Tình thế cấp thiết: Như chúng ta đã biết thì tình môi trường ở nước ta hiện nay
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và đáng báo động chẳn những ô nhiễm ở đô thị mà
còn ở cả nông thôn, ô nhiễm môi trường làm cho con người phải gánh chịu nhiều
hậu quả như dịch bệnh, lao phổi, sốt suất huyết, ung thư, điếc, bệnh tai, mũi,
họng, làm cho sức khoẻ của con người yếu ớt và dễ bị bệnh hơn. Nạn ô nhiễm
môi trường đã làm cho nguồn nước sạch bị cạn kiệt, ô nhiễm không khí trầm
trọng, tiếng ồn và độ rung cũng vượttiêu chuẩn cho phép, khí hậu ngày càng
nóng lên, sở dĩ có những hậu quả như thế là là do rất nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, chính vì
thế bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và khẩn trương hơn bao giờ hết. Bảo vệ
môi trường là một vấn đề không phải của riêng ai, mà của mọi người dân chúng
ta cần phải làm, và đặc biệt là vai trò quản lý của nhà nước về lĩnh vực môi
trường. Thật vậy trong hiến pháp 1992 của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam tại điều 29 có ghi rõ là “ cơ quan nhà nước đơn vị vũ trang, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi
hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Chính sách môi
trường nói chung cũng như chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp nói riêng,
thống nhất các quan điểm cơ bản thể hiện trong chỉ thị số 36/CT/TW của Bộ
Chính Trị ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, trong thời
kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước “ bảo vệ môi trường là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các
cấp các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bần vững, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi phòng ngừa và
ngăn chặn ô nhiễm là nguyên chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi
trường và bảo tồn thiên nhiên, kết hợp phát triển huy nội lực với tăng cường hợp
tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” và quyết định
số 64/2003/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chỉ thị 37 của ban Bí Thư Trung Ương,
Nghị quyết 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004, nhằm đề ra những phướng hướng,
chính sách giúp bảo vệ môi truờng ngày càng hoàn thiện và trong lành hơn.
Phạm vi nghiên cứu: Vì mục tiêu bảo vệ cho môi trường chúng ta ngày càng
sạch hơn vàlàm giảm đến mức thấp nhất nạn ô nhiễm môi trường, nhằm làm cho
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra những sản phẩm, và những tác
động của họ đối với môi trường ngày càng than thiện hơn, chính vì thế phạm vi
nghiên cứu của Tôi là nghiên cứu về pháp luật để xử lý các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường về xử phạt vi phạm hành chính, hình sự,
bồi thường thiệt hại và cả về biện pháp khắc phục hậu quả và phục hồi môi
trường, và xem nhưng tồn tại của pháp luật Việt Nam về xử lý các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ như thế nào và tìm ra những đề xuất cơ bản để góp phần xử
lý triệt để hơn đối với các cơ sở gây ô nhiễm
80 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI
---- oOo ---
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHOÁ (2004-2008)
Đề Tài:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn:
Ths. KIM OANH NA
Sinh viên thực hiện:
HỨA VĂN HIỆP
MSSV: 5043967
Lớp: LUẬT THƯƠNG MẠI - K30
Năm 2008
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 1
Lời Nói Đầu
Tình thế cấp thiết: Như chúng ta đã biết thì tình môi trường ở nước ta hiện nay
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và đáng báo động chẳn những ô nhiễm ở đô thị mà
còn ở cả nông thôn, ô nhiễm môi trường làm cho con người phải gánh chịu nhiều
hậu quả như dịch bệnh, lao phổi, sốt suất huyết, ung thư, điếc, bệnh tai, mũi,
họng,…làm cho sức khoẻ của con người yếu ớt và dễ bị bệnh hơn. Nạn ô nhiễm
môi trường đã làm cho nguồn nước sạch bị cạn kiệt, ô nhiễm không khí trầm
trọng, tiếng ồn và độ rung cũng vượt tiêu chuẩn cho phép, khí hậu ngày càng
nóng lên,…sở dĩ có những hậu quả như thế là là do rất nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, chính vì
thế bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và khẩn trương hơn bao giờ hết. Bảo vệ
môi trường là một vấn đề không phải của riêng ai, mà của mọi người dân chúng
ta cần phải làm, và đặc biệt là vai trò quản lý của nhà nước về lĩnh vực môi
trường. Thật vậy trong hiến pháp 1992 của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam tại điều 29 có ghi rõ là “ cơ quan nhà nước đơn vị vũ trang, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi
hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Chính sách môi
trường nói chung cũng như chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp nói riêng,
thống nhất các quan điểm cơ bản thể hiện trong chỉ thị số 36/CT/TW của Bộ
Chính Trị ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, trong thời
kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước “ bảo vệ môi trường là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các
cấp các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bần vững, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi phòng ngừa và
ngăn chặn ô nhiễm là nguyên chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi
trường và bảo tồn thiên nhiên, kết hợp phát triển huy nội lực với tăng cường hợp
tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” và quyết định
số 64/2003/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chỉ thị 37 của ban Bí Thư Trung Ương,
Nghị quyết 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004,… nhằm đề ra những phướng hướng,
chính sách giúp bảo vệ môi truờng ngày càng hoàn thiện và trong lành hơn.
Phạm vi nghiên cứu: Vì mục tiêu bảo vệ cho môi trường chúng ta ngày càng
sạch hơn và làm giảm đến mức thấp nhất nạn ô nhiễm môi trường, nhằm làm cho
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra những sản phẩm, và những tác
động của họ đối với môi trường ngày càng than thiện hơn, chính vì thế phạm vi
nghiên cứu của Tôi là nghiên cứu về pháp luật để xử lý các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường về xử phạt vi phạm hành chính, hình sự,
bồi thường thiệt hại và cả về biện pháp khắc phục hậu quả và phục hồi môi
trường, và xem nhưng tồn tại của pháp luật Việt Nam về xử lý các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ như thế nào và tìm ra những đề xuất cơ bản để góp phần xử
lý triệt để hơn đối với các cơ sở gây ô nhiễm.
Mục tiêu nghiên cứu: Trong quá trình ban hành pháp luật cũng như trong quá
trình thực hiện ở mỗi địa phương có khác nhau từ đó không tránh khỏi những
thiếu sót, vì thế mục tiêu nghiên cứu của tôi là tìm ra những tồn tại và vướng mắt
và đề ra những phương hướng giải quyết được hoàn thiện và tốt hơn.
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 2
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp của tôi đi từ chi tiết đến tổng quát và
kết hợp áp dụng nhiều phương pháp như phương pháp phân tích câu chữ, phương
pháp luật viết, phương pháp so sánh, phương pháp duy vật,…
Cơ cấu của luận văn: Cơ cấu của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Tình hình môi trường và cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường
Chương II: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
gây ô nhiễm môi trường:
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 3
Chương 1: Khái quá về tình hình môi trường và cơ
sở pháp lý về bảo vệ môi trường
1. Một số khái niệm:
1.1 Khái niệm về môi trường:
Mỗi cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một sinh vật nào tồn tại
trên trái đất ở trong mọi trạng thái điều bị bao quanh và bị chi phối bởi môi
trường. Thuật ngữ môi trường có nguồn gốc từ tiếng pháp “environner” có nghĩa
là bao quanh hay chu trình khép kín, thuật ngữ này cũng được các quốc gia sử
dụng khá phổ biến trong những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX cụ thể như:
“umwell” (German - Đức); “Mileu” (Dutch - Hà Lan); “Medio ambiente”
(Spanish - Tây Ban Nha). Môi trường là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu
theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như sau:
“Môi trường” là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội,
trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ con
người hay sinh vật ấy1
“Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi
chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội2
“Môi trường” được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống
do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao
động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả
mãn các nhu cầu của con người3. Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác về môi
trường ở phạm vi rộng hơn như: môi trường sinh vật, môi trường sinh học, môi
truờng gia đình, môi trường xã hội, môi trường sống, môi truờng lao động ...Nói
chung các quốc gia có xây dựng khái niệm pháp lý về môi trường trên cơ sở
những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người.
Ở Việt Nam khái niệm pháp lý về môi trường được ấn định trong đạo luật
về môi trường, và tính đến thời điểm này thì có đến hai khí niệm được quy định
trong luật bảo vệ môi trường 1993 và 2005 như sau:
Tại đoạn 1 điều 1 luật bảo vệ môi trường 1993 “môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và tự nhiên”.
Còn khái niệm môi trường được quy định trong luật bảo vệ môi trường 2005
thì ở khoản 1 điều 3 đã định nghĩa như sau “môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định
nghĩa. Dưới góc độ sinh học khái niệm này chỉ tình trạng môi trường trong đó
nhữnh chỉ số hoá học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới
góc độ kinh tế học ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi
trường sống về các tính chất vật lý, hoá học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác
1
từ điển tiếng việt nhà xuất bản Đà Nẵng trang 618
2
trong quyển môi trường và tài nguyên Việt Nam NXB Khoa hoc và kinh tế Hà Nội,1994
3
tuyên ngôn 1981 của Unesco
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 4
hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ con người, các loài động thực vật và cá
điều kiện đời sống khác. Dưới góc độ pháp lý “ ô nhiễm môi trường là sự thay
đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng đến con người, sinh vật4 ” Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định
nghĩa nêu trên về môi trường điều có đề cập đến sự biến đổi của các thành phần
môi trường theo chiều hướng xấu gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến
đổi của các thành phần môi trường có thể bắc nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ
yếu là các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học
định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường làm cho môi
trường bị ô nhiễm thông thường các chất gây ô nhiễm là các chất thải tuy nhiên
chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế phẩm, chế
phẩm...và được phân thành các loại sau đây: Chất gây ô nhiễm tích luỹ chất dẻo,
chất phóng xạ và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn). Chất gây ô nhiễm trong
phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và trên phạm vi
toàn cầu là (chất CEC). Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định ( chất thải từ
các cơ sở sản xuất, kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn
( hoá chất dùng trong nông nghiệp). Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục ( chát
thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh) và chất thải do phát thải không liên tục (
tràn dầu do sự cố tràn dầu). Môi trường có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác
nhau như ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, và ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Mức đô ô nhiễm đối với các thành phần cụ thể thường được xác định dựa vào
mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong
thành phần môi trường. Theo pháp luật hiện hành thì tại điều 92 Luật Bảo Vệ
Môi Trường 2005 quy định rằng: “ Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm
lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi
trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều
hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần
trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt
nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt
quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của
một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi
trường từ 10 lần trở lên”.
1.3 Khái niệm bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường tại sao chúng ta lại phải
bảo vệ môi trường? Vậy môi trường là gì? Như chúng ta đã biết môi trường là
như thế nào được nêu phần khái niệm phía trên thì môi trường cực kỳ quan trọng
đối với cuộc sống của chúng ta, chúng ta sống phụ thuộc vào môi trường, môi
trường trong sạch thì con người chúng ta thoải mái dễ chiu…và ngược lại môi
trường bị ô nhiễm thì hậu quả của nó cực kỳ tệ hại khói, bụi, nước thải của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là những vũ khí giết người thầm lặng, nó có thể
làm cho con người mất nhiều thứ bệnh như ung thư, lao phổi, phế quản,…vì vậy
đòi hỏi mọi cá nhân, mỗi gia đình, và toàn xã hội và đặc biệt là vai trò của nhà
nước phải tăng cường hơn nữa trong quá trình bảo vệ môi trường sống của chúng
ta ngày càng tốt hơn, bảo vệ môi trường không phải là của riêng ai mà là của tất
cả mọi người, của gia đình, của xã hội và của quốc gia cũng như của toàn thế giới
chính vì thế mới có ngày môi trường thế giới là ngày 5 tháng 6 hàng năm còn ở
4
khoản 6 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2005
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 5
Việt Nam chúng ta thì có rất nhiều những ngày bảo vệ môi trường như tuần lễ
xanh- sạch- đẹp, tuần lễ vệ sinh môi trường và nhiều chương trình bảo vệ môi
trường khác như chương trình nước sạch nông thôn và đặc biệt là nghị quyết 64
về xử lý các cơ sơ sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chỉ thị số 36/CT – TW ngày 25 tháng 6 năm
1998 của Bộ Chính Trị cũng nhấn mạnh bảo vệ môi trường là một vấn đề sống
còn của đất nước, cả nhân loại là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với
cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình
và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới, những vấn đề những biện pháp trong
việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã
hội, bảo vệ môi trường không phải một ngày một bửa mà phải thường xuyên, liên
tục có như thế thì môi trường chúng ta mới ổn định và muốn phát triển bền vững
thì phải bảo vệ môi trường. Vậy bảo vệ môi trường phải làm như thế nào nó đã
được nêu trong luật bảo vệ môi trường 2005 tại khoản 3 điều 3 như sau: “ Bảo vệ
môi trường là hoạt động bảo vệ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng
ngừa hạn chế, tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
1.4 Khái niệm cơ sở sản xuất:
Cơ sở sản xuất là gì thì chưa có một ai định nghĩa được, cơ sở sản xuất có
thể được hiểu là nơi sản xuất ra hàng hoá để bán, và phải trãi qua nhiều giai đoạn,
và nó có một chu trình khép kín như cơ sở sản xuất nước mắm, cơ sở sản xuất
nước tương, cơ sở sản xuất thức ăn gia súc…Và các cơ sở sản xuất này chủ yếu
sản xuất ra sản phẩm để bán. Ngoài ra còn có thể hiểu là “sản xuất là để tạo ra
của cải vật chất, nói chung sản xuất lương thực, sản xuất vật phẩm tiêu dùng,
hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động
tác động vào đối tượng như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp5”. Cơ sở
sản xuất là một phạm trù rất rộng, đối với cá nhân qui mô nhỏ như sản xuất bánh
tráng, bánh in, bánh phòng, sản xuất nem. Còn qui mô lớn như sản xuất thuốc trừ
sâu, sản xuất tôm giống, sản xuất nước đá…Còn đối với tổ chức như các khu
công nghiệp, khu chế xuất có hoạt động sản xuất như sản xuất nhôm, sản xuất
rượu bia, sản xuất thuốc trừ sâu…nói chung thì cơ sở sản xuất rất rộng tuy nhiên
tôi chỉ đề cập đến các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược và đối tượng phải lập báo cáo đánh gía tác động môi
trường được qui định trong luật bảo vệ môi trường 2005. Cụ thể như tại danh
mục I các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm
theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
như: Dự án nhà máy sản xuất chất dẻo công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản
phẩm/năm trở lên, dự án nhà máy sản suất phân hoá học công suất thiết kế từ
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên và dự án nhà máy sản xuất sơn cơ bản, hoá chất
công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên,… và tại mục II là danh mục
các dự án liên ngàng, lên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Ban hành kèm
theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
như: Dự án nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ
5
trong từ điển tiếng việt trang 815 nhà xuất bản Đà Nẵng 1998
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 6
100.000.000 m3 nước trở lên hoặc làm ảnh hướng đến nguồn cung cấp nước mặt
và nước ngầm của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên,…
2 Khái quát tình hình môi trường nước ta qua các thời kỳ:
Ở Việt Nam đã có một quá trình biến đổi lâu dài theo thời gian, một điều
khẳng định là môi trường nước ta lúc mới hình thành tốt đẹp hơn hiện nay rất
nhiều lần, nguồn nước, bầu không khí, …rất trong sạch, các loài động thực vật
phong phú và đa dạng theo tài liệu lịch sử ban đầu ở nước ta rừng phủ kín đất tự
nhiên loài rỗ quý, nguồn đất trồng khi đó cũng rất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho
phát triển của nhiều loài thực vật. Ngay từ những ngày đầu của lịch sử tổ tiên
người Việt đã có gắn bó với môi trường dựa vào môi trường tự nhiên để sinh
sống. Từ hang động ra tổ tiên đã biết làm nhà để ở trồng lúa, rau đậu chăn nuôi,
kết hợp thu nhặc săn bắn, hái lượm trong rừng để bổ sung cho các bữa ăn hang
ngày tất cả mọi hành động để duy trì sự sinh tồn và phát triển con người điều
phải tác động vào môi trường tự nhiên và thai thác tự nhiên làm cho môi trường
tự nhiên có sự thai đổi.
Trong suốt thời kỳ Hùng Vương dựng nước và hơn một nghìn năm bắc
thụôc tổ tiên người Việt sinh sống hoà đồng với môi trường, trong quá trình sản
xuất con người đã khai thác vật liệu của tự nhiên để làm ra những sản phẩm cần
thiết cho mình và môi trường tự nhiên cũng có những thay đổi do sự tác động của
con người tuy nhiên ở thời kỳ đầu mới hình thành cộng đồng người Việt còn rất
ít người các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên lại rất phong phú, hơn nữa các
yếu tố cấu thành của môi trường tự nhiên lại rất lớn vì vậy không có vấn đề ô
nhiễm môi trường.
Dưới thời các triều vua nhà Nguyễn và chính sách đô hộ của thực dân pháp
(1884-1945), với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp để phục vụ
cho các tập đoàn tư bản, nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm của nước ta đã bị khai
thác bừa bãi, các nhà tư bản pháp đã khai thác triệt để lợi dụng những điều kiện
thuận lợi của Việt Nam về thời tiết khí hậu, đất đai để trồng các cây nông sản
nhiệt đới, cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê…nhằm mục đích thu lợi
nhuận cao, trong quá trình này một mặc chúng bóc lột sức lao động rẽ mạc ở
nước ta, mặc khác chúng quan tâm tới lợi nhuận nên vấn đề môi trường không
được chú trọng, đất đai bị vắc kiệt chất dinh dưỡng, nhiều chất độc hại ô nhiễm
không qua xử lý được thải luôn vào môi trường làm cho môi trường không còn
trong sạch như trước nữa.
Trong hai cuộc kháng chiến môi trường nước ta bị tổn thương và ô nhiễm
nặng, do chiến tranh nhiều khu rừng đã bị phá trịu, nguồn nước cho sản xuất và
sinh hoạt bị ô nhiiễm điều đặc biệt nguy hại đối với chúng ta là Mỹ đã rãi chất
độc hoá học ở nhiều vùng trên đất nước ta nhằm huỷ duyệt sự sống làm cho môi
trường bị tàn phá rất nặng, nhiều sinh vật đã bị huỷ diệt, nguồn nước, bầu không
khí, cũng bị ô nhiễm nặng mà hậu quả của nó còn để lại sau chiến tranh đã gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất và đời sống.
Môi trường nước ta trong điều kiện cơ chế hoá tập trung: Qua tổng kết đánh
giá thì thực trạng ô nhiễm môi trường trong thời kỳ thực hiện cơ chế hoá tập
trung ít nghiêm trọng hơn thời kỳ sau này, mặc khác vấn đề môi trường lại ít
được quan tâm, tại sao vậy? phải chăng phát triển kinh tế xã hội của đất nước
theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sẽ bảo vệ được môi trường hơn là theo hướng
kinh tế thị trường? Có những biểu hiện như nhận xét trên là do trong điều kiện
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế quốc doanh là thành phần kinh tế nắm
Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
Trang 7
vững mọi lĩnh vực hoạt động khai thác sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị
trường cũng bởi vì thế bên cạnh việc khai thác một cách lén lút tài nguyên phục
vụ nhu cầu nhỏ trước mắc của nhân dân thì mọi sự khai thác đều lên kế hoạch và
đặc dưới sự quản lý của nhà nước chỉ có thành phần kinh tế quốc doanh mới
được khai thác, sơ chế và tiêu thụ tài nguyên. Không có thành phần kinh tế khác,
không có sự tự do trong sản xuất như trong kinh tế thị trường nên việc khai thác
rỗ, đánh, bắt động vật quý hiếm không xảy ra bừa bãi và thường xuyên như hiện
nay. Thời kỳ phát triển kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, dân số nước ta
còn ít so với bây giờ, đời sống còn hết sức khó khăn, các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều và sản xuất c