Sau nghị quyết đại hội đảng (1986), nền kinh tế Việt Nam bước sang một thời kỳ mới: xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần với sự giao lưu mở rộng thị trường, thu hút đầu tư quốc tế, tạo động lực và thới cơ xây dựng một nền kinh tế năng động, đa dạng, nhiều chiều. Cùng với sự mở rộng giao lưu, hợp tác đó, nền kinh tế Việt Nam còn đối đầu với nhiều thách thức đó là xu hướng cạnh tranh theo hai hướng: cạnh tranh tích cực và cạnh tranh tiêu cực.
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam - Giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sau nghị quyết đại hội đảng (1986), nền kinh tế Việt Nam bước sang một thời kỳ mới: xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần với sự giao lưu mở rộng thị trường, thu hút đầu tư quốc tế, tạo động lực và thới cơ xây dựng một nền kinh tế năng động, đa dạng, nhiều chiều. Cùng với sự mở rộng giao lưu, hợp tác đó, nền kinh tế Việt Nam còn đối đầu với nhiều thách thức đó là xu hướng cạnh tranh theo hai hướng: cạnh tranh tích cực và cạnh tranh tiêu cực. Một trong những vấn đề cạnh tranh tiêu cực đó là vấn đề hàng giả. Hàng giả trong nước, hàng giả nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam phá hoại sản xuất trong nước, lừa dối người tiêu dùng. Đó là những bức xúc đối với cuộc đấu tranh chống hàng giả trên các mặt trận: kinh tế, hình sự và quản lý nhà nước trong kinh doanh.
Nội dung
I. khái niệm về hàng giả
1. Định nghĩa hàng giả:
Theo nghị định 140CP có các hình thức sau được coi là hàng giả:
Sản phẩm hàng hoá kể cả hàng hoá nhập khẩu có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý.
Sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp(cục sáng chế)hoặc đã được bảo hộ thêo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Sản phẩm hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
Sản phẩm hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép.
Sản phẩm hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
2. Các hình thức làm giả.
Theo tư liên tịch số 10/2000 / TTLT – BTM – BTC – BCA – BKHCNMT ngàu 27/4/2000 của các Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học – Công nghệ và Môi trường ( hướng dẫn thực hiện chỉ thị 31 của Thủ tướng chính phủ về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ). Hàng giả có các dấu hiệu sau thì được coi là hàng giả.
a. Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
+ Hàng giả có giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
+ Hàng hoá được thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng, làm thay đổi chất lượng, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì, không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng, có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
+ Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
+ Hàng hoá thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiên gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi trường, môi sinh.
+ Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dung giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
b. Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá.
+ Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
+ Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
+ Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
+ Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
c. Giả về hàng hoá
+ Hàng hoá có nhãn giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.
+ Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hành hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
+ Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
d. Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả.
+ Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, bao bì có dấu hiệu vi phạm như: Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
II. Tác hại của hàng giả
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phong phú đa dạng.
Người tiêu dùng được quyền lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đảm bảo an toàn, chất lượng cao. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển thị trường còn nẩy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, do chạy theo lợi nhuận và lợi dụng uy tín, chất lưọng của những mặt hàng hoá được người tiêu dùng ưa thích, nhiều cơ sở sản xuất đã đưa ra thị trường những hàng kém chất lượng hàng “nhái” nhãn mác, hàng giả, quảng cáo không trung thực đánh lừa người tiêu dùng, gây thiệt hại cho nền kinh tế làm cho nền kinh tế trì trệ kém phất triển và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh tốt, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, môi sinh.
Hàng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và lưu thông của nhiều doanh nghiệp và làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. và làm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Hàng giả tràn lan trên thị trường khiến cho các công ty có những mặt hàng nổi tiếng sản xuất trong nước đều bị thất thu nặng do hàng giả ăn theo thương hiệu.
ã Đối với người tiêu dùng:
Làm cho người tiêu dùng mất dần niềm tin vào sản phẩm vì họ không tìm thấy giá trị đích thực mà mình mong muốn. Và gây thiệt hại về tài sản về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hang nhái, hàng kém chất lượng.
ã Đối với doanh nghiệp:
Hàng giả gây thiệt hại lớn về tinh thần cũng như về tiền của đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn làm ăn chân chính thì mất hết uy tín đối với khách hàng, sản lượng bán ra không nhiều gây thất thu lớn đối với các doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải đầu tư một số lượng tiền khá lớn vào việc chống hàng giả và việc cải tạo nhãn mác sản phẩm của mình sao cho hàng giả ít có khả năng nhái theo nhãn hiệu của công ty mình.
ã Đối với nhà nước:
Làm thất thu ngân sách nhà nước, rối loạn trật tự quản lý kinh tế
Các cơ quan điều tra phải đối phó với những thủ đoạn tinh vi
III. Tình hình hàng giả ở Việt Nam
Tình hình hàng giả ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Hàng giả không chỉ được làm ở trong nước mà còn được nhập ở nước ngoài về. Hành giả ở trong nước với đa dạng chủng loại như giả về mẫu mác, chất lượng, nhãn hiệu, kiểu dáng.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều của cải vật chất hàng hoá được thông thương giao lưu trao đổi trong và ngoài nước, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Song bên cạnh đó, nổi nên vấn đề đáng lo ngại là tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là ở vùng giáp danh giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi trình độ dân trí còn thấp, phương tiện giao thông đi lại khó khăn, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ trong quản lý kiểm tra. Thống kê của cục cảnh sát kinh tế, từ năm 1991 đến năm 2000 đã phát hiện 3564 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả.
Theo số liệu của cục quản lý thị trường thuộc bộ Thương Mại, từ đầu năm đến nay trung bình mỗi tháng các cơ quan chống hàng giả thu giữ hàng trăm sản phẩm hàng giả không chỉ là hàng tiêu dùng hàng ngày mà cả các loại vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu...cũng đều bị làm giả. Đặc biệt năm 2000, cơ quan quản lý thị trường đã xử lý tới 45%vụ làm hàng giả là hàng thực phẩm, dược phẩm liên quan đến sức khoẻ, cuộc sống người tiêu dùng.
Tính từ năm 1997 đến nay, số vụ làm hàng giả có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể năm 1997 có khoảng 2000 vụ thì đến năm 1999 có tới 2936 vụ. Năm 2000, số vụ làm hàng giả vẫn không giảm. Tính chất của các vi phạm ngày càng phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn trước rất nhiều. Do vậy việc phân biệt chúng vô cùng khó khăn.
Mặc dù trong năm nay không xảy ra các hiện tượng làm hàng giả, hàng kém chất lượng gây tác hại bức xúc đến cộng đồng như vụ bánh phở, nước mắm có foocmôn trong năm 1999 song trong lĩnh vực nào, mặt hàng nào cũng có tệ hàng giả. Đáng chú ý là hàng giả theo lĩnh vực nhập khẩu đã xuất hiện tệ đặt hàng giả theo yêu cầu từ nước ngoài nhập khẩu vào trong nước và đặt hàng giả để xuất ra nước ngoài có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Hàng giả nhãn hiệu, kiểu dáng, xuất xứ khá phổ biến như: máy tính điện tử Casio, bật lửa Nhật nhãn hiệu BIC, nhãn hiệu xe máy CPI, bao bì bánh ngọt Bảo Ngọc, phụ tùng xe máy HonDa. Trong một số mặt hàng, tệ hàng giả đã lên mức báo động.
Tuy nạn hàng giả đã tràn ngập thị trường Việt Nam song người tiêu dùng thì vẫn chưa có cách gì để nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả nên dẫn đến việc mua nhầm phải hàng giả vẫn diễn ra trên thị trường ngày càng nhiều.
Theo kết quả khảo sát xã hội học về “Thái độ của người dân đối với hàng giả trong lĩnh vực thương mại ’’ Tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (tháng 7/2000) thì có tới 58% số người được hỏi đã từng mua phải hàng giả, trong đó số người mua phải hang giả do không nhận biết được chiếm tới 73%, số biết là hàng giả nhưng vẫn mua (chủ yếu là loại hàng có giá trị không lớn, rẻ tiền) chỉ chiếm 22,2%. Điều này cho thấy người dân không nhận biết được hàng hàng giả bầy bán trên thị trường chiếm tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhu cầu được hướng dẫn cách nhận biết hàng giả của người dân chiéem tới 83% số người được hỏi.
Nếu thường xuyên hướng dẫn cách nhận biết hàng giả một cách cụ thể, dễ hiểu, dễ phân biệt cho người dân thì hiệu quả trong việc đấu tranh chống sản xuất hàng giả sẽ cao hơn, bởi vì khi đó hàng giả sẽ ít có cơ hội được tiêu thụ và tồn tại trên thị trường Việt Nam.
IV. Nguyên nhân dẫn đến nạn làm hàng giả trên thị trường Việt Nam.
Hàng giả tồn tại trong mọi lĩnh vực, thực sự là một tệ nạn xã hội, gây tác hại to lớn đến lợi ích người tiêu dùng.Song một trong những nguyên nhân chủ yếu là từ phía người sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao. Các cơ sở này đã tìm mọi cách thay thế vật liệu dởm, rẻ tiền để sản xuất hàng hoá với chi phí thấp mà vẫn bán được giá cao, thu lợi nhuận nhiều.
Nguyên nhân thứ hai là do người tiêu dùng không nhận biết được hàng thật hàng giả. Việc quản lý nhãn mác của các cơ sở sản xuất chính hiệu, sản phẩm, dịch vụ có uy tín còn lỏng lẻo. Cơ chế quản lý của nhà nước chưa đồng bộ, một số luật liên quan đến sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và lợi ích người tiêu dùng đượ đề ra quá chậm và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.
Nguyên nhân thứ ba là một số bộ phận người tiêu dùng có tâm lý dễ chấp nhận với hàng giả theo quan niệm”tiền nào của ấy”, khi hàng hoá rẻ, phù hợp với thu nhập thì họ mua về để dùng.
Nguyên nhân thứ tư là chúng ta chưa làm tốt công tác tuyên truyền và cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tieu dùng về chất lượng hàng hoá, tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả để nhận biết và tham gia đấu tranh phòng ngừa.
Nguyên nhân thứ năm là các văn bản hướng dẫn xử lý đối với đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả còn thiếu.Trong lĩnh vực xử lý hành chính chưa quy định cụ thể, bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000 nhưng đến nay các nghành chức năng chưa có hướng dẫn,dẫn đến tuỳ tiện trong xử lý.
Nguyên nhân thứ sáu là hàng hoá sản xuất trong nước tuy đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến chất lượng, mẫu mã song sức cạnh tranh yếu, chưa theo kịp khu vực và thế giới.Giữa các địa phương trong nước, giữa thành thị và nông htôn cũng có sự phát triển không đồng đều.Một số bộ phận người sản xuất ít vốn không có kỹ thuật đã phản ứng tiêu cực, sản xuất hàng giả nhãn mác hiệu hàng hoá của các cơ sở khác nhằm duy trì sự tồn tại của họ.
Nguyên nhân thứ bẩy là tình trạng thất nghiệp thiếu công ăn việc làm, một số cán bộ học sinh được đào tạo, có hiểu biết nhất định về một nghành nghề, lĩnh vực mà không được sử dụng dẫn đến sản xuất và buôn bán hàng giả.Thu nhập của nhân dân, nhất là nông dân và tầng lớp người lao động nghèo còn quá thấp, không có điều kiện tiêu dùng các loại hàng hoá chính phẩm có chất lượng nhưng giá cao nên buộc phải chấp nhận hàng giả kém phẩm chất có giá rẻ.
Nguyên nhân thứ tám là các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp quản lý mẫu mã bao bì còn sơ hở chậm cải tiến và đổi mới, dễ bị làm nhái.Một số cán bộ công nhân viên là các đối tượng trong đường dây tổ chức sản xuất và buôn bán hàng gỉa của chính doanh nghiệp đó. Giá sản phẩm của các doanh nghiệp còn cao, chưa phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân.
Nguyên nhân thứ chín là chính quyền các cấp và các cơ quan có chức năng chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa coi vấn đề sản xuất và buôn bán hàng giả là nghiêm trọng cần phải chặn đứng, đẩy lùi.
Nguyên nhân thứ mười là việc phối hợp đấu tranh giữa các ngành, lực lượng chức năng chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất cao, công tác giám định chưa đáp ứng nhu cầu đấu tranh chống tội phạm. Kinh phí cho công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả không có hoặc có rất ít dẫn đến hạn chế kết quả chung
V. Biện pháp khắc phục
Để khắc phục vấn đề này không chỉ là các cấp, các ngành mà còn đối với toàn thể nhân dân nhất là các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
1. Đối với các cấp các ngành
Chính quyền và các ban ngành chức năng các cấp cần có chính sách đầu tư mở rộng sản xuất, tạo việc làm và ổn định cho người lao động. Phải thực sự quan tâm tạo điều kiện phát huy sản xuất, từng bước nâng cao mức thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ công nhân viên và nhân dân về vật chất, đồng thời tích cực vận động mọi người dân tự nguyện, tự tố cáo, tố giác tội phạm, không tham gia vào buôn bán sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Công tác chỉ đạo đấu tranh phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả phải kiên quyết kịp thời, có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm.
Trưng bày, triển lãm hàng thật, hàng giả ở từng địa phương. Đưa chúng ra để giúp mọi người, mọi tầng lớp xã hội ý thức được tác hại ghê ghớm của hang giả, giúp họ có thêm thông tin cần thiết, phân biệt được đâu là hàng thật đâu là hàng giả, qua đó tập hợp được cộng đồng dân cư cùng các cơ quan chức năng tham gia bài trừ hàng giả, hàng kém chất lượng.
Qua việc triển lãm trưng bày giúp cho người tiêu dùng có thêm ý thức, thông tin để phân biệt được hàng thật, hàng giả, hiểu được tác hại ghê ghớm của nó, để không bao giờ mua nhầm hàng, đồng thời tích cực tố giác với các cơ quan chức năng những cơ sở, ổ nhóm sản xuất, tàng trữ kinh doanh hàng giả. Đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ rằng, muốn sản xuất và kinh doanh tốt cần phải tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể là tuân theo tám nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hiệu hàng hoá, theo quyết định 178/1999/QĐ-TTG ngày 30/8/1990 của Thủ tướng chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu, tạo điêù kiện cho các cơ quan chức năng, người tiêu dùng biết rõ tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, điện thoại để có thể đối chiếu hoặc khiếu nại khi xảy ra các sự cố về chất lượng hàng hoá và đây cũng là dịp để các nhà doanh nghiệp nghiên cứu thị trường,dành lại thị phần đã mất do nạn hàng giả, hàng kém chất lượng.
Rà xoát lại các văn bản pháp quy, xem cái nào phù hợp để sửa đổi, bổ xung, cần cụ thể hoá các chế tài và làm rõ mức nào thì khởi tố hình sự, mức nào thì xử lý hành chính, nâng một số khung hình phạt về hành vi sản xuất lưu thông, tàng trữ và buôn bán hàng giả.
Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra định kỳ sau cấp phép, quản lý chặt các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, kịp thời phát hiện, kiên quyết sử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm và một điều rất quan trọng là đầu tư thoả đáng cho công tác chống hàng giả. Ngoài quỹ chống hàng giả nhà nước nên hỗ trợ kinh phí từ ngân sách, tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng thực thi công vụ thuận lợi hơn.
2. Đối với các doanh nghiệp
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải chủ động bảo vệ chất lượng, mẫu mã, quảng lý bao bì nhãn mác hàng hoá của cơ sở mình, chức năng trong việc tuyên truyền hàng thật, hàng giả và chủ động phát hiện, phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống và buôn bán hàng giả.
Không buôn bán, kinh doanh, sản xuất, tàng chữ các loại hàng hoá kém chất lượng.
Doanh nghiệp chủ động dán tem chống hàng giả cho sản phẩm của mình.
3. Với người tiêu dùng
Không mua hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng và phải góp phần hỗ trợ các chi cục Quản Lý Thị Trường phòng chống và đẩy lùi tệ nạn hàng giả, khi phát hiện đối tượng nào đó buôn bán tàng trữ hàng giả phải khai báo các đối tượng sản xuất ấy cho nhà chức trách kịp thời, không tiếp tay cho bọn xấu.
Kết luận
Thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam diễn biến khá phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Hàng giả xuất hiện ở mọi nơi, từ những mặt hàng thông thường đến những mặt hàng cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất. Hàng giả đã và đang là nguy cơ đối với các nhà sản xuất trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và sản xuất, nhiều mặt hàng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp, làm nản lòng các nhà đầu tư.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều những mặt hàng làm giả với số lượng lớn nhằm đáng lưà thật giả, giả thật đối với người tiêu dùng gây cho họ thiệt hại về tài sản cũng như sức khoẻ.
Nói tóm lại qua phân ở trên ta thấy nạn hàng giả đang là vấn đề cần quan tâm của các cấp các ngành cũng như mọi người dân. Hy vọng bằng nỗ lực của các lực lượng chống hàng giả, bằng biện pháp hữu hiệu của nhà nước và tất cả cộng đồng, nạn hàng giả sẽ giảm và môi trường kinh doanh sẽ trong sạch hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những sai xót. Với hi vọng được hiểu thêm về đề tài một cách tường tận hơn, em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Báo thương mại số 16 - (1- 10) /6/2001
2. Văn bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam (140 CP)
3. Kinh doanh và pháp luật số 49 - 7/12/2000
4. Kinh doanh và pháp luật số 36- 4/5/2001
5. Thương mại số 9 - (1-10) 7/2001
6. Kinh tế Sài Gòn số 37 - 6/9/2001
Mục lục