi, máy phát điện số 1, hầm bơm, khu vực turbin máy bán dầu, phòng máy phát điện sự cố) có tốc độ gió quá thấp sẽ gây cảm giác ngột ngạt khó chịu cho người lao động. Hầu hết các phòng ở và làm việc ở khu vực sinh hoạt có tốc độ gió đảm bảo TCVSLÐCP. Về cường độ tiếng ồn, rung chuyển và cường độ chiếu sáng Bảng 2: Về cường độ tiếng ồn và cường độ chiếu sáng Số TT Vị trí ðo ánh sáng (lux) tiếng ồn (dba) A Khi tàu không bán dầu 1 Mặt boong tàu 3680 - 7280 81 - 82 2 Khu vực tầng 1 95 - 285 85 - 98 3 Khu vực tầng 2 90 – 580 88 - 103 Số TT Vị trí ðo ánh sáng (lux) tiếng ồn (dba) 4 Khu vực tầng 3 50 - 220 88 - 95 5 Khu vực tầng đáy 85 - 530 85 - 92 6 Khu sinh hoạt (- ở trên tàu) 126 - 366 44 - 63 7 Phòng điều khiển tàu 220– 226 66 - 67 8 Phòng điều khiển bán dầu 50 – 360 56 - 58 Số TT Vị trí ðo ánh sáng (lux) tiếng ồn (dba) 9 Ngoài trời B Khi tàu bán dầu 1 Khu sinh hoạt (Phòng ngủ) 126 - 316 54 - 63 2 Khu vực sản xuất 50 - 366 92 - 102 TCVS: Số TT Vị trí ðo ánh sáng (lux) tiếng ồn (dba) - Hành lang, nhà kho: 100 Lux - Công việc chính xác 300 Lux - Phòng thử nghiệm với công việc chính xác 500 Lux ?85 dBA/8 giờ Bảng 3: Rung công nghiệp Gia tốc rung hiệu đính cho phép (m / s2) Số TT vị trí đo Rung đứng Rung ngang I khu vực sản xuất Tầng 3: 0,014 – 0,060 0,016 – 0,042 Tầng 2: 0,024 – 0,086 0,024 – 0,045 Tầng 1: 0,024 – 0,046 0,022 – 0,048 Tầng đáy: 0,024 – 0,046 0,022 – 0,048 TIÊU CHUẨN RUNG: (Nghị định Chính Phủ 175/CP,ngày18/10/1994) Gia tốc rung toàn thân - Rung tác động tại các phân xưởng sản xuất công nghiệp. 0,081 0,057 Ánh sáng: Tại thời điểm kiểm tra, cường độ chiếu sáng đo kiểm tra tại phần lớn các vị trí tại khu vực sản xuất và các phòng trong khu sinh hoạt hầu hết đều bảo đảm TCVSLÐCP. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vị trí đo trong khu vực sản xuất (Khu vực hầm bơm, khu vực nồi hơi, cụm máy bơm, khu vực turbin máy bán dầu, máy cái) còn có cường độ chiếu sáng thấp chưa đảm bảo TCVSLÐCP. Các kết quả khảo sát này cũng tương đương với các kết quả khảo sát của Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn khảo sát trên các con tàu chổ dầu và vận tải hàng bách hóa(Error! Reference source not found.) Tiếng ồn: Tại thời điểm kiểm tra, phần lớn các vị trí đo tại khu vực sản xuất (KV tầng đáy, tầng 1, tầng 2 và tầng 3 trong hầm máy) đều có cường độ tiếng ồn quá cao ở cả hai thời điểm không có bán dầu và đang bán dầu. Tuy nhiên, cường độ tiếng ồn có tăng cao hơn ở thời điểm Tàu đang bán dầu. Ðặc biệt là khu vực máy phát điện, cụm máy bơm, máy làm lạnh không khí…có mức ồn rất cao vượt TCVSLÐCP cả về mức áp âm chung lẫn các dải tần số cao (2.000 - 8.000 Hz) từ 1 - 19 dBA, tạo ra nguy cơ điếc nghề nghiệp rất cao cho người lao động nếu phải làm việc và tiếp xúc lâu dài. Kết quả khảo sát này cho thấy cường độ tiếng ồn tại khu vực sản xuất (buồng máy, hầm tàu) cao tương đương với cường độ tiếng ồn ở trên các con tàu của công ty vận tải biển, tuy nhiên khu vực sinh hoạt và cabin điều khiển thì cường độ tiếng ồn ở tàu chứa dầu lại thấp hơn so với các tàu vận tải biển trong nghiên cứu khảo sát của Nguyễn Trường Sơn và CS (Error! Reference source not found.) hay các tàu vận tải xăng dầu, vận tải hàng hóa trong kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn năm 2004 (Error! Reference source not found.) Rung công nghiệp: Tại thời điểm kiểm tra, mức độ rung đo tại các vị trí làm việc ở các Bloc sản xuất, các phòng làm việc, phòng ngủ của khu sinh hoạt hầu hết đều đạt TCVSLÐCP. Tuy nhiên, mức rung đo tại vị trí xung quanh máy phát điện số 1 (tầng 2) vượt Tiêu chuẩn rung cho phép. Các kết quả khảo sát về yếu tố hóa học Nồng độ oxy & hơi khí độc trong không khí Bảng 5: Nồng hơi khí độc trong không khí O2 (%) CO2 (mg/m3) CO (mg/m3) SỐ TT VỊ TRÍ LẤY MẪU Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS đạt TCVS I KHU VỰC SẢN XUẤT Tầng 1 1 Khu vực máy phát điện số 3 20,0 933 3,9 Tầng 2 2 Phòng tiện (đang hàn) 20,0 1088 25 3 Phòng điều khiển CPU 20,0 900 0,6 Mặt boong 4 Xung quanh block sinh hoạt mạn trái 5 Xung quanh block sinh hoạt mạn phải 6 Ðuôi tàu 7 Khu vực hầm bơm 20,0 1079 3,8 II KHU SINH HOẠT 8 Tầng 4 - Phòng 424 20,0 1583 0,1 9 Tầng 3 - Phòng 333 20,2 1080 0,6 10 Tầng 2 - Phòng 252 20,0 1160 0,8 11 Tầng 1 - Phòng 101 20,0 1160 0,6 12 Câu lạc bộ 20,0 1440 0,7 13 Phòng điều khiển bán dầu 20,0 1025 14 Phòng thông tin 20,8 890 KPH TIÊU CHUẨN VỆ SINH LAO ÐỘNG (Quyết định số 3733/2002/QÐ – BYT) Giá trị giới hạn các hóa chất trong không khí vùng làm việc -Trung bình 8 giờ (TWA) Không quy định 900 20 Ghi chú: KPH Không Phát Hiện Nồng độ hơi khí trong không khí Khí H2S: tại thời điểm kiểm tra, nồng độ khí H2S đo trong không khí khu sản xuất đều trong giới hạn TCVSLÐCP. Khí CO2: nồng độ khí CO2 đo tại phòng máy phát điện, phòng tiện (công nhân đang hàn) và các phòng trong khu sinh hoạt hầu hết vượt TCVSLÐCP theo trung bình 8 giờ do phòng máy phát điện máy chạy phát sinh nhiệt và khí kết hợp tốc độ lưu chuyển không khí trong phòng kém; đối với khu sinh hoạt có thể do thiếu không khí sạch được trao đổi, khí tuần hoàn sử dụng trong hệ thống máy lạnh trung tâm cao, hệ thống lọc khí CO2 trong khu sinh hoạt đã sử dụng lâu tạo sự tích lũy CO2. Khí CO: nồng độ CO kiểm tra tại các vị trí sản xuất hầu hết đều đạt TCVSLÐCP. Ngoại trừ tại CO: nồng độ CO kiểm tra tại các vị trí sản xuất hầu hết đều đạt TCVSLĐCP. Riêng phòng tiện (phân xưởng cơ khí) có nồng độ CO vượt TCVSLĐCP do phòng tiện khá kín, không gian tương đối chật hẹp lại kết hợp với hàn cắt kim loaïi trong phòng nên khi hàn tạo ra khói tỏa mù mịt trong phòng, hệ thống hút đã cũ lại hoạt động không hiệu quả tạo sự tích lũy khí CO và CO2 trong phòng. Tại thời điểm kiểm tra, nồng độ khí O2 đo tại các vị trí đều bảo đảm TCVSLĐCP Ghi chú: Tiêu chuẩn khí O2 trong MTLÐ hiện nay chưa có nhưng theo PGS.TS. Hoàng Văn Bính “Ðộc chất Học Công Nghiệp Và Dự Phòng Nhiễm Ðộc” NXB Khoa Học Kỹ Thuật, năm 2002, trang 196. Tỷ lệ O2 trong không khí sạch trung bình là 20,5%. Tiêu chuẩn Vệ sinh phải đạt là 20% O2 trong không khí nơi làm việc KẾT LUẬN Nhìn chung MTLÐ tại nhiều VTLÐ trên tàu chứa dầu chưa bảo đảm: Nhiệt độ và tốc độ lưu chuyển không khí tại khá nhiều vị trí chưa bảo đảm (56,9% mẫu đo nhiệt độ và 13,8 mẫu đo tốc độ gió) Cường độ tiếng ồn lớn tại nhiều VTLÐ (40.7% mẫu đo không đảm bảo TCVSCP) Một số vị trí có cường độ chiếu sáng thấp (11,1% không bảo đảm) Nồng độ CO2 nhiều vị trí không bảo đảm (81,8% không đảm bảo TCVSCP) thể hiện sự thông thoáng kém ÐỀ NGHỊ Ðể cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, chúng tôi có một số đề nghị sau: Xí nghiệp cần có biện pháp tăng cường thông thoáng trong khu vực máy phát điện, nồi hơi. Ðối với khu sinh hoạt cần bảo đảm giữ nhiệt độ trong các phòng làm việc và phòng ngủ thuộc khu sinh hoạt trong khoảng 24 - 26oC tránh gây cảm giác lạnh cho nhân viên. Xí nghiệp cần lắp thêm đèn chiếu sáng tại một số vị trí có cường độ chiếu sáng quá thấp (Khu vực hầm bơm, khu vực nồi hơi, cụm máy bơm, khu vực turbin máy bán dầu, máy cái). Xí nghiệp cần kiểm tra bảo trì các thiết bị phát sinh tiếng ồn cao để giảm tiếng ồn khi hoạt động, đồng thời hạn chế thời gian tiếp xúc với những nơi có cường độ tiếng ồn cao, duy trì chặt chẽ việc sử dụng nút tai, chụp tai chống ồn khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn Duy trì kiểm tra thính lực định kỳ 6 tháng/lần đối với công nhân tiếp xúc với mức ồn cao, vượt TCVSLÐCP. Cần tăng cường lượng không khí sạch vào hệ thống máy lạnh trung tâm, định kỳ bảo dưỡng hệ thống lọc khí CO2 trong không khí trong khu sinh hoạt.
Tài liệu liên quan