Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC)

Hoà nhập vào xu thế hội nhập trong khu vực và thế giới, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Việc mở cửa thị trường làm cho áp lực cạnh tranh với tất cả các mặt hàng trong nước ngày càng trở lên ngay gắt. Hoạt động xây lắp vốn được coi là hoạt động được hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước nay cũng đang phải đối mặt với một thực tế chung đó là: Các công ty sẽ phải tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình, phải đối phó với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đất nước phát triển, giá trị xây dựng cũng tăng lên theo nhu cầu. Vậy làm thế nào để có thể giữ vững và phát triển đựơc thị phần là điều mà nhiều công ty quan tâm. Em cũng rất may mắn vì có cơ hội thực tập ở công ty xây dựng có tên là: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất nên em có cơ hội để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty cũng như có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về tình hình hoạt động. Xây lắp hiện nay ở Việt Nam.Là một công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp và đựơc TCT Xây dựng Công nghiệpViệt Nam đánh giá khá tốt.

docx85 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Hoà nhập vào xu thế hội nhập trong khu vực và thế giới, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Việc mở cửa thị trường làm cho áp lực cạnh tranh với tất cả các mặt hàng trong nước ngày càng trở lên ngay gắt. Hoạt động xây lắp vốn được coi là hoạt động được hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước nay cũng đang phải đối mặt với một thực tế chung đó là: Các công ty sẽ phải tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình, phải đối phó với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đất nước phát triển, giá trị xây dựng cũng tăng lên theo nhu cầu. Vậy làm thế nào để có thể giữ vững và phát triển đựơc thị phần là điều mà nhiều công ty quan tâm. Em cũng rất may mắn vì có cơ hội thực tập ở công ty xây dựng có tên là: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất nên em có cơ hội để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty cũng như có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về tình hình hoạt động. Xây lắp hiện nay ở Việt Nam.Là một công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp và đựơc TCT Xây dựng Công nghiệpViệt Nam đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu bức thiết hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty nên em đã mạnh dạn viết đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty” Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: Chương I: Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. Chương II: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Chương III: Định hướng và một số kiến nghị, giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các chú, chị Hồng trong phòng cơ điện đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Mai Hoa đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Do kiến thức của em con hạn chế nên trong bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô trong bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1.Giới thiệu khái quát về công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. I.Giới thiệu khái quát về công ty 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC) là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, chủ sở hữu là nhà nước thuộc tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam .Công ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn cho công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản riêng và các quỹ tập trung, được mở tài khoản nội, ngoại tệ tại các ngân hàng và các kho bạc nhà nước theo luật định, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài . Công ty được thành lập năm 1969, từ tháng 5/1981 công ty mang tên XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT trực thuộc bộ công nghiệp. Năm 1996, công ty đã gia nhập và trở thành thành viên của tổng công ty hoá chất Việt Nam, theo quyết định số 1352/QĐ-TCCB ngày 11/6/1996 của bộ trưởng bộ công nghiệp, đơn vị đổi tên thành CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT, từ năm 1998 trở thành thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Từ tháng 7/2005 theo quyết định số 30/2005/QĐ-BCN ngày 25/7/2005 của bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty xây lắp hoá chất, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam chuyển thành CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty do Hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam phê duyệt . Trong 35 năm qua, công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có quy mô lớn, yêu cầu kĩ thuật phức tạp, như nhà máy Supe phôt phát và hoá chất Lâm Thao, nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc, nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai, nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, tham gia chế tạo và lắp dựng hệ thống tuyến đường dây tải điện cao áp 500KV, tuyến vi ba quốc gia, các công sở, giảng đường đại học, khách sạn … Đặc biệt trong những năm gần đây công ty đã tham gia xây dựng nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài như: Khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng ,nhà máy cơ khí nặng HANVICO nhà máy thép VINAUSTEEL Hải Phòng, nhà máy ti vi màu LG-SEL, nhà máy TOYOTA, nhà máy cao su INOUE Vĩnh Phú, nhà máy PVC Đông Nai, dự án nâng cấp cơ sở vật chất trường học _Khu vực các tình miền núi phía Bắc, nhà máy đạm Phú Mỹ….Công ty cũng mở rộng hợp tác với các công ty xây dựng quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Italia…mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổng công ty trong các ngành, các viện các trường đại học và các tổ chức tư vấn phục vụ cho trương trình phát triển doanh nghiệp . Quá trình phát triển của CCIC gắn liền với sự đổi mới không ngừng về lực lượng công nghệ kĩ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. Hiện nay, CCIC với hơn 1300 cán bộ công nhân viên, trong đó có hơn 220 kĩ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc các nghành xây dựng, cơ khí, địên, điện lạnh, cấp thoát nước, thông gió, kiểm định, đo lường ….và trên 1000 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bị công nghệ, hàn gió cao áp . CCIC đặc biệt thành thạo trong các công việc thuộc các nghành xây lắp công nghiệp hoá chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hoá chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hoá và thông tin tín hiệu. Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ côp pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình xây dựng dân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phức tạp . Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành nhà tổng thầu, CCIC đã đầu tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côp pha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng, đầu tư chất xám, đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường . CCIC cũng đang từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 .Bên cạnh đó, CCIC còn có đội ngũ cán bộ kỹ sư tham gia làm giám đốc dự án để quản lý và điều hành các dự án lớn của tổng công ty . Là một tổ chức kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thiết kế xây lắp công trình, CCIC mong muốn không ngừng mở rộng hợp tác và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong ngoài nước với các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, chi phí hợp lý và đảm bảo tiến độ . 2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức .  3.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 3.1. Phòng kinh tế lao động(chỉ quản lý lao động trực tiếp ). *Xây dựng kế hoạch tiền lương theo quý ,năm . Kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động theo quý ,năm *Đảm bảo các chế độ cho người lao động :BHXH,BHYT (Tham gia và chi trả theo đúng luật). * Quản lý người lao động: Theo hình thức hồ sơ từ khi người lao động trực tiếp vào công ty cho đến khi ra khỏi công ty . * Thực hiện công tác an toàn lao động: Xây dựng kế hoạch, theo dõi tổ chức việc học tập trang bị công tác an toàn lao động trong toàn bộ công ty . * Xây dựng kế hoạch tham gia chỉ đạo việc huấn luyện, đào tạo lại, thi tuyển nâng bậc cho công nhân trực tiếp . 3.2. Phòng tổ chức hành chính *Chức năng quản trị : - Tiếp nhận các thông tin(Công văn giáy tờ, tiếp nhận khách đến làm việc với công ty) từ bên ngoài công ty, từ công ty ra bên ngoài . - Điều phối phương tiện đi lại phục vụ công việc chung của công ty. - Lưu giữ quản lý tài liệu . * Quản lý gián tiếp (Nhân viên văn phòng, lãnh đạo ):Tuyển dụng , đào tạo 3.3 Phòng tài chính ,kế toán Quản lý tình hình tài chính của công ty, tính toán các kết quả hoạt động lỗ lãi, lập báo cáo tài chính hàng quý, năm . Phản ánh kịp thời toàn diện cụ thể :Tổng hợp thống kê, kiểm kê, tổng hợp báo cáo thực hiện hàng tháng, quý, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tài chính, kiểm tra báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị . Đề xuất huy động, điều động, và kinh doanh vốn,việc sử lý vốn, tài sản, công nợ và tồn tại tài chính của công ty. Chủ trì quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Thanh quyết toán cho các phòng, lập báo cáo, đề xuất xử lý kiểm kê và phối hợp với các phòng có liên quan để giải quyết các tồn tại . ……. 3.4. Ban đầu tư nhà đất . Quản lý và tham gia đầu tư kinh doanh nhà đất . 3.5. Phòng kế hoạch thị trường . Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, đó xác định kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng các kế hoạch hành động cho từng giai đoạn, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn .Xây dựng kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị trong năm, kế hoạch tăng trưởng..Ngoài ra phòng co chức năng thẩm tra về mặt thị trường với các dự án có yêu cầu liên quan đến thị trường . Thẩm định các dự án liên quan đến xây lắp. Quản lý công tác xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch xin vay vốn cho các dự án đã được phê duyệt, lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Đầu mối giao dịch đàm phán với khách hàng nước ngoài và trong nước về hợp tác liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài 3.6. Phòng quản lý công trình . * Xây dựng các biện pháp tổ chức, thi công các công trình lớn. * Kiểm soát toàn bộ mặt chất lượng của các công trình . * Thiết kế :Tổ chức thi công . Phối hợp cùng các phòng khác (phòng dự án để tham gia đấu thầu ). 3.7. Phòng dự án . Làm hồ sơ để tham gia đấu thầu . Nghiên cứu đề xuất và xây dựng phương hướng, chủ trương về chiến lược phát triển của công ty . Xây dựng các chương trình, dự án tổng thể mang tính định hướng ,tham gia triển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt . 3.8 . Phòng cơ điện . Quản lý toàn bộ thiết bị của công ty, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm mới, sửa chữa hàng quí, năm. Tham gia xây dựng dự án đầu tư mới, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư của các chi nhánh . Theo dõi tình hình hoạt động của các thiêt bị để đảm bảo an toàn : Đối với các thiêt bị cần kiểm định thì cần đưa đi kiểm định, mua bảo hiểm cho các thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất Thẩm định các dự án liên quan đến máy móc thiết bị. Theo dõi khấu hao tài sản, điều chuyển tài sản trong nội bộ các chi nhánh . 4. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty . 4.1.Mục tiêu hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng kí và pháp luật cho phép nhằm tối đa hoá lợi nhuận; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động; tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. 4.2. Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động . 4.2.1. Ngành nghề kinh doanh . Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng; xây dựng đường bộ, sân bay, bến cảng; công trình thuỷ lợi hồ chứa nước, đường dây và trạm điện đến 220kv. Lắp đặt đồng bộ dây truyền thiết bị công nghệ; hoá chất, xây dựng, xi măng, điện, thuỷ lợi, đo lường và tự động hoá. Sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm, và các sản phẩm bê tông. Thiết kế công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm B, tư vấn đầu tư và quản lý dự án. Chế tạo thiết bị và các sản phẩm cơ khí, dịch vụ vận tải đường bộ và cho thuê thiết bị thi công. Kinh doanh thiết bị xuất nhập khẩu vật tư kĩ thuật Kinh doanh nhà đất, du lịch, khách sạn Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật 4.2.2 Phạm vi hoạt động: Trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. II.Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh. 1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. 1.1 Thực trạng của máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị thi công là tài sản cố đinh có giá trị lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty xây lắp. Nó đóng vai trò như là công nghệ quyết định đến thời gian thi công, khả năng thực hiện các công trình phức tạp, chất lượng công trình đạt được là cao hay thấp. Lợi nhuận thu được 1 phần cũng nhờ vào MMTB.Ta có thể thấy năng lực MMTB của công ty qua bảng số liệu sau đây: Bảng1.1.Năng lực máy móc thi công. Stt  Tên thiết bị (loại,kiểu,nhãn hiệu)  Số lượng  Năm sản xuất  Công suất hoạt động  Nước sản xuất   1  Máy ủi  10  2000   SNG- Japan   2  Máy xúc  15  2001   SNG- Japan   2  Xe lu  4  2001   SNG-Germany   3  Cẩu tự hành  10  2001  6-34 T  SNG- Japan   4  Cẩu tháp  5  1990  H 40m-120m  SNG   5  Xe nâng  15  1998  5-17 T  SNG-Germany   6  Xe ben  65  1997   Japan-Germany   7  Xe kéo rơ moóc(25-35t)  2  1992  25-35T  SNG   8  Xe tải  18  1990  5-10T  SNG   9  Trạm trộn bê tông 30m3/h  3  1998  30m3/h  Germany-V.N   10  Máy trộn bê tông 1-5m3/h  10  2000  1-5m3/h  SNG-Germany   11  Máy bơm bê tông  1  2000   USA   12  Xe bơm bê tông  2  2000   Germany-Korea   13  Máy đầm rung  20  2000   Various   14  Máy đầm xoa bề mặt  3  2000   Japan   15  Xe chở bê tông  11  2000  15m3  SNG- Japan   16  Hệ thống cốp pha trượt  10  2002   Various   17  Máy hàn  21  2000  300A-1000A  Various   18  Máy phát điện  11  2002  50-200 KVA  Various   19  Máy ép cọc  13  1999   Việt Nam   20  Búa đóng cọc 18 tấn  3  1999   Russia-Japan   21  Thiết bị chế tạo cơ khí  63  1999   Various   22  Máy đo độ dày lớp phủ kĩ thuật số  3  2000   England   23  Máy đo độ vết rạn bằng siêu âm  2  2002   Germany   24  Máy đo độ dày bằng siêu âm  2  2002   Germany   25  Thiết bị đo độ cứng  1  2002   Swedish   26  Máy đo độ co giãn  2  1999   Russia   27  Máy kiêm tra áp lực  2  2000   Russia   28  Cẩu trục bánh xích CKE 2500  1  2002  250T  Japan   29  Cẩu tự hành 80T  1  2002  80T  Japan   30  Cẩu tháp 12 T  1  2000  12T  Japan   31  Máy cắt bê tông PS350  5  2002  Chiều sâu cắt 300  Japan   32  Máy cắt phẳng bê tông MVS8  1  2002   Japan   33  Máy phát điện 100W,125KVA  4  2000  100W,125KVA  Japan   34  Máy phát điện 30W,75KVA  2  2000  30W,75KVA  Japan   35  Máy phát điện 5 KVA  2  2000  5KVA  Japan   36  Máy nén khí động cơ điện  2  2000  5m3/phút  Japan   37  Máy nén khí động cơ Diezel  4  2003  10m3/phút  Japan   38  Máy phun cát  4  2001  5m3/phút  China   39  Máy phun sơn 2 mỏ  15  2000   China   40  Máy bơm nước chạy điện  12  1998  50-80m3/phút  Japan   41  Hệ kích rút, kéo căng dự ứng lực  1  1998  50-150T  Japan   (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức) Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết MMTB của công ty đều có nguồn gốc từ nước ngoài trong đó Japan chiếm tỷ lệ cao nhất là 18/49 tiếp sau đó là Trung Quốc và Đức. MMTB có nguồn gốc từ những nước phát triển có trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại và đặc biệt là những quốc gia có những công trình kiến trúc xứng tầm thế giới. Thời gian sản xuất của các loại MMTB này là khá đa rạng, có những thiết bị được sản xuất từ những năm 1990 nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn lại hầu như là sản xuất từ những năm gần đây. Những loại MMTB có vai trò như là công nghệ xây dựng: Máy nén khí động cơ DIEZEN, cẩu trục bánh xích, cẩu tháp…thì được đầu tư khá hiện đại.Do đó có thể thấy MMTB của công ty là khá hiện đại, đa rạng và đủ để có thể tham gia nhiều công trình có kĩ thuật phức tạp. 1.2 Thực trạng đầu tư vào nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải chỉ cần có MMTB mà còn phải có nguồn nhân lực. Hoạt động xây lắp cần phải có: Người quản lý công trình để mọi hoạt động xây lắp nói riêng và các hoạt động khác cùng phải thực hiện mục đích chung, cùng hướng về một kết quả chung; cần phải có kĩ sư, cán bộ kĩ thuật để thiết kế công trình, tìm ra cách thức để sử dụng MMTB, cần có công nhân lao động phổ thông để làm những công việc đơn giản; cần có cán bộ kế toán để quản lý thu chi… Do đó có thể nói nếu không có MMTB thi công thì sẽ không thể có được nhiều công trình kĩ thuật phức tạp nhưng nếu chất lượng nguồn lực kém thì công ty không thể tồn tại và phát triển được. . Về năng lực nguồn nhân lực của công ty như sau: Tổng số lao động : 1300 người . Trong đó bộ máy điều hành gồm: Chủ tịch công ty :1 người Giám đốc công ty : 1 người Phó giám đốc công ty :3 người G iám đốc xí nghiệp ,chi nhánh :8 người Giám đốc điều hành dự án :10 người Trưởng, phó phòng ban nghiệp vụ công ty:13 người . Bảng 1.2: Số lượng kĩ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học . Stt  Ngành nghề chuyên môn  Nhóm loại  Số người  Phân theo số năm công tác       <=5 năm  <=10 năm  >10năm      Tổng số     220  107  74  48   1  Xây dựng dân dụng công nghiệp ,giao thông  105  54  33  18         Kiến trúc sư  6  1  5          Kỹ sư xây dựng, vật liệu xây dựng, máy xây dựng  89  51  22  16         Kỹ sư xây dưng giao thông  7  1  5  1         KTS quy hoạch đô thị  3  1  1  1   2  Cơ khí chế tạo  Kỹ sư cơ khí chế tạo  23  4  13  6   3  Điện và tự động hoá  Kỹ sư điện và tự động hoá  14  7  5  2   4  Kinh tế xây dựng  Kỹ sư kinh tế xây dựng  21  6  7  8   5  Quản trị kinh doanh  Cử nhân quản trị doanh nghiệp  25  17  3  5   6  Kinh tế tài chính  Cử nhân kinh tế tài chính  31  14  9  8   7  Ngoại giao ngoại ngữ  Cử nhân ngoại giao ,ngoại ngữ  8  5  3  1   8  Kỹ sư khác  Kỹ sư trắc địa  1   1    Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học là 220 người.Trong đó số người có thời gian làm việc trong kĩnh vực xây dựng lớn hơn hoặc bằng 10 năm là 48 người chiếm 21.82 %, có 74 người làm việc từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực xây dựng (chiếm 33.64 %).Nếu gắn hạn mức thời gian lao động theo thang điểm từ cao đến thấp (từ1 tương ứng với thời gian10 năm ) thì ta có Hệ số trung bình cho thời gian lao động là: (1*107 +2*74 + 3*48)/220 hay =1.8 gần bằng mức trung bình. Như vậy lược lượng lao động này của công ty có kinh nghiệm công tác ở mức trung bình. Bảng 1.3: Cơ cấu trung cấp kĩ thuật và quản lý. Stt  Chức danh chuyên môn  Số lượng (người)  Phân theo số năm công tác      <=5 năm  <=10 năm  >10 năm    Tổng số  109  14  46  49   1  Trung cấp xây dựng  34  5  10  19   2  Trung cấp hoá  10  0  6  4   3  Trung cấp cơ khí  10  0  5  5   4  Trung cấp điện  3  1  2  0   5  Trung cấp kĩ thuật viên trắc địa  7  2  3  2   6  Trung cấp tài chính  20  5  6  9   7  Trung cấp quản trị kinh doanh  18  3  10  5   8  Các loại khác  12  3  4  5   (Nguồn số liệu: phòng tổ chức nhân sự) Lực lượng lao động này có 109 người. Trong đó số người có thời gian làm việc trên hoặc bằng 10 năm là 49 người chiếm tỷ lệ khá lớn là 44.95 %, số lượng người có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm là 46 người chiếm tỷ lệ 42.2% đứng thứ 2.Cũng theo phân tích như lao động có trình độ ĐH và sau ĐH thì hệ số thời gian công tác của lực lượng này là 2.32 lớn hơn mức trung bình. Như vậy đội ngũ lao động này có thâm niên công tác trong lĩnh vực xây lắp. Bảng 1.4: Cơ cấu công nhân kĩ thuật phân theo cấp bậc thợ. Stt  Ngành nghề chuyên môn 
Tài liệu liên quan