Đề tài Thực trạng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy

Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, từng bước đi lên sánh vai với các cường quốc. Để đạt được mục tiêu đó là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp, trong đó đầu tư theo các dự án vay vốn là một hoạt động rất quan trọng đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những năm qua tốc độ đầu tư của đất nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều dự án thực sự có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò to lớn của các ngân hàng thương mại với tư cách là nhà tài trợ vốn cho các dự án. Tuy nhiên vẫn có những DAĐT còn chưa hợp lý khiến cho nguồn vốn bỏ lãng phí thất thoát, thậm chí còn gây đổ vỡ tín dụng, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó là thiếu sót, hạn chế, chủ quan trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại phỉa nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Bỏi vì, đặc trưng của Ngân hàng thương mại là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đối tượng và phương tiện kinh doanh là tiền tệ, hoạt động tín dụng tạo ra 70% đến 80% lợi nhuận cho nên công tác thẩm định càng có ý nghĩa. Nó giúp cho Ngân hàng đầu tư có hiệu quả, giảm rủi ro tín dụng, đảm bảo đồng vốn của Ngân hàng phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế và định hướng đầu tư đúng đắn cho các doanh nghiệp.

doc25 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, từng bước đi lên sánh vai với các cường quốc. Để đạt được mục tiêu đó là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp, trong đó đầu tư theo các dự án vay vốn là một hoạt động rất quan trọng đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những năm qua tốc độ đầu tư của đất nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều dự án thực sự có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò to lớn của các ngân hàng thương mại với tư cách là nhà tài trợ vốn cho các dự án. Tuy nhiên vẫn có những DAĐT còn chưa hợp lý khiến cho nguồn vốn bỏ lãng phí thất thoát, thậm chí còn gây đổ vỡ tín dụng, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó là thiếu sót, hạn chế, chủ quan trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại phỉa nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Bỏi vì, đặc trưng của Ngân hàng thương mại là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đối tượng và phương tiện kinh doanh là tiền tệ, hoạt động tín dụng tạo ra 70% đến 80% lợi nhuận cho nên công tác thẩm định càng có ý nghĩa. Nó giúp cho Ngân hàng đầu tư có hiệu quả, giảm rủi ro tín dụng, đảm bảo đồng vốn của Ngân hàng phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế và định hướng đầu tư đúng đắn cho các doanh nghiệp. Chương 1 I.Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 1.1. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV Việt Nam) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Nghị định số 177/ QĐ- TTg ngày 26/4/1957 và đã có tên gọi phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ 26/4/1957 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng từ 24/6/1981 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 14/11/1990 Sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, xuất phát từ yêu cầu phải có một cơ quan chuyên trách đẻ nâng cao chất lượng quản lý vốn xây dựng cơ bản với yêu cầu đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng và giá thành các công trình xây dựng. Ngày 5/12/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 1163 – TTg thành lập vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản trong Bộ Tài Chính. Tiếp đó, trên cơ sở những đề nghị của Bộ Tài Chính, ngày 26/4/957 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 177/TTg do phó Thủ Tướng Phan kế Toại ký về việc chuyển Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản thành Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, thuộc Bộ Tài Chính. Đây chính là “Giấy khai sinh” của NHKTVN, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay. Ngay sau khi thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 177/TTg, báo Nhân Dân ngày 25/4/1957 đã viết xã luận đánh giá ý nghĩa quan trọng của việc thành lập Ngân hàng Kiến thiết, cơ bản như sau: “Ngân hàng Kiến thiết được thành lập, sẽ là cư quan chuyên trách việc cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản căn cứ theo kế hoạch và dự toán Nhà nước; thi hành chặt chẽ theo đúng nguyên tắc tiền nào việc ấy, giảm bớt tình trạng ứ đọng tiền vốn; ngăn ngừa việc xây dựng những công trình không có trong kế hoạch và giám đốc việc tập trung vốn để sử dụng vào những công trình trong kế hoạch; do đó đốc thúc cho công tác kiến thiết cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch “ Như vậy sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, và ngay từ đầu Ngân hàng Kiến thiết hình thành một hệ thống từ Trung Ương đến địa phương theo mô hình “song trùng trực thuộc” để thực thi nhiệm vụ và quản lý cấp phát nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Từ ngân hàng thực hiện cấp phát vốn xây dựng cơ bản, qua 50 năm, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, vượt nên trở thành một ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước mang tính hệ thống thống nhất cao bao gồm các chi nhánh, sở giao dịch tại các tỉnh, thành phố, VPĐD, các công ty độc lập, các Trung tâm, các liên doanh với nước ngoài. Cùng với việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại theo Luật của các tổ chức tín dụng , Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình kinh tế của Chính phủ, các nghành, địa phương. Đồng thời chủ động đổi mới, thích ứng nhanh với môi trường kinh tế, năng động sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao năng lực phục vụ, sức cạnh tranh đáp ứng cao nhất yêu cầu của thị trường và tiến trình phát triển kinh tế đất nước. Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259- CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời kỳ này , nghiepj vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng vẫn là cấp phát, cho vay, thanh toán, giám sát …nhưng đã được nâng lên ở một trình độ cao hơn. Thành công của những thử nghiệm có tính tiên phong mà Ngân hàng Đàu tư và Xây dựng thực hiện là góp phần thiết thực hình thành cơ chế mới trong đầu tư kinh tế, khơi dậy tiềm năng to lớn của toàn xã hội phát triển sản xuất kinh doanh. Những đóng góp của ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế. Từ 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với 2 Pháp lệnh về Ngân hàng từ năm 1990, Nghành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng đã có bước ngoạt quan trọng trong hoạt động theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thành quả tổng quan trong 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đạt được tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 28%/năm ), mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; Tăng trưởng huy động vốn để mở rộng tín dụng vừa phục vụ nền kinh tế vừa góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kìm chế lạm phát, vừa đa dạng hóa tín dụng vừa không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng từng bước đổi mới công nghệ …qua đó đã nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng phục vụ và năng lực quản trị điều hành của toàn hệ thống. Lúc đầu, ngân hàng rất khó khăn và thiếu thốn rất nhiều như cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nguồn nhân lực, trình độ cán bộ …. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng cả nước, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Hiện nay, BIDV Việt Nam đã có hơn 100 chi nhánh trực thuộc trung Ương trên kháp cả nước với hơn 10.000 nhân viên, cán bộ cuyên nghiệp. Đồng thời cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được đầu tư, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến giúp cho ngân hàng phát triển không ngừng, trở thành một ngân hàng hiện đại vững mạnh. Tổng dư nợ của BIDV Việt Nam đã đạt được hơn 70.000 tỷ đồng và nguồn vốn huy động trên 100.000 tỷ đồng. Hoạt động chủ yếu của BIDV Việt Nam trước đây là đầu tư vào các hoạt động xây dựng cơ bản phục cụ chủ yếu cho các công ty như xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thủy điện, giao thông…Nhưng hiện nay, để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, với chức năng là ngân hàng đa năng nên BIDV Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực và phục vụ mọi đối tượng có nhu cầu vay và gửi vốn.Cũng chính vì đặc thù hoạt động nên BIDV đã tăng cường mở rộng các chi nhánh trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. 1.2. Khái quát chung về CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy a. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập theo quyết định số 252/QĐ – HĐQT ngày 16/9/2004 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Từ Niêm là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tên giao dịch của Ngân hàng là Chi nhánh NHĐT và PT Cầu Giấy (gọi tắt NH Cầu Giấy); trụ sở tại 263 Cầu Giấy, Hà nội và kể từ ngày 5/2/2007 Chi nhánh chuyển trụ sở sang Tòa tháp Hòa Bình – 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. NH Cầu Giấy là đại diện pháp nhân của BIDV Việt Nam, là chi nhánh cấp 1 hoạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của BIDV Việt Nam. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan theo luật tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức của BIDV Việt Nam theo quy chế hoạt động của chi nhánh và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc BIDV Việt Nam. Chi nhánh đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004. Với định hướng phát triển thành một ngân hàng thương mại hiện đại, năng động. Có sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.Phục vụ khách hàng thuộc các thành phần kinh tế, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đô thị. Phát huy truyền thống của toàn nghành, đội ngũ cán bộ nhân viên đoàn kết, nỗ lực phấn đấu. Nên ngay sau khi dược nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động. Được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của BIDV Việt Nam. Chi nhánh đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch được lãnh đạo BIDV Việt Nam giao. Nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức đã duyệt, bố trí bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các phòng. Phân công cụ thể trong ban lãnh đạo đảm để mõi mặt hoạt động đều có người chịu trách nhiệm, từ đó đưa hoạt động của chi nhánh vào nề nếp, tuân thủ cac quy định của Nhà nước. Thực hiện chấp hành chỉ đạo điều hành, chấp hành các quy chế, quy trình ngày một tốt hơn. Các giới hạn an toàn được giữ đảm bảo theo hướng an toàn và hiệu quả. Chú trọng chất lượng hoạt động, phát triển mạng lưới, mở rộng dịch vụ đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Bằng sự phấn đấu cao của CBCNV chi nhánh luôn hướng tới việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và coi đay là nền tảng vững chắc cho sự phát triển với phương châm “hiệu quả kinh doanh của bạn là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”.Những cố gắng của CBCNV Chi nhánh Cầu Giấy đã được quý khách hàng ghi nhận và hợp tác cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nhanh chóng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. b.Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Bảng 1: Sơ đồ tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng 1 Phó giám đốc Tổ điện toán Phòng Tổ chức – Hành chính Tổ Thanh toán quốc tế Phòng tín dụng 2 Phòng thẩm định và QLTD Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng kiểm tra nội bộ Phòng DV khách hàng CN Phòng DV khách hàng DN Phòng tiền tệ kho quĩ Phòng Tài chính kế toán Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Ban lãnh đạo của Ngân hàng gồm 3 thành viên: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Giám đốc là người đừng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng số nhân viên của Chi nhánh: 100 người. Trong đó: Nhân viên quản lý :33 người Chuyên viên: 49 người Bộ phận phụ trợ: 18 người Các phòng ban và các phòng giao dịch, bàn tiết kiệm hoạt động theo chức năng nhiệm vụ rõ ràng được quy định cụ thể theo quyết định của Giám đốc Chi nhánh. Các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Cụ thể, chức năng nhiệm vụ chính: Về chức năng: Các phòng nghiệp vụ, chi nhánh trực thuộc, phòng giao dịch đều có chức năng chính như sau: Xây dựng các quy chế, chế độ liên quan đến hoạt động có liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo các nhiệm vụ của phòng. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo nhiệm vụ được giao. Trực tiếp hoạt động các nhiệm vụ kinh doanh hỗ trợ và quản lý nội bộ Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao kỹ năng của các cán bộ trong công tác chuyên môn, giáo dục phẩm chất cho cán bộ, xây dựng tập thể vững mạnh. Các nhiệm vụ chính: • Phòng kế hoạch nguồn vốn kinh doanh Làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn tiết kiệm cũng như các nguồn vốn nhàn rỗi khác. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tổng hợp, phân tích tổng hợp, phân tích việc thực hiện kế hoạch của toàn chi nhánh. • Phòng dịch vụ khách hàng Trực tiếp giao dịch một cửa với khách hàng, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ khách hàng: chuyển tiền trong nước, huy động tiền gửi…. • Phòng thẩm định và quản lý tín dụng Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, khoản vay, bảo lãnh….theo dõi việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của toàn chi nhánh. • Phòng tài chính kế toán (bao gồm bộ phận điện toán) Lập kế hoạch thu tài chính, hoạch toán các bút toán thủ công, giao dịch nội bộ. Hậu kiểm chứng từ của các phòng giao dịch … bảo trì, bảo dưỡng các phần mềm hệ thống mạng theo đúng quy trình. • Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Làm công tác kiểm tra nội bộ chi nhánh theo đề cương, chương trình của BIDV Việt Nam. •Phòng thanh toán quốc tế Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế: mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền…. • Phòng tổ chức hành chính Quản lý cán bộ và tiền lương, làm các công việc hành chính. • Phòng tiền tệ kho quỹ Thực hiện thu chi tiền mặt nội bộ và khách hàng theo hạn mức. Tất cả các phòng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại. Mục tiêu của NH Cầu Giấy: “Hiệu quả, an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế”. Chương II: Thực trạng thẩm định DAĐT trong hoạt động tín dụng tại NH Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 1.Tình hình hoạt động kinh doanh Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, NH Cầu Giấy đã không ngừng nâng cao chất lượng và hoạt động nghiệp vụ, khắc phục khó khăn, bám sát định hướng, chỉ đạo của BIDV Việt Nam để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống. Cơ sở vật chất khang trang, máy móc kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên đa phần trẻ có trình độ nghiệp vụ, cán bộ quản lý có năng lực cộng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BIDV Việt Nam, sự ủng hộ của các cấp chính quyền và các tổ chức kinh tế dân cư trên địa bàn… chính là những điều kiện thuận lợi đưa ngân hàng lên thành một ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Nội dung hoạt động của Chi nhánh Huy động vốn VND, ngoại tệ của dân cư và các tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn kinh doanh Chuyển tiền nhnh trong nước qua mạng vi tính, chuyển tiền toàn cầu qua mạng SWIFT Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ như thanh toán ngân phiếu, thu đổi ngoại hối Kinh doanh ngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ về bảo lãnh Tư vấn đầu tư… Sau gần ba năm hoạt động, Ngân hàng Cầu Giấy đã đạt được những kết quả khả quan, những thành tựu đáng khích lệ, khảng định được vị trí của mình.Cụ thể xem xét các chỉ tiêu về huy động vốn, tín dụng và kết quả kinh doanh như sau: 1.1. Tình hình huy động vốn: Thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng với tiêu trí “nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng”, công tác huy động vốn của ngân hàng đã được bầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá, đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các công ty và dân cư trên đại bàn. Số liệu về huy động trong ba năm 2004, 2005,2006: Bảng 2: Nguồn vốn huy động Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Tổng nguồn vốn huy động 969 1.480 53 2.385 61 1. Theo nguồn huy động Từ tổ chức 97 277 409 Từ dân cư 872 1.203 1.976 2. Theo kỳ hạn TG không kỳ hạn 107 193 397 TG có kỳ hạn 862 1.287 1.988 3. Theo loại tiền VND 654 1.073 1.522 Ngoại tệ quy đổi 315 407 863 Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn Thông qua bảng số liệu ta thấy, trong ba năm nguồn vốn huy động của Chi nhánh khá lớn, tốc độ tăng trưởng rất nhanh, năm 2005 tăng so với năm 2004 tăng 53% và đặc biệt năm 2006 tăng 61% so với năm 2005. Đây là diều kiện khá tốt để ngân hàng cho vay, đầu tư đồng thời điều chuyển vốn trong hệ thống. Về mức tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động - Qua số liệu của ba năm trở lại đây, ta thấy trong công tác huy động vốn của Chi nhánh thì tiền gửi của cá nhân chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động, thường chiếm tới 80%.Tăng trưởng về nguồn vốn khá là đồng đều giữa 2 loại tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. - Theo nguồn huy động vốn thì vốn được huy động từ các tổ chức đã có sự tăng trưởng tốt, năm 2004 huy động được 97 tỷ thì năm 2006 đã lên đến 409 tỷ. Đây là nguồn vốn có chi phí hoạt động hơn so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Do vậy ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn lợi thế này nhằm giảm rủi ro, nâng cao khả năng thanh toán của Chi nhánh. - Theo kỳ hạn thì trong cả ba năm, vốn cho vay đều chiếm tỷ khá cao trong tổng vốn huy động. Năm 2005 đạt 1.287 tỷ và đến năm 2006 đã huy động được 1.988 tỷ. Do có sự tăng trưởng đều giữa các năm đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì đặc điểm của loại tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng là tính ổn định cao, chi phí quản lý thấp, lãi suất ổn định so với kỳ hạn < 12 tháng. Ngan hàng cần tích cực nâng cao tỷ trọng loại tiền gửi này. Còn đối với tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng, mức độ huy động vốn trong ba năm 2004, 2005, 2006 tuy còn thấp so với tổng vốn huy động nhưng cũng là một tỷ lệ hợp lý. - Theo loại tiền gửi, trong thời gian qua chi nhánh huy động vốn chủ yếu là VND, tỷ trọng tiền ngoại tệ huy động còn thấp. Những số liệu đó chứng tỏ công tác huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng chưa thực sự có hiệu quả, chưa thu hút được nhiều vốn. Do vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động này nhằm nâng cao tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng vốn huy động Như vậy, công tác huy động vốn của Chi nhánh trong suốt ba năm qua là rất khả quan, có hiệu quả và đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Có được hiệu quả đó là do Chi nhánh đã phát huy được lợi thế về địa bàn, cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng, có nhiều chính sách huy động hợp lý. Đồng thời ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục, thực hiện thanh toán nhanh, chính xác, an toàn, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng về tiền mặt, chuyển tiền điện tử….Mạng lưới tiết kiệm rộng, được bó trí tại các khu đông dân cư, các cầu nối kinh tế….Nhờ đó, ngan hàng đã không ngừng tạo dựng, củng cố hình ảnh của mình, tạo niềm tin nơi khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn, hoàn thành tốt nhiệm vụ do BIDV Việt Nam giao. 1.1.2. Hoạt động sử dụng vốn Đối với công tác tín dụng tại chi nhánh, không chỉ nghiêm túc thực hiện chỉ đạo kiểm soát tăng trưởng tín dụng của BIDV Trung ương, Chi nhánh Cầu giấy cũng đã chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cho vay có đảm bảo và chú trọng phát triển dịch vụ. Sau ba năm hoạt động, chất lượng tín dụng đã được cải thiện, dư nợ phản ánh thực chất hơn, chất lượng tín dụng được nâng lên một bước. Tuy nhiên, dư nợ chủ yếu là loại dư nợ Nhà nước trong lĩnh vực xây lắp, là khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi nghành chỉ đạo nên giảm cho vay ở lĩnh vực này. Đây chính là vấn đề Chi nhánh đang tìm cách tháo gỡ. Bảng 3: Tổng dư nợ tại Chi nhánh Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Tổng dư nợ 402 791 96 1.257 59 1. Theo thời hạn Ngắn hạn 349 638 882 Dài hạn 52 153 375 2. Theo loại tiền VND 369 360 923 Ngoại tệ quy đổi 32 32 334 3. Thành phần kinh tế Quốc doanh 221 336 523 Ngoài quốc doanh 181 454 734 Qua bảng số
Tài liệu liên quan