Nghèo đói là vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở các nước kinh tế lạc hậu, chậm phát triển mà còn diễn ra ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính, sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm thì vấn đề thất nghiệp nghèo đói lại gia tăng nhanh chóng.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân công tác xóa đói giảm nghèo ở xác Ngọc Liên - Ngọc Lặc - Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nghèo đói là vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở các nước kinh tế lạc hậu, chậm phát triển mà còn diễn ra ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính, sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm thì vấn đề thất nghiệp nghèo đói lại gia tăng nhanh chóng.
Đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hoà nhập với nền kinh tế thế giới với xu hướng toàn cầu hoá. Nền kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu nổi bật. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm đổi mới, đã cải thiện cơ bản đời sống của đại đa số nhân dân, song một bộ phận nhân dân do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn sống mức chuẩn nghèo đói.
Với mong muốn có được cái nhìn rõ hơn về thực trạng nghèo đói một khía cạnh của xóa đói giảm nghèo nên em viết chuyên đề này.
Chuyên đề gồm 3 phần:
A. Cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu vấn đề về tình trạng nghèo đói.
B. Thực trạng, nguyên nhân công tác xóa đói giảm nghèo ở xác Ngọc Liên - Ngọc Lặc - Thanh Hoá
C. Một số giải pháp và kiến nghị
Do thời gian viết chuyên đề có hạn và kinh nghiệm viết chuyên đề chưa có nhiều, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khóa để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm nghèo đói:
- Khái niệm nghèo đói của thế giới
+ Tại hội nghịe về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 ở Bangkok đã đưa ra khái niệm nghèo. " Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương".
Khái niệm này đã được nhiều quốc gia trong khu vực chấp nhận là sử dụng trong những năm qua. Để phân loại một cách chi tiết hơn nữa các nước còn phân chia nghèo thành 2 loại là nghèo tuyệt đối và nghèo tưong đối.
* Nghèo tuyệt đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
* Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ hpận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
- Khái niệm nghèo đói của Việt Nam
Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý ở các bộ ngành đã đi đến thống nhất cần có khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo và đói ở Việt Nam.
* Nghèo: là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện
* Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
* Nhu cầu cơ bản: nhu cầu cơ bản của con người gồm 3 yếu tố và phân chia thành hai loại đó là 3 nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở và 5 nhu cầu sinh hoạt hằng ngày: vănhoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp.
* Ngưỡng nghèo đói: ngưỡng nhu cầu tối thiểu được sử dụng làm ranh giới để xác định nghèo đói hay không nghèo đói.
2. Phương pháp tiếp cận xác định chuẩn nghèo đói
- Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói; trước hết người ta căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá bằng mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng là 2.100 - 2.300 kcal/ ngày/người.
- Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng trong đó đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp nhất.
- Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đã được cụ thể hoá bằng mục tiêu trong chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình của từng địa phương để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
* Chuẩn nghèo đói
Chuẩn nghèo 2006 - 2010 đã được điều chỉnh theo 2 khu vực là: nông thôn và thành thị tính theo thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Khu vực thành thị chuẩn nghèo mới là 260 nghìn đồng/người/tháng. Khu vực nông thôn tính cho cho cả nông thôn đồng bằng chuẩn nghèo mới là 200 nghìn đồng.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá nghèo đói
+ Tỷ lệ nghèo đói: là số hộ nghèo đói trên tổng số hộ công thức tính:
Tỷ lệ nghèo đói % = x 100%
+ Số người nghèo đói: Bằng tổng số người của tất cả các hộ nghèo đói, trong các cuộc điều tra từng hộ gia đình đã được kê khai số nhân khẩu người ta chỉ việc cộng tổng số nhân khẩu đã kê khai là có kết quả. Song trên thực tế người ta cũng có một cách tính khác mà kết quả cũng không có sự sai lệch đáng kể là lấy tổng số hộ, nhân với số nhân khẩu bình quân để tính ra số người nghèo đói.
Công thức tính:
= x
+ Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo
Số hộ nghèo là số tuyệt đối dựa vào chuẩn mực quy định của cả nước hoặc địa phương để thống kê. Còn tỷ lệ hộ nghèo là số hộ nghèo trên tổng số hộ cách tính tương tự như tỷ lệ hộ nghèo đói.
+ Số hộ đói và tỷ lệ hộ đói quan niệm và cách tính tương tự như hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo.
+ Số xã nghèo và tỷ lệ xã nghèo
Số xác nghèo là số tuyệt đối được thống kê theo chuẩn mực quy định. Còn tỷ lệ xã nghèo là số xã nghèo trên tổng số xã phường, thị trấn trên địa bàn.
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm
Là tỷ lệ của số hộ vượt chuẩn mực nghèo đói hàng năm trên tổng số hộ trên địa bàn.
+ Tỷ lệ hộ đói giảm hàng năm: Tương tự như hộ nghèo giảm hàng năm.
Ngoài những chỉ tiêu trên người ta còn sử dụng hàng loạt chỉ tiêu cụ thể khác theo yêu cầu quản lý của chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
- Tổng nguồn vốn của chương trình
- Số hộ được vay vốn tín dụng
- Tỷ lệ hoàn trả vốn lãi đúng hạn
- Tỷ lệ hộ gặp vốn rủi ro
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Số người (hộ được định canh, định cư)
- Số người nghèo đã khám chữa bệnh miễn phí
- Số trẻ là con của hộ nghèo đói thuộc diện được miễn giảm học phí
- Số xã thiếu đường, thiếu trường, trạm, chợ, nước sạch và điện sinh hoạt.
+ Chỉ số thiếu hụt của nghèo đói là tỷ lệ phần trăm mức thu nhập thực tế bình quân đầu người trên chuẩn mực nghèo đói quy định cho từng vùng.
Công thức tính:
Tỷ lệ thiếu hụt (%) = x 100%
Chỉ số thiếu hụt là sự đo lường mức độ thiếu bình quân giữa tổng mức chi tiêu thực tế của các hộ gia đình và mức đảm bảo nhu cầu tối thiểu chỉ số thiếu hụt P được tính bằng công thức:
P(%) =
Trong đó: Xi: là mức chi tiêu thực tế của gia đình thứ i
Z: là ngưỡng nghèo đói, chuẩn mực gnhèo đói của từng vùng
N: là tổng số gia đình của địa bàn hay toàn quốc
* Một số chỉ tiêu tổng hợp quốc tế đã sử dụng chỉ số nghèo đói con người là chỉ tiêu mang tính tổng hợp khái quát cao, phản ánh bản chất và tính đa dạng của nghèo đói, được tổ chức phát triển liên hợp quốc (UNDP) sử dụng và công bố lần đầu tiên vào năm 1997, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới chưa quen sử dụng chỉ tiêu này.
Chỉ số HPI được tính toán theo công thức sau:
HPI = [(
Trong đó: P1: tỷ lệ phần trăm dân số chết dưới 40 tuổi
P2: tỷ lệ phần trăm người lớn mù chữ
P3: trung bình cộng của 3 yếu tố P31; P32; P33
Công thức tính:
P3 =
Trong đó:
P31: tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nước sạch
P32: tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với dịch vụ y tế
P33: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong những năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với đa nguồn kinh phí, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng miền trung cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi hải đảo.
Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá.
Xã Ngọc Liên - Ngọc Lặc - Thanh Hoá cũng như các xá nghèo khác, công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai từ năm 1991. Nhưng cho đến nay trong xã tỉ lệ hộ nghèo chiếm 41,48% gần một nửa tổng số dân trong xã, con số tương đối cao. Do thực trạng nghèo đói cao như vậy nên em lựa chọn đó là nội dung chuyên đề và cũng là cơ sở thực tiễn để em viết bài.
B. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ NGỌC LIÊN - NGỌC LẶC - THANH HOÁ
1. Quan điểm xóa đói giảm nghèo và đặc điểm của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia
a. Quan điểm xóa đói giảm nghèo
- Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một chính sách xã hội cơ bản là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế và xã hội.
- Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, gắn xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xóa đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an ninh xã hội. Xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả.
- Gắn xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Phát huy nội lực là chủ yếu đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế.
b) Đặc điểm cơ bản của chương trình xóa đói giảm nghèo là
- Chương trình xóa đói giảm nghèo do chính phủ triệu tập chỉ đạo và bố trí vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước.
- Chương trình có bộ máy và cơ chế quản lý, điều hành thống nhất từ trung ương đến các xã.
- Đối tượng hỗ trợ của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo (xã nghèo được xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu ở xã bao gồm: đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ, chợ).
2. Tình trạng, nguyên nhân và công tác xóa đói giảm nghèo của xã Ngọc Liên
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội
Xã Ngọc Liên - Ngọc Lặc - Thanh Hoá đó là một xã trung du miền núi nằm về phía đông bắc huyện Ngọc Lặc. Cách trung tâm huyện Ngọc Lặc 7km2 với diện tích là 34,5 km2 địa hình của xã là đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đất đai bạc màu. Các làng, bản thường sống trên các sườn đồi thấp. Dân số trong xã với 5833 khẩu bằng 1309 hộ số hộ nghèo bằng 612 hộ chiếm 49% tổng dân số trong xã. Người dân trong xã chủ yếu làm nghề thuần nông là trồng lúa, ngô sắn, xã không có làng nào có nghề truyền thống xã bao gồm 12 thôn. Dân tộc sinh sống chủ yếu là mường và kinh dân tộc mường chiếm 60%, dân tộc kinh chiếm 38%, các dân tộc khác chiếm 2%. Nhìn chung về mặt trình độ dân trí trong toàn xã là thấp. Hiện nay chỉ có một vài hộ khá giả có điều kiện để cho con cái học hành còn lại thì người dân nơi đây do nhận thức kém nên thường cho con cái nghỉ học sớm, một phần là do gia đình nghèo nên các con phải nghỉ học. Bên cạnh đó xã cũng có một số điều kiện thuận lợi để phát triển như các dân tộc trên địa bàn xã có tinh thần đoàn kết cao, và trong năm 2005 vừa qua xã công nhận là một phần trong diện trình độ khi huyện Ngọc Lặc lên thị xá và tách thành tỉnh khác. Tuy nhiên khó khăn của xã vẫn còn nhiều đó là cơ sở hạ tầng còn thiếu trầm trọng chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của xã như đường giao thông, nước sạch… là 1 xã vùng cao (xã 135) nên nhìn chung xã còn nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng nghèo đói của xã
- Theo báo cáo năm 2006 xã có 1309 hộ thì số hộ nghèo đã là 612 hộ chiếm 46,75% tổng số dân tức gần 1 nửa hộ trong xã là hộ nghèo.
* Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của xã, của từng nhóm hộ
+ Do điều kiện tự nhiên:
Trong phần trình bày về khái quát chung thì ta thấy xã là một xã miền núi trung du, 3/4 diện tích là đồi núi, do đó việc canh tác cho sản xuất lương thực, thực phẩm là rất khó khăn. Hàng năm khí hậu lại rất khắc nghiệt hạn hán sảy ra liên miên việc trồng lúa lại không có nước tưới tiêu nên việc chăm sóc là rất khó khăn đo đất làm màu của xã là đất bạc màu, khó cho việc gieo trồng các loại cây, củ như ngô, khoai, sắn…. nên các vụ trong năm nhân dân trong xã thu từ việc trồng các cây củ nói trên là rất thấp chí đạt 1,2 - 1,5 tạ/1 sào đất (đó là đất đồi).
+ Do thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất
Với điều kiện khắc nghiệt như vậy thì vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm của người dân trong xã là rất vất vả. Nhưng vấn đề thiếu nữa là người dân thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất. Hiện nay theo qui định chung thì mỗi người chưa đầy 9,6 thước ruộng, không đáp ứng đủ cho người dân canh tác. Bên cạnh đó thì tư liệu sản xuất phục vụ cho người dân xã lại thiếu một cách trầm trọng. Người dân đang canh tác theo tính chất thuần nông tức là bằng con trâu, cái bừa chưa có sự kết hợp của khoa học kỹ thuật như máy kéo , máy cày, công cụ sản xuất thô sơ nên hiệu quả sản xuất không cao. 1 sào lúa (trong vụ mùa thì trung bình người dân chỉ thu 1,5 - 200 kg thóc/sào.
+ Do thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn: một trong những khó khăn của người dân trong xã là thiếu vốn. Hiện nay mặc dù chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo đã cho người nghèo có cơ hội vay vốn, tuy nhiên nguyền vốn cho người nghèo trong xã vay còn rất ít, không đáp ứng cho hộ nghèo có đủ nguồn để sản xuất.
+ Do đông người thiếu lao động ở đây nhìn nhận ở khía cạnh đông con trong mặt bằng dân số chung của xã trung bình mỗi hộ gia đình trong xã có số con là 4-5 người con. Có gia đình 7 người con. Với mật độ con trong gia đình như vậy nên các gia đình đông con thường rơi vào tình trạng nghèo đói, không đủ lương thực, thực phẩm cho các con ăn, mặc chứ chưa nói tới vấn đề học hành, sự phát triển toàn diện. Mặc dù mỗi gia đình đông con như vậy nhưng hiện nay chủ yếu là những gia đình có trẻ em chưa trở thành người lao động thực sự trong gia đình tức là số người "ăn bám" nhiều hơn số người lao động thực sự do đó tình trạng thiếu lao động trong xã cũng là vấn đề nan giải. Ngoài ra trình độ lao động của người dân còn thấp, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất.
+ Tàn tật, già yếu: Nhìn chung trong xã thì người tàn tật, người già chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng nó đang ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của xã.
+ Lười lao động: tình trạng lười lao động cũng là vấn đề đang bức xúc trong xã. Nhiều người còn chưa "ý thức" trong lao động,họ còn chơi nhiều, đặc biệt là người mường. Nói như vậy không phải là phân biệt nhưng lười nhác đang cản trở hộ làm giàu.
+ Tệ nạn xã hội người dân trong xã mặc dù việc xa vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm chưa nhiều nhưng trong mấy năm gần đây đã xuất hiện "gái mại dâm hay người nghiện ma tuý toàn xã đã có 2 người đi bán dâm và 1 người nghiện ma tuý. Tình trạng cờ, bạc, rượu chè rất nhiều. Đặc biệt hiện nay thanh niên rơi vào tình trạng "xay xỉn" là chiếm đại đa số. Do thời gian làm việc theo mùa vụ nên lượng thời gian nhàn rỗi rất nhiều do đó thường phát sinh các tệ nạn xã hội.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân nghèo đói trong xã như người dân chưa có ý thức để vượt lên chính cái nghèo của mình, chưa có hình thức làm ăn phù hợp, chậm đổi mới phương thức sản xuất….
- Về cơ sở hạ tầng
Hiện nay tình trạng các cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã thiếu trầm trọng; xã chưa có đường giao thông, chưa có nước sạch, trạm y tế xã còn thiếu cán bộ có trình độ bác sĩ mà chỉ có y tá, y sĩ, về trườnghọc thì đang còn tình trạng mái lá… Như vậy cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho người dân trong xã.
2.3. Công tác xóa đói giảm nghèo trong xã
Hiện nay công tác xóa đói giảm nghèo của xã đã thực hiện theo chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo với các hoạt động sau:
- Thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo
* Các chính sách:
+ Chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo.
+ Hỗ trợ con em hộ nghèo trong giáo dục đào tạo, miễn hoặc giảm các khoản đóng góp, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, học sinh nghèo được trợ cấp xã hội.
+ Hỗ trợ người nghèo về nhà ở: như sửa chữa làm mới.
* Dự án:
+ Dự án tín dụng ưa đãi hộ nghèo: tổng số hộ vay vốn tín dụng ưu đãi.
+ Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, lâm, ngư.
+ Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo
* Nhóm dự án xóa đói giảm nghèo nằm ngoài chương trình 135
+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo bao gồm: đường dân sinh, trường (phòng học), trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, chợ, công trình khác.
+ Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: trong đó hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ giống, phân bón, lương nghiệp ngành nghề phi nông nghiệp, hỗ trợ khác.
+ Ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới: số hộ di cư tự do được hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất, số hộ đi xây dựng vùng kinh tế mới.
+ Dự án định canh, định cư
+ Dự án đào tạo làm cán bộ xóa đói giảm nghèo
3. Những kết quả đạt được
Hiện nay do việc thực hiện tốtcác công tác xóa đói giảm nghèo, tìm hiểu nguyên nhân, các chính sách, dự án được thực hiện đồng bộ công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật. Được đánh giá theo các chỉ tiêu sau: Báo cáo 6 tháng đầu năm 2006 của xã.
- Trong sản xuất phát triển ngành nghề:
Trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh do đó kết quả trong sản xuất lương thực, thực phẩm về sản xuất cây lúa nước đã đạt được 170,06 ha đặt 93,5% so với cùng kỳ 2005. Năng suất bình quân là 53 tạ/ha. Với kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng và số hộ được hỗ trợ là 508 hộ số hộ được hỗ trợ đất sản xuất là 200 hộ với hình thức hỗ trợ giao đất, cho hộ nghèo tiền đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp hoặc cấp phát phân bón cho hộ; số hộ được hướng dẫn cách thức chế biến bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch là đạt 612 hộ, số tuyệt đối .
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
Tínhd dén cuối 11/2006 toàn xã đã xây dựng trạm y tế, có 1 bác sĩ, với số vốn đầu tư là 300 triệu, có sự tham gia đóng góp của người dân như dân cư người ra phụ hỗ chở gạch, ngói, cát phục vụ cho việc xây dựng. Dự kiến tháng 3/2007 thì công trình đường giao thông tới trung tâm xã được khởi công xây dựng.
- Cho vay vốn tín dụng ưu đãi
+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội của huyện Ngọc Lặc. Thực hiện chính sách cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp do đó số hộ được vay vốn là: 420 hộ chiếm 68,62 số hộ nghèo được vay vốn, còn lại 192 hộ trong toàn xã chưa được vay vốn.
+ Tổng số tiền cho hộ nghèo vay trên địa bàn là: 2.100.000.000đ, bình quân mỗi hộ là 5 triệu đồng. Hiện nay đã có 300 hộ trả được nợ, tích luỹ được nguồn để phát triển nhưng 120 hộ chưa trả được nợ.
- Hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo
+ Xã đã tổ chức được 5 lớp tập huấn kỹ thuật, quy trình canh tác, khuyến nông lâm cho người nghèo, có các chuyên gia của huyện hướng dẫn cho các lớp tập huấn đó.
+ Số lượt người nghèo tham gia là 200 lượt người. Trong các lớp tập huấn bà con người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả, trồng cây, con gì cho phù hợp… qua đó người nghèo có thêm kiến thức trong trồng trọt, chăn nuôi, hướng sản xuất…
-Về y tế:
+ Số người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 100%
+ Số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí tại cơ sở y tế xã 100%, các y tế tuyến trên 100%.
- Về giáo dục:
Do xã là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (vùng 135) nên được miễn học phí hoàn toàn cho con em trong địa bàn. Điều đó trẻ em con hộ nghèo nói riêng và trẻ em trong toàn xã nói chung đều đến trường. Tuy nhiên tỉ lệ trẻ em đi học theo độ tuổi khác nhau số em học cao hơn như cấp phổ thông trung học chiếm tỷ lệ ít đạt khoảng 12%, số trẻ em học dân tộc nội trú chiếm khoảng 20%. Bên cạnh đó các em còn được cấp sách giáo khoa, sách vở, đồ dùng học tập phục vụ cho việc học. Do đó, con em thuộc hộ gia đình nghèo đã đến trường với số lượng khá hơn mấy năm trước. Số trẻ em nghèo vượt khó đạt 15% và được hỗ trợ học bổng.
- Định canh, định cư, di dân kinh tế mới
Hiện nay số hộ nghèo ổn định nơi ăn chốn ở đạt 70%, số còn lại đi đến nơi khác sinh sống và cũng được hỗ trợ một phần kinh phí khi di chuyển.
- Đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo
Ở mỗi thôn cử ra 1 cán bộ tham gia lớp tập huấn về công tác xóa đói giảm nghèo. Xã đã tổ chức được 3 lớp tập huấn, với số lượng cán bộ được đào tạo là 12 người.
C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
I. GIẢI PHÁP
1. Các dự án:
a. Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo chung
- Cho vay vốn tín dụng ưu đãi
+ Dự