Đề tài Thực trạng phát triển, phương hướng & giải pháp phát triển các loại thị trường

Trong xu thế hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường hiện nay , việc các nứơc đề ra các phương án phát triển kinh tế cho phù hợp với xu thế vận hành của nền kinh tế thế giới là một đòi hỏi khách quan. Đặc biệt với những nước đang phát triển như nước ta thì vấn đề đó đặt ra lại càng trở nên cấp thiết.Đó là những biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế hàng hoá sang kinh tế thị trường

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển, phương hướng & giải pháp phát triển các loại thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong xu thế hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường hiện nay , việc các nứơc đề ra các phương án phát triển kinh tế cho phù hợp với xu thế vận hành của nền kinh tế thế giới là một đòi hỏi khách quan. Đặc biệt với những nước đang phát triển như nước ta thì vấn đề đó đặt ra lại càng trở nên cấp thiết.Đó là những biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế hàng hoá sang kinh tế thị trường . ở nước ta nhiệm vụ đó được đặt ra là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN . Yêu cầu đặt ra là phải phát triển đồng bộ các loại thị trường.vấn đề phát triển đồng bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nước ta đặc biệt trong điều kiện nước ta mới ra nhập kinh tế thị trường .Phát triển đồng bộ các thị trường không những tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế thị trường mà còn góp phần làm cho các loại thị trường hỗ trợ nhau cùng phát triển .Đối với một sinh viên kinh tế thì việc nghiên cứu vấn đề này không những hình thành nên tư duy kinh tế mà còn góp phần hiểu biết rõ hơn về định hướng phát triển kinh tế của nhà nước ta trong thời gian sắp tới . Tôi chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn và trung tâm thư viện đã giúp đỡ để tôi hoàn thành đề án này. Lý luận chung về các loại thị trường 1.Khái niệm thị trường Có thể hiểu đơn giản thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi , mua bán hàng hoá. Ngoài ra thị trường có thể định nghĩa là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá , phản ánh của sự phát triển của phân công lao động xã hội . Sự hình thành và phát triển của thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá . 2.Các loại thị trường Loại thị trường (cơ cấu thị trường)phản ánh trạng thái thị trường với mức độ cạnh tranh khac nhau. Hình thức cụ thể của thị trường là đa dạng ,nên cơ cấu nội bộ của các loại thị trường là không giống nhau.theo sự phân loại thông thường cơ cấu thị trường có thể phân làm 4 loại chủ yếu: -Thị trường hoàn toàn cạnh tranh -Thị trường hoàn toàn độc quyền -Thị trường không hoàn toàn cạnh tranh -Thị trường độc quyền đầu sỏ Trong hệ thống thị trường các loại thị trường có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau.Nếu một loại thị trường nào đó phát triển không đầy đủ,trì trệ thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của hệ thống thị trường 3 .Chức năng của thị trường Hoạt động trao đổi và buôn bán muốn diễn ra thì tất yếu phải có thị trường . Thị trường là nơi diễn ra các giao dịch của nền kinh tế .Thị trường có những chức năng sau : -Thừa nhận công dụng của hàng hoá (giá trị sử dụng)và chi phí xã hội để sản xuất ra nó (giá trị hàng hoá). Sản xuất hàng hoá gì ,đó là sự lựa chọn của tong người sản xuất ,nhưng hàng hoá của họ có đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của xã hội về chất lượng , quy cách và chi phí hay không thì phải thông qua thị trường. khi sản phẩm bán được với một giá cả nhất định nghĩa là giá trị sử dụng của nó đã được công nhận và giá trị của hàng hoá được thực hiện .ngược lại nếu hàng hoá không bán được thì công dụng hàng hoá không được thực hiện . -Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường luôn có những thay đổi nhu cầu về các loại hàng hoá và dịch vụ (số lượng và giá cả). những thay đổi này thể hiện sự lên xuống của giá cả hàng hoá. đó là những thông tin cực kì quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, giúp họ điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời giúp cho người tiêu dùng điều chỉnh sức mua của mình. -Điều tiết sản xuất lưu thông và phân bố tài nguyên. Giá cả hàng hoá tăng lên ,người sản xuất sẽ mở rộng qui mô sản xuất mặt hàng ấy và sẽ thu hút tài nguyên lưu chuyển vào nghành đó,nhưng đến một lúc nào đó nhu cầu về mặt hàng đó sẽ giảm xuống,cầu giảm thì hàng hoá giảm và người sản xuất giảm sản xuất mặt hàng đó. Như vậy thị trường thông qua giá cả điều tiết sản xuất và lưu thông phân bố tài nguyên. 4. Sự cần thiết phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam Văn kiện Đại hội Đảng I X đã xác định : “ Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoan thiện cac loại thị trường đi đôi với xây dung khuôn khổ pháp lý và thể chế để thị trường hoạt động năng động , có hiệu quả ,kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh ,công khai, minh bạch ,hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.”Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao như các nứơc XHCN ở Đông Âu trươc kia nhà nước được coi là một nhà máy khổng lồ là người chủ duy nhất về TLSX thông qua bộ máy quản lý bằng kế hoách hoá tập trung, điều hành mọi hoạt động và các quan hệ … sau những năm tồn tại cơ chế trên đẫ bộc lộ nhiều bất cập kinh tế trở nên trì trệ. đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi thể chế ở một loạt các nước Đông Âu trong nhưng năm 90 của thế kỷ trước. Trong thời kỳ này Việt Nam với sự tập trung kinh tế vào tay nhà nước chưa cao phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp, các dịch vụ xã hội phát triển thấp cộng với sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước đã tránh được những xáo trộn xã hội chuyển nhanh sang kinh tế thị trường và đạt được sự phát triển kinh tế xã hội.Với định hướng đó thì việc hoạch định chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường đặt ra như một nhu cầu tất yếu và khách quan .Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta còn chậm phát triển, các loại thị trường phát triển còn hạn hẹp hoặc mới ở dạng manh nha thì việc phát triển đồng bộ các loại thị trường lại càng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước . Việc tạo lập một hệ thống thị trường đồng bộbao gồm các thị trường là yêu cầu cấp thiết. Tính đồng bộ của các loại thị trường trong nền kinh tế nước ta bao gồm: đồng bộ các loại thị trường, đồng bộ các điều kiện để xây dựng và phát triển hệ thống thị trường, đồng bộ về trình độ phát triển Sự đồng bộ đó của các loại thị trường phải được xem xét ở trạng thái động. Điều đó có nghĩa là, không phải tất cả các loại thị trường đều cùng nhất loạt hình thành và phát triển với trình độ như nhau. Một thị trường nào đó có thể hình thành và phát triển trước, tạo điều kiện cho thị trường khác phát triển. ở nước ta hiện nay, thị trường thị trường hàng hoá dịch vụ cần phải được phát triển mạnh hơn ở khu vực nông thôn. Thị trường hàng hoá và dịch vụ được khôi phục và mở rộng nhanh chóng cùng với quá trình giảm dần và xoá bỏ bao cấp của nhà nướcqua giá tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng qua những năm 1986-1990 . Nó xuất hiện ngay trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung nhất là thị trường nông sản. Thị trường tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc huy động tiết kiệm, phân bố nguồn vốn tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thị trường lao động cũng chiếm một vị thế không nhỏ trong nền kinh tế. Vấn đề nguồn lực con người là điều kiện chủ quan cho sự phát triển kinh tế Thị trường khoa học công nghệ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Và hiện nay KHCN được xác định là lực lượng sản xuất trực tiếp Thị trường bất động sản từng bước được hoàn thiện và góp phần làm tăng thêm sự sôi động của kinh tế thị trường. Thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển sẽ tạo cơ sở vật chất và thể chế để phát triển thị trường tài chính và thị trường lao động. Trên cơ sở đó, thị trường bất động sản, thị trường KH&CN…cũng sẽ từng bước hình thành và phát triển thành một hệ thống thị trường đồng bộ đều khắp cả nước. Thực trạng phát triển, phương hướng và giải pháp phát trển các loại thị trường ở Việt Nam Trong cơ cấu nền kinh tế, việc phát triển đồng bộ các loại thị trường không những tạo điều kiện hoàn thiện các thị trường mà còn tạo động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển cac loại thị trường . trong đó tập trung vào các thị trường cơ bản sau :thị trường hàng hoá và dịch vụ ;thị trường tài chính tiền tệ ;thị trường lao động ;thị trường bất động sản;thị trường khoa học- công nghệ. 1.Thị trường hàng hoá và dịch vụ a .Thực trạng phát triển Sự phát trển của thị trường hàng hoá ,dịch vụ có bước đột phá tương đối mạnh kể từ khi Việt Nam áp dụng chế độ khoán trong nông nghiệp . Thị trường có sự thay đổi cơ bản kể từ khi chúng ta xoá bỏ chế độ tem phiếu, thực hiện cơ chế thị tường đối với hầu hết các hàng hoá dịch vụ . Thị trường hàng hoá bao gồm : -Thị trường nông sản phẩm sự hình thành và phát triển thị trường nông sản phẩm dã thúc dẩy sản xuảt nông nghiệp phát triển .Tuy nhiên bên cạnh đó còn bộc lộ những vấn dề sau dây tổng cung ,tổng cầu và cơ cấu đều mất cân đối làm cho giá cả nông sản phẩm không ổn dịnh ,một số nông sản phẩm còn tồn tại chế dộ hai giá điều đó đã kìm hãm thị trường nông sản phẩm phát triển : trình độ phát triển cầu thị trường nông sản phẩm còn thấp phát triển không cân đối .Những năm gần đây chúng ta đã có một số mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài như : gạo, cà phê,hạt điều … Tuy nhiên chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thế giới ,mặt khác do bị chèn ép về giá nên đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các mặt hàng này trên thị trường khu vực và thế giới . -Thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng là thị trường hàng tiêu dùng cung cấp sản phẩm cuối cùng , trực tiếp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thị trường này tương đối phát triển thể hiện ở số lượng ,chủng loại và chất lượng đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng . -Thị trường tư liệu sản xuất là thị trường cung cấp tiền vốn ,vật phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất .Thị trường này chưa phát triển lắm do trình độ tay nghề và kỹ thuật ở nước ta còn nhiều hạn chế . Thị trường hàng hoá dịch vụ đặc biệt phát triển từ khi Việt Nam tuyên bố áp dụng cô chế thirường đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ dộng hội nhập kinh tế quốc tế.Nếu xét từ góc dộ gia nhập thị trường thì thị trường hàng hoá dịch vụ gồm có ba loại : - Thị trường tương dối tự do : loại thị trường này có xu hướng ngày càng phát triển và hoạt động sôi dộng nhất thu hút dược các nhà đầu tư , hàng hoá đa dạng va phong phú , sức ép cạnh tranh lớn do vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nầy cao hơn so với các thị trường khác . Thị trường này góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta trong thời gian qua . - Thị trường gia nhập phải có điều kiện : thị trường này chậm phát triển hơn thị trường thứ nhất . Từ khi ban hành luật doanh nghiệp , một số cơ quan nhà nước chậm ban hành các điều kiện kinh doanh cụ thể . Chính việc này làm cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp gặp khó khăn -Thị trường mà hầu như chỉ có doanh nghiệp nhà nứơc mới có quyền được tham gia .Thị trường này hầu như không có sức ép cạnh tranh Hiện nay thông tin thị trường đã được nâng cao nhưng chưa thực sự chính xác và rộng rãi .Hệ thống giao thông và phương tiện vận tải đã được nâng cấp góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường này, tuy nhiên ở một số vùng giao thông vận tải vẫn còn đang là vấn đề khó khăn và rất cần sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước. b.Giải pháp và định hướng phát triển Để thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển thì trước tiên là phải hoàn thiện khung pháp lý khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.Nhà nước tăng cường hệ thống giao thông tới tận các cơ sở sản xuất,hỗ trợ về giá cho người dân ,khuyến khích sản xuất,có các biện pháp chống tư thương ép giá hàng hoá .Taọ môi trường cạnh tranh thông thoáng ,xoá bỏ sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp ví dụ như doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân .Đồng thời phải tăng cường thâm nhập thị trường quốc tế để tạo chỗ đứng cho hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.Mở rộng thị trường trong nước, tạo áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ phải coi trọng việc xây dựng hệ thống thông tin ,đào tạo bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho cán bộ thương mại và ngoại giao về phân tích thông tin, tổ trức nghiên cứu thông tin nước ngoài để có căn cứ tổ chức sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. 2.Thị trường tài chính tiền tệ a.Thực trạng phát triển Thị trường tài chính tiền tệ được ra đời và phát triển nhờ quá trình cải cách hệ thống ngân hàng.Đặc biệt từ những năm1990 thị trường này đã có bước phát triển mới với các loại thị trường cụ thể như :thị trường tín dụnh ngăn hạn ,thị trường nội tệ liên ngân hàng (1993) thị trường ngoại tệ liên ngân hàng(1994) thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc (1995) thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành từ năm 1998.Mặc dù còn sơ khai nhưng thị trường tài chính tiền tệ cũng đã có tác dụng bước đầu trong thúc đẩy việc huy động giao lưu ,cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trước đây ngân sách nhà nước chủ yếu dưa vào thu quốc doanh .Từ cuối năm 1987 đến đâu những năm 1990 nhà nước bắt đầu sửa đổi một số loại thuế:thuế môn bài ,thuế doanh thu , thuế lợi tức .Ban hành và sửa đổi một số luật thuế mới : luật thuế xuất nhập khẩu ,luật thuế sử dụng đất nông nghiệp …xoá bỏ chế độ bao cấp trực tiếp của ngân sách đối vối viêc bù lỗ hoặc cấp phat vốn tràn lan cho các doanh nghiệp nhà nước Tổ chức lại hệ thống ngân hàng làm hai cấp :ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.Hiện nay nhà nước ta đang thực hiệ n cổ phần hoá các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước .Tài sản để tiến hành cổ phần hoá lớn nên lượng cổ phiếu lớn ,tăng cổ đông ,cổ phần dẫn đến hoạt động liên quan mua bán ,giao dịch ,quản lí tăng .Cổ phiếu của các ngân hàng thương mại đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Về khả năng thu hhút vốn đầu tư :tổng số vốn mà các nhà tài trợ song phương và đa phương cam kết dành cho Việt Nam năm 2006 thông qua con đường hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 3,74 tỉ USD .Con số ODA qua các năm :1994 (1,9 tỉ);1995(2,26tỉ);2002(2,5tỉ);2003(2,8tỉ);2004(3,4tỉ).Các nhà tài trợ ODA cam kết dành cho Việt Nam cao hơn so với nhu cầu thực tế của chúng ta .Có hai cách lí giải cho vấn đề này : -Trong quá trình đổi mối Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phương diện kinh tế -Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các nhà cung cấp ODA mở rộng các hoạt động đầu tư gián tiếp của mình đằng sau vốn ODA .Tức là đi kèm vốn ODA các nhà cung cấp ODA Có thể cung cấp (bán )thiết bị kĩ thuật ,công nghệ ,tư vấn…với giá cao cho các nước tiếp nhận ODA Về thị trường chứng khoán(TTCK)mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn chỉ đang ở giai đoạn khởi động ,qui mô TTCK còn nhỏ tốc độ phát triển chưa được như mong muốn cơ chế hoạt động chưa thực sự hoàn chỉnh ,cơ sở hạ tầng kĩ thuật cũng như năng lực trình độ của cán bộ quản lí còn chưa đáp ứng được vứi nhu cầu phát triển lâu dài của thị trường .Công tác tạo hàng cho TTCK còn gặp nhiều khó khăn mặc dù chính phủ ,bộ tài chính đã có chỉ đạo cụ thể và quyết liệt tuy nhiên một số cán bộ vẫn còn e ngại tham gia thị trường .Việc đào tạo phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng được thực hiện nhưng vẫn còn ít do kinh phí hạn hẹp Song song với hoạt động đấu giá cổ phiếu việc phát hành trái phiếu đã huy động được một số lượng vốn lớn trong nhân dân đồng thời việc phát hành trái phiếu VN ra thị trường quốc tế đã gây đươc tiếng vang lớn . Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp hợp lí để phát triển thị trường này . b.Giải pháp và định hướng phát triển Đảng và chính phủ xác định nội dung xây dung TTCK trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế .Từ đó đề ra các biện pháp phát triển Hoàn thiện khung pháp lí và chính sách đảm bảo nhà nước thống nhất quản lí việc phát hành chứng khoán ra công chúng . Xây dung và hoàn thiện kế hoạch gắn kết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với niêm yết trên TTCK . Chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần . Tăng quy mô vốn , phát triển nguồn nhân lực ,mở rộng phạm vi và mạng lưới cung cấp dịch vụ ,tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán . Tăng quy mô và phạm vi hoạt dộng của các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại . Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như đơn giản hoá các thủ tục hành chính ,xây dưng cơ sở hạ tầng thuận tiện kích thích sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ. 3.Thị trườnglao động Thị tường lao độnglà hệ thống các quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước,các tổ chức, những người sử dụng lao động ,người lao động trong việc mua bán hàng hoá dịch vụ lao độngbao gồm cả đào tạo ,đào tạo lại,nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động trong quá trình sản xuất. a.Thực trạng phát triển Thị trường lao động sơ khai hình thành ở nước ta dưới nhiều hình thức thuê mướn lao động cùng với sự phát triển của khu vực kinh tế cá thể và tư nhân. Năm 1994 luật lao động được ban hành đã thể chế hoá các quan hệ cung cầu trên thị trường này. Nước ta là một nước có dân số đông, hiện nay dấn số khoảng trên 80 triệu người, trong đó số lao động trong khoảng từ 15-59 tuổi không ngừng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng hơn 9515 nghìn người. Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng số người đến độ tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn lên đến trên 1 trriệu người, tạo sức ép lớn về việc giải quyết lao động, việc làm. Phân bố lao động giữa hai khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt đáng kể về cơ cấu hạ tầng, trình độ phát triển , điều kiện sống vật chất và tinh thần. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động.Trong thời kì 10 năm 1989-1999 lao động thành thị tăng thêm gần 4 triệu người, tốc độ tăng bình quân là 5,24%. Đối với nôngthôn có xu hưống ngược lai, giảm nhẹ. Tác động chủ yếu ở đây là yếu tố dân số học: di dân và đô thị hoá. Cơ cấu lao động còn bất hợp lí lao độgn dã qua đào tạo: tỉ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực thế giới là 1 CĐ, ĐH/4 TCCN/4ĐTN thì ở nick ta tình treạnh tương ứng là 1CĐ, ĐH/0,98 TCCN/3,02ĐTN gây ra tình trạng thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy.Trình độ đào tạo lí thuyết nhiều hơn tay nghề. Việc phân công cán bộ KHKT cũng chư hợp lí ở cơ quan quản lí thì nhiều, còn cơ sở thực tiễn thì ít, ngoài ra còn việc mua bán bằng cấp diễn ra phổ biến. Tỉ lệ lao đọng không có bằng cấp giáo dục, chuyên môn kĩ thuật vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, trong số này có nhiều người lao động chưa có bằng cấp nào. Vùng ĐBSCL tỉ lệ lao đọng chưa có bằng cấp chiếm tỉ lệ cao nhất,vùng miền níu và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên là những vùng có lao động có bằng cấp thấp nhất. Tiền lương, tiền công giữa thành thị và nông thôn có sự khkác biệt rõ rệt, thu nhập của công chức lớn hơn nhiều so với tiền lương. Hiện trạng đó ảnh hưởng đến tình trạng KTXH của đất nước, chất lượng công việc của cán bộ công chức không đuợc đảm bảo, làm tăng sự phân hoá và bất bình đẳng XH. Thất nghiệp là hiện tượng xảy ra thường xuyên. Nước ta hiện nay vẫn là một nước dân số đông với tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động dồi dào , năng suất lao động thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động. Bởi vậy trong nền kinh tế luôn tồn tại lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến. Năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp của thành thị là 6,42% còn ở nông thôn tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong đọ tuổi lao động là 76,58%. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn có nguy cơ kìm hãm sự phát triển KTXH về lâu dài. Do diện tích đất canh tác đầu người thấp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chậm, mức đầu tư cho NN còn hạn chế cho nên tình trạnh thiếu việc làm trầm trọng biểu hiện cụ thể là tỉ lệ thời gian lao động được sử dung của lực lượng lao động không cao, Năm 2000 chỉ đạt 74,19%.Thất nghiệp ở trình độ ĐH trở lên là cao nhất(4,7%) sau đó là chuyên nghiệp kĩ thuật cód bằng(4,3%), người không có trình độ(3,9%), trình độ THCN(3,6%) cuối cùgn là cao đẳng(3,2%)-theo số liệu năm 1999. Bên những tồn tại đó thị trường lao động cũng có những biến chuyển tích cực. Thể chế thị trường lao động đã va đang hoàn thiện , hệ thống chính sách đang được xây dung tương đối đồng bộ. Chương trình lao động việc làm mỗi năm giải quyết trên dưới 1,6 triệu người, không những bù cho những lao động nghỉ việc theo chế độ mà còn giải quyết việc làm cho số lao động đến tuổi, số người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về. Số lao đỗng xuất khẩu hàng năm là 70.000 người ,đến năm 2005 có khoảng 400.000 lao động VN làm việc ở nước ngoài
Tài liệu liên quan