Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một biện pháp hiệu quả hiện nay đã và đang thực được nhiều cơ sở kinh doanh khách sạn quan tâm là quản lý tối ưu nguồn nhân lực. Nếu việc quản lý nhân lực tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực cho khách sạn Guoman, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một biện pháp hiệu quả hiện nay đã và đang thực được nhiều cơ sở kinh doanh khách sạn quan tâm là quản lý tối ưu nguồn nhân lực. Nếu việc quản lý nhân lực tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Trong loại hình kinh doanh khách sạn du lịch, nhân tố con người là một động lực, quyết định sự tồn tại, phát triển và hưng thịnh của một doanh nghiệp rất lớn. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động quản lý để từ đó có những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là một biện pháp hữu hiệu. Biện pháp này được coi”xương sống ” của toàn bộ hệ thống giải pháp trong sản xuất kinh doanh của khách sạn. Vì vậy đề tài “ Thực trạng và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực cho khách sạn Guoman” được lựa chọn cho khoá luận tốt nghiệp. Với mong muốn thông qua việc nghiên cứu hoạt động quản lý để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Khách sạn Du lịch Guoman trong thời gian tơí.
2. Mục đích giới hạn và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng quản lý nhân lực tại khách sạn Guoman. Để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ cấu quản lý nhân lực.
* Nhiệm vụ: trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các khái niệm có liên quan đến việc quản lý nguồn nhân lực cũng như căn cứ vào thực trạng công tác quản lý nhân lực của khách sạn Guoman, đề tài sẽ đưa ra những biện pháp cần thiết để đạt được mục đích đề ra.
* Giới hạn: Đề tài tập trung vào các nội dung của công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Guoman từ khi được thành lập đến nay là nơi áp dụng các lý luận khoa học vào thực tế.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khách sạn Guoman và công tác quản lý nhân lực từ khi được thành lập. Dựa trên các tài liệu và số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến khách sạn Guoman, luận văn sẽ tập trung phân tích để làm rõ hơn công tác quản lý nhân lực của khách sạn Guoman trong thời gian gần đây.
* Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp khảo sát điều tra tìm hiểu cụ thể: tiến hành khảo sát tình hình quản lý nhân lực của nhiều khách sạn. Trực tiếp phỏng vấn nhiều người lao động trong ngành từ đó rút ra kết luận.
+Phương pháp phân tích.
Nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo về thực trạng quản lý nhân lực trong tình hình phát triển hoạt động du lịch từ đó rút ra các hướng đề xuất.
Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn áp dụng phương pháp đối chiếu so sánh, hệ thống các thông tin điều tra thực tế. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng thêm Tính chính xác và thuyết phục cho luận văn.
4. Những giải pháp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn xin phép được đưa ra 4 biện pháp:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Đổi mới công tác tuyển chọn lao động
Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực
Vận dụng hợp lý chính sách khen thưởng chế độ kiểm tra đối với người lao động. Cải tiến công tác tiền lương
Các giải pháp này hoàn toàn độc lập và có thể tiến hành đồng thời cùng nhau. Tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực cho khách sạn Guoman trong thời gian sắp tới.
5. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần Mở đầu, phần kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo bao gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong khách sạn Du lịch.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Guoman.
Chương III: Các biện pháp đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Guoman.
Chương I:
Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực
trong khách sạn Du lịch.
1. Khái niệm về nhân lực và quản lý nhân lực trong kinh doanh khách sạn
1.1. Khái niệm về nhân lực
1.1.1 Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của mình. Lao động là sự vận động tiêu hao của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. Lao động bao gồm lao động sống (lao động hiện tại) và lao động vật hoá (lao động quá khứ). Lao động vật hoá chín là lao động được kết tinh trong sản phẩm của các quá trình lao động trước.
Như vậy, nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người bao gồm khả năng về thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của mỗi con người.
* Thể lực của con người phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức sống, mức thu nhập, chế độ ăn uống , nghỉ ngơi bồi dưỡng chế độ y tế... thể lực con người cũng phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác thời gian và giới Tính...
* Trí lực là mặt tiềm tàng rất lớn của con người, bao gồm tài năng trí tuệ cũng như năng khiếu, lòng tin, nhân cách. Trí lực không chỉ do thiên bẩm mà còn phục thuộc vào quá trình tự rèn luyện, phấn đấu và tu dưỡng của mỗi cá nhân.
Thật vậy, khái niệm nhân lực chỉ là một phạm trù nhỏ trong phạm trù lao động. Nói đến nhân lực người ta thường hiểu nhân lực chính là yếu tố lao động sống (lao động hiện tại) trong phạm trù lao động trên.
Do vậy trong thực tế người ta không sử dụng các khái niệm trên chính xác tuyệt đối như trong kinh tế chính trị mà họ thường xuyên có sự biến tấu linh hoạt. Người ta thường xuyên sử dụng khái niệm “lao động” chỉ nhằm vào đối tượng là “lao động sống” hay nói cách khác là “nhân lực”. Ví dụ: lao động trong khách sạn, lao động trong du lịch.
1.2 Nhân lực trong khách sạn
Theo khái niệm chung về nhân lực thì nhân lực trong khách sạn là tập hợp nguồn nhân lực của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên trong khách sạn.
Mỗi cá nhân trong khách sạn đóng góp nguồn lực của mình bằng các hình thức khác nhau. Người làm công tác quản lý chỉ đạo điều hành, nhân viên lễ tân là các thủ tục tiếp nhận, đưa tiễn khách, người đầu bếp chuyên trách phục vụ nấu nướng các món ăn cho các bữa ăn... Nguồn lực đóng góp của mỗi người có khác nhau về cơ cấu thiên về trí lực hoặc thể lực. Song, tập hợp những nguồn lực này là một sức mạnh - 1 yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh khách sạn. Nói cách khác, nhân lực trong khách sạn là một yếu tố quan trọng hàng đầu cần chú trọng để khách sạn tồn tại và hoạt động có hiệu qủa giữa một môi trường cạnh tranh đầy biến động và thách thức.
Tuy vậy, khi nói về “nhân lực trong khách sạn ” người ta chỉ đơn thuần hiểu là tập hợp đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại khách sạn (kể cả trong và ngoài biên chế, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp... lao động quản lý và lao động nghiệp vụ trong hoạt động sản xuất) góp sức lực và trí tuệ để nhằm đạt được mục tiêu của khách sạn.
Quản lý nhân lực, hay thường được gọi là quản lý lao động, là lĩnh vực theo dõi hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất lượng, thần kinh, cơ bắp giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ, tư liệu lao động đối tượng lao động, năng lượng...) trong quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người, nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển tiềm năng của con người.
Nhân lực trong khách sạn là tập hợp nguồn lực của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Nhân lực trong khách sạn là tập hợp nguồn lực của toàn thể đội ngũ công nhân viên trong khách sạn. Nhân lực huy động trong hoạt động hàng ngày của khách sạn chủ yếu là lao động trực tiếp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên thường xuyên phải làm việc trong môi trường tâm lý phức tạp.
Khả năng cơ giới hoá và tự động hoá của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn rất thấp. Ngoài ra, nhân lực trong khách sạn còn phải được bố trí theo mức độ chuyên môn hóa cao, thời gian lao động của cán bộ công nhân viên lại phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của khách. Do đó, nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn có rất nhiều khác biệt so với các ngành khác. Điều đó đòi hỏi bộ phận nhân lực phải nắm bắt được các đặc điểm này và từ đó có các chính sách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, để tránh tình trạng lãng phí sức lao động, giảm sút chất lượng phục vụ dẫn đến việc giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, nếu làm tốt được công tác này thì đảm bảo đủ cho khách sạn có một lực lượng lao động có hiệu quả.
1.3 Công tác quản lý nhân lực trong khách sạn
1.3.1 Mục tiêu của công tác quản lý nhân lực trogn khách sạn
Mục tiêu của công tác quản lý nhân lực nhằm đảm bảo cho khách sạn một lực lượng lao động hoạt động có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này các nhà quản lý phải biết cách thâu dụng, phát triển, đánh giá duy trì nhân viên của mình. Xét cho cùng thì công tác quản lý nhân lực củng nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng là mục tiêu xã hội, mục tiêu của khách sạn và mục tiêu của người lao động.
* Mục tiêu xã hội: Bất kỳ một tổ chức nào khi ra đời và tồn tại muốn được sự thừa nhận của cộng đồng phải thoả mãn một điều kiện: đem lại lợi ích cho cộng đồng cho xã hội. Nói như vậy có nghĩa là trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức đó phải luôn tìm cách trung hoà lợi ích của mình với lợi ích của cộng đồng. Một khách sạn là một tổ chức, một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cần có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Chính vì vậy, hơn ai hết khách sạn phải đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Trước hết, một cơ sở kinh doanh khách sạn phải luôn tuân theo mọi qui định của pháp luật và đặc biệt nó phải cung cấp các dịch vụ sản phẩm theo yêu cầu của cộng đồng.
* Mục tiêu đối với khách sạn: Quản lý nhân lực một cách hợp lý có hiệu quả là cách tốt nhất giúp khách sạn đạt được mục tiêu quan trọng nhất của mình tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao. Song, công tác quản lý nhân lực tự nó không phải là cứu cánh mà nó sẽ là phương tiện để giúp khách sạn đạt được những mục tiêu của bản thân.
+ Mục tiêu cá nhân của người lao động: lợi ích của một cá nhân là nhỏ bé so với lợi ích của cả tổ chức cả một cộng đồng. Song thật sai lầm nếu chỉ coi trọng lợi ích của tổ chức và cộng đồng mà quên đi lợi ích của cá nhân người lao động, bởi vì lợi ích cá nhân, mục tiêu của cá nhân chính là yêu cầu chính đáng của người lao động đồng thời cũng là động lực thúc đẩy họ hoạt động hăng say và sáng tạo hơn.
Khách sạn là một tổ chức của người lao động. Chính vì vậy hơn bất kỳ tổ chức nào khác, khách sạn phải luôn coi trọng mục tiêu cá nhân của cán bộ nhân viên. Khách sạn phải chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao tố chất của cán bộ, công nhân viên, công tác lao động tiền lương phúc lợi và bảo hộ lao động... để nhân viên tự thấy công việc sức mình bỏ ra được đền bù một cách xứng đáng. Hay nói cách khác quản lý nhân lực phải nhằm đạt được mục tiêu cá nhân.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực trong khách sạn du lịch
Quản lý là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh khách sạn. Hầu hết các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn đều ý thức được vấn đề này. Song không phải ở đâu công tác này cũng được thực hiện tốt như nhau, bởi vì các cơ sở đều có các điều kiện thực hiện công tác quản lý nhân lực khác nhau. Việc có hoàn thiện hay không công tác này không chỉ phụ thuộc vào sự nhận thức, sự nỗ lực của các nhà quản lý mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó chủ yếu là: đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong khách sạn, loại kiểu, quy mô khách sạn, thứ hạng khách sạn, cấu trúc trang thiết bị của khách sạn Tính thời vụ của thị trường du lịch mà khách sạn đang phục vụ, nhân tố khách du lịch và đặc điểm tâm lý xã hội của họ, đối thủ cạnh tranh và mức độ phát triển du lịch của đất nước.
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong khách sạn. Hoạt động kinh doanh trong khách sạn du lịch là sản xuất và bán ra các sản phẩm dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của khách sạn trong thời gian đi du lịch. Một doanh nghiệp khách sạn du lịch thường có các đặc điểm sau: đầu tư cơ sở kinh doanh lớn: Để xây dựng một khách sạn đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn về trang thiết bị, tiện nghi hiện đại, sang trọng phù hợp với yêu cầu của khách. Mặt khác, vốn đầu tư vào khách sạn thu hồi chậm qua nhiều năm vì vậy trước khi nâng cấp hoặc xây dựng thì nhà kinh doanh phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường du lịch, nguồn khách và thời gian kinh doanh để có khả năng thanh toán đa dạng, đảm bảo sử dụng hiệu quả năng động của nguồn vốn. Lực lượng lao động trong khách sạn lớn. Do những đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn du lịch, máy móc không thể thay thế được con người, do đó nó tác động đến chi phí tiền lương trong giá thành dịch vụ. Điều này đòi hỏi phải có tổ chức lao động quá trình phục vụ một cách tối ưu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ.
Tính chất hoạt động liên tục của khách sạn: doanh nghiệp khách sạn hoạt động liên tục 24/24 giờ các ngày kể cả ngày lễ, vì vậy việc bố trí ca làm việc phải được Tính toán một cách hợp lý để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của khách.
+ Tính thời vụ: các doanh nghiệp khách sạn và du lịch có Tính chất thời vụ do tác động của các yếu tố khách quan như: thời tiết, khí hậu mùa du lịch, lễ hội, điều kiện thời gian nhàn rỗi, phong tục tập quán...Tính thời vụ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh bởi khi đến mùa du lịch doanh nghiệp phải huy động toàn bộ công suất để phục vụ nhưng khi hết mùa lại thừa cơ sở vật chất, lực lượng phục vụ nhàn rỗi trong khi đó nhà cửa trang thiết bị lại thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng, khấu hao và vẫn trả lương cho người lao động.
+ Loại kiểu, quy mô khách sạn: loại kiểu của khách sạn có ảnh hưởng tới việc tổ chức lao động và các nhiện vụ cụ thể trong toàn khách sạn. Quy mô của khách sạn quyết định số lượng lao động và phương thức tổ chức quản lý đội ngũ lao động theo kiểu chuyên môn hóa hay hình thức kiểm nghiệm. Nếu quy mô của khách sạn lớn thì số lượng lao động sẽ nhiều hơn và việc tổ chức đội ngũ lao động thường xuyên theo hình thức chuyên môn hoá.
+ Thứ hạng của khách sạn: thứ hạng của khách sạn sẽ tác động tới số lượng và chất lượng của các dịch vụ trong khách sạn, do đó nó quyết định tới sự tổ chức và quản lý chất lượng lao động trong khách sạn.
+ Cấu trúc trang thiết bị của khách sạn: trang thiết bị trong khách sạn sẽ tác động tới số lượng và chất lượng của các dịch vụ trong khách sạn, do đó nó quyết định tơí sự tổ chức và quản lý chất lượng lao động trong khách sạn.
+ Cấu trúc trang thiết bị của khách sạn: trang thiết bị trong khách sạn cũng tác động đến số lượng lao động phục vụ trong ngành như: Nếu trang thiết bị của khách sạn hiện đại sẽ tiết kiệm được số lao động sống chỉ cần một số ít lao động có chuyên môn cao sẽ có thể đảm nhiệm tốt các công việc. Ngược lại nếu trang thiết bị của doanh nghiệp lạc hậu, với cấu trúc không hợp lý thì cần nhiều lao động hơn vì khách sạn có khả năng cơ giới hoá. Nhưng khi khách sạn trang bị những máy móc, trang thiết bị hiện đại thì đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật, trình độ chuyên môn nhất định để dễ sử dụng thành thạo máy móc đó. Do đó, vô hình dung đã tác động trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý, sử dụng nhân sự: bố trí tuyển chọn và đào tạo nhân viên.
+ Tính thời vụ của thị trường du lịch mà khách sạn đang phục vụ: Đặc điểm này thường gây nhiều khó khăn cho khách sạn trong vấn đề tổ chức quản lý nhân lực. Vào thời điểm chính vụ, nhân lực cần huy động là rất lớn. Để đảm bảo phục vụ khách được chu đáo, khách sạn phải tuyển dụng thêm nhân lực. Nhưng ngoài thời vụ, nếu vẫn duy trì cơ cấu nhân lực như trong thời vụ thì sẽ dẫn đến tình trạng khách sạn phải ngày duy trì một số lượng nhân công dư đáng kể. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này khách sạn phải áp dụng một số biện pháp quản lý lao động phù hợp. VD: áp dụng cơ chế tuyển dụng lao động “cứng” và lao động “ mềm”.
+ Nhân tố khách du lịch và đặc điểm tâm lý xã hội của họ. Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, người Mỹ gọi khách hàng là “ông chủ”, người Nhật gọi khách hàng là “thượng đế”. Ba đối tượng khách là khách hàng của khách sạn. Chính vì vậy, cấp quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của mình sản xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch.
Muốn như vậy thì cấp quản lý phải làm cho nhân viên hiểu rằng khách du lịch có ý nghĩa sống còn đối vơí công ty của họ, đối với những lợi ích cá nhân họ được hưởng. Mặt khác, cấp quản lý còn phải tìm ra biện pháp quản lý sử dụng lao động hiệu quả nhất thì mới có thể đạt được mục tiêu trên.
+ Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà bỏ quên nguồn tài nguyên quý giá: nguồn nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của quản trị. Các khách sạn này chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại và phát triển, không còn con đường nào ngoài con đường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, các công ty phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều trên, các công ty, khách sạn phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, thăng thưởng hợp lý, phải tạo bầu không khí gắn bó, có văn hoá. Ngoài ra các khách sạn phải có chế độ lương bổng để giữ gìn nhân viên làm việc với mình phải cải tiến môi trường làm việc và cải tiến chế độ phúc lợi xã hội nếu làm ngược lại, khách sạn sẽ bị mất nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không phải chỉ thuần tuý và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có chính sách quản lý nhân lực hợp lý.
Một số nhà hàng khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh đã phải trả một giá khá đắt để rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nhân lực.
Một nhà hàng nọ có đội ngũ nhân viên trẻ đẹp, có năng lực làm việc , khách đến nhà hàng rất đông trong đó có cả những nhà quản trị nhân sự của các nhà hàng cạnh tranh. Thấy được những điểm yếu trong quản lý nhân viên của nhà hàng này, họ đã tìm cách lôi kéo nhân viên của nhà hàng này bằng cách đề nghị hấp dẫn về mức lương và điều kiện làm việc. Như vậy là nhà hàng kia do việc giải quyết lương bổng và điều kiện làm việc chưa thoả đáng đã tự làm mất đi số nhân viên đã mất công đào tạo.
+ Mức độ phát triển du lịch của một đất nước. Những nước có mức độ du lịch càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng nhân lực. Do đó, công tác tổ chức quản lý nhân lực ở những nước này thường hoàn thiện hơn và đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn ở các nước có mức độ phát triển du lịch thấp hơn. Đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý và phân công lao động.
1.3.3 Những yêu cầu đối với công tác quản lý nhân lực trong khách sạn
Có nhiều yêu cầu đối với công tác quản lý nhân lực trong khách sạn. Khoá luận đề cập 3 yêu cầu chủ yếu là:
* Đảm bảo nguyên tắc và quy chế quản lý lao động của Nhà nước. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành luật lao động với những quy chế đó phải được thực hiện ở mọi hình thức doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Công ty tổ chức lao động trong kinh doanh khách sạn du lịch phải đảm bảo lợi ích cho người lao động. Đối với cán bộ nhân viên trong biên chế cũng như trong hợp đồng phải đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ mọi chế độ về chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như các hình thức phúc lợi công cộng khác.
* Bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí sức lao động
Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng đều nhằm mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao. Do đó, công tác tổ chức quản lý lao động đóng vai trò rất quan trọng. Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần làm là phải xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý. Đào tạo lao động phải đi với mục đích sử dụng lao động có hiệu quả để góp phần nâng cao năng suất lao động, làm cho người lao động làm việc hết khả năng của mình.
Bên cạnh đó, khi sử dụng các nhà quản lý cần phải tiết kiệm lao động để giảm tỷ trọng chi phí so với doanh thu: đây cũng là một biện pháp