Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng bằng gỗ. Mặt hàng trang trí tủ, ghế, giường là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Trong vài năm qua kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày một mở rộng hơn.
55 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho công tác giao nhận hàng trang trí nội thất bằng gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 1
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng bằng gỗ. Mặt hàng trang trí tủ, ghế, giường là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Trong vài năm qua kim ngạch xuất khẩu của các
mặt hàng này ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày một mở rộng hơn. Đạt
được điều trên là nhờ công ty luôn coi trọng công tác tổ chức thực hiện chất lượng
trong sản phẩm, đặc biệt là khâu giao nhận hàng xuất khẩu, để đảm bảo giao hàng
đúng tiến độ, thu hồi tiền hàng nhanh chóng, góp phần nâng cao uy tín của công ty đối
với khách hàng. Đây cũng chính là lý do của đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho
công tác giao nhận hàng trang trí nội thất bằng gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại
Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa”
vMục tiêu của đề tài
Phân tích tình hình hoạt động giao hàng trang trí nội thất bằng gỗ xuất khẩu bằng
đường biển nhằm rút ra những mặt được và chưa được từ đó đưa ra một số kiến nghị
để hoàn thiện công tác này với mục tiêu là ngày càng nâng cao và phát triển hơn nữa
hoạt động này tại công ty. Đồng thời cũng nhằm góp phần tạo nên một hệ thống làm
việc hợp lý, khoa học để hỗ trợ cho việc thực hiện nghiệp vụ giao hàng phù hợp với
các quy định của pháp luật, phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của chi nhánh.
v Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình giao hàng trang
trí nội thất xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Hoàng Tân Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Đó là công tác giao hàng trang trí nội thất bằng gỗ của công
ty trong những năm gần đây.
v Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế kết hợp với thực tế, sử dụng phương pháp
phân tích, lựa chọn, so sánh…để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
* Đề tài gồm 3 phần:
Ø Phần I: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 2
Ø Phần II: Thực trạng công tác giao nhận xuất khẩu mặt hàng trang trí nội thất bằng
gỗ bằng đường biển tại công ty TNHH Hoàng Tân Hòa.
Ø Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao nhận xuất khẩu mặt
hàng trang trí nội thất bằng gỗ bằng đường biển tại công ty TNHH Hoàng Tân
Hòa.
Tuy có nhiều cố gắng để hoàn thành nhưng với kiến thức còn hạn chế đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Trần Thị Trang và Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa đã giúp em hoàn
thành đề tài này.
Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát về giao nhận trong hoạt động ngoại thương:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động giao nhận:
1.1.1.1. Khái niệm:
Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực
hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gởi tới nơi nhận hàng. Giao nhận bao gồm việc
thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như: bao bì,
đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gởi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển
tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận…Như
vậy giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên
quan đến quá trình chuyên chở đó.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui t¾c mẫu của FIATA về
dịch vụ giao nhận: “là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các
dịch vụ trên, kể cả các vấn đề liên quan đến Hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
toán, thu thập các chứng từ có liên quan đến hàng hóa”.
Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997 thì:
“giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá từ người gởi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao nhận cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hay người giao nhận khác”.
1.1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của hoạt động giao nhận:
· Điểm đầu và điểm cuối quá trình giao nhận nằm ở những quốc gia khác nhau.
Hàng hoá thông qua quá trình giao nhận sẽ được chuyển từ tay người bán sang tay
người mua bằng các phương tiện vận tải.
· Hoạt động giao nhận luôn đi đôi với hoạt động vận tải. Chính vì người bán ở
những quốc gia khác nhau, do đó phương tiện vận tải là công cụ không thể thiếu trong
quá trình di chuyển hàng hoá từ nơi gởi đến nơi nhận hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 4
· Hoạt động giao nhận chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, khách quan
cũng như chủ quan.
1.1.2. Phân loại hoạt động giao nhận:
v Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
-Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở hàng hoá
quốc tế.
-Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá trong
phạm vi quốc gia.
v Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
-Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc gởi hàng
đi hoặc nhận hàng đến.
-Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần tuý còn bao
gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho tàng.
v Căn cứ vào phương thức vận tải:
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sông
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng ô tô
-Giao nhận hàng chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
v Căn cứ vào tính chất giao nhận:
- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức
không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty
chuyên kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 5
1.1.3. Các cơ quan liên quan đến giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển:
Giao nhận là một quá trình thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ khác nhau liên quan
đến quá trình tổ chức chuyên chở hàng hoá từ nước người gởi hàng đến nước người
nhận hàng.
Quá trình giao nhận thường bắt đầu khi người chủ hàng thực hiện hay uỷ thác cho
người giao nhận và thanh toán xong cho mọi chi phí liên quan đến giao nhận. Trong
quá trình giao nhận, người giao nhận (công ty giao nhận) cần phải liên hệ nhiều cơ
quan tổ chức khác nhau như: các cơ quan kiểm soát thuộc chính phủ như hải quan,
giám sát xuất nhập khẩu, các tổ chức y tế, lãnh sự…
- Các công ty xuất nhập khẩu thường là người thực hiện hay uỷ thác cho người
khác thực hiện công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá, lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ, cấp
Giấy ra vào…
- Các công ty vận tải vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với
chủ hàng hay người giao nhận.
- Công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các
thủ tục chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hoá.
- Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường
cho hàng hoá nếu rủi ro xảy ra.
- Công ty giám định khi được uỷ thác và cấp giấy biên bản giám định.
- Ngân hàng là trung gian thanh toán tiền và thực hiện bảo lãnh.
1.1.4. Nhiệm vụ các bên tham gia trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu:
1.1.4.1. Nhiệm vụ của cảng:
- Kí kết hợp đồng bốc dỡ, giao nhận,bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.
- Kết toán với tàu việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng ngoại thương.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 6
- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hoá trong khu vực cảng.
- Chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao
nhận, vận chuyển, bốc dỡ…
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu
có biên bản hợp lệ, và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện hoặc dấu
seal còn nguyên vẹn, do ký mã hiệu sai hoặc không rõ.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của chủ hàng ngoại thương:
- Kí kết hợp đồng giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Tiến hành việc giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng không qua
cảng.
- Kí hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển lưu kho, bảo quản với cảng
- Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hoá và tàu, và các chứng từ cần thiết
cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
+ Đối với hàng nhập khẩu: chủ tàu phải cung cấp chứng từ như bản lược khai
hàng hóa (Cargo Manifest), sơ đồ xếp hàng, chi tiết hầm tàu (Hatch list), vận đơn
đường biển (nếu ủy thác giao nhận cho Cảng), 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
+ Đối với hàng xuất khẩu: chủ hàng phải cung cấp chứng từ như bản lược khai
hàng hóa 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, sơ đồ xếp hàng 8h trước khi bốc hàng
xuống tàu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các
bên liên quan
- Thanh toán các loại phí cho cảng
1.2. Quy trình nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển:
1.2.1. Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi của cảng:
Đối với loại hàng này việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương giao
hàng cho cảng sau đó cảng mới tiến hành giao cho tàu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 7
1.2.1.1. Giao hàng xuất khẩu cho Cảng:
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác kí kết hợp đồng lưu kho, bảo quản
hàng hóa với cảng.
- Trước khi giao hàng cho cảng phải giao cho cảng các giấy tờ như:
+ Danh mục hàng hóa
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
+ Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp
+ Chỉ dẫn xếp hàng
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
1.2.1.2. Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu:
- Trước khi giao hàng cho tàu thì chủ hàng phải:
+ Làm các kiểm nghiệm kiểm dịch (nếu có), hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến, chấp nhận NOR
+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
- Tổ chức xếp và giao hàng lên tàu như sau:
+ Trước khi xếp hàng lên tàu, chủ hàng phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra
cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số màng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp
tải nếu cần.
+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân
cảng làm. Hàng sẽ được giao dịch cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm hàng của càng phải ghi số lượng hàng
giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu
thì ghi vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm hàng và ghi kết quả
vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm hàng cũng có thuê nhân viên kiểm kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu thì cảng phải lấy biên lai thuyền
phó để trên cơ sở đó lập vận đơn đường biển.
- Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các
chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ để xuất trình cho ngân hàng thanh toán
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 8
tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách
máy móc với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu
cần.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo
quản, lưu kho.
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
1.2.2. Đối với hàng xuất khẩu không phải lưu kho bãi:
Đây là các hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi
trong nước để xuất khẩu, họ có thể để hàng tại kho riêng của mình chứ không cần qua
kho của cảng. Từ kho riêng của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể
giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng được diễn ra tương tự như đối với
hàng lưu kho bãi của cảng.
1.2.3. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong các container:
1.2.3.1. Nếu gửi hàng nguyên ( FCL/FCL ):
-Chủ hàng hoặc người gửi được chủ hàng ủy thác điền vào booking note và đưa
cho đại diện của hãng tàu để xin kí cùng với bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu.
-Sau khi kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao container rỗng cho chủ hàng
mượn.
-Chủ hàng lấy container rỗng về kho riêng của mình , đóng hàng vào .kiểm
nghiệm ,.kiểm dịch , làm thủ tục hải quan ,và niêm phong cặp chì
-Giao cho tàu tại CY qui định, trước khi hết thời hạn qui định của từng chuyến tàu
và lấy Mate’ Receipt
-Sau khi hàng đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn.
1.2.3.2. Nếu gửi hàng lẻ:
-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thac mang hàng đến giao cho người
chuyên chở tại ICD qui định và lấy vận đơn
-Người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng các lô hàng lẻ đó vào container
sau khi đã kiểm tra hải quan và niêm phong cặp chì
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 9
-Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
1.3. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng xuất khẩu chuyên chở bằng
đường biển:
1.3.1. Chứng từ hàng hóa:
Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán, nó là yêu cầu của người bán đòi
hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn .Hóa đơn ghi rõ đặc đểm của
hàng hóa, đơn giá và tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương
thức thanh toán và phương thức chuyên chở hàng hóa.
1.3.1.1. Phiếu đóng gói:
Là chứng từ liệt kê chi tiết của nhiều loại kiện hàng khác nhau được vận chuyển
trong một chuyến tàu, nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho việc kiểm đếm trong mỗi kiện
và có ích đặc biêt khi hàng gồm nhiều đặc tính khác nhau và cung cấp nhiều dữ kiện
hơn hóa đơn trong kiểm tra để biết qui cách ,đặc điểm của đơn hàng có được tôn
trọng hay không. Phiếu đóng gói do người sản xuất hàng lập khi đóng hàng.
1.3.1.2. Giấy chứng nhận phẩm chất:
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm cấp
hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng .Nếu hợp đồng không có qui định gì
khác,Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiêp sản xuất hàng hóa
cấp hoặc cũng có thể do cơ quan kiểm nghiểm, giám định hàng xuất khẩu cấp.
1.3.1.3. Giấy chứng nhận số lượng:
Là giấy chứng nhận số lượng mà người bán giao cho người mua ,có thể do công ty
giám định cấp ,hoặc do xí nghiệp sản xuất hàng lập và được công ty giám định hay
hải quan xác nhận ,được dùng trong mua bán bách hóa ,hoặc loại hàng cần biết số
lượng hơn trọng lượng như : bút máy ,thuốc lá điếu , bàn ghế …Nếu hàng gồm nhiều
chi tiết phức tạp như phụ tùng máy móc ,dụng cụ cắt gọt ,thường dùng bảng kê chi tiết
trong bộ chứng từ thanh toán ,nhưng khi hàng thanh toán là loại động nhất ,sẽ dụng
Giấy chứng nhận số lượng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 10
1.3.1.4. Giấy chứng nhận trọng lượng:
Là chứng từ xác nhận trọng lượng hàng, do hải quan hoặc công ty giám định hàng
cấp, tùy theo qui định của hợp đồng. Nếu hàng có khối lượng lớn đây sẽ là một căn cứ
để người mua đối chiếu giữa hàng người bán đã gởi với hàng thực nhận của từng mặt
hàng cụ thể
1.3.2. Chứng từ hải quan:
Chứng từ hải quan là những chứng từ mà theo chế độ hải quan người chủ hàng
phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa qua biên giới quốc gia.
1.3.2.1. Tờ khai hải quan:
Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.Theo điều lệ hải quan Việt Nam, tờ khai hải quan
phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay khi hàng hóa đến cửa khẩu, tờ khai hải
quan phải được đính kèm Giấy phép xuất nhập khẩu, bảng kê chi tiết và vận đơn.
1.3.2.2. Giấy phép xuất nhập khẩu:
Là chứng từ do Bộ thương mại cấp, cho phép chủ hàng được phép xuất hay nhập
khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định có cùng tên hàng, từ một nước nhất định, qua
một cửa khẩu nhất định, trong một thời gian nhất định.
1.3.2.3.Các Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ sinh:
Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác
nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…
v Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật:
Là giấy chứng nhận do cơ quan thú y cấp, chứng nhận không có vi trùng gây bệnh
cho giống súc vật khác hoặc động vật có liên quan đã được tiêm chủng đề phòng dịch
bệnh.
Công dụng:
-Ấn định phẩm chất hàng và là căn cứ hàng phù hợp với yêu cầu của hợp đồng
-Bổ sung các chứng từ trình hải quan, làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 11
-Bổ sung cho bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho người mua để người này làm
thủ tục nhập ,vì ở các nước cũng đều qui định chế độ kiểm dịch nhằm bảo vệ nền
móng công nhgiệp của nước mình
v Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật:
Do các cơ quan bảo vệ thực vật cấp khi hàng hóa là thực vật ,thảo mộc hoặc có
nguồn gốc từ thực vật đã dược kiểm tra và xử lí các dịch bệnh.
v Giấy chứng nhận vệ sinh:
Là giấy xác nhận tính chất vô hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ ,thường do
cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp và nếu trong hợp đồng mua bán hoặc
L/C qui định ,cũng có thể do một cơ quan y tế lập và cấp.
1.3.2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ:
Là chứng từ do phòng thượng mại của nước xuất khẩu cấp cho chủ hàng ,theo yêu
cầu và lời khai của chủ hàng để chứng nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng.
Công dụng:
-Giúp hải quan nước nhâp khẩu căn cứ tính thuế dựa trên áp dụng biểu thuế quan
ưu đãi của các nước với nhau.
-Giúp hải quan thực hiện chích sách khu vực ,chính sách phân biệt đối xử trong
mua bán khi tiến hành việc giám sát và quản lí.
-Xác nhận một phần chats lượng hàng ,nhất là hàng thuộc thổ sản địa phương.
1.3.2.5. Hóa đơn lãnh sự:
Là hóa đơn trên đó lãnh sự của các nước nhập khẩu đang công tác tại nước xuất
khẩu chứng thực về giá cả và tổng giá trị lô hàng.
Một số nước qui định rằng lãnh sự có thể kí trực tiếp trên hóa đơn thương mại,
một số nước khác lại qui định rằng hóa đơn lãnh sự phải được lập trên những Giấy in
sẵn và phải được lãnh sự kiểm tra về thị thực.
1.3.3. Chứng từ vận tải:
Là chứng từ do người vận tải cấp để xác nhận rằng mình đã nhận hàng đã chở.
1.3.3.1. Vận đơn đường biển: Là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh
toán.Vận đơn đường biển có 3 chức năng:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065 12
-Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng đã chở.
-Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng biển.
-Là bằng chứng chuyên chở hợp đồng hàng hóa.
Trong thương mại hàng hóa quốc tế thường gặp nhiều loại vận đơn đường biển với
tên gọi khác nhau và có tác dụng khác nhau.
1.3.3.2. Biên lai thuyền phó:
Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hóa trên tàu về việc nhận
hàng để chuyên chở, trong đó người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hóa mà
các nhân viên kiểm điện của tàu đã tiến hành khi hàng hoá được bốc lên tàu.
Biên lai thuyền phó không phải là bằng chứng cho việc sở hữu hàng hóa mà chỉ là
chứng từ để đổi lấy vận đơn đường biển
1.3.3.3. Sơ đồ xếp hàng:
Sơ đồ xếp hàng do thuyền trưởng hay nhân viên