NHỮNG THẬP KỶ CUỐI CỦA THẾ KỶ XX , được đánh dấu bằng sự bùng nổ và xâm nhập của Công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các thành quả của cuộc Cách mạng CNTT và quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên qui mô toàn cầu đang đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ. Xu hướng này vẫn đang và sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay, công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu và nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu. Để cùng thế giới bước vào kỷ nguyên CNTT, việc nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) là hết sức cần thiết. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành CNPM Việt Nam đang dần được hình thành và có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp Việt Nam thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực CNTT Việt Nam, Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT đã thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp phát triển ngành CNPM nước nhà. Bằng chiến lược ” Toàn cầu hóa”, công ty đã đánh dấu bước đi đầu tiên của ngành CNPM Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự mới mẻ và táo bạo trong hoạt động xuất khẩu phần mềm mà công ty FPT đang thực hiện, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Công ty Phần mềm FPT”.
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Công ty Phần mềm FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
NHỮNG THẬP KỶ CUỐI CỦA THẾ KỶ XX , được đánh dấu bằng sự bùng nổ và xâm nhập của Công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các thành quả của cuộc Cách mạng CNTT và quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên qui mô toàn cầu đang đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ. Xu hướng này vẫn đang và sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay, công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu và nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu. Để cùng thế giới bước vào kỷ nguyên CNTT, việc nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) là hết sức cần thiết. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành CNPM Việt Nam đang dần được hình thành và có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp Việt Nam thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực CNTT Việt Nam, Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT đã thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp phát triển ngành CNPM nước nhà. Bằng chiến lược ” Toàn cầu hóa”, công ty đã đánh dấu bước đi đầu tiên của ngành CNPM Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự mới mẻ và táo bạo trong hoạt động xuất khẩu phần mềm mà công ty FPT đang thực hiện, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Công ty Phần mềm FPT”.
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM
NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI
1. Khái quát chung về thị trường phần mềm
Từ một hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho số nhỏ các nhà toán học, ngày nay phần mềm đã trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mà không một ngành công nghiệp nào có thể sánh nổi. Hơn một thập kỷ qua thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của công nghiệp phần mềm thế giới, tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 15 - 20%, cao gấp 10 lần nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới. Không kể phần mềm tự phục vụ, tổng giá trị phần mềm được bán ra chiếm tới 1/3 thị phần của thị trường.
Mỹ là nơi tiêu thụ phần mềm lớn nhất thế giới với tỷ trọng chiếm đến 49% vào năm 2000. Bên cạnh sự suy giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng của thị trường EU trong vài năm trở lại đây từ thì thị trường Nhật Bản đang vươn lên với tốc độ tăng trưởng 14-15%/năm. Đặc biệt một số nước thuộc Châu Á-Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng thị trường đạt trên 20% một năm.
Về hình thức, phần mềm trọn gói chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường với tổng trị giá các sản phẩm bán ra năm 1999 đạt 140 tỷ USD, chiếm trên 45% thị trường. Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu bởi các người tiêu ding cá nhân. Các sản phẩm phần mềm ứng dụng riêng biệt (là phần mềm được làm riêng biệt cho từng doanh nghiệp riêng lẻ, không bán với số lượng lớn như phần mềm trọn gói) chiếm tỷ trọng lớn, được sử dụng chủ yếu hệ thống thông tin của các doanh nghiệp lớn.
Về tính năng, phần mềm hệ thống chủ yếu bao gồm các hệ điều hành máy đơn lẻ, các hệ điều hành mạng, các ngôn ngữ lập trình và các phần mềm tiện ích. Phần mềm ứng dụng phát triển mạnh trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp. Phần mềm giáo dục và giải trí được coi là một hướng đặc biệt dành cho gia đình.
Về công nghệ, cùng với sự phát triển của phần cứng, các hướng công nghệ chính đang đóng vai trò chủ đạo hiện nay trên thế giới là các công nghệ thuộc các hướng nội dung đa phương tiện và mạng cộng tác. Nhóm công nghệ thuộc hướng các hệ thống thông minh dự báo sẽ có nhu cầu ứng dụng lớn trong vòng 5-10 năm tới ở các nước đang phát triển.
Về nguồn cung cấp, các hãng Mỹ chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh trên thị trường phần mềm thế giới. Các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng chủ yếu trên thế giới đều do các hãng Mỹ sản xuất như Microsoft, IBM, Oracle, Novell, AutoCAD, Adobe... Các hãng phần mềm EU chiếm vị trí nhất định trong các phần mềm kinh doanh. Các hãng Anh chiếm tỷ trọng lớn trong phần mềm giáo dục. Phần mềm trò chơi thuộc về Nhật. Một số nước như ấn Độ, Ailen, Israel, Philippines,... đang tham gia vào thị trường phần mềm thế giới theo hướng phục vụ nhu cầu nội địa, khu vực và nhất là xuất khẩu đến các thị trường phát triển dưới hình thức gia công từng công đoạn và thực hiện dịch vụ phần mềm cho các hãng phần mềm lớn.
Thị trường phần mềm thế giới ngày nay vô cùng to lớn, phong phú và đầy tiềm năng. Sự phát triển hay suy thoái của nó sẽ kéo theo sự biến động liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của cả thế giới.
Thực trạng một số thị trường chính
Thị trường Mỹ
Mỹ là nơi bắt đầu cuộc cách mạng CNTT của thế giới, hiện nay Mỹ có một ngành công nghiệp phần mềm hùng mạnh nhất thế giới, tổng doanh thu các sản phẩm và dịch vụ phần mềm của các hãng Mỹ năm 1999 đạt 118 tỷ USD, chiếm gần 50% thị trường phần mềm thế giới.
Với tỷ lệ chi cho R & D hàng năm lên đến 10% doanh thu, đội ngũ chuyên gia trình độ cao thường xuyên được bổ sung từ các nước khác, sự mạnh dạn đầu tư của giới tài chính, cộng với môi trường cạnh tranh khốc liệt đã tạo cho thị truờng Mỹ hình ảnh như một miền đất của các phát minh sáng tạo và cơ hội mạo hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm. Hàng loạt các phát minh của Mỹ đã và đang định đoạt tương lai của cuộc cách mạng CNTT.
Các công ty phần mềm Mỹ tập trung chủ yếu ở Silicon Valley, đây là công viên phần mềm nổi tiếng của Mỹ, nó là công viên phần mềm đầu tiên và cũng là khu công nghệ cao đầu tiên của thế giới. Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX với sự có mặt của một số hãng và chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn, đến nay, sau nửa thế kỷ hoạt động, Silicon Valley đã chứng minh cho thế giới những hiệu quả đặc biệt của mình. Năm 1999 tại đây có 3 triệu người với 1.400.000 lao động. Tổng thu nhập GDP đạt 75 tỷ USD, doanh số đạt 250 tỷ USD. Có tới trên 6000 công ty phần mềm ở Silicon.
Thị trường Nhật Bản
Trong cuộc chạy đua công nghệ với Mỹ, từ những năm 80, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai một chương trình cơ cấu lại nền kinh tế với mục tiêu hình thành và phát triển một hệ thống mạng lưới các tâm điểm kinh tế với trọng tâm là các khu công nghệ cao và các ngành công nghiệp trí tuệ (brain industries). CNTT, mà đặc biệt là công nghiệp phần mềm được coi như một trong các mũi nhọn của nền kinh tế.
Công nghiệp phần mềm Nhật Bản hiện nay đứng vị trí thứ hai trên thế giới với tổng doanh thu năm 1999 (không kể dịch vụ phần mềm) lên đến 45 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng ngành công nghiệp phần mềm thế giới. Phần mềm Nhật Bản phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa và các hãng Nhật Bản (gần 90%).
Bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp phần cứng truyền thống, công nghiệp phần mềm được chú trọng phát triển. Nhiều khu công viên phần mềm đã được thành lập ở Nhật Bản với mục tiêu tập hợp lực lượng phần mềm trong một môi trường thuận lợi cho các hoạt động R&D công nghệ và sản xuất sản phẩm. Các công viên phần mềm rất thành công như Sapporo, Kyoto, Osaka, ...
Đến hết năm 1999 tại Nhật Bản có gần 4.200 công ty hoạt động phát triển phần mềm với hơn 350.000 nhân viên. Hình thức triển khai các dự án và sản phẩm phần mềm may đo giữ vị trí áp đảo trong công nghiệp phần mềm Nhật Bản, chiếm đến 94% số công ty hoạt động và 72% tổng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển của Internet và nhu cầu các phần mềm chuẩn trong lĩnh vực mạng cộng tác, hiện nay các hãng phần mềm Nhật Bản đang từng bước chuyển hướng sang sản xuất các phần mềm đóng gói. Khác với Mỹ là nước có ngành công nghiệp phần mềm mạnh về hệ thống và ứng dụng rộng rãi, phần mềm Nhật Bản đi sâu vào những lĩnh vực ứng dụng đặc thù gắn liền với thiết bị và hệ thống điện tử chuyên dụng. Phần mềm trò chơi và giải trí điện tử của Nhật bản hiện nay chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường thế giới.
Cùng với việc triển khai đưa các hoạt động sản xuất công nghiệp phần cứng ra nước ngoài, trong chiến lược kinh tế toàn cầu Nhật Bản cũng tiến hành các hoạt động hợp tác phát triển phần mềm ở ngoài nước. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước được giới doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhất trong việc hợp tác phát triển phần mềm. Các công ty Nhật Bản thường nhập khẩu phần mềm từ thị trường Ấn Độ và Trung Quốc. Phần mềm có tiếng Nhật thì giành cho thị trường Trung Quốc, còn lại thì làm với Ấn Độ. Hiện nay giá phần mềm từ hai thị trường này tăng lên đáng kể, cho nên các công ty của Nhật có xu hướng tìm sang các thị trường khác rẻ hơn và thị trường Việt Nam là một thị trường được Nhật bản coi là tiềm năng để phát triển gia công các sản phẩm phần mềm của mình tại đây.
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM.
1. Sự cần thiết và lợi ích của việc phát triển ngành công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam cần phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM) vì những lợi ích mà ngành CNPM đem lại cho nền kinh tế nước nhà là không nhỏ:
Thứ nhất: XKPM giúp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố góp phần phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Đó là: quy mô xuất khẩu nhỏ bé, cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế vẫn ở mức cao; sản phẩm có hàm lượng công nghệ và nhất là trí tuệ cao còn rất ít; xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với tiềm năng. Đẩy mạnh XKPM của Việt Nam cũng có nghĩa là đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và trí tuệ cao, góp phần khắc phục hiện tượng giá cánh kéo tức là khắc phục tình trạng giảm sút của tổng kim ngạch xuất khẩu do sự giảm giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta gây nên. Đồng thời đẩy mạnh XKPM cũng là một cách để biến tiềm năng xuất khẩu dịch vụ trở thành hiện thực.
Thứ hai: Đe doạ bị tụt hậu khiến Việt Nam cần phải phát triển CNPM. XKPM sẽ là bước “đi tắt đón đầu” để thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước và xây dựng kinh tế tri thức ở Việt Nam Tuy XKPM trong giai đoạn hiện nay của chúng ta gần như chỉ là gia công xuất khẩu song chính nhờ gia công xuất khẩu mà chúng ta có cơ hội tiếp xúc với môi trường kinh doanh thế giới đầy sôi động, với công nghệ tiên tiến, được chơi trong sân chơi chung toàn cầu.
Thứ ba: Chiến lược phát triển CNPM phù hợp với chủ trương CNH, HĐH của Đảng và Nhà nước. Các kỳ Đại hội Đảng gần đây của Việt Nam đều khẳng định quyết tâm thực hiện triệt để công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong đó ưu tiên phát triển CNTT. Thời gian hơn 10 năm thực hiện CNH, HĐH đủ dài để chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của ngành CNTT đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Hơn nữa, việc phát triển CNPM cũng góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Thứ tư: Nhu cầu thực tế về phần mềm của thị trường trong nước và thị trường quốc tế là rất lớn và rất rõ ràng. Việc phát triển CNPM trong nước nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu thực tế của thị trường phần mềm trong nước và quốc tế đem lại lợi nhuận, ngoại tệ cho doanh nghiệp và quốc gia, góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, thúc đẩy sản xuất, tạo đà cho CNH, HĐH.
Thứ năm: Phát triển CNPM thúc đẩy ngành công nghiệp phần cứng phát triển. Đây là một trong những tác động tương hỗ quan trọng nhất trong quá trình phát triển ngành CNTT nước nhà đi lên. Khi công nghiệp phần cứng phát triển cũng tác động trở lại giúp CNPM phát triển theo do phần mềm luôn phải đáp ứng được các đòi hỏi chạy tương thích trên phần cứng.
Thứ sáu: XKPM mang lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ. Với nguồn đầu tư chính cho CNPM là đầu tư chất xám thì nguồn thu đó thật ngoài sức tưởng tượng và lợi ích của việc phát triển CNPM là không phải bàn cãi. Giá trị gia tăng mà các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay như may mặc, da giầy chỉ là khoảng 20% tổng giá trị, trong khi đó, giá trị gia tăng của CNPM lại không dưới 80%.
Thứ bảy: XKPM giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. XKPM góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Một khi Việt Nam có một nền CNPM vững mạnh, phần mềm trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực thì có thể khẳng định quan niệm trên không đúng. Điều này có nghĩa là vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao cùng XKPM.
Và cuối cùng: Xu thế phát triển CNPM trên thế giới là rất mạnh mẽ và đang trở thành xu thế phát triển chung. Thị trường CNPM thế giới có quy mô rất lớn và đầy tiềm năng. Các nước phát triển và các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương – khu vực được coi là sẽ phát triển rất sôi động trong thời gian tới, đều có tham vọng đối với thị trường đầy hứa hẹn này. Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của CNTT, nền văn minh đã chuyển sang giai đoạn văn minh thông tin. Xu thế phát triển CNPM là xu thế toàn cầu do lợi thế của ngành công nghiệp này trong tương lai là rất rõ ràng.
Tóm lại, việc phát triển một ngành CNPM tiên tiến tại Việt Nam là rất cần thiết. Những gì mà ngành CNPM cũng như XKPM mang lại không chỉ đơn thuần là siêu lợi nhuận và ngoại tệ mà còn là khả năng thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, thu ngắn khoảng cách tụt hậu về CNTT với thế giới bên ngoài.
2. Tình hình hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam nhưng năm qua
Hoạt động xuất khẩu phần mềm của Việt Nam bắt đầu vào khoảng năm 1997 nhưng chỉ thực sự phát triển vào giai đoạn 2001-2005. Thời gian tới sẽ là thời kỳ tăng tốc của Ngành Cụng nghiệp non trẻ này. Năm 2003-2004 được đánh giá là năm thành công của Ngành Cụng nghệ thụng tin núi chung và Ngành Cụng nghiệp phần mềm Việt Nam núi riờng. Tổng giỏ trị, dịch vụ của cụng nghiệp phần mềm VN ước đạt khoảng 160 triệu USD (mức tăng trưởng trung bỡnh khoảng 38%/năm) trong đó gia công xuất khẩu phần mềm đạt khoảng 40 triệu USD. Doanh số gia cụng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ tập trung vào một số DN lớn cú quan hệ đối tỏc chặt chẽ với nước ngoài như FPT với doanh số khoảng 4,3 triệu USD, Paragon Solutions Việt Nam và TMA với doanh số khoảng 2,7 triệu USD. Để tạo uy tớn xuất khẩu, cỏc DN phần mềm cũng đó nỗ lực đầu tư cho quy trỡnh quản lý chất lượng. Hiện đó cú 1DN đạt CMMI-5, 1 DN đạt CMM5, 3DN đạt CMM3 và khoảng 30 DN đạt ISO 9001.
Số lượng các DN đăng ký kinh doanh, sản xuất phần mềm đó đạt tới con số 2.500DN, trong đó có khoảng 600 DN thực sự hoạt động. Số DN này thu hút khoảng 150.000 nhân lực trực tiếp làm phần mềm với năng suất trung bỡnh khoảng 10.000 USD/người/năm. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các trung tâm phần mềm lớn, các KCN phần mềm. Mục tiêu trong thời gian tới, đưa công nghiệp phần mềm VN được ghi nhận rộng rói trờn cộng đồng quốc tế và làm chủ công nghệ sản xuất một số sản phẩm trọng điểm là phần mềm nhúng, sản phẩm thông tin số, phần mềm mó mở. Bờn cạnh đó, phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa, để làm chỗ dựa và bàn đạp cho DN tích luỹ kinh nghiệm trước khi ra thị trường quốc tế đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thêm vào đó, với tốc độ tăng trưởng của Ngành Công nghiệp phần mềm như hiện nay, cần một nguồn nhân lực có tay nghề và tăng khoảng 60%/năm mới đáp ứng được nhu cầu phát triển; trong khi nguồn nhân lực hiện nay chưa đủ đáp ứng, đấy là chưa nói đến nguồn nhân lực cũn hạn chế về trỡnh độ ngoại ngữ và kỹ năng thực hành. Do vậy mục tiêu của Ngành trong thời gian tới là đào tạo khoảng 200.000 sinh viên công nghệ thông tin, trong đó có 50% trở thành chuyên gia phần mềm. Đồng thời, tỡm mọi biện phỏp để giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền xuống cũn 60%.
Xét về năng lực cạnh tranh, Ấn Độ được coi là nước mạnh nhất. Kế đến là Trung Quốc. Nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc cũng rất tốt. Tuy nhiên, nguồn gia công phần mềm của Nhật chuyển sang các nước này không nhiều lắm. Từ trước đến nay nhiều doanh nghiệp Nhật chuyển những hợp đồng gia công phần mềm sang thị trường Trung Quốc là vỡ rất nhiều người Trung Quốc biết tiếng Nhật. Đây là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm khi muốn hợp tác kinh tế với Nhật. Tuy vậy, Việt Nam được hầu hết cỏc nước chỳ ý đến như một nước cú giả nhất, một giải phỏp thay thế.
Sau đây là thông tin vắn tắt về tình hình xuất khẩu phần mềm Việt Nam trong những năm qua.
- Trong 2 năm 2003-2004, tỡnh hỡnh xuất khẩu phần mềm bắt đầu khởi sắc, doanh số xuất khẩu tăng trung bỡnh 30%/năm.
- Các công ty phía Nam gặt hái nhiều kết quả trong gia công, xuất khẩu vào thị trường Mỹ
- Thị trường Nhật sau nhiều năm nỗ lực khai phá đó thực sự chuyển động với các DNPM VN, nhiều hợp đồng lớn được ký kết. Điển hỡnh là Cty FPT cú mức tăng xuất khẩu sang Nhật đạt tới 690%
- Kết quả khảo sát của JISA cho thấy, Việt Nam đó vươn lên vị trí thứ 4 trong ưu tiên lựa chọn đối tác nước ngoài của các DNPM Nhật (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc)
Bảng 1 : Việt Nam trờn bản đồ CNTT thế giới
Tờn chỉ số
Mụ tả
Xếp hạng/ số nước
Tổ chức đánh giá
Thời điểm công bố
Tăng
/giảm
Chỉ số Xó hội Thụng tin ISI (Information Society Index)
Mức độ xây dựng xó hội thụng tin
52/53
IDC
11/2004
Tăng
Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness Index)
Mức độ sẵn sàng kết nối mạng
61/65
Economist Intelligence Unit - EIU + IBM
4/2005
Giữ nguyờn
Chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (Networked Readiness Index)
Mức độ chuẩn bị để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của CNTT
68/104
World Economic Forum – WEF
3/2005
Giữ nguyờn
Chính phủ điện tử (E-Gov Index)
Mức độ phát triển Chính phủ điện tử
112/191
UNDPEPA - ASPA
2/2005
Giảm
Vi phạm bản quyền phần mềm
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.
89/89
BSA – IDC
5/2004
Giữ nguyờn
Gia cụng phần mềm – dịch vụ
Khả năng gia công phần mềm dịch vụ
Top 30
(17/30)
CIO Insight
3/2005
Mới
Nhận xét về hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu phần mềm hầu hết mới chỉ là gia công phần mềm. Đặc thù của hoạt động này cũng giống như gia công các mặt hàng công nghiệp khác là đơn giản hơn, đòi hòi nhiều nhân lực “có chất lượng thấp”, có lợi nhuận thấp so với sản xuất sản phẩm hoàn thiện . Tuy vậy nó lại rất phù hợp với nước ta trong giai đoạn hiện nay với những lý do sau:
Việt Nam là nước non trẻ trong lĩnh vực này. sẽ là bước đầu tiếp cận. Việc gia công trong giai đoạn hiện nay vừa là “nguồn sống”, vừa giúp ta “trưởng thành”, tiếp cận dần dần và từng bước thâm nhập sâu hơn vào “sân chơi” thế giới.
Nguồn nhân lực của nước ta cũng rất non trẻ. Vì vậy việc gia công phù hợp với trình độ của người lập trình viên nước ta. Ngoài ra đây cũng là cơ hội tiếp cận và học hỏi cho đội ngũ lập trình viên nước nhà.
Từ những nhận xét trên, tôi có các đề xuất và kiến nghị sau:
- Coi ngành phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn chiến lược của quốc gia và của ngành CNTT VN
- Xuất khẩu phần mềm là 1 trọng tâm quan trọng của ngành phần mềm, là thị trường lớn
- Có định hướng chiến lược trong văn kiện ĐH Đảng X về phát triển công nghiệp phần mềm
- Hỡnh thành chương trỡnh quốc gia về XK PM và phỏt triển cụng nghiệp PM
- Thực hiện phổ cập tin học trong thanh niên, tổ chức các trường đào tạo theo chuẩn quốc tế, trước mắt tập trung thành lập ĐH Nhật Bản
Trên đây là những nét khái quát về thực trạng ngành công nghiệp phần mềm trên thế giới cũng như những lợi ích của việc phát triển ngành công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Chương hai chúng ta sẽ xem xét cụ thể quá trình xuất khẩu phần mềm ở một công ty hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu phần mềm-công ty FPT-từ những bước đầu chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực đến tìm kiếm thị trường, market