Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại trong điều kiện khủng hoảng hiện nay

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại– tổ chức kinh doanh ngoại tệ – mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay từ số tiền huy động được và làm các dịch vụ ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên quan trọng. Quy mô, cơ cấu, và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM, bao gồm quy mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khẳ năng cung ứng dịch vụ, từ đó quyết định khả năng sinh lời. Trong khi chưa khai thác được số lượng tiền nhàn rỗi trong các ngân hàng, tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều ngân hàng vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vốn vay của các ngân hàng nước ngoài, để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản, vì vậy chi phí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh thấp và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững chắc. Các NHTM Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư. Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp và không phù hợp với sử dụng vốn về quy mô, kết cấu làm hạn chế khẳ năng sinh lời, đồng thời đặt ngân hàng trước rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và hơn thế có thể mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính như nhiều quốc gia từng lâm vào. Do vậy, yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sức cấp thiết đối với NHTM Việt Nam.

docx39 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại trong điều kiện khủng hoảng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT Thành viên Công việc Đánh giá 1 Bùi Ngọc Mai Phương (28) Thực trạng huy động vốn của NHTM hiện nay Những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn Làm powerpoint A 2 Đỗ Thị Thanh Nhàn (23) Thực trạng huy động vốn của NHTM hiện nay Đánh giá về thực trạng huy động vốn Tổng hợp word Thuyết trình A 3 Nguyễn Thị Thu Hà (07) Những sản phẩn huy động vốn của NHTM Vai trò và lợi ích của hoạt động huy động vốn Tổng hợp số liệu A 4 Trần Huy Phong (27) Giải pháp tăng cao hoạt động huy động vốn của các NHTM trong điều kiện khủng hoảng hiện nay Thuyết trình A 5 Nguyễn Trung Kiên (14) Thực trạng huy động vốn của NHTMCP Vietcombank Quy trình huy động vốn Làm powerpoint A DANH SÁCH NHÓM NH8 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại– tổ chức kinh doanh ngoại tệ – mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay từ số tiền huy động được và làm các dịch vụ ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên quan trọng. Quy mô, cơ cấu, và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM, bao gồm quy mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khẳ năng cung ứng dịch vụ, từ đó quyết định khả năng sinh lời. Trong khi chưa khai thác được số lượng tiền nhàn rỗi trong các ngân hàng, tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều ngân hàng vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vốn vay của các ngân hàng nước ngoài, để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản, vì vậy chi phí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh thấp và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững chắc. Các NHTM Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư. Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp và không phù hợp với sử dụng vốn về quy mô, kết cấu làm hạn chế khẳ năng sinh lời, đồng thời đặt ngân hàng trước rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và hơn thế có thể mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính như nhiều quốc gia từng lâm vào. Do vậy, yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sức cấp thiết đối với NHTM Việt Nam. NHỮNG VẦN ĐỀ VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương mại: Nguồn vốn huy động tiền gửi: Tiền gửi không kì hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với tài khoản tiền gửi này, mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không có kì hạn chi phí thấp, tuy nhiên ngoài lãi còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán. Để tăng nguồn tiền gửi không kì hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Tiền gửi có kì hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định theo kì hạn đã được thỏa thuận với ngân hàng khi gửi tiền. Tiền gửi có kì hạn giữ vi trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn khoản này vào các hoạt động linh doanh của mình. Chính vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kì hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Các khoản tiền gửi có kì hạn không được dùng để thanh toán, thường có lãi suất cao và kì hạn dài hơn. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan quan hệ tín dụng. Để mở rộng khoản vốn này, ngoài biện pháp lãi suất ngân hàng còn thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kì hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc bốc thăm trúng thưởng… Tiền gửi tiết kiệm: Là một phần thu nhập của người lao động chưa sử dụng đến, tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Người gửi tiền được ngân hàng cung cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn. Việt Nam, hình thức này phổ biến là: + Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: là loại mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Nhưng không được dùng các phương tiện thanh toán để chi trả cho khách hàng. + Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian nhất định, có sự thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp. + Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: thường là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn, người tham gia ngoài việc được trả lãi còn được ngân hàng cấp tín dụng nhằm mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm là loại tiền phi giao dịch. Chúng có cùng tính chất là được hưởng lãi cao và chủ tài khoản không được phát hành séc. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá: Ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự án đã định. Kỳ phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành được ngân hàng thực hiện theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mau trả tiền theo mệnh giá ghi trên bề mặt kỳ phiếu) và phát hành bằng hình thức chiết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng). + Đặc trưng của nó là quản lý được chính sách lãi suất trong ngắn hạn. + Tính lỏng cao. Trái phiếu ngân hàng: là giấy nhận nợ của ngân hàng có thời hạn lớn hơn 12 tháng. Trái phiếu gồm: trái phiếu thông thường (khi đáo hạn thì trái chủ sẽ nhận lại gốc và lãi); và trái phiếu chuyển đổi( trái chủ có thể nhận gốc và lãi như trái phiếu thông thường hoặc vẫn để vốn đó trong ngân hàng để trở thành cổ đông ngân hàng). + Đặc trưng: quản lý được chính sách lãi suất trong dài hạn. + Tính lỏng cao, có thể mua bán được trên thị trường chứng khoán. Chứng chỉ tiền gửi: các giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành từng đợt, tùy theo mục đích với sự chấp thuận của NHNN, hình thức huy động vốn này các NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi thông thường. Huy động vốn thông qua hình thức đi vay: Vay ngân hàng trung ương:  Ngân hàng trung ương cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu, tài chiết khấu các giấy tờ có giá. Bằng cách NHTW yêu cầu NHTM lập hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ có giá hoặc tài chiết khấu các giấy tờ có giá, để xin vay bổs ung nguồn vốn còn thiếu của ngân hàng. Và, NHTW dựa vào hồ sơ để xem xét và phê chuẩn những hồ sơ tín dụng cùng với các chứng từ xin chiết khấu, tái chiết khấu đạt yêu cầu và có chất lượng cao của NHTM để cho NHTM vay. Như vậy, ngân hàng trung ương sẽ là người cho vay cuối cùng đối với NHTM. Vay qua thị trường liên ngân hàng: Nhằm mục đích bảo đảm nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng. Vay tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể vay tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác mở tài khoản ở  NHTM để tham gia dịch vụ thanh toán, thông qua đó NHTM có thể huy động vốn giống huy động vốn từ các doanh nghiệp khác. Chi phí của nguồn vốn này thườngcao và thời gian sử dụng thường rất ngắn. Các ngân hàng cho nhau vay dưới hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn… Vai trò và lợi ích của hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là hoạt động rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập thì phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ không phải nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vồn phục vụ cho các hoạt động như vậy, ngân hàng cần phải huy độngvốn từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, công tác huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng. Đối với NHTM: Công tác huy động vốn góp phần mang lại nguồn vồn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của mình và nếu không có hoạt động huy động vốn thì NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động khác của mình. Mặt khác, thông qua hoạt động huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn góp phần tăng cường nguồn vốn cho ngân hàng. Đối với khách hàng: Hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà cón có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng, hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất giữ và tích lũy số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. Cuối cùng, huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền tiêu dùng. III. Nội dung quy trình: 1. Quy trình tiền gửi không kỳ hạn: 1.1 Nghiệp vụ mở tài khoản: Nội dung công việc Tài liệu/ Menu ID Mẫu biểu Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu mở tài khoản. Thực hiện: GDV - Tiếp nhận Giấy đăng ký mở tài khoản (2 liên) và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định. - CMT nhân dân/hộ chiếu đối với KH cá nhân. QĐ-KT-06 BM01/QĐ-KT-06 BM02/QĐ-KT-06 BM03/QĐ-KT-06 BM04/QĐ-KT-06 Bước 2: Kiểm tra hồ sơ mở tài khoản. Thực hiện : GDV - Đối tượng mở tài khoản. - Giấy đăng ký mở tài khoản. - Bộ hồ sơ mở tài khoản. - Nếu thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì chuyển trả khách hàng và hướng dẫn khách hàng bổ sung cho hoàn chỉnh hoặc làm mới. - Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì giao dịch viên thực hiện Bước 3. Bước 3: Kiểm tra số CIF khách hàng. Thực hiện: GDV GDV tiến hành kiểm tra số CIF khách hàng trong hệ thống: - Nếu khách hàng đã có số CIF thì tiến hành thực hiện Bước 5. - Nếu khách hàng chưa có số CIF thì tiến hành tạo số CIF cho khách hàng theo Bước 4. Bước 4: Tạo số CIF cho khách hàng. Thực hiện: GDV GDV tiến hành tạo số CIF cho khách hàng như sau: - Vào màn hình mở TKTG thanh toán/ TK tiết kiệm KKH mới cho khách hàng - “CA/SA Open New Account” - Nhập đầy đủ dữ liệu, thông tin về khách hàng. Hệ thống sẽ tự tạo ra số CIF cho khách hàng. Sau khi tạo số CIF cho khách hàng thì chuyển sang Bước 5. ID 1000/CA ID 2000/SA Bước 5: Mở tài khoản. Thực hiện: GDV - Dựa trên số CIF đã tạo, hệ thống sẽ tự động bật ra màn hình mở tài khoản mới cho khách hàng. - Sau khi nhập xong thông tin mở tài khoản, chuyển toàn bộ hồ sơ của khách hàng và giao dịch sang cho KSV để kiểm soát theo Bước 6. ID 1000/CA ID 2000/SA Bước 6: Kiểm soát và duyệt mở TK. Thực hiện: KSV - Kiểm soát toàn bộ bộ hồ sơ, đối chiếu giữa nội dung bộ hồ sơ và thông tin GDV nhập trên máy. + Nếu chấp thuận thì ký hồ sơ, duyệt mở TK và chuyển sang Bước 7. + Nếu không chấp thuận chuyển trả lại hồ sơ cho GDV kèm theo lý do không chấp thuận. Bước 7: Thông báo số TK cho khách hàng, chuyển mẫu dấu, chữ ký để quét vào hệ thống và lưu hồ sơ khách hàng. Thực hiện: GDV - Trả 1 liên Giấy đăng ký mở tài khoản và Thẻ tài khoản cho khách hàng. - Chuyển mẫu dấu, chữ ký của khách hàng sang Bộ phận quét, quản lý mẫu dấu, chữ ký để quét vào hệ thống. - Chuyển toàn bộ bộ hồ sơ mở tài khoản và Giấy đề nghị mở tài khoản cho KSV lưu trữ hồ sơ hoặc chuyển cho Bộ phận lưu trữ hồ sơ theo quy định. Mẫu Thẻ tài khoản theo quy định 1.2 Nghiệp vụ gửi tiền vào tài khoản bằng tiền mặt: - Khách hàng có thể nộp tiền vào tài khoản của mình tại Chi nhánh nơi trực tiếp mở tài khoản hoặc có thể nộp tiền vào tài khoản của mình tại bất cứ Chi nhánh nào trong hệ thống của Ngân hàng. - Quy trình các bước thực hiện tại Chi nhánh nơi mở tài khoản và Chi nhánh khác không có tài khoản đều sử dụng màn hình giao dịch BDS như nhau. - Trình tự tiến hành như sau: Nội dung công việc Tài liệu/ Menu ID Mẫu biểu Bước 1: Tiếp nhận chứng từ nộp tiền của khách hàng. Thực hiện: GDV - Tiếp nhận Giấy nộp tiền mặt của khách hàng (3 liên) hoặc các chứng từ nộp tiền khác theo quy định. - CMT nhân dân/hộ chiếu đối với KH cá nhân. Công văn số 1388/CV-KT3 ngày 24/3/2005 BM04 (Công văn 1388/CV-KT3) Bước 2: Kiểm tra chứng từ nộp tiền của khách hàng. Thực hiện: GDV - Kiểm tra việc lập chứng từ theo đúng quy định như: kiểm tra số tiền bằng số, bằng chữ, tên người hoặc đơn vị thụ hưởng... - Tính phí nộp tiền (nếu có). - Nếu chứng từ có sai sót, chuyển lại cho khách hàng đề nghị bổ sung hoặc làm mới. - Nếu chứng từ hợp lệ, chuyển sang thực hiện bước 3 Bước 3: Thu tiền. Thực hiện: GDV. - Trong phạm vi hạn mức được giao, nhận và kiểm đếm tiền mặt theo số tiền ghi trên giấy nộp tiền theo đúng quy định về giao nhận tiền mặt và chuyển sang thực hiện bước 4 - Trường hợp các giao dịch thu tiền mặt vượt hạn mức, thực hiện một trong hai cách sau: + Cách 1: Chuyển giao dịch sang GDV có hạn mức giao dịch cao hơn để thực hiện. (thực hiện theo lưu đồ 2a, phụ lục I). + Cách 2: Chuyển giao dịch sang bộ phận Quỹ để thực hiện bước 3b (thực hiện theo lưu đồ 2b, phụ lục I). QĐ-KQ-04 Bước 3b: Thu tiền tại Quỹ. Thực hiện: Bộ phận quỹ. - Kiểm đếm tiền mặt theo số tiền ghi trên giấy nộp tiền theo đúng quy định. - Ký và đóng dấu đã thu tiền. - Chuyển chứng từ đóng dấu đã thu tiền sang GDV để thực hiện bước 4. QĐ-KQ-04 Bước 4: Nhập giao dịch. Thực hiện: GDV - Căn cứ vào chứng từ thu tiền, lựa chọn màn hình gửi tiền lần đầu vào TKTG thanh toán/TK tiết kiệm KKH - “CA/SA First Cash Deposit” hoặc màn hình gửi tiền vào TKTG thanh toán/TK tiết kiệm KKH - “CA/SA Cash Deposit”. - Nhập dữ liệu đúng, đầy đủ và chính xác các trường theo quy định. - Nhập mục thu phí (nếu có) (tuỳ theo cách xác định là phí trong hay phí ngoài để nhập cho đúng). - Nếu trong hạn mức giao dịch thực hiện thì chuyển thực hiện tiếp Bước 6. - Nếu vượt hạn mức thì ký và chuyển chứng từ sang cho KSV duyệt theo Bước 5. ID 1050/CA ID 1053/CA ID 1055/CA ID 2050/SA ID 2053/SA Bước 5: Kiểm soát và duyệt giao dịch. Thực hiện: KSV Kiểm tra bộ chứng từ thu tiền mặt và đối chiếu với dữ liệu GDV nhập trên máy: - Nếu chấp thuận thì ký trên chứng từ giấy, duyệt giao dịch và chuyển sang Bước 6. - Nếu không chấp thuận thì từ chối duyệt giao dịch và trả lại chứng từ cho GDV kèm theo lý do không chấp thuận. Bước 6: In, trả chứng từ cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ. Thực hiện : GDV - In trên 3 liên Giấy nộp tiền mặt của khách hàng. - Trả 1 liên Giấy nộp tiền mặt cho người nộp, 1 liên cho người thụ hưởng và 1 liên lưu chứng từ hoặc chuyển sang bộ phận lưu trữ theo quy định. Ghi chú: - Tuỳ theo điều kiện cán bộ của Chi nhánh, Giám đốc quyết định thực hiện bước 3 theo cách 1 hoặc cách 2 trong trường hợp vượt hạn mức thu tiền mặt nhưng phải đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Đối với các giao dịch thu tiền mặt do bộ phận Quỹ thực hiện, khi kết thúc giao dịch với khách hàng, GDV thực hiện trên máy bút toán giao tiền nội bộ (menu 8001) về cho bộ phận Quỹ đảm bảo số tiền trên máy và số tiền thực tế của GDV cân về số lượng. - Quy trình gửi tiền vào tài khoản bằng tiền mặt áp dụng chung cho tất cả các loại tiền tệ. - Nếu khách hàng nộp tiền khác loại tiền của tài khoản, hệ thống sẽ tự tạo bút toán mua, bán hoặc chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá hiện thời áp dụng tại thời điểm thực hiện giao dịch. 1.3 Nghiệp vụ gửi tiền vào tài khoản bằng Séc: Nội dung công việc Tài liệu/ Menu ID Mẫu biểu Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu gửi tiền của khách hàng vào tài khoản bằng séc (kể cả séc của Ngân hàng và séc của các ngân hàng khác phát hành). Thực hiện: GDV. - Tiếp nhận tờ Séc từ khách hàng và Bảng kê nộp séc (03 liên). - CMT nhân dân/hộ chiếu đối với KH cá nhân. Công văn số 1388/CV-KT3 ngày 24/3/2005 BM07 (Công văn 1388/CV-KT3) Bước 2: Kiểm tra các yếu tố pháp lý của tờ Séc và phân loại Séc. Thực hiện: GDV - Kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc và các yếu tố trên Bảng kê nộp séc. - Đối chiếu các yếu tố ghi trên bảng kê nộp séc với tờ séc. - Kiểm tra tính liên tục của chữ ký chuyển nhượng (nếu có). - Kiểm tra thời hạn thanh toán của tờ séc, séc không có lệnh ngừng thanh toán (Stop payment). - Phân loại séc, để có cơ sở cho việc lựa chọn giao dịch. Bước 3: Nhập giao dịch. Thực hiện: GDV Căn cứ vào việc phân loại séc trong Bước 2, GDV tiến hành: - Lựa chọn giao dịch cho phù hợp: + Nếu khách hàng nộp séc nội bộ do Ngân hàng phát hành, lựa chọn màn hình gửi séc nội bộ vào TKTG thanh toán/TK tiết kiệm KKH - “CA/SA House Cheque Deposit”. + Nếu khách hàng nộp séc khác hệ thống Ngân hàng phát hành nhưng trong cùng trung tâm bù trừ, lựa chọn màn hình gửi séc trên địa bàn vào TKTG thanh toán/TK tiết kiệm KKH - “CA/SA Local Cheque Deposit”. + Nếu khách hàng nộp séc ngoài khu vực do khác hệ thống Ngân hàng phát hành, lựa chọn màn hình gửi séc ngoài địa bàn vào TKTG thanh toán/TK tiết kiệm KKH - “CA/SA OC (Clearing) Deposit”. + Nếu khách hàng gửi tiền lần đầu vào tài khoản bằng séc nội bộ do Ngân hàng phát hành, lựa chọn màn hình gửi séc nội bộ lần đầu vào TKTG thanh toán/TK tiết kiệm KKH - “CA/SA First House Cheque Deposit ”. + Nếu khách hàng gửi tiền vào tài khoản bằng séc bảo chi do Ngân hàng phát hành, lựa chọn màn hình gửi séc bảo chi nội bộ vào TKTG thanh toán / TK tiết kiệm KKH -“CA/SA Guaranteed House Cheque Deposit ”. + Nếu khách hàng gửi tiền vào tài khoản bằng séc bảo chi trong cùng khu vực bù trừ do các ngân hàng khác phát hành, lựa chọn màn hình gửi séc bảo chi trên địa bàn vào TKTG thanh toán / TK tiết kiệm KKH - “CA/SA Guaranteed Local Cheque Deposit”. - Nhập các giao dịch nộp séc, nhập đúng và đầy đủ các yếu tố theo quy định. - Thu phí theo quy định (nếu có) . - Nếu trong hạn mức giao dịch thực hiện thì chuyển thực hiện tiếp Bước 5 nếu là séc nội bộ hoặc bảo chi nội bộ do Ngân hàng phát hành hoặc chuyển thực hiện tiếp Bước 6 nếu là séc do ngân hàng khác phát hành. - Nếu vượt hạn mức duyệt thì ký và chuyển chứng từ cho KSV thực hiện Bước 4. ID1052/CA ID 2055/SA ID 1051/CA ID 2054/SA ID 1101/CA ID 2100/SA ID 1054/CA ID 2051/SA ID 1102/CA ID 2101/SA ID 1100/CA ID 2102/SA Bước 4: Kiểm soát và duyệt giao dịch. Thực hiện : KSV Kiểm soát tờ séc, Bảng kê nộp séc đối chiếu với dữ liệu GDV nhập trên máy: - Nếu chấp thuận thì ký duyệt giao dịch và chuyển cho GDV thực hiện Bước 5 nếu là séc nội bộ hoặc bảo chi nội bộ do Ngân hàng phát hành, chuyển cho GDV thực hiện Bước 6 nếu là séc do ngân hàng khác phát hành. - Nếu không chấp thuận thì trả lại cho GDV kèm theo lý do không chấp thuận. Ghi chú: Sau khi giao dịch được phê duyệt, các bút toán sẽ được sinh ra: + Nếu là séc nội bộ kể cả bảo chi hoặc không bảo chi, sau khi giao dịch được duyệt hệ thống sẽ tạo bút toán và tài khoản được ghi có sẽ được ghi có ngay, tà
Tài liệu liên quan