Đề tài Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang

Sau khi giải quyết vấn đề an ninh lương thực, ngành sản xuất rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Với ưu thế về sự đa dạng của điều kiện sinh thái cả về tài nguyên đất cũng như thời tiết khí hậu và sự phong phú về kinh nghiệm truyền thống của từng địa phương và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sản xuất rau quả ở Việt Nam nói chung và các vùng sản xuất rau quả nói riêng có một số thuận lợi rất cơ bản., diện tích và sản lượng những năm gần đây có sự gia tăng nhanh chóng. Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột bao tử là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều vitamin A, B, B6, E và đặc biệt có nhiều men tiêu hoá làm cho quá trình đồng hoá và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Nhận thức được vai trò đó của dưa chuột bao tử, những năm gần đây đã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khảo sát nghiên cứu và chọn Việt Nam là nơi sản xuất dưa chuột bao tử làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu sang nước ngoài.

doc36 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu : 1.1 Lý do chọn đề tài : Sau khi giải quyết vấn đề an ninh lương thực, ngành sản xuất rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Với ưu thế về sự đa dạng của điều kiện sinh thái cả về tài nguyên đất cũng như thời tiết khí hậu và sự phong phú về kinh nghiệm truyền thống của từng địa phương và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sản xuất rau quả ở Việt Nam nói chung và các vùng sản xuất rau quả nói riêng có một số thuận lợi rất cơ bản., diện tích và sản lượng những năm gần đây có sự gia tăng nhanh chóng. Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột bao tử là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều vitamin A, B, B6, E…và đặc biệt có nhiều men tiêu hoá làm cho quá trình đồng hoá và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Nhận thức được vai trò đó của dưa chuột bao tử, những năm gần đây đã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khảo sát nghiên cứu và chọn Việt Nam là nơi sản xuất dưa chuột bao tử làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu sang nước ngoài. Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh những thuận lợi như trên, việc kinh doanh dưa chuột bao tử của tỉnh Bắc Giang còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết về trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân còn thấp, công tác quản lý thị trường của nhà nước cũng chưa đáp ứng với yêu cầu của từng ngành. Vì thế năng suất và hiệu quả của cây dưa chuột bao tử chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó. Vì thế việc nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang, từ đó tìm ra giải pháp nhằm góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng dưa chuột bao tử của tỉnh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng tôi đã chọn nội dung “ Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu và đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu, đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dưa chuột bao tử trên địa bàn tỉnh. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử với chủ thể là các nông hộ sản xuất dưa chuột bao tử, các đối tượng tham gia thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử như Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Đông Hải. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vần đề lý luận, thực tiến và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2006 đến đầu năm 2010 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu : 1.4.1 Đặc điểm địa bàn : Huyện Lạng Giang nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang. Huyện Lạng Giang có diện tích tự nhiên 246,06 km2. Dân số của huyện đến 2010 khoảng gần 250.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 42%. Với vị trí thuận lợi, hiện nay, Lạng Giang là một trong 4 huyện thành phố của tỉnh được xác định là vùng trọng điểm phát triển KT-XH. Nơi đây đã hình thành một số cụm công nghiệp và một số vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản. Điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu tốt, rất thích hợp cho việc trồng cây nông sản, đặc biệt là dưa chuột bao tử. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: nghiên cứu 14 xã thuộc địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: * Thông qua các luận án, luận văn, sách báo và tạp chí liên quan. * Niên giám thống kê của tỉnh Bắc Giang đã được công bố * Niên giám thống kê của huyện Bắc Giang đã được công bố * Số liệu tổng quan chung của các xã trong huyện + Số liệu sơ cấp: Phiếu điều tra các nông hộ trồng dưa chuột bao tử trên địa bàn Huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang Xử lý số liệu: sử dụng các phép toán học, phần mềm Excel… Phần II: Nội dung : 2.1 Cơ sở lý luận : 2.1.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dưa bao tử : Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, khả năng chống chịu bệnh, đặc biệt là các bệnh sương mai, đốm vàng trên lá tốt hơn, giảm được chi phí sản xuất do ít phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sức cây bền, thời gian cho thu hoạch kéo dài nên đạt năng suất cao. Thực tế 3 vụ sản xuất vừa qua cho thấy năng suất trung bình đạt từ 1,5-1,6 tấn/sào, có hộ chăm sóc tốt, thu hái kịp thờ đã đạt tới 2,4 tấn/sào, cao hơn các giống khác từ 10-15%. Ưu điểm nổi bật là quả ra đồng đều về kích cỡ cho từng lứa nên dễ thu hái đạt chất lượng cao và có thể cung cấp cho chế biến nhiều loại sản phẩm theo kích thước quả: dưa bao tử, dưa trung tử, dưa 6-9 nên hiệu quả kinh tế đạt cao. Quả dưa màu xanh, thuôn đều nên ít bị thải loại; không biến màu sau vài ngày thu hoạch; vỏ dày, đặc ruột, nhiều gai vẫn giữ được sau khi rửa, ăn giòn. Dưa bao tử dễ chế biến, mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm sau chế biến cao, giòn, giữ được hương vị đặc trưng, thích hợp cho cả dưa dầm dấm đóng lọ và dưa muối. Theo quy trình kĩ thuật áp dụng trên đồng đất miền Bắc, cây dưa chuột bao tử được gieo trồng một năm 2 vụ. Vụ xuân, từ 15/2 đến 28/2 dương lịch và kết thúc thu hoạch vào khoảng 30/5 dương lịch. Vụ đông, từ 20/9 đến 15/10 dương lịch và kết thúc thu hoạch vào khoảng 31/1 dương lịch năm tiếp theo. Tính từ lúc trồng, đến ngày thứ 30 là cây đã cho thu hoạch. Cây dưa chuột rất khoẻ và sinh trưởng nhanh, các loại sâu bệnh thường gặp chỉ là sâu đơn thuần như sâu xám, sâu xanh, sâu vẽ bùa; bệnh thì chỉ phòng ngừa sương mai, chết yểu, bệnh chết xanh. Kĩ thuật trồng cũng tương đối đơn giản, mọi người dân đều có thể làm được từ khâu xử lý hạt giống, ngâm ủ hạt, làm bầu, tra hạt vào bầu và đưa bầu ra ruộng… 2.1.2 Tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử : Dưa bao tử được sản xuất dưới sự kết hợp chặt chẽ giữa Hội nông dân, cán bộ khuyến nông và nhà thu mua trong việc tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin tuyên truyền và bao tiêu sản phẩm. Từ kết quả bước đầu, cây dưa chuột xuất khẩu được lãnh đạo địa phương và ngành chức năng đánh giá là cây trồng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng một số đồng đất trên địa bàn huyện. Trồng 1 sào dưa chuột bình quân thu 1,5 tấn quả loại 1 và 3-400 kg loại 2, Công ty bao tiêu sản phẩm với giá cố định 3.000 đồng/kg loại 1; 2.200 đồng/kg loại 2 thì mỗi sào trung bộ thu được trên 5 triệu đồng/vụ, trừ đi chi phí ban đầu mỗi sào lãi ròng từ 3, 5 -3,7 triệu đồng. Có nhà trồng 2 sào mỗi vụ có thu nhập trên 7 triệu đồng trong 3 tháng. Ba công thức so sánh giữa trồng dưa, trồng ngô hoặc rau màu các loại được bà con nông dân đánh giá cao cây dưa. Hơn nữa, một ưu điểm vượt trội của trồng dưa chuột bao tử là có thể trồng quanh năm đặc biệt là vụ đông muộn, giúp giải quyết được việc làm thường xuyên khi nông nhàn. Ngoài lợi ích kinh tế trước mắt, việc trồng dưa bao tử đã giúp người dân quen hơn với sản xuất nông nghiệp hàng hoá - một điều vô cùng cần thiết khi nông nghiệp nước ta hội nhập. Dưa bao tử đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn kỹ thuật như kích thước, trọng lượng, màu sắc… do vậy đỏi hỏi người nông dân phải luôn tuân thủ đúng quy trình canh tác. Điều này là rất tốt cho những chương trình, dự án nông nghiệp hàng hoá sẽ được triển khai ở xã trong thời gian tới. 2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất, kinh doanh dưa bao tử Thuận lợi trong sản xuất vụ này là thời tiết ít mưa tạo điều kiện cho nông dân làm đất trồng các loại rau màu đúng thời vụ. Giá các loại giống cây trồng, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nhất là phân bón giảm. Tại các địa phương, đạm u-rê đang được bán phổ biến ở mức giá 6,3 nghìn đồng/kg, giảm 300-400 đồng/kg so với vụ mùa và gần 3 nghìn đồng/kg so với vụ đông năm trước; phân tổng hợp NPK 3,3 nghìn đồng/kg, lân 2,4 nghìn đồng/kg, ka li 10,5-11 nghìn đồng/kg, giảm nhẹ so với vụ trước. Đặc biệt, Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang tiếp tục triển khai chương trình cung ứng phân bón trả chậm tạo điều kiện cho những hộ kinh tế khó khăn có đủ phân bón đầu tư thâm canh ngay từ đầu vụ. Nhận thức rõ vai trò của vụ đông nên chính quyền các cấp, ngành chức năng có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao. UBND tỉnh trích ngân sách hơn 4,2 tỷ đồng hỗ trợ nông dân trồng khoai tây chất lượng sạch bệnh và sử dụng phân bón Neb-26 với diện tích khoảng 1.500 ha nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương cũng dành hàng trăm triệu đồng hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong nhiều tháng qua không có mưa. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Các ao hồ chứa nước trên địa bàn bị khô hạn không có đủ nước tưới và có thể dẫn đến tình trạng cây bị chết do thiếu nước. Vì thế nguy cơ mất mùa đối với các loài cây công nghiệp trên địa bàn là hiện hữu. Từ năm 1998 đến nay chưa có năm nào hạn hán như năm này, các sông suối chính trên địa bàn huyện hầu như là khô cạn. Nước sinh hoạt còn không đủ dùng huống chi là nước dùng cho việc tưới tiêu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng dưa bao tử và một số cây trồng khác trên địa bàn huyện trong năm 2010. Năm nay mưa ít, tổng lượng mưa trung bình từ tháng 1 đến tháng 9 chỉ đạt 928,4 mm, bằng 77,6% so với bình quân cùng kỳ nhiều năm trước. Đây là nguyên nhân mực nước tại nhiều hồ, đập trên địa bàn hiện đạt thấp hơn nhiều so với dung tích thiết kế. Theo Chi cục Thuỷ lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT), hiện chỉ có 4/24 hồ, đập đạt dung tích thiết kế, cá biệt có hồ chỉ đạt 17,3% dung tích thiết kế. Không chỉ nguồn nước tưới hạn chế, hệ thống kênh mương của hai công ty khai thác công trình thuỷ lợi lớn trên địa bàn là Cầu Sơn và Sông Cầu đang được cứng hoá hàng tháng phải cắt nước một thời gian dài phục vụ thi công gây không ít khó khăn cho việc cung cấp nước tưới thường xuyên liên tục cho cây trồng vụ đông. Tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây trồng cũng là một trong những khó khăn lớn cho sản xuất vụ đông năm nay. Nguyên nhân là do người dân không có thói quen luân canh cây trồng trên cùng một thửa ruộng, công tác vệ sinh đồng ruộng không tốt, kỹ thuật chăm sóc cây trồng còn hạn chế (ít bón lót, chỉ bón thúc), chủ quan trong phòng trừ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và đúng kỹ thuật); một số loại cây rau nhập khẩu thích nghi chưa cao với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương. Bà Đỗ Thị Luyến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật nói: "Những năm trước do không làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên một số diện tích ngô bị bệnh héo khô, dưa bao tử bị nhiễm bệnh giả sương mai, cà chua bị héo xanh… làm giảm đáng kể năng suất cây trồng". 2.2 Cơ sở thực tiễn : * Tình hình sản xuất dưa bao tử trong nước và nước ngoài: Dưa bao tử được trồng ở nước ta từ lâu do cây dễ trồng, cho năng suất cao.Nhưng nhiều năm trước, dưa bao tử chưa được xem là cây trồng chính mà cây lúa được người dân chú trọng hơn. Chỉ khi đời sống người dân tăng lên thì được xem là cây trồng chính. Dưa bao tử được trồng ở rộng khắp các tỉnh thành phía bắc và trung đặc biệt ở Bắc Giang, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam… với diện tích ngày càng tăng. Năm 2007, tổng công ty rau quả Việt Nam xuất khẩu 47,425 tấn dưa chuột hộp, 552 tấn dưa chuột đóng lọ thủy tinh. Năm 2008, tổng diện tích dưa là 1.685,56 ha. Sản lượng xuất khẩu đạt 70,478 tấn dưa chuột hộp và 1.718 tấn đóng lọ thủy tinh, tổng giá trị xuất khẩu đạt 7,98 triệu USD. Điều kiện sinh thái của Việt Nam, đặc biệt của miền Bắc rất thuận lợi cho trồng dưa bao tử, đây là ưu thế cạnh tranh của VN trên thì trường nước ngoài. Khu vực sản xuất chủ yếu là Đồng bằng sông Hồng 25,26% diện tích và 30,78 % sản lượng dưa cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là 23,28% về diện tích và 25,46% về sản lượng. Dưa bao tử thực sự trở thành cây làm giàu cho nông dân, cho nông thôn. Tính đến nay, Dưa bao tử của nước ta đã có mặt trên 50 quốc gia cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU. Theo điều tra IFPRI, hiện nay nước ta có hàng trăm nhà máy quy mô nhỏ và vừa, công suất trung bình khoảng 1000-1500 tấn nguyen liệu/năm. Đơn giá xuất khẩu sản phẩm dưa chuột trong quý I/2010 tiếp tục giảm nhẹ: Qua bảng giá FOB xuất khẩu dưa chuột có thể thấy giá xuất khẩu dưa chuột bao tử dầm dấm loại 720 ml sang Mông Cổ đã giảm 20% xuống còn 0,4 USD/lọ so với cùng kỳ 2009. Đơn giá xuất khẩu Dưa chuột trung tử dầm dấm720 ml sang Ukraina giảm 20% xuống còn 5,2 USD/thùng. Tuy nhiên, đơn giá xuất khẩu dưa chuột muối sang thị trường Nga tăng 39,3% đạt mức 0,39 USD/lọ. Có 31 thị trường nhập khẩu dưa chuột chế biến từ Việt Nam, tăng 12 thị trường so với 3T/2009. Đó là các thị trường như: Slovakia, Trung Quốc, NewZealand, Ôxtrâylia, Amenia, Singapo, Slovenia, Ixraen, Đan Mạch, Saudi Arabia, Bỉ và Belarut. Trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dưa chuột chế biến sang thị trường Nga vẫn đạt cao nhất với hơn 4 triệu USD chiếm 53,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột ;giảm 41,5% so cùng kỳ năm 2009. Trong số các sản phẩm dưa chuột xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu dưa chuột dầm dấm 720 ml đạt kim ngạch cao nhất với hơn 2,1 triệu USD. Tiếp đến là dưa chuột bao tử dầm dấm 720 ml đạt 1,2 triệu USD. Dưa chuột trung tử dầm dấm 1500 ml đạt 50,1 nghìn USD tăng 145,6%; dưa chuột bao tử dầm dấm vị hạt tiêu 500 ml đạt 118,1 nghìn USD tăng 116,6%; dưa chuột bao tử dầm dấm vị hành tây 500 ml đạt 118,1 nghìn USD tăng 71,5%;... 2.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận : 2.3.1 Thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang: 2.3.1.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện : a. Diện tích Bảng A1.1 – Diện tích dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2007 – 2009 ( Nguồn số liệu thống kê huyện Lạng Giang ) Vùng 2007 2008 2009 2009/2007 DT CC DT CC SL CC SL CC Toàn huyện 120,28 100,00 136,44 100,00 148,2 100,00 27,92 23.21 Hương Sơn 45,10 37,50 49,57 36,33 50,1 33,76 5 11,08 Tân Thịnh 15,90 13,22 18,89 13,85 19,5 13,14 3,6 22,6 Hương Lạc 8,83 7,33 10,42 7,64 11,9 8,02 3,07 34,76 An Hà 2,73 2,27 3,35 2,46 5,2 3,5 2,47 90,47 Nghĩa Hòa 1,12 0,93 1,45 0,84 1,1 0,74 -0,02 -1,78 Nghĩa Hưng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 _ Đào Mỹ 9,83 8,17 10,80 7,92 14,8 9,97 4,97 50,55 Tiên Lục 3,90 3,24 4,16 3,05 5,1 3,43 1,2 30,76 Xuân Hương 1,31 1,09 1,65 1,21 2,2 1,48 0,89 67,93 Thái Đào 2,74 2,28 3,26 2,39 3,9 2,63 1,16 42.33 Đại Lâm 0,30 0,25 0,60 0,44 0.66 0,44 0,36 120 Tân Hưng 5,26 4,37 6,14 4,50 6,24 4,2 0,98 18,63 Yên Mỹ 0,27 0,23 0,55 0,40 0,73 0,5 0,46 170,3 Quang Thịnh 23,00 19,12 25,90 18,98 26,95 18,2 3,95 17,17 Với tiềm năng về đất đai và đặc biệt là thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển cây dưa chuột bao tử, diện tích dưa chuột bao tử của huyện đã giữ ở mức ổn định trên 100ha trong những năm qua. Bảng A1.1 cho thấy diễn biến về diện tích trồng dưa chuột bao tử trên địa bàn. So với năm 2007 tổng diện tích đất trồng dưa bao tử năm 2009 tăng 27,92 ha, với tốc độ phát triển 23,21%. Diện tích dưa chuột bao tử thời gian qua vừa tăng là do chuyển dịch một số đất xấu, đất kém hiệu quả, đất trồng lúa trước đây sang trồng dưa chuột bao tử, do chính quyền địa phương hoạt động khá hiệu quả trong việc khuyến khích hỗ trợ các nông hộ sản xuất dưa chuột bao tử. Tuy nhiên, cây dưa chuột bao tử được trồng tập trung ở các xã đồng bằng hoặc bán sơn địa, nơi có truyền thống, điều kiện đất đai tự nhiên phù hợp với việc phát triển cây dưa chuột bao tử. Đây là vùng có tỷ lệ lớn đất đai có thuộc nhóm đất thịt nhẹ, đất thịt pha có độ pH 6,5 – 7,5 ( đất có độ pH trung tính ), đất khá tơi, xốp, nhiều mùn, thích hợp cho cây dưa chuột bao tử phát triển. Một số công ty trong và ngoài nước đã tiến hành đưa dưa chuột bao tử giống của Pháp, Hà Lan vào sản xuất và thu mua để chế biến và xuất khẩu. từ đó, thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử cưa Lạng Giang đã được mở rộng và bắt đầu có nhiều giống dưa chuột bao tử có năng xuất cao được đưa vào sản xuất. Bảng A1.2 Diện tích dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2007 – 2009 Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 SL CC SL CC SL CC Cả năm 120,28 100 136,44 100 148,38 100,00 + Vụ xuân 49,12 40,84 59,12 43,33 61,3 41,31 + vụ đông 71,16 59,16 77,31 56,67 86,9 58,69 (Nguồn số liệu Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lạng giang) Diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử tiếp tục tăng qua các năm. Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng đối với cây dưa chuột bao tử của Lạng Giang. Bảng A1.2 cho thấy diện tích dưa chuột bao tử vụ đông năm 2007 là 71,16 ha chiếm 59,16%, năm 2008 là 71,31ha chiếm 56,67%, năm 2009 là 86,9 ha chiếm 58,69%. Như vậy diện tích dưa chuột bao tử vụ đông luôn cao hơn vụ xuân do vụ đông luôn có điều kiện thời tiết phù hợp với cây dưa chuột bao tử, do vậy cây trồng cho năng xuất cao hơn vụ xuân. Tuy nhiên, qua nhiều năm sản xuất người nông dân đã có kinh nghiệm hơn trong việc chăn bón và làm hạn chế sự tác động của thời tiết nên cơ cấu diện tích vụ đông và vụ xuân đã dần cân đối. b. Năng xuất và sản lượng dưa chuột bao tử của huyện thời kì 2007 – 2009: Mức độ đầu tư cho cây dưa chuột bao tử không đồng đều giữa các vùng, các xã dẫn đến năng xuất có sự khác biệt. Trong giai đoạn 2007 – 2009, năng xuất dư chuột bao tử của huyện Lạng Giang gia tăng nhưng không đáng kể, năng xuất dưa chuột bao tử năm 2009 so với năm 2007 đạt 109,2% và đạt 26,6 tấn/ha trong năm 2009. Mức năng xuất này đạt ở mức trung bình so với năng xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang, nhưng lại tăng chậm và thấp hơn các tỉnh khác. Nguyên nhân chính là: Thứ nhất, theo cán bộ khuyến nông, tỷ lệ các hộ dùng giống và chăm bón không đúng kỹ thuật còn cao. Thứ hai, hầu hết đất trồng dưa chuột bao tử là đất được chủ động nước tưới nhưng không ổn định và phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa. Một số xã có nhiều đồi núi thì hệ thống các công trình thủy lợi chưa thể đáp ứng được nhu cầu nước cho các cây trồng ngắn ngày trong đó có cây dưa chuột bao tử. Thứ ba, một số loại sâu bệnh như vàng lá, lở cổ rễ, chết ẻo, sâu ăn lá…bùng phát mạnh. Công tác bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ tư, mức độ đầu tư cho sản xuất dưa chuột bao tử còn thấp đã lam hạn chế đến năng xuất dưa chuột bao tử ở huyện. Bảng A2.1 Năng xuất sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2007 – 2009 Vùng NS(tấn/ha) Sản lượng(tấn) 2009/2007 2007 2008 2009 2007 2008 2009 NS SL Toàn huyện 25,3 26,5 27,2 3043,0 3611,1 4439,9 107,5 145,9 Hương Sơn 29,5 32,0 32,3 1329,3 1587,2 1752,3 109,5 131,82 Tân Thịnh 18,8 19,5 19,97 298,8 369,1 432,4 106,2 144,7 Hương Lạc 17,9 18,3 19,00 158,1 190,8 235,3 106,14 148,83
Tài liệu liên quan