gay từkhi Việt Nam vừa gia nhập WTO (cuối năm 2006) và lộtrình mởcửa thịtrường bán lẻ
được công bố, những nhà quản lý của các hệthống siêu thịnội địa đã nhận thấy sức ép cạnh tranh từ
các đối thủlớn trên thếgiới. Họ đã chỉra những điểm yếu chính trong hệthống siêu thịcủa Việt
Nam nói riêng và hệthống bán lẻnói chung. Ngoài những yếu tố ởtầm vĩmônhưchính sách hỗtrợ
của nhà nước, những điểm yếu vềphía nội lực của các siêu thịcũng được nhấn mạnh, trong đó
nguồn nhân lực và hệthống quản lý hiện đại là hai yếu tốquan trọng
. Mà nguyên nhân của hai vấn
đềnguồn nhân lực chưa đảm bảo, hệthống quản lý chưa có chuẩn lại xuất phát từviệc những kiến
thức vềquản trịbán lẻ, quản lý siêu thịchưa được nghiên cứu nhiều và giảng dạy rộng rãi trong các
chương trình đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng. Những kiến thức liên quan đến việc quản trị
bán lẻchủyếu đến từnhững tài liệu nước ngoài, khó tiếp cận. Trong khi một cơsởlýluận khoa học,
chặt chẽvềviệc quản trịbán lẻlại đóng vai trò quan trọng, nhất là những nghiên cứu chuyên sâu vào
từng chiến lược cụthể. Đó là nền tảng vững chắc đểcác hệthống siêu thị- trong đó có nguồn nhân
lực và cách thức quản lý - xác lập một cách thức kinh doanh hiệu quả, có khảnăng cạnh tranh cao.
Chính lý do trên đã thôi thúc nhómnghiên cứu tìm hiểu vềmột lĩnh vực khá mới mẻ đối với
ngay cảchuyên ngành Marketing : lĩnh vực bán lẻ. Và với sự định hướng tập trung của các giảng
viên hướng dẫn, nhóm đã lựa chọn một trong những vấn đềcủa chiến lược bán lẻ đểnghiên cứu
chuyên sâu. Đó chính là hoạt động bốcục và trưng bày hàng hóa tại siêuthị, một trong những chiến
lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh của siêu thị.
Ngoài ra, nghiên cứu đềtài này cũng là cơhội tốt cho mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu thực
hành nghiên cứu khoa học một cách bài bản, cơhội khám phá những kiến thức mới một cách khoa
học.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp bố cục và trưng bày hàng hóa cho hệ thống siêu thị nội địa tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009”
TÊN CÔNG TRÌNH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BỐ CỤC
VÀ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA
CHO HỆ THỐNG SIÊU THỊ NỘI ĐỊA TẠI TP.HCM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009”
TÊN CÔNG TRÌNH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BỐ CỤC
VÀ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA
CHO HỆ THỐNG SIÊU THỊ NỘI ĐỊA TẠI TP.HCM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài .............................................................................................................................. i
Danh mục bảng biểu ................................................................................................................... iii
Danh mục từ hình ảnh ................................................................................................................ iv
Lời mở đầu ................................................................................................................................. v
Chương 1: Cơ sở lý luận về bố cục cửa hàng, trưng bày hàng hoá và hành vi
khách hàng mua sắm
1.1 Tổng quan về siêu thị và quản trị bán lẻ tại siêu thị ........................................................1
1.1.1 Tổng quan về siêu thị .............................................................................................1
1.1.1.1 Các quan điểm về siêu thị ............................................................................1
1.1.1.2 Phân loại siêu thị .........................................................................................1
1.1.1.3 Các đặc trưng quan trọng của siêu thị : ........................................................1
1.1.2 Quản trị hoạt động siêu thị: ...................................................................................2
1.1.2.1 Khái niệm quản trị siêu thị và quy trình hoạch định chiến lược
quản trị kinh doanh siêu thị: ........................................................................2
1.1.2.2 Những yếu tố quan trọng tác động đến việc hoạch định chiến
lược của siêu thị ...........................................................................................2
1.1.2.3 Những chiến lược đặc trưng của kinh doanh siêu thị :.................................3
1.1.2.4 Đánh giá vai trò của yếu tố bố cục và trưng bày siêu thị trong
các chiến lược của siêu thị : ........................................................................3
1.2 Bố cục siêu thị .................................................................................................................4
1.2.1 Khái niệm ...............................................................................................................4
1.2.2 Mục đích ................................................................................................................4
1.2.3 Quy trình.................................................................................................................4
1.2.3.1 Phân loại hàng hóa .......................................................................................4
1.2.3.2 Phân chia khu vực ........................................................................................5
1.2.3.3 Sự sắp xếp tổng thể không gian siêu thị ......................................................5
1.3 Trưng bày hàng hóa.........................................................................................................7
1.3.1 Khái niệm ..............................................................................................................7
1.3.2 Mục đích.................................................................................................................7
1.3.3 Hình thức trưng bày ...............................................................................................8
1.4 Hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị .................................................................9
1.4.1 Khái niệm người mua sắm và hành vi người mua sắm: .........................................9
1.4.2 Phân loại hành vi người mua sắm: .........................................................................9
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người mua sắm: ..............................................10
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về bố cục siêu thị và trưng bày hàng hóa
2.1 Thực trạng hệ thống siêu thị tại TP.HCM .......................................................................13
2.2 Thực trạng việc bố cục – trưng bày hàng hóa tại hai siêu thị Co_op Mart và
Big C tại TP HCM...........................................................................................................14
2.2.1 Phân chia ngành hàng tại hai siêu thị .....................................................................14
2.2.2 Thực trạng bố cục và trưng bày hàng hóa tại Co.opMart.......................................15
2.2.2.1 Chiến lược kinh doanh của hệ thống Co.opMart .........................................15
2.2.2.2 Sự sắp xếp tổng thể không gian ...................................................................15
2.2.2.3 Phân bố vị trí trưng bày ...............................................................................15
2.2.2.4 Cách trưng bày một số ngành hàng..............................................................16
2.2.3 Thực trạng bố cục – trưng bày hàng hóa tại siêu thị BigC.....................................19
2.2.3.1 Chiến lược kinh doanh tại Big C..................................................................19
2.2.3.2 Sự sắp xếp tổng thể không gian ...................................................................19
2.2.3.3 Phân bố vị trí trưng bày................................................................................19
2.2.3.4 Cách trưng bày một số ngành hàng..............................................................21
2.3 Đánh gía chung về cách bố cục – trưng bày tại hai hệ thống siêu thị và
những tác động đến khách hàng ......................................................................................23
Kết luận chương 2...................................................................................................................25
Chương 3: Giải pháp trưng bày hàng hóa
3.1 Mục đích xây dựng giải pháp ..........................................................................................26
3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp .........................................................................................26
3.3 Giải pháp ......................................................................................................................... 26
3.3.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2010..............................................................................27
3.3.1.1 Bố cục ..........................................................................................................27
3.3.1.2 Trưng bày ....................................................................................................28
3.3.2 Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015....................................................................29
3.3.2.1 Hợp tác với nhà sản xuất ..............................................................................29
3.3.2.2 Tăng yếu tố thẩm mỹ trong trưng bày..........................................................30
Kết luận chương 3 .................................................................................................................31
Kết luận ....................................................................................................................................32
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Biên bản phỏng vấn ý kiến chuyên gia
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi
Phụ lục 3: Danh sách đáp viên
Phụ lục 4: Kết quả xử lý số liệu
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và giải pháp bố cục và trưng bày hàng hóa cho hệ
thống siêu thị nội địa tại TP.HCM”gồm 33 trang, 02 bảng, 15 hình ảnh. Đề tài được chia làm ba
chương. Ngoài ra đề tài còn có lời mở đầu, kết luận, danh mục 13 tài liệu tham khảo, 04 phụ lục.
Cụ thể:
Lời mở đầu: được trình bày trong 2 trang đầu. Lời mở đầu trình bày rõ ý nghĩa của đề tài, mục đích
nghiên cứu, phạm vi, tính mới, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về bố cục cửa hàng, trưng bày hàng hoá và hành vi người mua sắm
Chương 1 gồm 12 trang: từ trang 1 đến trang 12. Dựa trên việc nghiên cứu các lý thuyết, lý luận
về siêu thị và quản lý hoạt động tại siêu thị; nhóm đã tổng hợp các lý thuyết trên và trình bày tại phần
cơ sở lý luận như sau:
Đầu tiên, phần tổng quan về siêu thị hiện đại, cách phân loại và các đặc trưng của siêu thị. Những
đặc điểm quan trọng này của siêu thị dẫn đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của siêu thị
cũng có những đặc trưng riêng, sẽ được trình bày trong phần tiếp sau. Phần chiến lược này sẽ tóm
tắt sơ lược những yếu tố quan trọng cần xem xét khi hoạch định chiến lược, cùng với một số chiến
lược đặc trưng của siêu thị. Sau đó, yếu tố bố cục và trưng bày sản phẩm của siêu thị, một yếu tố
quan trọng trong các chiến lược hoạt động trên, và cũng là nội dung chính của đề tài, sẽ được trình
bày thành hai phần là bố cục và trưng bày. Cuối cùng, một lý luận khác về hành vi người mua sắm
tại siêu thị được trình bày nhằm mục đích làm rõ sự tác động của yếu tố bố cục và trưng bày hàng
hóa đến người tiêu dùng và hiệu quả hoạt động của siêu thị.
Chương 2: Thực trạng phát triển cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh.
Gồm 13 trang, được trình bày từ trang 13 đến trang 25.
Dựa trên những lý luận cơ bản về các vấn đề bố cục và trưng bày tại siêu thị, nhóm nghiên cứu
đã phân tích thực trạng tình hình áp dụng việc bố cục và trưng bày cửa hàng tại hệ thống siêu thị nội
địa tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu mô tả sơ bộ thực trạng của ngành bán lẻ tại Việt Nam nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó, chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng và tiềm năng phát triển
lớn của kênh siêu thị trong hệ thống bán lẻ. Sau đó, nhóm đã phân tích, lựa chọn hệ thống siêu thị
Coop-Mart làm đại diện cho siêu thị nội địa và hệ thống siêu thị BigC - đại diện cho hệ thống siêu thị
nước ngoài - để phân tích, so sánh, đối chiếu.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu đi sâu vào việc mô tả thực tế việc bố cục và trưng bày sản phẩm tại
hai hệ thống siêu thị nói trên để làm rõ được những sự khác biệt tương đối giữa các siêu thị trong
nước và nước ngoài.
Thứ ba, từ việc mô tả thực trạng trên, cùng với việc phân tích kết quả của điều tra xã hội học mà
nhóm đã thực hiện, nhóm nghiên cứu đi đến việc kết luận những điểm hạn chế của việc bố cục và
trưng bày hàng hóa của hệ thống siêu thị nội địa.
Trong quá trình nghiên cứu, để tổng hợp những thông tin trên, nhóm đã thực hiện phỏng vấn
chuyên gia một số chuyên gia về lĩnh vực quản trị bán lẻ và quản lý siêu thị:
Thạc sĩ Huỳnh Phước Nghĩa, giám đốc dự án và đào tạo Trung tâm Truyền thông Tiếp
thị Việt Nam (Vietnam Marcom)
Ông Võ Thanh Việt, giám đốc bán hàng hệ thống siêu thị CoopMart
Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, giám đốc điều hành, Heinz Việt Nam.
Những ý kiến mà các chuyên gia chia sẻ về vấn đề được tổng hợp trong các biên bản phỏng vấn
và được trình bày ở phần phụ lục 01
Đồng thời, nhóm cũng tiến hành nghiên cứu quan sát (observation research) hành vi của người
mua sắm tại hệ thống siêu thị tại BigC để tìm ra những hành vi đặc trưng của người đi siêu thị, cũng
như cách di chuyển thông thường của khách hàng khi đi mua sắm. Kết quả sơ bộ của phần nghiên
cứu này cũng được trình bày trong phần phụ lục của đề tài.
Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết, những ý kiến của chuyên gia về vấn đề bố cục và trưng bày hàng
hóa tại siêu thị, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một bản câu hỏi nhằm tìm hiểu hành vi của các khách
hàng của hai hệ thống siêu thị Coop.Mart và BigC. Quá trình hình thành bản câu hỏi và điều tra được
tiến hành như sau:
Giai đoạn 1: Lập bản câu hỏi dựa vào cơ sở lý thuyết và thông tin phỏng vấn chuyên gia.
Giai đoan 2: tiến hành phỏng vấn thử 5 khách hàng của CoopMart để chỉnh sửa bảng câu hỏi
một cách dễ hiểu hơn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hơn. Và bảng câu hỏi đã chỉnh sửa
được trình bày ở phụ lục 02
Giai đoạn 3: điều tra phỏng vấn từ ngày 01/06/2009 đến ngày 10/06/2009. Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành phỏng vấn trên 200 khách hàng tại hai siêu thị Coop.Mart và BigC, kết quả chọn
được 186 bảng phù hợp với mẫu cần nghiên cứu. (Vui lòng xem danh sách đáp viên ở phụ lục
03)
Giai đoạn 4: xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5. Kết quả xử lý số liệu được
trình bay ở phụ lục 04
Với tất cả các kết quả nghiên cứu trên, nhóm đã đưa ra nhận định chung về những hạn chế của hệ
thống siêu thị nội địa là các siêu thị nội địa còn chưa quan tâm và đầu tư các nguồn lực đúng mức
cho việc bố cục và trưng bày hàng hóa tại cửa hàng. Chính điều này chưa làm phát huy được vai trò
quan trọng của yếu tố này trong việc tác động đến khách hàng, kích thích khách hàng mua sắm tại
điểm siêu thị. Đây là một trong những điểm cần cải thiện khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường
bán lẻ, bởi vì các hệ thống siêu thị nước ngoài chứng tỏ thế mạnh và sự chuyên nghiệp của họ trong
việc áp dụng hai phương pháp trên để "giao tiếp" với khách hàng.
Chương 3: Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi nội địa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là chương quan trọng nhất trong đề tài. Được trình bày từ trang 26 đến trang 31, gồm 06
trang.
Với những lý luận chứng minh sự quan trọng của yếu tố bố cục và trưng bày tại cửa hàng trong
việc tác động đến khách hàng, và thực trạng của việc áp dụng hai công cụ trên của hệ thống siêu thị
nội địa, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp để từng bước áp dụng và nâng cao hiệu quả
của các chiến thuật trên.
Những giải pháp được trình bày ở hai phần, phân thành hai nhóm là nhóm giải pháp về bố cục
cửa hàng và nhóm giải pháp về trưng bày sản phẩm.
Lời kết:
Ba chương trên của đề tài đã trình bày những điểm cơ bản trong cơ sở lý luận, những phân tích
về thực trạng và những giải pháp đưa ra nhằm cải thiện vấn đề bố cục và trưng bày tại hệ thống siêu
thị nội địa. Nhóm nghiên cứu tổng kết những ý chính của phần nội dung trên trong phần lời kết. Cuối
cùng, nhóm cũng nêu ra một số hạn chế của đề tài, đồng thời, chỉ ra một số hướng phát triển đào sâu
và làm mới đề tài trên để hoàn thiện hơn nữa những cơ sở khoa học của đề tài và vạch ra những
hướng áp dụng thực tế có ý nghĩa.
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các nhóm khách hàng và hành vi đặc trưng tại siêu thị
Bảng 1.2 Các yếu tố trong cửa hàng ảnh hưởng đến người mua sắm
(Nguồn : Barry Berman & Joel Evans - Retail Management, A strategic Approach)
iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ bố trí theo các khối (Grid layout)
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí theo luồng di chuyển tự do (Free flow)
Hình 1.3: Sơ đồ bố trí theo cách bố trí racetrack
Hình 2.1 Trưng bày hàng khuyến mãi tại siêu thị Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng
Hình 2.2 Trưng bày hàng khuyến mãi tại siêu thị Co.opMart Thủ Đức
Hình 2.3 Rau xanh được bỏ trong bọc nilông kín
Hình 2.4 Khu vực bán rau quả tươi của Co.opMart
Hình 2.5 Thực phẩm tẩm ướp sẵn
Hình 2.6 Trái cây làm sạch, đóng gói
Hình 2.7 Dầu gội trưng bày khá lộn xộn
Hình 2.8 Hóa phẩm trưng bày không bắt mắt
Hình 2.9 Sơ đồ bố cục siêu thị BigC Hoàng Văn Thụ
Hình 2.10 - 2.11: Khu vực trưng bày đặc biệt của BigC Tô Hiến Thành nhân dịp quốc tế
thiếu nhi
Hình 2.12 Hai cách di chuyển thưuờn xuyên của khách hàng
Hình 3.1 Mô hình bố cục siêu thị
v
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi Việt Nam vừa gia nhập WTO (cuối năm 2006) và lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ
được công bố, những nhà quản lý của các hệ thống siêu thị nội địa đã nhận thấy sức ép cạnh tranh từ
các đối thủ lớn trên thế giới. Họ đã chỉ ra những điểm yếu chính trong hệ thống siêu thị của Việt
Nam nói riêng và hệ thống bán lẻ nói chung. Ngoài những yếu tố ở tầm vĩ mô như chính sách hỗ trợ
của nhà nước, những điểm yếu về phía nội lực của các siêu thị cũng được nhấn mạnh, trong đó
nguồn nhân lực và hệ thống quản lý hiện đại là hai yếu tố quan trọng1. Mà nguyên nhân của hai vấn
đề nguồn nhân lực chưa đảm bảo, hệ thống quản lý chưa có chuẩn lại xuất phát từ việc những kiến
thức về quản trị bán lẻ, quản lý siêu thị chưa được nghiên cứu nhiều và giảng dạy rộng rãi trong các
chương trình đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng. Những kiến thức liên quan đến việc quản trị
bán lẻ chủ yếu đến từ những tài liệu nước ngoài, khó tiếp cận. Trong khi một cơ sở lý luận khoa học,
chặt chẽ về việc quản trị bán lẻ lại đóng vai trò quan trọng, nhất là những nghiên cứu chuyên sâu vào
từng chiến lược cụ thể. Đó là nền tảng vững chắc để các hệ thống siêu thị - trong đó có nguồn nhân
lực và cách thức quản lý - xác lập một cách thức kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao.
Chính lý do trên đã thôi thúc nhóm nghiên cứu tìm hiểu về một lĩnh vực khá mới mẻ đối với
ngay cả chuyên ngành Marketing : lĩnh vực bán lẻ. Và với sự định hướng tập trung của các giảng
viên hướng dẫn, nhóm đã lựa chọn một trong những vấn đề của chiến lược bán lẻ để nghiên cứu
chuyên sâu. Đó chính là hoạt động bố cục và trưng bày hàng hóa tại siêu thị, một trong những chiến
lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh của siêu thị.
Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội tốt cho mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu thực
hành nghiên cứu khoa học một cách bài bản, cơ hội khám phá những kiến thức mới một cách khoa
học.
Mục đích
Đề tài “Thực trạng và giải pháp bố cục và trưng bày hàng hóa cho hệ thống siêu thị nội địa
tại TP.HCM” được thực hiện với những mục đích chính sau:
- Tìm hiểu, đúc kết và hệ thống đầy đủ cơ sở lý luận về hoạt động bố cục và trưng bày hàng
hóa nói chung.
- Đánh giá thực trạng áp dụng các công cụ bố cục và trưng bày hàng hóa tại hệ thống siêu thị
nội địa, trong tương quan so sánh với hệ thống siêu thị nước ngoài. Từ đó, rút ra những điểm
hạn hay điểm mạnh của hệ thống siêu thị trong nước.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những điểm hạn chế, cũng như phát huy những lợi thế
của các hệ thống siêu thị nội địa trong công tác bố cục và trưng bày cửa hàng.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Do đề tài định hướng nghiên cứu sâu, nên đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hệ thống
siêu thị. Cụ thể là hệ thống siêu thị CoopMart - đại diện cho hệ thống siêu thị nội địa - và siêu thị
BigC - đại diện cho hệ thống siêu thị nước ngoài. Lý do lựa chọn hai hệ thống siêu thị trên được trình
bày trong phần đầu cơ sở thực tiễn.
Ngoài ra, do giới hạn về thời gian và kinh phí nghiên cứu, nhóm cũng giới hạn phạm vi nghiên
cứu trong nội địa thành phố Hồ Chí Minh.
1 Theo Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op- Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?
(09/12/2006)
vi
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu một vấn đề còn khá mới mẻ này, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều tài liệu
khác nhau về lĩnh vực trên, đồng thời với sự chỉ dẫn của các thầy cô hướng dẫn, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành nghiên cứu với các phương pháp như sau:
1. Nghiên cứu, khảo sát lý thuyết: cơ sở lý thuyết được khảo sát qua các tài liệu về quản trị
bán lẻ và trưng bày hàng hóa, các tài liệu này hầu hết của nước ngoài.
2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: được sự giới thiệu của các giảng viên hướng dẫn đề
tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 3 chuyên gia về lĩnh vực quản lý kinh doanh tại
siêu thị, trong đó, có quản lý việc bố cục và trưng bày tại các siêu thị. Kết quả đạt được của các
cuộc phỏng vấn chuyên gia này là những kinh nghiệm bố trí tại các siêu thị, cũng như những t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BaiHoanChinh.pdf
- Tom tat.pdf