Trong cuộc sống con người luôn gặp phải nhiều loại rủi ro, một trong những loại rủi ro thường nhật mà con người gặp phải thường ngày là ốm đau bệnh tật, từ đó phát sinh các khoản chi phí khám chữa bệnh. Do đó việc đảm bảo khả năng tài chính cho việc chi trả các khoản chi phí khám chữa bệnh là rất quan trọng đối với tất cả mọi người trong xã hội. Quá trình chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì các khoản chi phí khám chữa bệnh của người bệnh cũng không còn được bao cấp miễn phí như trước đây nữa.
Mặt khác khi thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế xã hội, khả năng bao cấp của Nhà nước trong việc thực hiện khám chữa bệnh không còn phù hợp nữa. Do vậy, BHYT ra đời theo Nghị định 229/HĐBT ngày 15/08/1992 chính là phương thức trợ giúp hữu hiệu nhất đối với người không may gặp phải rủi ro ồm đau bệnh tật với điều kiện có tham gia BHYT.
Với cơ chế huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và của cả cộng đồng xã hội để từ đó hình thành nên nguồn quỹ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Từ điều này cho thấy, nguồn thu BHYT để hình thành nên quỹ là rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng công tác khám chữa bệnh và quan trọng hơn nữa nó còn quyết định đến sự thành bại của chính sách này. Do vậy trong quá trình thực tập ở Phòng Khai Thác - BHYT Hà nội, với tinh thần muốn hiểu sâu hơn về nguồn thu cũng như công tác huy động nguồn thu ở tại cơ quan trên địa bàn thành phố tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng tình hình thu Bảo hiểm y tế và một số biện pháp nhằm tăng nguồn thu ở Bảo hiểm y tế Hà Nội”.
Kết cấu của chuyên đề gồm các phần sau:
Phần I: Khái quát chung về BHYT.
Phần II: Thực trạng của việc huy động nguồn thu ở BHYT Hà Nội.
81 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình thu Bảo hiểm y tế và một số biện pháp nhằm tăng nguồn thu ở Bảo hiểm y tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống con người luôn gặp phải nhiều loại rủi ro, một trong những loại rủi ro thường nhật mà con người gặp phải thường ngày là ốm đau bệnh tật, từ đó phát sinh các khoản chi phí khám chữa bệnh. Do đó việc đảm bảo khả năng tài chính cho việc chi trả các khoản chi phí khám chữa bệnh là rất quan trọng đối với tất cả mọi người trong xã hội. Quá trình chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì các khoản chi phí khám chữa bệnh của người bệnh cũng không còn được bao cấp miễn phí như trước đây nữa.
Mặt khác khi thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế xã hội, khả năng bao cấp của Nhà nước trong việc thực hiện khám chữa bệnh không còn phù hợp nữa. Do vậy, BHYT ra đời theo Nghị định 229/HĐBT ngày 15/08/1992 chính là phương thức trợ giúp hữu hiệu nhất đối với người không may gặp phải rủi ro ồm đau bệnh tật với điều kiện có tham gia BHYT.
Với cơ chế huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và của cả cộng đồng xã hội để từ đó hình thành nên nguồn quỹ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Từ điều này cho thấy, nguồn thu BHYT để hình thành nên quỹ là rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng công tác khám chữa bệnh và quan trọng hơn nữa nó còn quyết định đến sự thành bại của chính sách này. Do vậy trong quá trình thực tập ở Phòng Khai Thác - BHYT Hà nội, với tinh thần muốn hiểu sâu hơn về nguồn thu cũng như công tác huy động nguồn thu ở tại cơ quan trên địa bàn thành phố tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng tình hình thu Bảo hiểm y tế và một số biện pháp nhằm tăng nguồn thu ở Bảo hiểm y tế Hà Nội”.
Kết cấu của chuyên đề gồm các phần sau:
Phần I: Khái quát chung về BHYT.
Phần II: Thực trạng của việc huy động nguồn thu ở BHYT Hà Nội.
Phần III: Một số vấn đề tồn tại và những biện pháp nhằm tăng cường nguồn thu cho BHYT Hà Nội.
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA BHYT.
1. Sự cần thiết khách quan của BHYT.
Con người trong cuộc sống, cũng như trong quá trình lao động luôn phải chịu ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường xung quanh. Sự tác động này bao gồm các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, loài người lại chịu ảnh hưởng của những thứ do chính mình gây ra, đó là nền sản xuất công nghiệp đã phá vỡ môi trường sinh thái do chất thải từ các khu công nghiệp tạo ra. Thêm vào đó lao động không còn đơn thuần là một hành vi có ý thức của con người, không chịu bất cứ một ảnh hưởng hay tác động nào khác, mà ở nhiều nơi, nhiều người đã phải làm việc ở những môi trường nguy hiểm, độc hại. Môi trường xung quanh có tác động lớn đến sức khoẻ của con người, nên ốm đau bệnh tật là khó ai tránh khỏi.
Đặc biệt ở nước ta, hậu quả do chiến tranh để lại là rất nặng nề từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân. Chính vì vậy mà nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sức khoẻ là một nhu cầu tất yếu của mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng lên. Tuy vậy khi ốm đau không phải ai cũng đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt là những người nghèo. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định BHYT là một trong những loại hình hoạt động có bản chất nhân văn, nhân đạo cần phải được triển khai.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, ngành y tế cũng đã có những bước chuyển biến lớn, đi sát với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do đó mà phương tiện khám chữa bệnh ngày càng hiện đại và đắt tiền. Hệ thống dịch vụ được nâng cấp, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo ngày một chu đáo hơn, lành nghề hơn, trình độ quản lý kinh tế và hệ thống y tế ngày càng chặt chẽ hơn, từ đó làm cho chi phí khám chữa bệnh tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, ngày nay y học đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại thuốc đặc trị ra đời, nên việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ngày càng đắt đỏ. Tình trạng này làm cho một bộ phận lớn dân cư không có khả năng chi trả khi ốm đau, bệnh tật, buộc phải có sự hỗ trợ của BHYT.
Mặt khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ khám chữa bệnh thường đắt đỏ, có thể nói là cao nhất trong tất cả các dịch vụ xã hội. Khi không may bị ốm đau bệnh tật bất ngờ, đại đa số người dân không đủ khả năng tài chính để bảo vệ sức khoẻ của mình cũng như gia đình. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề trên và Bảo hiểm y tế ra đời trên cơ sở đó.
Hơn nữa nền kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tuổi thọ của người dân ngày càng được tăng lên, cơ cấu dân số được chuyển dịch theo chiều hướng số người già nhiều lên, làm cho nhu cầu khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Vì vậy hệ thống khám chữa bệnh, cơ sở vật chất y tế chưa đáp ứng nổi, đặc biệt ngân sách Nhà nước không thể thoả mãn được nhu cầu này. Chính vì thế chỉ có BHYT mới đáp ứng được với tính chất huy động sự đóng góp của số đông người khoẻ mạnh để bù đắp cho số ít người ốm đau, giúp các gia đình, doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn.
ở nước ta đã có một thời gian dài, Nhà nước dùng tiền từ ngân sách để lo việc chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay khả năng đó rất hạn chế vì nhu cầu chữa bệnh ngày càng tăng, chi phí y tế ngày càng đắt, trong khi đó cơ sở vật chất ngành y tế ngày càng giảm sút, cần phải sửa chữa cũng như cần có thêm các phương tiện để điều trị hữu hiệu.
Việc thu một phần viện phí trong những năm qua không những không đủ chi phí cho ngành y tế, vì mức thu được là quá ít so với thực chi khám chữa bệnh, mà còn tạo ra sự bất công mới, gây khó khăn cho người nghèo. Để khắc phục từng bước những điều chưa tốt trong việc thu viện phí cần phải sớm tổ chức thực hiện BHYT.
Từ những vấn đề trên, BHYT ra đời là tối cần thiết vì nó đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số người dân trong xã hội.
2. Vai trò và tầm quan trọng của BHYT.
BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm, từ đó hình thành nên một quỹ và quỹ này sẽ được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh, khi một người nào đó không may mắc phải bệnh tật mà họ có tham gia BHYT.
Mặc dù ở mỗi nước khác nhau thì sẽ có các hình thức tổ chức khác nhau, có nước tổ chức độc lập với loại hình bảo hiểm khác, có nước lại coi đây là một trong những chế độ của BHXH. Ở nước ta BHYT đã xác nhập vào BHXH kể từ ngày 24/01/2002. Nhưng mặc dù được tổ chức như thế nào đi chăng nữa, thì BHYT vẫn có vai trò riêng biệt mang tính xã hội rộng rãi như sau:
+ Thứ nhất BHYT chính là biện pháp để xoá đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia BHYT. Với BHYT, mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh, đây là một đặc trưng ưu việt của BHYT. BHYT mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hoá theo nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Số đông người tham gia để hình thành quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít người không may gặp phải rủi ro bệnh tật. Tham gia BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng góp phần nhỏ so với chi phí khám chữa bệnh khi họ gặp phải rủi ro ốm đau, thậm chí sự đóng góp của cả một đời người cũng không đủ cho một lần chi phí khi mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy sự đóng góp của cộng đồng xã hội để hình thành nên quỹ BHYT là tối cần thiết và được thực hiện theo phương trâm: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, khi khoẻ thì để hỗ trợ người ốm đau, khi không may ốm đau thì ta lại nhận được sự đóng góp của cộng đồng, điều này đã thực sự mang lại sự công bằng trong khám chữa bệnh.
+ Thứ hai: BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT, người dân sẽ an tâm được phần nào về sức khoẻ cũng như kinh tế, bởi vì họ đã có một phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt với những người nghèo chẳng may mắc bệnh. Như vậy BHYT ra đời có tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho người dân khi họ bị ốm đau, tạo cho họ một niềm lạc quan trong cuộc sống, từ đó giúp họ yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân họ và sau đó là cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội.
+ Thứ ba: Bảo hiểm y tế ra đời còn góp phần giáo dục cho mọi người dân trong xã hội về tính nhân đạo theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là giúp giáo dục cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thông qua loại hình BHYT học sinh - sinh viên.
+ Thứ tư: BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị về y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người dân đi khám chữa bệnh được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y, bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong khám chữa bệnh.
+ Thứ năm: BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn:
- Từ ngân sách Nhà nước.
- Từ quỹ BHYT.
- Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế.
- Tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế.
Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT thì nguồn do ngân sách Nhà nươc cấp là chủ yếu. Do vậy BHYT ra đời đã thực sự góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
+ Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người dân.
+ Thứ bảy: BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho đại đa số những người tham gia BHYT, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện, do đó mà coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.
+ Thứ tám: Bảo hiểm y tế còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế, cụ thể:
- Để có một lực lượng lao động trong xã hội có thể lực và trí lực, không thể không chăm sóc bà mẹ và trẻ em, không thể để người lao động làm việc trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, môi trường ô nhiễm... Vì thế việc chăm lo bảo vệ sức khoẻ là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Đồng thời để đảm bảo cho mọi người lao động khi ốm đau được khám chữa bệnh một cách thuận tiện, an toàn, chất lượng thì cần có mạng lưới y tế đa dạng và rộng khắp, có đội ngũ thầy thuốc giỏi và tận tâm với người bệnh, có cơ sở vật chất y tế đầy đủ, hiện đại... Thông qua BHYT, mạng lưới khám chữa bệnh sẽ được sắp xếp lại, sẽ không còn phân tuyến theo địa giới hành chính một cách máy móc, mà phân theo tuyến kỹ thuật, đảm bảo thuận lợi cho người bệnh, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cơ sở điều trị có chất lượng phù hợp.
- BHYT ra đời đòi hỏi người được sử dụng dịch vụ y tế và người cung cấp dịch vụ này phải biết rõ chi phí của một lần khám chữa bệnh đã hợp lý chưa, chi phí cho quá trình vận hành bộ máy của khu vực khám chữa bệnh đã đảm bảo chưa, những chi phí đó phải được hạch toán và quỹ bảo hiểm phải được trang trải, thông qua tình hình đó đòi hỏi cơ chế quản lý của ngành y tế phải đổi mới, để tạo ra chất lượng mới trong dịch vụ y tế.
Như vậy, BHYT ra đời không những giúp cho người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi rủi ro ốm đau xảy ra, mà còn giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và công bằng trong khám chữa bệnh.
II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ.
1. Sự ra đời và phát triển của BHYT ở một số nước trên thế giới.
Bảo hiểm y tế là một bộ phận của chính sách xã hội đã được Chính phủ các nước quan tâm và người dân nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến nay hàng trăm nước trên thế giới đã thực hiện BHYT với nhiều hình thức, mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau. Tuy vậy về mục đích triển khai, BHYT là tương đối thống nhất, đó là:
+ Nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân trong cộng đồng.
+ Giảm bớt phần nào khó khăn đối với những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp trên cơ sở tham gia BHYT cộng đồng đóng góp.
+ Góp phần nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh, trang bị thiết bị y tế hiện đại.
Để hiểu rõ hơn sự ra đời và phát triển của BHYT, ta xem xét Bảo hiểm y tế ở một số nước:
1.1. BHYT ở Pháp.
Hệ thống BHYT Pháp nằm trong hệ thống chung về BHXH và hoạt động rất có hiệu quả với sự tham gia của 99% đối tượng bắt buộc và 69,3% đối tượng tự nguyện. Nhiệm vụ của BHYT là thanh toán từng phần hay toàn bộ chi phí trong dịch vụ y tế cho người được bảo hiểm và bù lại phần lương bị mất khi người bảo hiểm bị nghỉ việc làm để đi khám chữa bệnh (chế độ trợ cấp tiền lương).
BHYT Pháp được thực hiện tốt nhất hiện nay với mô hình sau:
+ Thành lập tiểu ban BHYT thuộc Bộ y tế - xã hội, tiểu ban này được chia thành bốn bộ phận:
- Bộ phận chỉ đạo các cơ sở y tế.
- Bộ phận chỉ đạo quan hệ các đối tượng bảo hiểm, các hoạt động y tế xã hội và bộ phận dự phòng.
- Bộ phận chỉ đạo nhiệm vụ y dược và trang thiết bị.
- Bộ phận chỉ đạo BHYT không hưởng lương.
+ Tổ chức BHYT của Pháp quan tâm đến các vấn đề sau:
- Giáo dục sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.
- Dự phòng khi có những việc bất trắc trong xã hội xảy ra.
- Tuyên truyền vận động tham gia BHYT.
- Thông tin y tế.
Tổ chức BHYT Pháp bao gồm: 97.000 nhân viên ngành BHYT.
150 cơ quan BHYT.
11.000 cơ sở khám chữa bệnh và y tế xã hội.
22.345 thầy thuốc tư vấn hoạt động cho ngành BHYT nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm.
+ Quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượng tham gia, quỹ này được phân thành 3 cấp:
- Quỹ BHYT trung ương: đặt tại Paris (là cơ quan quản lý Nhà nước), gồm có Hội đồng quản lý và Ban quản lý.
- Quỹ BHYT địa phương: tự hạch toán hoạt động nhưng theo quy chế của Nhà nước, bao gồm: 16 quỹ khu vực (liên tỉnh).
129 quỹ cơ sở (cỡ tỉnh, thành).
4 quỹ BHYT hải ngoại (4 vùng hải đảo).
- Quỹ BHYT cơ sở.
Mỗi loại quỹ này đều phải tổ chức quản lý chặt chẽ dưới sự điều hành của tiểu ban BHYT và được hạch toán theo cơ chế cân đối thu chi.
Bảo hiểm y tế ơ Pháp cũng được thực hiện dưới hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Bắt buộc đối với người làm công ăn lương. Cả hai loại đối tượng này khi đi khám chữa bệnh và điều trị đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Vấn đề thanh toán được thực hiện theo phương thức thực thanh, thực chi.
Nguồn thu BHYT của Pháp bao gồm:
- Người sử dụng lao động đóng góp 66% của quỹ BHYT.
- Người lao động đóng góp 29,5% của quỹ BHYT.
- Nhà nước hỗ trợ 1,9% của quỹ BHYT.
- Các nguồn khác 2,6% của quỹ BHYT.
1.2. Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã xây dựng luật BHYT từ năm 1963. Lúc đầu Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chương trình BHYT tự nguyện, nhưng hầu như không có người tham gia, dẫn đến luật này bị vô hiệu hoá. Mãi đến năm 1976 Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng luật BHYT mới dựa trên cơ sở BHYT bắt buộc. Từ tháng 7 năm 1977, theo luật mới này những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên tham gia đóng BHYT bắt buộc. Đến năm 1978 thì những doanh nghiệp có từ 5 lao động trở lên bắt buộc phải tham gia BHYT. Năm 1981 BHYT được mở rộng thí điểm đến cả những người lao động tự do, ở cả nông thôn và thành thị.
Ngay từ khi thực hiện, Nhà nước đã xác định và giao nhiệm vụ cho ngành y tế phải từng bước nâng cao trách nhiệm chăm sóc người bệnh, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
- BHYT Hàn Quốc được chia thành 4 loại:
+ Bảo hiểm cho công nhân các xí nghiệp công thương chiếm 53,2%.
+ Bảo hiểm cho cán bộ Nhà nước và giáo viên trường tư chiếm 15,4%.
+ Bảo hiểm cho các nhóm lao động cá thể chiếm 1%.
+ Bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn chiếm 27,3%.
- Nguồn quỹ BHYT ở đây được hình thành từ 3 loại sau:
+ Thu từ các đơn vị tổ chức xã hội.
+ Thu từ các tầng lớp dân cư.
+ Thu từ các tổ chức, hiệp hội từ thiện.
Trong các nguồn thu nói trên, thu từ phí BHYT vấn là chủ yếu, chiếm xấp xỉ 82%.
Quỹ này được sử dụng như sau:
+ Chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu chiếm 80%.
+ Chi cho quản lý chiếm 12%.
+ Phần còn lại lập quỹ dự phòng, riêng việc nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh thì Nhà nước tài trợ là chủ yếu.
Mức đóng góp được quy định cụ thể như sau:
+ Viên chức đóng góp từ 2-8% tiền lương hàng tháng hoặc thu nhập của mình.
+ Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp đóng góp từ 5-7% thu nhập.
+ Nếu căn cứ vào mối quan hệ trong quá trình lao động thì người sử dụng lao động phải đóng góp từ 34-50%, phần còn lại người lao động đóng góp từ 50-66%.
Ngoài việc thu phí đóng BHYT, quỹ BHYT của Hàn Quốc trong thời gian đầu còn được Nhà nước cấp kinh phí cho một loạt các công việc sau:
+ Trợ cấp cho các đối tượng xã hội.
+ Sử dụng cho thông tin y tế.
+ Kinh phí giáo dục sức khoẻ.
+ Cho một số mục đích nhân đạo.
Tuy vậy, từ năm 1990 trở lại đây kinh phí cấp cho giáo dục y tế và thông tin Nhà nước đã cắt, vì vậy những khoản này đã phải lấy vào quỹ.
- Cơ chế BHYT Hàn Quốc được sắp xếp như sau:
BHYT do sự phối hợp giữa cơ quan là Bộ Y Tế và Bộ Lao Động - Xã Hội thực hiện, tuy vậy vẫn có sự tài trợ của Nhà nước về nhiều mặt, do đó thành lập Hội đồng quản trị để đứng ra tổ chức quản lý, hội đồng này do Bộ y tế chủ trì.
Cơ sở khám chữa bệnh ở Hàn Quốc được Nhà nước quy định thống nhất ở một số nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ theo đúng Luật BHYT và Luật Dân sự.
+ Tự nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh của mình, đặc biệt là thời đầu mới thành lập được Nhà nước tài trợ thêm.
+ Thường xuyên liên hệ giao dịch thanh toán trên cơ sở chứng từ hoá đơn do Bộ Tài Chính quy định đối với cơ quan BHYT.
Cơ quan BHYT được Nhà nước giao cho những nhiệm vụ sau:
+ Tư vấn cho Nhà nước mà đại diện là Bộ y tế và Bộ lao động - Xã hội để hoàn thiện đạo luật BHYT.
+ Tổ chức thực hiện luật BHYT một cách toàn diện và triệt để, bao gồm: thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh; tổ chức bán bảo hiểm; giải quyết đơn thư khiếu nại của các bên; thanh quyết toán quỹ BHYT.
1.3. Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản.
Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản ra đời năm 1922, đến nay đã phát triển với hiệu quả đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. BHYT thực sự góp phần làm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong những năm của thập kỷ 80 và 90.
- Đối tượng tham gia BHYT.
+ BHYT bắt buộc với những người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp thường xuyên thuê ít nhất 5 người và những người làm việc cho các tổ chức cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội; những người về hưu được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tại cac nghiệp đoàn BHYT quản lý.
+ Đối tượng BHYT tự nguyện là những người không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, ngoài ra còn có những người ăn theo là thân nhân của người được BHYT, bao gồm: bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con cháu ruột, anh chị em người được hưởng BHYT.
- Nguồn tài chính của BHYT ở Nhật Bản bao gồm: tiền đóng góp BHYT của những người tham gia và tiền trợ cấp của Nhà nước. Mức đóng góp BHYT do Chính phủ quản lý trong phạm vi từ 6,6% đến 9,1% thu nhập, trong đó người lao động đóng góp 50%, người sử dụng lao động đóng góp 50%. Mức đóng BHYT do nghiệp đoàn quản lý, phạm vi từ 3% đến 9,5% thu nhập, trong đó người lao động đóng 43% và người sử dụng lao động đóng 57%. Nhà nước hỗ trợ tài chính cho phí hành chính của BHYT trong phạm vi từ 16,4% đến 20% nhu cầu chăm sóc BHYT.
- Quyền lợi của người tham gia BHYT:
Cơ quan BHYT chi trả chi phí cho người tham gia BHYT và người ăn theo khi họ ố