Đề tài Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội)

Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là đặc điểm trung tâm của các cuộc cải cách của chính phủ. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước này tập trung vào vấn đề cổ phần hoá - tức là chuyển đổi một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần. Cổ phần hoá đã bắt đầu được triển khai từ cách đây hơn 10 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng rãi khắp trên cả nước. Gần đây, việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã thực sự có tác động rất lớn đến việc mở rộng phạm vi cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn.Trong cam kết đa phương của Việt Nam khi gia nhập WTO có điều cam kết về lĩnh vực Doanh nghiệp nhà nước, trong đó viết: “Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác.”. Như vậy, Việt Nam phải đảm bảo được việc đa dạng hoá hình thức sở hữu, giảm tỷ lệ doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và cổ phần hoá là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là liệu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có mang lại lợi ích thực sự cho người lao động, trước hết là cải thiện thu nhập của họ hay không. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mang ý nghĩa thực tiễn bởi nó giúp kiểm chứng hiệu quả hoạt động của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách đưa ra phương pháp quản lý và những chính sách phù hợp về tiền lương cho người lao động tạo điều kiện cải thiện đời sống cho họ.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là đặc điểm trung tâm của các cuộc cải cách của chính phủ. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước này tập trung vào vấn đề cổ phần hoá - tức là chuyển đổi một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần. Cổ phần hoá đã bắt đầu được triển khai từ cách đây hơn 10 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng rãi khắp trên cả nước. Gần đây, việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã thực sự có tác động rất lớn đến việc mở rộng phạm vi cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn.Trong cam kết đa phương của Việt Nam khi gia nhập WTO có điều cam kết về lĩnh vực Doanh nghiệp nhà nước, trong đó viết: “Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác.”. Như vậy, Việt Nam phải đảm bảo được việc đa dạng hoá hình thức sở hữu, giảm tỷ lệ doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và cổ phần hoá là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là liệu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có mang lại lợi ích thực sự cho người lao động, trước hết là cải thiện thu nhập của họ hay không. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mang ý nghĩa thực tiễn bởi nó giúp kiểm chứng hiệu quả hoạt động của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách đưa ra phương pháp quản lý và những chính sách phù hợp về tiền lương cho người lao động tạo điều kiện cải thiện đời sống cho họ. Trong nghiên cứu này, tôi sẽ tìm hiểu và phân tích thực trạng thu nhập của người lao động tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội sau khi cổ phần hoá. Việc tôi lựa chọn khảo sát vấn đề cần nghiên cứu tại công ty này xuất phát từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước lớn với số vốn điều lệ gần 50 tỷ đồng mới được cổ phần hoá từ cuối năm 2006. Nguyên nhân thứ hai là thời gian công ty được chuyển sang dạng công ty cổ phần chưa lâu, cho đến nay mới được hơn 1 năm, do đó, người lao động của công ty còn đang trong giai đoạn đầu của việc tiếp xúc và cố gắng thích ứng với quá trình cổ phần hoá. Việc đánh giá tác động của cổ phần hoá lên thu nhập người lao động trở nên thuận lợi hơn vì khoảng thời gian diễn ra sự thay đổi chưa lâu, nên người lao động dễ dàng đưa ra những so sánh giữa hai thời điểm. Nguyên nhân thứ ba là công ty cổ phần Cồn Rượu là mô hình điển hình của một doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hoá với với cổ đông lớn nhất là nhà nước (nắm giữ hơn 58% cổ phần của công ty) vì vậy việc tiến hành nghiên cứu trường hợp tại doanh nghiệp này sẽ giúp ta hình dung được thực trạng vấn đề nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá khác. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình là: “Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước” (nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội)” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu thực trạng thu nhập của người lao động sau khi công ty của họ tiến hành cổ phần hoá. Từ thực trạng đó, nghiên cứu còn muốn chỉ ra một số yếu tố tác động tới thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu sự thực trạng thu nhập của người lao động sau khi doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá. - Chỉ ra một số nhân tố tác động đến thu nhập của người lao động sau khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa lý luận Về mặt lý luận, báo cáo được viết trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm góp phần làm sáng tỏ các quan điểm có tính chất kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu khoa học. Báo cáo cũng cho thấy việc vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học rất quan trọng; đồng thời cũng làm rõ các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu thực tiễn, đặc biệt là các lý thuyết tiếp cận liên ngành: xã hội học – kinh tế học; xã hội học - tâm lý học... hay các chuyên ngành như xã hội học quản lý, xã hội học kinh tế doanh nghiệp. * Ý nghĩa thực tiễn Đối với bản thân tôi, báo cáo vô cùng có ý nghĩa trong việc thực hành những kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng phân tích, đánh giá và thực hiện một báo cáo khoa học. Báo cáo thực tập này sẽ là một công trình thể hiện những kiến thức, kỹ năng mà tôi đã được học trong gần 4 năm học vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sẽ hết sức cố gắng đưa ra những số liệu thực tế và khách quan về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những ảnh hưởng của nó tới thu nhập của người lao động. Vì vậy mong rằng báo cáo sẽ có cơ hội đóng góp vào nguồn tư liệu về quá trình cổ phần hoá còn rất mới mẻ này. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. * Khách thể: Người lao động, nhà quản lý tại các xí nghiệp và văn phòng của công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu: - Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội - Thời gian: Tháng 3 năm 2008 * Mẫu nghiên cứu Cơ cấu mẫu định lượng: 156 mẫu (số lượng bảng hỏi phát ra là 190, số phiếu thu vào là 163, số phiếu đạt yêu cầu là 156). Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu được thể hiện dưới bảng sau: Đặc điểm mẫu  Số lượng  Tỉ lệ %   Giới tính     Nam  88  56,4   Nữ  68  43,6   Tổng  156  100   Độ tuổi  Số lượng  Tỉ lệ %   Dưới 30 tuổi  5  3,2   Từ 30 đến 40 tuổi  31  19,9   Từ 41 đến 50 tuổi  92  59   Từ 51 đến 60 tuổi  28  17,9   Tổng  156  100   Trình độ học vấn     Cấp 2  29  18,9   Cấp 3  84  53,8   Trung cấp  11  7,1   Đại học, cao đẳng  27  17,3   Trên Đại học  5  3,2   Tổng  156  100   Trong quá trình chọn mẫu, tôi cũng cố gắng chia lượng bảng hỏi thích hợp để phát cho từng xí nghiệp và văn phòng trong công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội nhằm góp phần làm tăng tính đại diện cho lượng mẫu nghiên cứu đã chọn. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Đặt quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh đất nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, chính thức bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc phát triển doanh nghiệp để chỉ ra được thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Số lượng bảng hỏi phát ra là 190 phiếu, số phiếu thu về là 163 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu là 156. Bảng hỏi gồm 26 câu hỏi, chủ yếu là các câu hỏi đóng. Trong đó, có những câu hỏi hướng về thực trạng và so sánh thu nhập của người lao động trước và sau khi công ty cổ phần hoá. Do yêu cầu của ban lãnh đạo công ty, người lao động (bao gồm cả bộ phận lao động trực tiếp tại các xí nghiệp và bộ phận quản lý gián tiếp tại khu vực văn phòng) nhận được các bảng hỏi thông qua từng tổ trưởng sản xuất hoặc các trưởng phòng. Cách phát bảng hỏi này có ưu điểm là không mất nhiều thời gian để đưa bảng hỏi tới từng người và số lượng bảng hỏi bị thất lạc không nhiều. Số phiếu cân đối và phát cho tất cả các phòng ban và xí nghiệp trong công ty, cơ cấu mẫu về giới tính khá cân đối nên có thể nói rằng kết quả thu được là khá đại diện. Các thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý trên máy tính bằng phần mềm xử lý thống kê xã hội học SPSS 15.0 for Windows. - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 8 trường hợp: trong đó có 1 trường hợp là phó giám đốc công ty, 1 trường hợp là trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương, 1 trường hợp là trưởng phòng công nghệ, 1 trường hợp là tổ trưởng sản xuất, còn lại là 2 người lao động nam và 2 người lao động nữ trực tiếp làm việc tại các xí nghiệp, văn phòng. Các phỏng vấn sâu được tiến hình bằng cách ghi âm trực tiếp cuộc trao đổi giữa phỏng vấn viên và đối tượng phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn dựa vào bộ đề cương câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Trong quá trình phỏng vấn, người hỏi đã không nhất thiết tuân thủ theo thứ tự trong bộ đề cương câu hỏi mà có sự thay đổi linh hoạt từ hoàn cảnh. Do phương pháp này tiến hành một cách trực tiếp nên người hỏi có thể quan sát được thái độ, nét mặt của người trả lời để có sự điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số trở ngại trong quá trình phỏng vấn như do địa điểm phỏng vấn là tại công ty một số người được hỏi e ngại những thông tin cung cấp có thể không được đảm bảo tính khuyết danh hoặc không tự nhiên khi trả lời một số câu hỏi liên quan đến thu nhập. Ngoài ra, một số phỏng vấn bị ngắt quãng do người trả lời có điện thoại liên quan đến công việc. - Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình thực hiện, tôi có tham khảo các tài liệu viết về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại nước ta như Luật Doanh Nghiệp mới, các chỉ thị, nghị định của nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp, về cách trả lương cho người lao động. Các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội, quy chế trả lương, điều lệ cuả công ty cũng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các số liệu cho khoá luận. - Phương pháp quan sát: Tôi sử dụng phương pháp này để thu thập thêm thông tin về đối tượng phỏng vấn. Ví dụ như phương tiện đi lại, điều kiện sống, điều kiện làm việc, thái độ của người được hỏi trong quá trình phỏng vấn…Những quan sát này được ghi chép lại và tiến hành trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu. Tôi còn tiến hành quan sát và ghi lại hình ảnh của người lao động trong công ty trong quá trình lao động của họ nhằm làm phong phú và sinh động thêm báo cáo. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được cải thiện hơn trước. - Thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá được cải thiện hơn do công việc tạo ra cho người lao động nhiều hơn, lợi nhuận của công ty sau cổ phần hoá tăng và thái độ làm việc của người lao động năng động và tích cực hơn trước. 7. khung lý thuyết Điều kiện KT-XH   Quá trình cổ phần hoá Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội   Việc làm cho người lao động   Doanh thu và lợi nhuận của công ty   Thái độ làm việc của người lao động   THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG   Lương cứng   Lương mềm (Ktrách nhiệm)   Tiền thưởng   Cổ tức   Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận 1. Hệ thống khái niệm 1.1. Cổ phần hoá - Cổ phần hoá được thực hiện khá lâu trong cải cách doanh nghiệp ở các nước trên thế giới. Việc cổ phần hoá được thực hiện thông qua việc chia vốn của một số doanh nghiệp nhà nước nhất định ra thành các cổ phần. Mỗi phần cổ phần phát hành được bán cho tư nhân hoặc phân phát cho người lao động, một phần nhà nước sở hữu. Như vậy, với cổ phần hoá thì một số doanh nghiệp được biến thành sở hữu chung của người lao động, của doanh nhân và của nhà nước. [2, 64 ] - Theo khái niệm của PGS.TS. Phạm Ngọc Côn [6, 161] thì “Cổ phần hoá theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các hình thức kinh doanh khác sang hình thái công ty cổ phần” Còn khái niệm thông thường ở nước ta hiện nay được dùng để chỉ quá trình chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nhiều người quan niệm đồng nhất cổ phần hoá với tư nhân hoá, nhưng thực chất thì đây là hai khái niệm có khác biệt nhất định. Ở nước ta hiện nay, cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hoá nền kinh tế mà là quá trình giảm bớt sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hoá sở hữu. Nó tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tạo động lực phát triển trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất -kinh doanh. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không có nghĩa là làm suy yếu khu vực kinh tế nhà nước mà là một trong các giải pháp quan trọng để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay nhằm phát huy vai trò chỉ đạo thực sự của nó trong nền kinh tế thị trường. - Tương tự như khái niệm nêu trên, tác giả Phí Văn Chí và các đồng sự [7] đưa ra khái niệm cổ phần hoá như sau: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển một phần sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang sở hữu của cổ đông nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2. Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. [10] 1.3. Cổ phần, cổ phiếu và cổ tức - Cổ phần Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ phiếu Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. [19] - Cổ tức Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Cổ tức sẽ được thanh toán dưới các hình thức : + Tiền mặt. + Cổ phiếu mới phát hành: trong trường hợp này là cổ đông đã bỏ vốn góp thêm vào công ty. + Sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc chứng khoán khác do công ty sở hữu. 1.4. Người lao động Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. [18 ] 1.5. K trách nhiệm “K trách nhiệm” là cách thức trả lương theo trách nhiệm, tính chất công việc trình độ chuyên môn-ngành nghề, chức danh (gọi là lương mềm). [ 1] 2. Lý thuyết tiếp cận 2.1. Lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow Abraham Maslow là một trong những người đầu tiên đề ra hệ thống các nhu cầu của con người, hệ thống gồm một hình tháp sáu bậc: Nhu cầu sinh lý cơ bản: ăn, mặc, ở, vệ sinh...; các nhu cầu về anh sinh: sự an toàn, yên ổn; nhu cầu giao tiếp xã hội; nhu cầu được kính trọng; nhu cầu công bằng và chân thiện, mỹ; nhu cầu bộc lộ, tự khẳng định và hoàn thiện nhân cách. Trên cơ sở những nhu cầu này, nhà quản lý cố gắng đến mức tối đa để thoả mãn các nhu cầu của người lao động. Khi sự thoả mãn tăng lên thì năng suất lao động cũng ngày càng tăng, gần như tỷ lệ thuận với sự thoả mãn đó. Mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá giúp cho nhà quản lý đáp ứng được nhiều nhu cầu cầu của người lao động hơn. Sự vượt trội của mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá là nó làm cho người lao động cảm thấy mình có quyền làm chủ, được công ty và xã hội kính trọng hơn. Nếu sắp tới cách thức trả lương mới thực sự mang lại sự công bằng thì nó sẽ ngày càng kích thích người lao động làm việc hăng say hơn nữa để có được năng suất lao động cao hơn. Từ đó cải thiện chính thu nhập của họ. 2.2. Lý thuyết hành động xã hội Theo sách Xã hội học [15, 141] thì hành động xã hội là một sự trao đổi xã hội. Chính những mối lợi hay phần thưởng và những hình phạt quy định hành động xã hội. Mọi chủ thể chỉ hành động nếu trong quá khứ hành động đó được lợi, được thưởng và họ sẽ không hành động nếu hành động này trong quá khức đã bị phạt, bị thiệt thòi. Theo cách giải thích này thì các chủ thể luôn tìm cách đạt được lợi ích cao nhất với chi phí nhỏ nhất. Vận dụng lý thuyết này trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chúng ta có thể nhận thấy rằng chủ trương cổ phần hoá là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của mình để mang lại lợi nhuận lớn nhất. Trước khi có chủ trương cổ phần hoá, không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, có những doanh nghiệp mỗi năm nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để bù lỗi. Đối với những doanh nghiệp nhà nước thì việc lựa chọn cổ phần hoá doanh nghiệp chính là một sự trao đổi xã hội nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất từ những nguồn vốn mà họ có. 2.3. Lý thuyết hai yếu tố thúc đẩy của Heizberg Heizberg đã nghiên cứu thực nghiệm hoạt động quản lý, cụ thể là ông đã nghiên cứu những yếu tố kích thích con người tích cực làm việc hơn. Bằng phương pháp phỏng vấn người lao động về phong cách người lãnh đạo và biện pháp lãnh đạo, ông đã cho rằng trong hoạt động quản lí có hai nhóm yếu tố dẫn tới một kết quả, đó là yếu tố duy trì việc tổ chức hoạt động và yếu tố khuyến khích (động viên vằng vật chất hoặc tinh thần). Theo Heizberg, để đảm bảo việc đạt mục đích tập thể rất cần thiết phải duy trì trật tự, kỷ luật lao động làm cho mỗi cá nhân trong tổ chức ý thức được về vị trí và vai trò của mình. Đó là áp lực, là sự kiểm soát xã hội tất yếu cho bất kỳ tổ chức xã hội nào là điều kiện cần cho sự thành công của bất kỳ mục đích hoạt động tập thể nào. Các yếu tố thuộc loại duy trì bao gồm: Tiền lương, điều kiện việc làm, độ ổn đinh và an toàn nghề nghiệp, mức độ kiểm soát xã hội, các chính sách quản lý và phong cách quản lý, quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể. Người lao động chỉ yên tâm làm việc khi các yếu tố duy trì được bảo đảm, nghĩa là khâu tổ chức xã hội của cơ quan mình có sự ổn định và hoạt động các bộ phận đúng chức năng. Tuy nhiên, nhóm yếu tố duy trì mới chỉ đáp ứng được mức độ hoạt động bình thường của tập thể, chưa thể nói tới năng suất và hiệu quả cao. Muốn có năng suất cao trong sản xuất cũng và hiệu quả cao trong các loại hoạt động xã hội, cần phải có thêm yếu tố động viên, khích lệ cấp dưới và người lao động. Bản chất của con người xã hội là họ cần sự thừa nhận của xã hội. Do vậy, việc động viên khích lệ của người lãnh đạo là yếu tố rất cần thiết, một mặt người được động viên yên tâm về vị trí xã hội, mặt khác họ được xã hội đánh giá cao hơn nhiệm vụ và vai trò cần thiết mà họ được giao cần phải đảm nhận. Hơn nữa, con người mong muốn một sự thăng tiến xã hội do khả năng phấn đấu của họ và những cơ may xã hội thường xuất hiện trong quản lí xã hội, đó là: Sự công nhận, thừa nhận của xã hội, địa vị xã hội, uy tín xã hội, ý thức trách nhiệm về vị trí xã hội của mình, đề bạt, thành công trong những thử thách, những tình huống khó khăn. [ 8; 87,88 ] II. Cơ sở thực tiễn 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Cổ phần hoá đã được tiến hành ở nước ta từ năm 1992, đến nay đã hơn 10 năm, các nghiên cứu chủ yếu tập trung và khía cạnh lý luận và các văn bản pháp lý về quá trình này. Có thể kể đến cuốn “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước -Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS.Lê Hồng Hạnh. Tác phẩm đã nêu ra yêu cầu cần thiết phải cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày nay. Đồng thời tác phẩm cũng đề cập đến nền tảng pháp lụât nhà nước về cổ phần hoá. M.Reza Amin and Leila Webster, Equitization of State Enterprises in Vietnam: Experience to Date. World Bank, Hanoi, March 1998. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên và khá toàn diện của Ngân hàng Thế giới về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tác giả đã tham khảo cách thức nghiên cứu và nhiều câu hỏi trong bộ công cụ điều tra của dự án nghiên cứu này. Gần đây nhất có tài liệu đối ngoại của UNDP số 2006/3, mang tên “Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư: Cổ phần hoá, tư nhân hoá và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam”. Tài liệu này đã hệ thống lại các văn bản pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam theo hai hướng “từ bỏ các công ty nhỏ, giữ các công ty lớn” và nêu ra mô h
Tài liệu liên quan