Tham nhũng hiện nay có những đặc trưng sau đây:
1- Tham nhũng đã trở thành phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là ở các cơ quan, đơn vị quản lý một khối lượng lớn tiền, hàng, vật tư quý hiếm, ngoại tệ mạnh như Ngân hàng, Tài chính, Thương nghiệp, Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải. Tham nhũng xuất hiện ở cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Kiểm sát, Tòa án, Hải quan. Các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực đất đai (cấp đất, cho thuê đất.) phổ biến ở chính quyền các địa phương, thậm chí làm trái các qui định của Nhà nước đã trở thành căn bệnh của mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
2- Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong hoạt động kinh tế, chúng được che đậy dưới các hình thức liên doanh, liên kết, quà biếu, trích thưởng. Trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư. Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn. Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các qui định về kế toán thống kê. Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mau bán đất trá hình. Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giải, khai man thương tật. Nói chung, tham nhũng biểu hiện dưới muôn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng và tinh vi.
3- Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ việc tham nhũng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương. Tham nhũng có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt chẽ. có xu hướng tăng lên. Thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, của tập thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng. (Tính riêng năm 1991, đã có 1.729 tỷ đồng, 2.7775 triệu USD, 233 lượng vàng bị thất thoát do các hành vi tham nhũng gây ra).
4- Tham nhũng gắn chặt với buôn lậu. Thời gian vừa qua, hầu hết những vụ buôn lậu nghiêm trọng đều có sự tiếp tay của những kẻ tham nhũng trong cơ quan nhà nước. Mặt khác, những kẻ tham nhũng còn dùng tiền, hàng, phương tiện của Nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu. Thực chất buôn lậu và tham nhũng là 2 mặt của một vấn đề, là các dạng thức khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, làm giàu bất chính.
3 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng tham nhũng hiện nay và những biện pháp tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG THAM NHŨNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
DƯƠNG THÀNH BẮC
Phó Vụ trưởng – Ban Nội chính Trung ương
Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu thu được trong công cuộc đổi mới, đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có sự hoành hành của tệ tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”. Thanh nhũng cản trở quá trình phát triển kinh tế. Tham nhũng làm đảo lộn các giá trị đạo đức. Tham nhũng làm vẩn đục các quan hệ xã hội.
I- MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA THAM NHŨNG HIỆN NAY
Tham nhũng hiện nay có những đặc trưng sau đây:
1- Tham nhũng đã trở thành phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là ở các cơ quan, đơn vị quản lý một khối lượng lớn tiền, hàng, vật tư quý hiếm, ngoại tệ mạnh như Ngân hàng, Tài chính, Thương nghiệp, Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải... Tham nhũng xuất hiện ở cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Kiểm sát, Tòa án, Hải quan... Các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực đất đai (cấp đất, cho thuê đất...) phổ biến ở chính quyền các địa phương, thậm chí làm trái các qui định của Nhà nước đã trở thành căn bệnh của mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
2- Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong hoạt động kinh tế, chúng được che đậy dưới các hình thức liên doanh, liên kết, quà biếu, trích thưởng... Trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư... Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn... Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các qui định về kế toán thống kê... Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mau bán đất trá hình... Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giải, khai man thương tật... Nói chung, tham nhũng biểu hiện dưới muôn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng và tinh vi.
3- Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ việc tham nhũng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương. Tham nhũng có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt chẽ... có xu hướng tăng lên. Thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, của tập thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng. (Tính riêng năm 1991, đã có 1.729 tỷ đồng, 2.7775 triệu USD, 233 lượng vàng bị thất thoát do các hành vi tham nhũng gây ra).
4- Tham nhũng gắn chặt với buôn lậu. Thời gian vừa qua, hầu hết những vụ buôn lậu nghiêm trọng đều có sự tiếp tay của những kẻ tham nhũng trong cơ quan nhà nước. Mặt khác, những kẻ tham nhũng còn dùng tiền, hàng, phương tiện của Nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu. Thực chất buôn lậu và tham nhũng là 2 mặt của một vấn đề, là các dạng thức khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, làm giàu bất chính.
II- BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp đấu tranh chống tham nhũng. Các ngành, các cấp cũng có nhiều cố hắng và đã thu được một số kết quả nhất định. Song, so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế. Để có thể đẩy lùi và tiến tới bài trừ được tệ nạn tham nhũng, cần có những biện pháp đồng bộ. Cụ thể là:
1- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý
Trong quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường, hệ thống pháp lý nước ta còn nhiều sơ hở. Những qui định cũ không con phù hợp, những qui định mới chưa được ban hành dẫn đến tình trạn các văn bản pháp luật vừa thừa lại vừa thiếu và không đồng bộ. Đó là môi trường thuận lợi cho tệ tham nhũng phát sinh và phát triển. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý vừa thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa thiết lập được kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý. Trước mắt, cần đặt trọng tâm vào các lĩnh vực: cấp phép, xây dựng cơ bản, kế hoạch thống kê, quản lý các doanh nghiệp nhà nước, phân cấp ngân sách, kinh doanh ngân hàng.
2- Đổi mới công tác cán bộ
Trong suốt một thời kỳ dài, công tác cán bộ của ta có nhiều điểm yếu kém, tùy tiện dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ còn non kém về nghiệp vụ, sa sút về phẩm chất lại được giữa những cương vị trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước và nhân dân, thậm chí giữ những cương vị trọng trách của một số ngành, một số địa phương. Đây vừa là nguyên nhân của tệ tham nhũng, vừa là khâu yếu nhất, nhạy cảm nhất của cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đổi mới công tác cán bộ phải bao gồm từ khâu đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, đánh giá và quản lý cán bộ đến khâu phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng vị trí công tác.
3- Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng
Thời gian qua, ở nhiều nơi, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm tra kỷ luật đảng với hoạt động kiểm tra, thanh tra của Nhà nước. Việc xem xét, xử lý đối với đảng viên có sai phạm chưa nghiêm minh, thậm chí có nơi còn né tránh, bao che cho người vi phạm. Ở một số nơi, cấp ủy đảng còn đứng ngoại cuộc, bàng quan với việc chống tham nhũng hoặc ở một số nơi khác, cấp ủy đảng lại can thiệp trái pháp luật vào hoạt động điều tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng cần phải được tăng cường và đổi mới cả về phương thức lẫn nội dung. Sự lãnh đạo của Đảng phải cụ thể, sâu sát, thiết thực đối với quá trình xử lý từng vụ việc trên cơ sở các qui định của pháp luật. Cần phát huy tinh thần dân chủ và công khai trong sinh hoạt Đảng. Cần có biện pháp xử lý kỷ luật đối với đảng viên có hành vi tham nhũng phải kịp thời, nghiêm minh.
4- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Hiện nay, hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu sự phối hợp thống nhất. Thậm chí, giữa một số ngành như Kiểm sát, Thanh tra, Công an còn có sự chống chéo lẫn nhau, làm giảm đáng kể hiệu quả công tác chống tham nhũng. Trong khi các qui định của pháp luật chưa thật sự đồng bộ, chặt chẽ thì sự phối hợp giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết. Một mặt, cần có những văn bản phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, mặt khác cần có một cơ chế thống nhất giữa các cơ quan trong việc điều tra, xử lý những vụ việc tham nhũng. Trước mắt, cần khắc phục ngay tình trạng chống chéo, mâu thuẫn trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khai thông sự chậm chễ, ách tắc trong quá trình di lý hồ sơ, chuyển giai đoạn.
5- Phát động nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng
Kinh nghiệm của nước ta cũng như của các nước khác cho thấy: những chiến dịch chống tham nhũng thành công nhất chính là những chiến dịch sự tham gia đông đảo của nhân dân. Trên thực tế, gần 70% số đơn thư, tố cáo của nhân dân là đúng sự thật. Do đó, cần tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, công khai hóa kết quả xử lý những vụ việc do nhân dân phát hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi trù dập người tố cáo.
Tham nhũng là một tệ nạn không chỉ có ở riêng một chế độ nào, một quốc gia nào, mà ở đầu quyền lực không được kiểm tra, giám sát thì ở đó phát sinh tệ tham nhũng. Chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên vừa là nhiệm vụ lâu dài. Nó đòi hỏi sự cố gắng của nhiều ngành, nhiều cấp, những chương trình, kế hoạch đồng bộ, với sự nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện. Qua sự phân tích thực trạng tham nhũng hiện nay, bài viết này chỉ xin nêu vài biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả của công tác chống tham nhũng trong thời gian trước mắt./.