Quản lý tài chính luôn là vấn đề nhức nhối của mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, bởi tài chính là một phần rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Một khi doanh nghiệp quản lý tài chính tốt và hiệu quả, sẽ không mấy khó khăn để họ tạo dựng vị thế riêng cho mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
62 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Vũ Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý tài chính luôn là vấn đề nhức nhối của mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, bởi tài chính là một phần rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Một khi doanh nghiệp quản lý tài chính tốt và hiệu quả, sẽ không mấy khó khăn để họ tạo dựng vị thế riêng cho mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Và khi doanh nghiệp bước vào một thị trường cạnh tranh, cùng đất nước hội nhập với thế giới thì việc xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của họ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay.
Mặt khác, do sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng, việc hiểu và vận dụng những kiến thức về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định hợp lý và chính xác.
Là một sinh viên quản trị kinh doanh, em luôn mong muốn tìm tòi, học hỏi không chỉ những kiến thức về quản trị kinh doanh nói chung mà còn về tài chính nói riêng. Xuất phát từ tinh thần đó và tình hình thực tiễn nói trên, cũng như do kiến thức về tài chính, kế toán quản trị, phân tích hoạt động kinh doanh được giảng dạy tại trường đại học là không đủ nên em đã đi sâu vào thực tiễn và quyết định chọn đề tài
“Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH SX TM DV VŨ QUỲNH”
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu là các diễn biến tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó gồm có Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho hầu hết các chỉ số cần để phân tích.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận là phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp thống kê,phân tích xử lý số liệu.
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và nhận xét –kết luận, khoá luận tốt nghiệp của em gồm các phần:
+ Chương I: Cơ sở lý luận về thực trạng tình hình tài chính
+ Chương II : Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH SX TM DV Vũ Quỳnh.
+ Chương III : Thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH SX TM DV Vũ Quỳnh. qua hai năm 2008 và 2009
Quá trình thực hiện đề tài đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía doanh nghịệp trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho đề tài và tạo điều kiện tìm hiểu quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức và hệ thống kế toán tại Công ty. Đồng thời, Giảng viên hướng dẫn đã tích cực hướng dẫn thu thập và cung cấp tài liệu tham khảo. Tuy nhiên cũng không thể tránh được những khó khăn nhất định như thời gian làm khoá luận ngắn nên không thể tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của Công ty. Do đó, không thể tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đề tài. Mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của Thầy Cô và các anh chị trong Công ty để đề tài này được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Còn hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Dưới đây là giới thiệu tổng quát về hệ thống báo cáo tài chính chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp để tiện theo dõi kết quả phân tích thực tế tại một doanh nghiệp cụ thể.
Báo cáo tài chính năm bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Do mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình tài chính nên phần cơ sở lý luận này sẽ tập trung giới thiệu hai loại báo cáo chính.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá
trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán:
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán được chi tiết hoạt động kinh doanh chức năng, hoạt động khác và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác.
Cơ sở lập báo cáo:
Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
1.2 Phân tích tình hình tài chính
Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và phương pháp phân tích tình hình tài chính
Khái niệm
Phân tích tài chính là xem xét, đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính, nhằm tìm hiểu thực trạng, đặc điểm, xu hướng và tiềm năng tài chính để xây dựng các giải pháp tài chính hữu ích.
Mục tiêu
Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính được chia thành 2 nhóm chính: các đối tượng bên trong doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể khi phân tích báo cáo tài chính của từng đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác nhau là không như nhau. Tuy nhiên, tất cả các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, khi phân tích báo cáo tài chính đều tiến hành theo 2 cách:
Đánh giá kết quả quá khứ và tình hình tài chính hiện hành.
Đánh giá những tiềm lực tương lai và những rủi ro gắn với các tiềm lực đó.
Ý nghĩa
Với nhà quản lý: đánh giá đều đặn tình hình tài chính nhằm xác lập giải pháp quản lý tài chính phù hợp.
Với chủ sở hữu: đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính của đồng vốn đầu tư.
Với khách hàng, nhà tín dụng: đánh giá thực trạng, khả năng đảm bảo cho tình hình thanh toán.
Với cơ quan quản lý chức năng: đánh giá tình hình thực hiện chính sách tài chính quốc gia và những ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.
Phương pháp phân tích
Nguồn tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính kế hoạch và thực tế (bảng can đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính)
Nguồn tài liệu khác: các định chế tài chính; các phương pháp tài chính; các chỉ số tài chính ngành, địa phương, quốc gia…; các dự báo tài chính.
Phương pháp:
Có 3 phương pháp chính: phương pháp so sánh (đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên và nhiều nhất trong hầu hết các phân tích báo cáo tài chính. Phương pháp này sử dụng phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng,phân tích theo chiều dọc nhằm làm sáng tỏ các mối quan hệ quan trọng trong các báo cáo tài chính); phương pháp thay thế liên hoàn; và phương pháp số chênh lệch.
Ứng dụng phân tích tỉ số để đánh giá toàn diện kết quả tài chính của một doanh nghiệp.
Phân tích khái quát về tài sản
Quá trình phân tích về tài sản dựa trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.
Khi phân tích về tài sản của một doanh nghiệp, ta thường đi vào đánh giá những điểm chủ yếu sau:
Đánh giá năng lực và tiềm năng kinh tế thực sự của doanh nghiệp hiện tại.
Đánh giá tính hợp lý những chuyển biến về giá trị và kết cấu tài sản.
Đánh giá tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, hệ số hao mòn tài sản.
Đánh giá tiềm năng kinh tế thông qua phân tích, so sánh giá thị trường – giá gốc của tài sản.
Đánh giá xu hướng chuyển biến tài sản.
Thực trạng, sự thay đổi tài sản hợp lý khi tăng năng lực kinh tế, đảm bảo cơ cấu và các tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ phù hợp và giảm hệ số hao mòn.
Phân tích khái quát về nguồn vốn
Nguồn vốn doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn tài trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về nguồn vốn hướng đến đánh giá nguồn tài trợ, khả năng tài chính quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.
Khi phân tích về nguồn vốn của một doanh nghiệp, ta tập trung vào:
Đánh giá tính hợp lý và hợp pháp nguồn vốn của doanh nghiệp.
Đánh giá giá trị và kết cấu nguồn vốn.
Đánh giá tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn sở hữu.
Đánh giá khả năng đảm bảo tỷ lệ vốn pháp định.
Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá xu hướng chuyển biến nguồn vốn qua các kỳ.
Thực trạng và chuyển biến nguồn vốn hợp lý khi đảm bảo mức vốn pháp định và tỷ lệ vốn sở hữu phù hợp.
Phân tích quan hệ cân đối tài sản – nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ:
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn + Vốn sở hữu
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Tài sản cố định
Nợ dài hạn + Vốn sở hữu
Đầu tư tài chính dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Quan sát mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn: Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với tài sản ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Tương tự cho mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn.
Ngoài ra mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn còn được biểu hiện qua nguồn vốn lưu động thường xuyên:
TS ngắn hạn – NV ngắn hạn
NV dài hạn – TS dài hạn
Vốn lưu động thường xuyên
Để đảm bảo vốn cho hoạt động, cần phải lưu ý cho vốn lưu động thường xuyên luôn lớn hơn hoặc bằng không.
Phân tích khái quát về thu nhập – chi phí – lợi nhuận
Quá trình phân tích về thu nhập – chi phí - lợi nhuận dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Đánh giá giá trị và kết cấu thu nhập – chi phí – lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của từng hoạt động.
Đánh giá những tiềm năng hay tiềm ẩn liên quan đến thu nhập – chi phí – lợi nhuận.
Đánh giá khả năng đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu.
Đánh giá xu hướng chuyển biến thu nhập – chi phí – lợi nhuận.
Qua phân tích, thực trạng và chuyển biến thu nhập – chi phí – lợi nhuận hợp lý khi luôn đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu, giá trị và tỷ trọng thu nhập, chi phí, lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng dần. Những dấu hiệu bất thường có thể phát hiện được khi thấy giá trị, tỷ trọng các khoản mục thu nhập, chi phí thay đổi bất ngờ.
1.3 Phân tích một số tỷ số tài chính
1.3.1 Các tỷ số thanh toán
Các tỷ số thanh toán cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ. Đồng thời, việc xem xét các tỷ lệ thanh toán cũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khi quan sát các hệ số thanh toán, cần chú ý trực tiếp đến khả năng kinh tế, khả năng luân chuyển các thành phần của tử số và những tác động gián tiếp như thu nhập, thị trường tài chính – tiền tệ, chính sách trả nợ, uy tín doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, ta thường khảo sát các tỷ số thanh toán sau
1.3.1.1 Vốn hoạt động thuần
Vốn hoạt động thuần (Net Working Capital – NWC) tuy không phải là một tỷ số kỹ thuật để có thể so sánh, đo lường khả năng thanh toán dựa trên một chỉ tiêu khác nào đó (ví dụ như tỷ lệ thanh toán hiện hành là tỷ số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn,…), nhưng nó là yếu tố chính trong kiểm soát nội bộ. Chỉ tiêu này dùng để xem xét liệu doanh nghiệp có đủ vốn cho việc mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chứng khoán,…, hoặc mở rộng doanh thu tài chính hay không.
Vốn hoạt động thuần = Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn
Con số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng duy trì sự ổn định của hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ thanh toán hiện hành (tỷ lệ thanh toán ngắn hạn)
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng nhưng dễ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn, và ngược lại, tỷ lệ thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán càng không đáng tin cậy. Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2,0.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (TSNH)
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn =
Nợ phải trả ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có báo nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường, tỷ lệ thanh toán nhanh được chấp nhận xấp xỉ là 1,0.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ lệ thanh toán nhanh =
Nợ phải trả ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền thường được chấp nhận xấp xỉ 0,5. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền là một tỷ lệ khá nghiêm ngặt. Nó chỉ có tác dụng xem xét đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các mục tài sản khác không có ý nghĩa kinh tế.
Vốn bằng tiền
Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền =
Nợ phải trả ngắn hạn
Các tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động còn gọi là các hệ số luân chuyển vốn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
Khả năng luân chuyển vốn nhanh giúp tiết kiệm tương đối được vốn kinh doanh, và trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có lãi sẽ góp phần tăng nhanh tích lũy vốn từ lợi nhuận.
Tăng luân chuyển vốn không phải luôn đồng thời với tăng tích lũy vốn từ lợi nhuận. Cụ thể, khi doanh nghiệp thua lỗ, hãy cân nhắc giữa vốn tiết kiệm tương đối với mức lỗ do tăng luân chuyển vốn.
Để tăng luân chuyển vốn nên chú ý giải pháp tăng thu nhập, sử dụng và dự trữ vốn hợp lý.
Các chỉ tiêu cụ thể:
Luân chuyển hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua một trong hai chỉ tiêu sau:
Tổng giá vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng tồn kho bình quân
Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, và ngược lại.
Luân chuyển nợ phải thu
Khả năng thu tiền bán chịu kịp thời của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nó. Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối quan hệ tương quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển nợ phải thu được thể hiện qua một trong hai chỉ tiêu sau:
Tổng thu nhập bán chịu
Hệ số vòng quay nợ phải thu =
Nợ phải thu bình quân
Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng quay nợ phải thu =
Số vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay nợ phải thu càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ càng tốt.
Luân chuyển tài sản ngắn hạn
Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn thanh toán của doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản sau:
Tổng doanh thu
Hệ số vòng quay tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn bình quân
Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng quay TS ngắn hạn =
Số vòng quay tài sản ngắn hạn
Số vòng quay tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ càng tốt.
Luân chuyển tài sản cố định
Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định để tạo ra doanh thu.
Tổng doanh thu
Hệ số vòng quay tài sản cố định =
Giá trị còn lại TSCĐ bình quân
Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng quay TSCĐ =
Số vòng quay tài sản cố định
Tương tự như khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn, số vòng quay tài sản cố định càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ càng tốt.
Luân chuyển tài sản
Chỉ tiêu này giúp ta có cái nhìn tổng quát, là thước đo hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong việc tạo ra doanh thu.
Tổng doanh thu
Hệ số vòng quay tài sản =
Giá trị tài sản bình quân
Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng quay tài sản =
Số vòng quay tài sản
Nhìn chung, số vòng quay toàn bộ tài sản càng lớn hay số ngày của một vòng quay càng nhỏ thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu qu