Đề tài Thực trạng thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản vào Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế. Việc tiếp nhận vốn đầu tưnước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đểmột mặt, tích lũy nguồn vốn cho chúng ta xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện đểrút ngắn khoảng cách tụt hậu vềkinh tếso với các nước khác. Trong cơcấu thu hút đầu tư, Viện trợphát triển chính thức( ODA) tuy chiếm tỷtrọng nhỏnhưng lại có ý nghĩa khá quan trọng vì những ưu thếkhông thểphủnhận của nó.

pdf40 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU: ........................................................................................... 01 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ODA NHẬT BẢN: ............................... 03 I. Khái niệm ODA: ....................................................................................... 03 1. Khái niệm ODA:................................................................................ 03 2. Phân loại ODA: ................................................................................. 03 3. Ưu điểm và bất lợi khi tiếp nhận ODA:............................................. 05 II.ODA Nhật Bản: ......................................................................................... 06 1. Mục tiêu cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam: ............................. 06 2. Chính sách ODA của Nhật Bản tại Việt Nam: .................................. 09 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM…………………………………………………………….…..13 I. Quy mô và cơ cấu:……………………………………………………..13 1. Quy mô: …………………………………………………………...13 2. Cơ cấu: ……… …………………………………………………... 15 II. Đánh giá thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam:…………..25 1. Thành tựu:………………………………………………………….. 25 2. Hạn chế:……………………………………………………………. 29 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM……………………………………………………….. . 33 I. Phương hướng vận động của ODA trong thời gian tới:……………….33 1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm(2006-2010):……………..33 2. Phương hướng vận động của ODA trong thời gian tới:… ………..34 II. Một số giải pháp nhằm thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam:………………………………………………36 KẾT LUẬN………………………… ……………………………………38 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...39 1 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng để một mặt, tích lũy nguồn vốn cho chúng ta xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước khác. Trong cơ cấu thu hút đầu tư, Viện trợ phát triển chính thức( ODA) tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa khá quan trọng vì những ưu thế không thể phủ nhận của nó. Liên tiếp trong nhiều năm qua, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong việc viện trợ ODA cho Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Nhật Bản lại viện trợ cho Việt Nam nhiều như vậy và thực trạng việc thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam đã hiệu quả hay chưa? Với mong muốn đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, nhóm 3 lớp Anh 7-K46D-KTDN đã thực hiện đề tài: Thực trạng thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản vào Việt Nam Mục đích của bài viết là phân tích, làm rõ vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu từ tạp chí, sách báo và các website. 2 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam Chương đầu của bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về ODA cũng như những đặc điểm riêng biệt của ODA Nhật Bản: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ODA NHẬT BẢN I. Khái niệm về ODA: 1.Khái niệm: ODA ( Offical Development Assistance- Viện trợ phát triển chính thức) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức Kinh tế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của những nước này. Điều kiện để một nguồn vốn được coi là vốn ODA: - Lãi suất thấp: dưới 3%/năm, trung bình thường là: 1-2 %/năm. - Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài: 25- 40 năm mới phải hoàn trả lại, thời gian ân hạn: 8-10 năm. - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. 2.Phân loại ODA: Có nhiều cách để phân loại ODA, dưới đây là 3 cách phổ biến nhất : a. Phân loại theo hình thức hoàn trả vốn: Có 3 loại: • Viện trợ không hoàn lại: Nước nhận viện trợ không phải hoàn trả lại khoản vốn đã được cấp. • Vay vốn: Được vay với lãi suất ưu đãi nhưng phải hoàn trả lại vốn theo đúng thời gian quy định. • ODA hỗn hợp: áp dụng 1 phần ODA khong hoàn lại, một phần cho vay ưu đãi. Thậm chí, có loại ODA kết hợp 3 loại hình: một phần không hoàn lại, một phần vốn vay ưu đãi và một phần tín dụng thương mại( lãi suất thị trường). b. Phân loại theo nguồn hình thành ODA: 2 loại: • ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước kia thông qua việc kí kết hiệp định chính phủ. 3 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam Viện trợ song phương chiếm tỷ trọng cao: trên 80% tổng vốn ODA toàn thế giới. • ODA đa phương: là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB). Ngân hàng phát triển châu Á( ADB), Ngân hàng phát triển châu Mỹ (IDB), Quỹ phát triển châu Phi… Nguồn ODA song phương hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các nước công nghiệp phát triển. c. Phân loại theo hình thức sử dụng vốn: 4 loại: • Dự án đầu tư: là hình thức đầu tư vào công trình để trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cho xã hội. • Dự án hỗ trợ về kỹ thuật: là hình thức đầu tư cho việc thuê chuyên gia tư vấn, tổ chức đào tạo cán bộ, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài. Các dự án này thường sử dụng viện trợ không hoàn lại. • Chương trình: là một loại hình tài trợ ODA trong đó người ta lồng ghép một hoặc nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án. Có thể phân loại các chương trình này theo mục tiêu và chính sách của nhà tài trợ như sau: - Các chương trình tăng cường cải cách cơ cấu kinh tế vĩ mô và thể chế của các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB,… Ví dụ chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chương trình nông nghiệp, chương trình tài chính - ngân hàng… - Các chương trình hợp tác theo ngành kinh tế hoặc theo lĩnh vực xã hội của các nước hoặc của Liên hiệp quốc. Ví dụ chương trình hợp tác Việt Nam – Australia về đào tạo. 3.Ưu điểm và bất lợi khi tiếp nhận ODA: a. Ưu điểm: Vì nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ và ân hạn dài nên đây là một nguồn vốn có tác dụng to lớn trong việc phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển. 4 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam b. Bất lợi khi nhận ODA: Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ: • Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao • Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). • Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. • Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. 5 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam • Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. • Gây ra gánh nặng trả nợ cho thế hệ tương lai. • Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. II. ODA Nhật Bản: 1. Mục tiêu cấp ODA cho Việt Nam của Nhật Bản: Thứ nhất: Vị trí và tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN sẽ là nhân tố quan trọng cho sự phát triển nhiều mặt của Nhật Bản: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương có nhiều cửa ngõ thông thương ra biển, những hải cảng lớn như Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Nẵng, Vũng Tàu… đều rất có ý nghĩa lớn về mặt quân sự, có thể được xem như một yếu tố tác động đến chiến lược an ninh của Nhật Bản . Trong tương lai không xa Việt Nam sẽ là nước đóng vai trò quan trọng về mặt chính trị và kinh tế trong khu vực châu Á. Một mặt chính phủ Nhật Bản khẳng định mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là góp phần vào hòa bình và phát triển kinh tế trên toàn thế giới nhưng không thể phủ nhận được rằng chính nhân tố hòa bình, ổn định chính trị và phát triển kinh tế ở khu vực này rất quan trọng đối với sự phát triển của Nhật Bản. ASEAN là một thể chế khu vực có vai trò then chốt trong chính sách châu Á của Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã khẳng định Việt Nam đóng vai trò then chốt trong ASEAN. Vì thế thúc đẩy quan hệ với Việt Nam cũng sẽ giúp cho Nhật Bản xích lại gần hơn với Asean. Và ngược lại mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đã được đẩy mạnh thì nó cũng có ảnh 6 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam hưởng tới mối quan hệ song phương giữa hai nước: “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở Châu Á”.( )1 Thứ hai: Nhật Bản muốn gây dựng vị thế trên trường quốc tế: Trên thực tế, các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các cường quốc kinh tế luôn cố gắng tạo thanh thế, mở rộng ảnh hưởng của mình trên chính trường thế giới, tìm kiếm, lôi kéo sự ủng hộ của các nước phát triển chậm hơn trong các vấn đề có tính chất quốc tế. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm đồng mình, viện trợ ODA là một trong những biện pháp tỏ ra rất hiệu quả. Chẳng hạn như, phần lớn viện trợ ODA của Mỹ là dành cho đồng minh Ixraen. Nhật Bản cũng là một cường quốc kinh tế, việc gây dựng và khẳng định vị thế của mình ngày một được coi trọng và tăng cường. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng khiến Nhật phải vùng lên tạo thế cân bằng. Điều này cho thấy tham vọng và mục đích của Nhật Bản là thiết lập một trật tự thế giới mới trên cơ sở tạo lập được niềm tin và sự đồng tình ủng hộ của các nước mang tính cách mạng theo ý muốn của họ. Thứ ba: Nhật Bản đang nhìn Việt Nam như 1 thị trường đầy tiềm năng: Trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam là thị trường có triển vọng đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Mặt khác vì tỉ lệ rủi ro thấp của Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam: "Việt Nam được nhiều nhà đầu tư coi là nơi để phân bổ rủi ro. Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản rất chú ý tới yếu tố này vì Việt Nam đang nổi lên là một nơi thay thế đầu tư khá lý tưởng do kết hợp được cả các yếu tố khác như nguồn lao động có kỹ năng, chi phí nhân công thấp, môi trường đầu tư được cải thiện, không có khủng bố, có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư…"( )2 . Báo Nihon Keizai ngày 21/8/1995 từng nêu lên 7 thế mạnh của Việt Nam: lực lượng lao động cần cù, chịu khó và có trình độ văn hoá cao, tài nguyên thiên nhiên giàu có như dầu lửa, khí đốt, than, quặng, sắt, bô xít, nền nông nghiệp đầy tiềm năng, bờ biển dài, tiềm năng nguồn du lịch phong phú, ( )-1 Lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp tới thăm Nhật Bản tháng 10/2006 (2) Trích lời ông TaiHui - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế khu vực Đông Nam Á của ngân hàng Standard Chartered 7 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam được kích thích bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của các nước châu Á xung quanh, tình hình chính trị ổn định. Như vậy, nếu nhìn tổng thể về nội lực của Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy những yếu tố cơ bản mang lại lợi thế không nhỏ cho Nhật Bản khi đầu tư. Sự ưu tiên của Nhật Bản đối với Việt Nam trước hết xuất phát từ lợi ích của Nhật Bản bởi vì ODA giữ vai trò “mở đường” và tạo “cử chỉ thân thiện”, để sau đó Nhật Bản thực hiện chính sách xúc tiến thương mại và đầu tư trực tiếp FDI. Qua ODA, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể tiếp cận nhanh hơn đến Việt Nam qua các hợp đồng xây dựng dự án cụ thể, nhà đầu tư Nhật Bản cũng đến Việt Nam dễ dàng hơn vì cơ sở hạ tầng phát triển. Thứ tư: Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiếng nói chung và điểm tương đồng: Con người, đất nước Việt Nam và Nhật Bản đều cần cù, chịu khó, tiết kiệm và tinh thần phấn đấu vươn lên, có lối sống cộng đồng chặt chẽ, có nhiều đặc điểm văn hoá hàng nghìn năm cùng tồn tại trong điều kiện văn minh nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, và tâm lý tương tự. Có giả thiết cho rằng, sở dĩ, Nhật Bản luôn là đối tác viện trợ hàng đầu cho Việt Nam là vì, một góc độ nào đó xuất phát từ mối bang giao mềm mỏng và nhân hoà của chúng ta trong chiều dài lịch sử với Nhật Bản, không hẳn là phải chờ đến những năm gần đây khi hai nước hướng tới mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của nhau. Nhà nghiên cứu Chương Thâu đặt vấn đề: liệu mối quan hệ “đồng văn đồng chủng” từ hơn 100 năm trước dường như vẫn còn đó dấu ấn, nhiều tình cảm tốt đẹp đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân hai nước. ODA bản chất là tiền đóng thuế của nhân dân nước tài trợ thông qua cơ quan Chính phủ Nhật Bản và người dân Việt Nam ở các vùng quê đang được hưởng lợi trong việc sử dụng các công trình công cộng xây dựng bằng ODA. Ngài Izuki Ikuo - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Việt Nam cũng bày tỏ “người dân Nhật Bản theo dõi các dự án ODA rất chặt chẽ. Chúng tôi sẽ theo dõi hiệu quả của các dự án để xem cuộc sống của người dân ở vùng mà dự án đầu tư được 8 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam cải thiện như thế nào và giải thích cho người dân đóng thuế ở Nhật Bản”. Tất nhiên, điều này cần có thời gian và những luận cứ khoa học để khẳng định. 2.Chính sách ODA Nhật Bản tại Việt Nam: Tháng 11-1992, Chính phủ Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt. Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản có những thời điểm gặp khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Chính sách ODA của Nhật Bản chủ yếu được thực hiện thông qua 2 tổ chức là Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản (JICA) được thành lập vào tháng 10 năm 1999 trên cơ sở việc sát nhập hai tổ chức Quỹ hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM). Đây là, một tổ chức chuyên cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi dài hạn, chủ yếu cho các nước đang phát triển một cách phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô và chiến lược liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế của Nhật Bản. JBIC và JICA là tổ chức xúc tiến hợp tác quốc tế và trực tiếp tổ chức thực hiện tài trợ thông qua việc triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực tręn các lĩnh vực cho các nước đang phát triển. a. Chính sách cơ bản về ODA của Nhật Bản: • Hỗ trợ tinh thần tự lực của các nước phát triển. • Tăng cường an ninh, an toàn cho con người. • Đảm bảo sự công bằng • Tận dụng kinh nghiệm, chuyên môn. • Hợp tác với cộng đồng quốc tế b. Về lĩnh vực ưu tiên: ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trước đây nhằm vào 5 lĩnh vực ưu tiên: 9 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; - Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn; - Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; - Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh vực sau : - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước. - Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội. - Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. c. Về cơ chế vay vốn ODA của Nhật Bản: ODA Nhật Bản được chia ra làm 2 loại đó là ODA song phương và ODA đa phương. Trong đó, ODA song phương bao gồm viện trợ (Grants) và tín dụng (Loans). Cho vay song phương do Bộ Tài Chính NB( MOF) xây dựng chính sách còn chính sách viện trợ không hoàn lại thuộc quản lý của Bộ Ngoại Giao( MOFA). Ngoài ra, việc cung cấp vốn đầu tư cho các dự án ở các nước đang phát triển do tổ chức phát triển quốc tế NB( JAIDO) thực hiện. ODA đa 10 Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam phương được thực hiện thông qua kênh các tổ chức quốc tế mà Nhật Bản đóng góp vào như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. d. Về thời hạn và điều kiện vay vốn ODA của Nhật Bản : ODA cung cấp với lãi suất rất thấp. Ví dụ, các khoản vay trong năm tài chính 1998 có tỷ lệ lãi suất trung bình 1,3% với thời gian đáo hạn trung bình cho một dự án vay là 23 năm rưỡi. Thêm vào đó, có thể gia hạn thêm từ 7 - 10 năm sau. Việt Nam là một trong các nước nằm ở khu vực ưu tiên cấp ODA hàng đầu của Nhật ( khu vực châu Á chiếm 80% tổng số ODA Nhật cấp) e. Về thể thức cho vay: • Triển khai theo dự án: - Dự án vay vốn (Project Loans): chủ yếu cung cấp để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, thuę vận hành, tư vấn kỹ thuật và các nhu cầu khác có liên quan. - Cho vay để thực hiện trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ (Engineering services loans- E/S) - Cho vay thông qua trung gian tài chính hay còn gọi là theo quy trình 2 bước (Two-step loans): cung cấp vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp. • Loại phi dự án (không có dự án riêng): - Cho vay nhập khẩu hàng hóa (Commodity Loans): cung cấp cho các nước đang phát tr
Tài liệu liên quan