Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp dược phẩm trung ương II

Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II, đóng tại số 9 Trần Thánh Tông - Quận Hai bà Trưng - Hà Nội, là một xí nghiệp thành viên của Tổng Công Ty Dược Việt nam trực thuộc Bộ Y tế. Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II hiện nay tiền thân là xưởng bào chế dược phẩm của cục quân y có nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ quân đội. Theo quyết định ra ngày 7/01/1960, xưởng bào chế quân dược này được cấp trên có kế hoạch bàn giao sang Bộ Y tế và xây dựng thành Xí nghiệp Dược phẩm 6-1. Ngày 30-12-1960, Xí nghiệp được đổi tên một lần nữa thành Xí nghiệp Dược phẩm số 2, thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam. Đầu năm 1985, công trình xây dựng Xí nghiệp Dược phẩm 6-1 hoàn thành trên diện tích 12,000 m2 tại số 9 Trần Thánh Tông Hà nội. Máy móc, thiết bị và dụng cụ hóa chất của Xí nghiệp do nhà máy Hóa dược phẩm số I Matxcơva và Xí nghiệp Dược phẩm Lêningrat giúp đỡ. Qua một quá trình hoạt động lâu dài và liên tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm số 2 được Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Cũng trong thời gian này, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II (tên hiện nay của Xí nghiệp). Đây cũng là một mốc đánh dấu sự trưởng thành của Xí nghiệp. Từ sau đại hội Đảng, nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cũng như các Xí nghiệp Quốc doanh lúc đó, Xí nghiệp gặp không ít những khó khăn. Theo Quyết định số 388/HĐBT ngày 7-5-1992, Xí nghiệp được công nhận là một doanh nghiệp Nhà nước và trở thành một đơn vị hạch toán độc lập. Xí nghiệp tự chủ động hoàn thành các chỉ tiêu theo pháp lệnh do Nhà nước và Bộ Y tế giao đã chuyển sang hình thức tự do sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, sản xuất sản phẩm, tự chủ về Tài chính. Xí nghiệp nhanh chóng thích nghi và vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Hiện nay, xí nghiệp là một trong những đơn vị hàng đầu trong các khối doanh nghiệp nhà nước. Những năm gần đây sản phẩm của xí nghiệp liên tục giành được danh hiệu hàng việt nam chất lượng cao tại hội chợ triển lãm về hàng tiêu dùng. Với những thành tích đã đạt được, xí nghiệp đã đón nhận nhiều huân huy chương, và quan trọng hơn là sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của xí nghiệp

doc50 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp dược phẩm trung ương II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Tổng quan về Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II. 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp : Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II, đóng tại số 9 Trần Thánh Tông - Quận Hai bà Trưng - Hà Nội, là một xí nghiệp thành viên của Tổng Công Ty Dược Việt nam trực thuộc Bộ Y tế. Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II hiện nay tiền thân là xưởng bào chế dược phẩm của cục quân y có nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ quân đội. Theo quyết định ra ngày 7/01/1960, xưởng bào chế quân dược này được cấp trên có kế hoạch bàn giao sang Bộ Y tế và xây dựng thành Xí nghiệp Dược phẩm 6-1. Ngày 30-12-1960, Xí nghiệp được đổi tên một lần nữa thành Xí nghiệp Dược phẩm số 2, thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam. Đầu năm 1985, công trình xây dựng Xí nghiệp Dược phẩm 6-1 hoàn thành trên diện tích 12,000 m2 tại số 9 Trần Thánh Tông Hà nội. Máy móc, thiết bị và dụng cụ hóa chất của Xí nghiệp do nhà máy Hóa dược phẩm số I Matxcơva và Xí nghiệp Dược phẩm Lêningrat giúp đỡ. Qua một quá trình hoạt động lâu dài và liên tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm số 2 được Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Cũng trong thời gian này, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II (tên hiện nay của Xí nghiệp). Đây cũng là một mốc đánh dấu sự trưởng thành của Xí nghiệp. Từ sau đại hội Đảng, nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cũng như các Xí nghiệp Quốc doanh lúc đó, Xí nghiệp gặp không ít những khó khăn. Theo Quyết định số 388/HĐBT ngày 7-5-1992, Xí nghiệp được công nhận là một doanh nghiệp Nhà nước và trở thành một đơn vị hạch toán độc lập. Xí nghiệp tự chủ động hoàn thành các chỉ tiêu theo pháp lệnh do Nhà nước và Bộ Y tế giao đã chuyển sang hình thức tự do sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, sản xuất sản phẩm, tự chủ về Tài chính. Xí nghiệp nhanh chóng thích nghi và vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Hiện nay, xí nghiệp là một trong những đơn vị hàng đầu trong các khối doanh nghiệp nhà nước. Những năm gần đây sản phẩm của xí nghiệp liên tục giành được danh hiệu hàng việt nam chất lượng cao tại hội chợ triển lãm về hàng tiêu dùng. Với những thành tích đã đạt được, xí nghiệp đã đón nhận nhiều huân huy chương, và quan trọng hơn là sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của xí nghiệp. 2. Công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất tại xndptưII : Xí nghiệp dược phẩm trung ương II nằm trên một khu đất với diện tích gần 12000m, bao gồm các phân xưởng, kho bãi, nhà cửa… đội ngũ cán bộ công nhân viên xí nghiệp hiện nay trên dưới 500 người trong đó có trên 120 người có trình độ đại học. Do tính chất của sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất: đó là các loại thuốc và dịch truyền có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của cong người nên việc bố trí sản xuất của xí nghiệp phải đảm bảo tính khép kín và tuyệt đối vô trùng. Với nhiều mặt hàng được sản xuất, dựa trên một số đặc điểm chung của xí nghiệp chia làm 3 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng sản xuất tiêm, phân xưởng sản xuất viên và phân xưởng chế phẩm cùng với một phân xưởng sản xuất phụ. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của xí nghiệp là chi tiết theo từng phân xưởng và trong từng phân xưởng chi tiết theo sản phẩm, mục đích là để thích hợp quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc trưng của sản phẩm. Trước năm 1995, để phục vụ cho nhu cầu tính giá thành sản phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất của xí nghiệp được tập hợp theo 9 khoản mục bao gồm. Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất. Vật liệu phụ dùng vào sản xuất. Động lực dùng vào sản xuất. Nhiên liệu dùng vào sản xuất. Tiền lương công nhân viên sản xuất. Trích BHXH, BHYT, BHCĐ. Khấu hao máy móc, thiết bị chuyên dùng. Chi phí quản lý phân xưởng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau khi có Quyết định số 1411-TC/CĐKT ngày 1-1-1995 của bộ tài chính, xí nghiệp đã tiến hành phân chia lại chi phí theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. đối tượng tính giá thành trong mối quan hệ với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo loại sản phẩm. Xí nghiệp dptưII sử dụng phương pháp trực tiếp để tính giá. đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, phù hợp với hoạt động và đặc điểm kinh doanh của nghành dược. Do đặc điểm sản xuất có tính ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn liên tục, phù hợp với kỳ thực hiện chi phí sản xuất nên hiện nay chu kỳ tính giá của xí nghiệp là hàng tháng. Các phân xưởng chính trong xí nghiệp Xí nghiệp Dược phẩm bao gồm 4 phân xưởng, trong đó có ba phân xưởng sản xuất ba loại sản phẩm chính và mỗi phân xưởng này lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất. 2.1. Phân xưởng thuốc tiêm: Chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm, dịch truyền. Ví dụ: các loại Vitamin, thuốc kháng sinh, thuốc bổ, giảm đau, Glucoza 30%, Dịch truyền muối 0.9% mỗi loại thuốc phân chia theo công dụng Quy trình sản xuất tại Phân xưởng thuốc tiêm Dây truyền ống 1ml ống rỗng Đóng gói thành phẩm Giao nhận Kiểm tra đóng gói Soi-in Đóng ống Pha chế Cắt ống Rửa ống ủ ống Nguyên liệu Dây truyền 2 áp dụng cho các loại ống có dung tích: 250ml, 500ml. ống rỗng Đóng gói thành phẩm Giao nhận Kiểm tra đóng gói Soi-in Đóng ống Pha chế Rửa ống Nguyên liệu Các tổ ứng với công đoạn sản xuất: Tổ cắt: định dạng ống tiêm cho phù hợp với yêu cầu hàm lượng thuốc. Tổ rửa ống: rửa, hấp, làm sạch trước khi đóng thuốc. Tổ ủ ống tiêm: là chặng đầu khử ứng lực ống tiêm, đảm bảo yêu cầu quy trình công nghệ trong sản xuất Tổ pha chế: pha chế thuốc và đưa vào các ống, lọ theo từng đợt sản xuất, lô sản xuất. Tổ soi in: tiến hành soi các ống thuốc tiêm để loại bỏ các ống không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi in nhãn mác. Tổ kiểm tra - đóng gói: kiểm tra lại sản phẩm về hình thức mẫu mã, chất lượng trước khi đóng gói vào các hộp nhỏ Tổ giao nhận: tiến hành kiểm nhận các lô hàng từ khâu trước chuyển đến, cho vào kho hoặc chuyển thẳng sang khâu tiếp. Tổ đóng gói thành phẩm: đóng bao bì bên ngoài các kiện lớn để chuyển cho khách hàng. 2.2. Phân xưởng thuốc viên: Sản xuất các loại thuốc viên dưới dạng nén hoặc viên con nhộng. Ví dụ: các Vitamin B1, B6, C..., kháng sinh, các loại viên dược liệu Becberin, Senvong.. Phân xưởng này bao gồm các tổ như: tổ xay rây, tổ pha chế, tổ dập viên, 3 tổ gói, tổ kiểm tra, tổ văn phòng. Đây là phân xưởng sản xuất quan trọng nhất của xí nghiệp, lượng sản phẩm hàng tháng làm ra nhiều nhất. Sơ đồ quy trình sản xuất phân xưởng thuốc viên NVL Xay rây Pha chế Vào vỉ Kiểm tra đóng gói Giao nhận Đóng gói thành phẩm Dập viên Kiểm tra đóng gói Giao nhận Đóng gói thành phẩm Tại phân xưởng này bao gồm các công đoạn sản xuất sau: Xay rây: từ các nguyên liệu thô ban đầu, tổ xay rây sẽ tiến hành sơ chế để phục vụ cho công đoạn tiếp theo. Pha chế: đây là công đoạn quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng của thuốc được sản xuất. Vào vỉ, dập viên: sau khi được pha chế, các loại bột dược liệu được dập thành viên nén hoặc viên bao (viên con nhộng) rồi cho vào lọ hoặc được dập vào vỉ. Các khâu kiểm tra, đóng gói, giao nhận, đóng gói thành phẩm được tiến hành như phân xưởng tiêm. 2.3 Phân xưởng chế phẩm: Chức năng của phân xưởng là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các khâu khác của xí nghiệp như pha chế, đóng hộp và có cả sản phẩm như: tinh dầu, cao xoa, thuốc mỡ, thuốc nước... Nguyên vật liệu Xử lý: rửa, xay, chặt Chiết suất Tinh chế Sấy khô Kiểm tra đóng gói Giao nhận Đóng gói thành phẩm Sơ đồ công đoạn như sau: 2.4. Phân xưởng cơ khí: Có chức năng sửa chữa thường xuyên, định kỳ, sửa chữa lớn, nhỏ các hư hỏng máy móc thiết bị cho các phân xưởng và phòng ban. Phân xưởng cơ khí bao gồm các tổ như tổ điện, nồi hơi, gò hàn, điện sửa chữa, chân không khí nén, văn phòng. 3. Bộ máy quản lý của xí nghiệp DPTƯ II : Sơ đồ bộ máy của Xí nghiệp được tổ chức như sau Giám đốc PGĐ Kỹ thuật PGĐ điều động sản xuất Phòng nghiên cứu triển khai Phòng kcs PX Thuốc tiêm PX Thuốc viên PX chế phẩm PX cơ khí Phòng tổ chức Phòng kiểm nghiệm Phòng kế hoạch cung ứng Ban quản lý công trình Phòng Y Tế Phòng Bảo vệ Phòng Thị Trường Phòng Tài chính kế toán Phòng đảm bảo chất lượng Sơ đồ trên cho thấy Xí nghiệp tổ chức quản lý theo phương pháp trực tuyến và theo từng cấp. Điều này sẽ được làm rõ hơn khi xem chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. *Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. 3.1 Giám đốc: Là người phụ trách chung, quản lý Xí nghiệp về mọi mặt hoạt động, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động của Xí nghiệp mình. Giám đốc quản lý và kiểm tra mọi phần hành thông qua sự trợ giúp của hai phó giám đốc và các trưởng phòng và có thể xem xét trực tiếp từng nơi khi cần thiết. 3.2 Phó giám đốc: Là người giúp đỡ Giám đốc quản lý các mặt hoạt động và được uỷ quyền trong việc ra quyết định thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng. Có hai phó giám đốc tại Xí nghiệp: Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, quản lý các phòng: + Phòng nghiên cứu triển khai + phòng kcs + phòng đảm bảo chất lượng Phó giám đốc phụ trách điều động sản xuất, quản lý các phân xưởng: + Phân xưởng thuốc tiêm. + Phân xưởng thuốc viên. + Phân xưởng chế phẩm. + Phân xưởng phụ cơ khí. Tuy nhiên, hiện nay Xí nghiệp đang hoạt động dưới sự điều hành của một quyền giám đốc và một phó giám đốc. 3.3 Phòng nghiên cứu triển khai: có 2 nhiệm vụ chính: Nghiên cứu các mặt hàng xí nghiệp đang sản xuất, tuổi thọ các mặt hàng này, mức độ sai hỏng của các mặt hàng (nếu có)… Cùng với phòng thị trừơng nghiên cứu nắm bắt sản phẩm mới, nghiên cứu trên giác độ thí nghiệm để từ đó triển khai ứng dụng xuống sản xuất 3.4 Phòng KCS: - Kiểm tra nguyên liệu đầu vào và xem xét nguyên liệu có đảm bảo tiêu chuẩn dược điển hay không. Nguyên liệu đủ tiêu chuẩn mới cho phép phòng kế hoạch cung ứng nhập kho. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ kiểm tra các thành phẩm và thành phẩm bán ra. 3.5 Phòng đảm bảo chất lượng: Có chức năng cùng với phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, xem xét kế hoạch đào tạo, huấn luyện kỹ thuật dược cho công nhân viên trong toàn xí nghiệp. 3.6 Phòng tổ chức: có 3 nhiệm vụ cơ bản - Tổ chức xắp xếp bộ máy nhân sự trong xí nghiệp. - Tổ chức lao động tiền lương: tuyển dụng lao động, tổ chức năng suất, tiền lương chế độ, định mức sản xuất. - Thường xuyên nắm bắt tình hình để cải tiến hệ thống tổ chức và quản lý nhân sự trong quá trình phát triển của xí nghiệp. Phòng thị trường: nắm bắt thị hiếu thị trường, thực thi các chính sách marketing nhằm mở mang thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm Phòng tài chính kế toán: Giám sát chặt chẽ về mặt tài chính, kế toán, thống kê của xí nghiệp, thường xuyên báo cáo tình hình cho giám đốc. 3.9 Phòng kế hoạch cung ứng: Phụ trách cung cấp các nguyên liệu, bao bì, tá dược... đảm bảo yêu cầu các tiêu chuẩn phục vụ đầu vào cho sản xuất. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, tháng để từ đó xây dựng kế hoạch cung ứng đầu vào, điều độ sản xuất… 3.10 Phòng hành chính quản trị: Có nhiệm vụ soạn thảo, nhận và gửi các công văn, giấy tờ của xí nghiệp và các phòng ban. 3.11 Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ quản lý, xây dựng, cải tạo và sửa chữa nơi làm việc đồng thời quy hoạch mặt bằng cho xí nghiệp. 3.12 Phòng Y tế: Khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp hàng ngày và định kỳ. 3.13. Phòng bảo vệ: Phụ trách việc bảo vệ mọi tài sản hàng hoá thuộc quyền sở hữu của xí nghiệp. 4. Thị trường, thị phần kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp : 4.1. Khái quát về chủng loại mặt hàng và tiềm năng sản xuất của xí nghiệp Xí nghiệp dược phẩm trung ương II được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất thuỗc chữa bệnh cho quân đội. Trải qua quá trình phát triển hơn 40 năm, xí nghiệp đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt. Hiện nay, Xí nghiệp sản xuất các loại thuốc tiêm thuốc viên, dịch truyền, cao xoa, hóa chất theo yêu cầu của thị trường. Ngoài ra còn một số thuốc gây nghiện, có độc tính cao cần được quản lý chặt chẽ chỉ sản xuất theo chương trình của Nhà nước. Với các máy móc thiết bị do Liên Xô cũ cung cấp và viện trợ đạt công suất trên 200 triệu thuốc viên và 10 triệu ống thuốc tiêm/năm. Đến nay đã đạt công suất gần 2 tỷ thuốc viên và 100 triệu thuốc tiêm/ năm và hàng tấn dung môi hoá chất để đáp ứng thị trường thuốc trong và ngoài nước. Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương 2 đóng góp 1/5 sản lượng tiêu thụ hàng năm trong tổng sản lượng của 20 thành viên thuộc Tổng Công ty Dược, xứng đáng là một trong những đơn vị đứng đầu ngành Dược Việt nam bao gồm thuốc viên, thuốc tiêm, dịch truyền, vitamin, kháng sinh… Hàng tháng, xí nghiệp sản xuất trung bình là 50 loại thuốc tiêm, 95 loại thuốc viên, 5 loại cao xoa thuốc nước. Trải qua quá trình kinh doanh lâu dài, sản phẩm của xí nghiệp đã giành được uy tín lớn trên thị trường và được tiêu thụ mạnh. Nhiều mặt hàng có doanh thu lớn, ví dụ: ampicilin, amoxcilin, vitamin B1, vitamin C, cloxit (thuốc nén), vitamin B1 và vitamin B2 (thuốc tiêm). Bên cạnh mặt hàng truyền thống, xí nghiệp còn nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới nhằm góp phân chữa bệnh cho nhân dân, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, xí nghiệp đã nghiên cứu được trên 50 sản phẩm mới và đưa ra thị trường một số loại đã trở thành thông dụng: rotunda, rutin c, Doixilin…số còn lại đang trong quá trình thử nghiệm, khi hoàn thành sẽ được đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng. 4.2. Thị trường nguyên liệu đầu vào của xí nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc phải đảm bảo cho quy trình khép kín: cung ứng-sản xuất- tiêu thụ luôn trong trạng thái cân bằng. để có thể bắt đầu quá trình sản xuất mà còn gián tiếp tác động tính kịp thời của tiêu thụ. Do vậy, các doanh nghiệp cần duy trì được mối quan hệ thường xuyên và ổn định với các nhà cung cấp. - Hàng tháng, để đáp ứng yêu cầu của yêu cầu của kế hoạch sản suất thì xí nghiệp dược phẩm trung ương II phải mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào và rất đa dạng hoá về chủng loại. Nguồn cung cấp của xí nghiệp là các xí nghiệp công ty dược liệu, dược phẩm trong phạm vi cả nước. Có thể kể ra các nhà cung cấp thường xuyên của xí nghiệp: Công ty dược phẩm Trung Ương I, công ty dược phẩm Đông Nam á, hiệu thuốc Thanh Trì, Traphaco… Trong đó công ty dược phẩm Trung Ương I là công ty cấp một chuyên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các công ty, xí nghiệp thành viên của công ty dược phẩm Việt Nam. Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II là khách hàng truyền thống và luôn đạt tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số mua hàng tháng của các khách hàng. Trung bình một tháng, xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II mua của công ty dược phẩm Trung Ương I số lượng nguyên vật liệu trị giá từ 1,8 tỷ đến 3 tỷ đồng. Chúng ta có thể đánh giá phần trăm tỷ trọng của từng nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho xí nghiệp qua bảng thống kê số liệu của năm 2003. Biểu thống kê doanh số mua vào của xí nghiệp trong năm 2003. Đơn vị:triệu đồng Nhà cung cấp Chỉ tiêu Công ty dược phẩm TWI Công ty dược phẩm Đông Nam á Hiệu thuốc Thanh Trì Công ty TNHH Vân Anh Traphaco Tổng cộng Doanh thu mua vào 34.500 4.465 6.756 6.044 3.320 55.085 Tỷ lệ % của mỗi nhà cung cấp 62,63% 8,11% 4,17% 10,97% 6,02% 100% Ngoài việc mua nguyên vật liệu trong nước, xí nghiệp còn trực tiếp nhập khẩu nguyên vật liệu từ các hãng của nước ngoài tuy nhiên mức độ không thường xuyên. 4.3. Thị trường tiêu thụ và phương thức bán hàng 4.3.1 Thị trường bán sản phẩm của xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II. Để đảm bảo được tính liên tục của quá trình sản xuất và tính ổn định, kịp thời của quá trình cung ứng thì các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện tốt khâu tiêu thụ. Nếu khâu công việc này bị ứ đọng, tất yếu dẫn đến sự ngưng trệ của hai khâu công việc nói trên. Như vậy, yêu cầu đặt ra với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải luôn duy trì và phát triển các thị trường truyền thống bên cạnh việc nghiên cứu, triển khai các thị trường tiềm năng. Đối với xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các tỉnh phía Bắc Từ phía Thanh Hoá trở ra có tới 50 đơn vị là khách hàng thường xuyên của xí nghiệp của xí nghiệp với lượng mua của khách hàng lớn nhất là 300 triệu/ tháng, trung bình là 100 triệu. Khu vực từ Thanh Hoá tới Quảng Bình có khoảng tới 24 đơn vị, với lượng mua trung bình 150 triệu/ tháng. Xí nghiệp cũng có một số khách hàng tới xí nghiệp mua hàng trực tiếp nhưng có tính chất không thường xuyên. Biểu thống kê doanh số mua của một số khách hàng thường xuyên trong năm 2003. Đơn vị: triệu đồng Khách hàng Chỉ tiêu Công ty dược phẩm Hà Tây Công ty dược Đông Nam á Công ty dược Nghệ An ..... Tổng cộng Doanh thu bán hàng (chưa thuế) 7.946 4.589 5.784 ..... 87.433 Tỷ lệ % của các khách hàng 8,03% 5,30% 6,73% ..... 100% Tại Hà Nội, xí nghiệp có 4 cửa hàng kinh doanh sản phẩm của mình là 7,8 Ngọc Khánh, 95 Láng Hạ. ngoài ra còn có những nhóm tiếp thị và nhóm giới thiệu sản phẩm, mang tính chất của những cửa hàng bán thuốc lưu động và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại số 9 Trần Thánh Tông. 4.3.2. Phương thức tiêu thụ tại xí nghiệp. Các hình thức bán hàng hiện nay mà xí nghiệp đang sử dụng là: bán hàng theo hợp đồng, đơn đặt hàng, bán trực tiếp cho cửa hàng, mở kiôt. Trong đó, phương pháp giao bán trực tiếp hay bán hàng theo hợp đồng chiếm doanh số lớn, trung bình dao động từ 4,5 tỷ đồng/ tháng đến 5,2 tỷ đồng/ tháng. Còn doanh thu theo phương thức gửi bán qua các cửa hàng và mở kiốt chỉ vào khoảng 750 triệu-dưới 900triệu. Biểu minh hoạ bằng số liệu trích từ “ bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra” của năm 2003 Diễn giải Chỉ tiêu Hàng bán tại xí nghiệp Hàng bán tại 4 cửa hàng Doanh thu cho thuê kiôt (VAT 10%) Tổng cộng Doanh số bán ra (chưa thuế) 87.433 10.543 670 98.646 Thuế GTGT đầu ra (5%) 4.371,65 527,15 33,5 4.932,3 Tỷ lệ % tổng cộng doanh thu 88,63% 10,69% 0,68% 100% Xí nghiệp cũng giành cho khách hàng một số hình thức ưu đãi: chiết khấu, giảm giá, hỗ trợ vận chuyển... thêm vào đó, xí nghiệp còn có các hoạt động để tăng khả năng tiêu thụ cho sản phẩm của mình như: quảng cáo, khuyến mại, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội trợ triển lãm về thuốc và hàng tiêu dùng... và phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực nói trên là thị trường của xí nghiệp không ngừng mở rộng, mặt hàng của xí nghiệp có uy tín trên thị trường. Hiện nay, nền kinh tế đã chuyển hướng sang tự do cạnh tranh, tuy có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước và bộ y tế nhưng không vì thế mà làm giảm đi sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh sự phát triển mạnh của các xí nghiệp dược việt nam còn có nhiều hãng thuốc của nước ngoài được phép tham gia vào thị trường tân dược. Những nhân tố này cho thấy việc xí nghiệp cố gắng tồn tại và phát triển ổn định như hiện nay là điều đáng khâm phục. Phác hoạ về sự phát triển của xí nghiệp 4 năm gần đây sẽ được biểu hiện qua biểu sau: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Giá trị sản xuất 9.000 8.400 9.000 9.100 Doanh thu 8.000 7.700 8.000 8.200 Lợi nhuận 60 90 50 55 Lợi nhuận/doanh thu 7,5 11,69 6,25 6,7 Nộp ngân sách 210 130 104 93 Thu nhập bình quân 0,78 0,85 0,95 1,1 Từ bảng số liệu trên ta thấy, doanh số lúc tăng lúc giảm là do: Từ cuối năm 2000 doanh nghiệp do bị lấy đi một miếng đất 1.585 m2 để xây nhà tang lễ xí nghiệp quốc phòng. Gây mất kho dự trữ, hạn chế việc kinh doanh. Giữa năm 2000 và 2001. ngân sách giảm do nhà nước thực hiện chế độ tiền thuế đất cộng với số đất mất đi Năm 2002 lợi nhuận giảm do giá cả trên thị trường tăng, đầu vào sản suất tăng (nguyên vật liệu, tiền lương, điện nước...) nhưng gía thuốc không đổi làm lợi nhuận hạn chế. Năm 2003 xí nghiệp đầu tư 2 dây truyến thuốc viên đạt GNP và dây truyền thuốc tiêm đạt GNP. Hiện nay ngày càng nhiều các công ty dược tư nhân và các hãng dược phẩm nước ngoàI hoạt động ở thị trường Việt Nam. Phần II thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp dptw II I. Tổng qua
Tài liệu liên quan