Đề tài Thực trạng và giải pháp để hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội

Trong vòng 10 năm trở lại đây , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn , cùng với việc gia nhập vào ASEAN đưa nền kinh tế nước ta sánh vai cùng các nền kinh tế khác trong khu vực . Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới , không phân biệt chế độ chính trị . Hiện nay , Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình gia nhập tổ chức WTO.

doc72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp để hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Trong vòng 10 năm trở lại đây , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn , cùng với việc gia nhập vào ASEAN đưa nền kinh tế nước ta sánh vai cùng các nền kinh tế khác trong khu vực . Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới , không phân biệt chế độ chính trị . Hiện nay , Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình gia nhập tổ chức WTO. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang hoạt động rất có hiệu quả , đã đem về cho Việt Nam một nguồn ngoại tệ lớn để phát triển đất nước , góp phần thực hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước . Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài ngày càng phong phú về số lượng và chủng loại hàng hoá , lớn về giá trị hợp đồng . Tuy nhiên do sự xa cách về địa lý,khác biệt về phong tục tập quán buôn bán cũng như sự bất đồng về ngôn ngữ nên trong khi ký kết hợp đồng cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng thường xảy ra tranh chấp giữa các bên . Giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp trong thương mại quốc tế nói riêng đều dẫn đến sự hao phí về thời gian , tiền bạc , sức lực của các bên do vậy hạn chế tranh chấp luôn là sự mong muốn của các thương gia chân chính . Người Việt Nam ta thường nói “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh ” , câu thành ngữ này đã cho chúng ta một bài học quí báu , trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong kinh doanh nói riêng , có các biện pháp phòng ngừa tranh chấp xảy ra thì bao giờ cũng tốt hơn là để tranh chấp xảy ra rồi tìm cách giải quyết tốn kém cho cả hai bên mà “ Tiền mất , tật mang ” . Vì lý do trên mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp để hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội . “ Đề tài này được chọn với mục đích giúp cho các thương nhân của Việt Nam nắm bắt được các loại tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng ngoại thương , và nguyên nhân phát sinh các tranh chấp này để từ đó đề ra các biện pháp giúp các thương nhân có thể hạn chế các tranh chấp này . Luận văn tập trung nghiên cứu các hình thức của tranh chấp có thể xảy ra trong quan hệ kinh doanh giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu . Từ các tranh chấp này sẽ đề ra các giải pháp có thể áp dụng để hạn chế , ngăn chặn các tranh chấp một cách có hiệu quả . Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng , đây là một phương pháp chung nhất có tính bao trùm . Phương pháp cụ thể bao gồm : tiến hành khảo sát thực tế qua các báo cáo tình hình kinh doanh , báo cáo tài chính của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội , tìm hiểu qua sách vở ... Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương I Cơ sở lý luận chung Chương II Thực trạng về công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội Chương III Một số giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản tại Công ty Do thời gian có hạn cũng như trình độ nhận thức còn nhiều thiếu sót và hạn chế , vì vậy bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong nhận được sự thông cảm và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn . Qua đây , em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Đức Khiên cùng các cô chú trong Phòng kinh doanh 2 và Phòng Quản trị hành chính của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội đã tận tình chỉ bảo , tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành bài luận văn này . Em xin chân thành cảm ơn ./. Hà Nội , 05 / 2003 Sinh viên Phó Thị Minh Tú Chương I Cơ sở lý luận chung I. Khái quát về hợp đồng xuất nhập khẩu : Khái niệm , đặc điểm hợp đồng xuất nhập khẩu 1.1 Khái niệm : Hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau , theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu ) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá . Bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng . Theo điều 1 của công ước Lahaye - 1964 về mua bán Quốc tế động sản hữu hình có khái niệm về hợp đồng như sau : “ Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng mua bán được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau , hàng hoá được vận chuyển qua biên giới của một nước hoặc là việc trao đổi ý chí để ký kết hợp đồng giữa các bên được lập ở các nước khác nhau .” Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam ban hành ngày 10-5-1997 thì hợp đồng xuất nhập khẩu đó là : “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài .” 1.2 Đặc điểm : Hợp đồng XNK là hợp đồng mua bán : thể hiện ở 4 đặc điểm + Hợp đồng ưng thuận : thể hiện ý chí muốn ký kết hợp đồng của các chủ thể hợp đồng . + Hợp đồng song vụ : hai bên đều có nghĩa vụ song song nhau. + Hợp đồng đền bù : bên bán giao hàng hoá cho bên mua , bên mua có nghĩa vụ trả tiền hay giao hàng hoá tương đương. + Có sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá. Hợp đồng XNK có yếu tố quốc tế : thể hiện ở 3 đặc điểm + Hai bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở hai nước khác nhau(đây là yếu tố xác định quan trọng nhất ). + Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với ít nhất một trong hai nước. + Hàng hoá có thể được di chuyển qua khỏi biên giới của một nước. Phân loại hợp đồng : Từ khái niệm của hợp đồng XNK như trên thì ta có thể phân loại hợp đồng XNK như sau : * Theo thời gian thực hiện hợp đồng : Hợp đồng ngắn hạn có thời gian thực hiện tương đối ngắn , thường là dưới một năm. Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện tương đối dài , thường là trên một năm . * Theo nội dung quan hệ kinh doanh : Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền. Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài và trả tiền. Hợp đồng tái xuất khẩu là hợp đồng xuất khẩu những hàng hoá mà trước kia đã nhập từ nước ngoài ,không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước . Hợp đồng tái nhập khẩu là hợp đồng mua những hàng hoá do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến hay sản xuất gì ở nước ngoài . Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập khẩu nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp , gia công , hoặc chế biến thành sản phẩm rồi xuất sang nước đó , chứ không tiêu thụ trong nước . * Theo cách thức thành lập hợp đồng : Hợp đồng một văn bản. Hợp đồng nhiều văn bản . * Theo hình thức của hợp đồng : Hình thức bằng văn bản. Hình thức bằng lời nói. Hình thức mặc nhiên. Theo khoản 4 điều 81 Luật thương mại Việt nam quy định hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải lập thành văn bản. Điều kiện có hiệu lực và nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế 3.1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế : Theo Luật thương mại Việt nam thì hợp đồng thương mại quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau : Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có tư cách pháp lý . Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo luật pháp của họ . Chủ thể bên Việt nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài . Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán .Các thương nhân Việt nam được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo quyết định số 46/2001/QĐ-TTg . Hợp đồng thương mại quốc tế phải có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá . Các nội dung chủ yếu bao gồm : tên hàng , số lượng , quy cách phẩm chất , giá cả , phương thức thanh toán, thời hạn giao nhận hàng Hợp đồng thương mại quốc tế phải được lập thành văn bản. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế : * Điều ước quốc tế bao gồm: các điều ước quốc tế gián tiếp điều chỉnh các hợp đồng thương mại quốc tế (Ví dụ các hiệp ước thương mại hàng hải - Merchant navigation treaty; Hiệp định GATT/ WTO ) và các điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế (Ví dụ như Công ước Vienne 1980 , công ước Hamburg về mua bán và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quy tắc Hague - Visby, ...). * Luật quốc gia ở đây có thể là luật của nước người bán hay luật của nước người mua hoặc luật của bất kỳ nước thứ 3 nào khác có liên quan tới hợp đồng thương mại quốc tế. Luật quốc gia sẽ trở thành luật áp dụng cho hợp đồng trong trường hợp các bên thoả thuận trong điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng hoặc điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan. * Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại phổ biến được áp dụng thường xuyên trên phạm vi toàn cầu và được hình thành từ lâu đời (Ví dụ như: INCOTERM 2000 , UCP 500) nếu được các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế chấp nhận sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế. * Tiền lệ buôn bán là những thói quen, những quy định quen thuộc đã được hai bên tham gia hợp đồng thiết lập từ trước, và trong những giao dịch sau này hai bên có thể dựa vào đó để giải quyết các vấn đề tranh chấp xảy ra, mặc dù trong hợp đồng có thể không quy định rõ điều này. 4. Cấu trúc một hợp đồng và quy trình thực hiện hợp đồng XK : Cấu trúc một hợp đồng : Nhóm điều khoản chung : Số hiệu của hợp đồng : đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng . Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng : nếu như trong hợp đồng không có những thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết . Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng : đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng nên phải nêu đầy đủ , rõ ràng . Các định nghĩa dùng trong hợp đồng : để tránh sự hiểu lầm khi sử dụng các thuật ngữ thì những thuật ngữ này phải được định nghĩa. Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng : đây có thể là các Hiệp định Chính phủ đã ký kết , hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia , hoặc nêu ra sự tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng. Các nhóm điều khoản của hợp đồng : Điều khoản thương phẩm học : tên hàng hóa , số lượng hàng hóa , quy cách bao bì đóng gói , mã hiệu , quy cách phẩm chất. Điều khoản tài chính : giá cả , cơ sở tính giá ,đồng tiền thanh toán , phương thức thanh toán , thời gian thanh toán , chứng từ thanh toán . Điều khoản vận tải : thời gian giao hàng , địa điểm giao hàng , phương thức chuyên chở , thông báo gửi hàng , điều kiện vận chuyển . Điều khoản pháp lý : luật áp dụng vào hợp đồng , khiếu nại , bất khả kháng , phạt và bồi thường thiệt hại , trọng tài , thời gian , hiệu lực của hợp đồng Quy trình thực hiện hợp đồng XK : Ký kết hợp đồng xuất khẩu Giục người mua mở L/C ,kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng để giao theo hợp đồng Thuê phương tiện vận tải . Kiểm tra hàng hoá Làm thủ tục hải quan để xuất hàng Giao hàng Mua bảo hiểm cho hàng hoá Thanh toán Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có ) II . Các hình thức tranh chấp thường phát sinh sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu Tranh chấp liên quan đến hiệu lực pháp lý của đơn chào hàng và thời điểm ký kết hợp đồng . Khi các bên giao dịch không trực tiếp gặp được nhau để đàm phán ký kết hợp đồng thì có thể áp dụng phương pháp đàm phán thông qua thư tín để ký kết hợp đồng .Đơn chào hàng là hình thức phổ biến nhất trong phương pháp đàm phán qua thư tín .Đơn chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một người hay nhiều người xác định .Nội dung cơ bản của một đơn chào hàng bao gồm : Tên hàng , số lượng , quy cách phẩm chất , giá cả , phương thức thanh toán , địa điểm và thời hạn giao nhận hàng , cùng một số điều kiện khác như bao bì , ký mã hiệu... Trong buôn bán quốc tế , người ta phân biệt hai loại chào hàng chính ,đó là: Chào hàng cố định : là việc chào hàng hoặc chào bán một lô hàng nhất định cho một người xác định , có nêu thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình .Theo Luật Thương mại Việt nam , nếu không xác định thời gian hiệu lực của chào hàng , thì thời gian hiệu lực của chào hàng là 30 ngày kể từ ngày đơn chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng . Chào hàng cố định thể hiện rõ ý định muốn ký kết hợp đồng của người chào hàng nên được người nhận chào hàng quan tâm xem xét , và nếu được người nhận chào hàng chấp nhận hoàn toàn trong thời gian hiệu lực của chào hàng thì hợp đồng coi như được ký kết và người chào hàng không có quyền thay đổi . Cho nên khi đưa ra các nội dung của chào hàng , người chào hàng phải xem xét , phân tích đánh giá thận trọng , đặc biệt đối với những mặt hàng “nhạy cảm ”để tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh . Chào hàng tự do : là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người chào hàng . Trong chào hàng tự do cần ghi rõ “ chào hàng không cam kết ” . Chào hàng tự do không cần xác định thời gian hiệu lực của chào hàng , cùng một lô hàng có thể chào hàng bán tới rất nhiều khách hàng , người nhận chào hàng chấp nhận hoàn toàn nội dung của chào hàng tự do không có nghĩa là hợp đồng đã được ký kết , và người nhận chào hàng không thể trách cứ người chào hàng . Chào hàng tự do trở thành hợp đồng khi có sự chấp nhận của người nhận chào hàng và sự xác nhận trở lại của người chào hàng này. Do chào hàng tự do không ràng buộc trách nhiệm pháp lý cho nên nó ít được người nhận chào hàng quan tâm . Như vậy một chào hàng muốn có hiệu lực phải đáp ứng được các điều kiện sau : + Thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người chào hàng . + Đơn chào hàng có nội dung xác thực gồm đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng . + Đơn chào hàng phải được chuyển tới tận tay người nhận chào hàng trong thời gian hiệu lực của chào hàng. Hiện nay trong quan hệ giao dịch buôn bán quốc tế thì người ta hay dùng đơn chào hàng cố định do vậy việc chấp nhận đơn chào hàng được coi như đã ký kết hợp đồng .Tuy nhiên , khi người được chào hàng chấp nhận vô điều kiện nội dung đơn chào hàng trong thời gian quy định của đơn chào hàng thì lúc đó hợp đồng mới thực sự được ký kết . Công ước Vienne 1980 cho phép việc sửa đổi , bổ sung với điều kiện sự sửa đổi bổ sung đó không làm thay đổi một cách cơ bản nội dung của đơn chào hàng. Còn nếu sự sửa đổi bổ sung làm thay đổi nội dung cơ bản của đơn chào hàng thì chấp nhận đó trở thành đơn chào hàng mới . Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng cũng là vấn đề quan trọng vì nó liên quan đến việc áp dụng luật cho hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh . Trong tập quán thương mại quốc tế hiện nay có hai thuyết thường được áp dụng để giải quyết vấn đề này là thuyết tống phát và thuyết tiếp thu . Thuyết tống phát xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo thời điểm người được chào hàng gửi đi lời chấp nhận chào hàng , các nước Anh , Mỹ ,Nhật ủng hộ quan điểm này. Thuyết tiếp thu xác định hợp đồng mua bán được coi là ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong đơn chào hàng trong thời gian hiệu lực của chào hàng cụ thể .Luật thương mại Việt nam quy định theo thuyết tiếp thu này . Đây là một điểm quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt nam cần nắm được để xác định chính xác hiệu lực của đơn chào hàng cũng như thời điểm hợp đồng được coi là đã ký kết khi giao dịch với các đối tác như Anh ,Mỹ, Nhật... Tranh chấp liên quan đến cơ sở pháp lý của hợp đồng và địa vị pháp lý của chủ thể hợp đồng. Cơ sở pháp lý của hợp đồng Các chủ thể khi ký kết hợp đồng thì phải tuân theo các nguyên tắc ký kết hợp đồng, đó là những tư tưởng chỉ đạo được pháp luật ghi nhận mà khi ký kết hợp đồng các chủ thể phải tuân theo : Nguyên tắc tự nguyện : Nguyên tắc này cho phép các chủ thể có thể tự quyết định tham gia hay không vào hợp đồng và khi ký kết hợp đồng thì được toàn quyền quyết định nội dung giao dịch cụ thể trong hợp đồng, thậm chí có thể tự nguyện thoả thuận sửa đổi , bổ sung hay huỷ bỏ những cam kết của mình . Nguyên tắc tự nguyện đòi hỏi các chủ thể từ chối mọi sự can thiệp từ bên ngoài tuy nhiên sự tự nguyện lựa chọn tham gia hợp đồng và quyết định nội dung của hợp đồng chỉ có giới hạn theo luật định . Nguyên tắc cùng có lợi : Nguyên tắc này đề cao lợi ích của các bên chủ thể trong giao dịch , đòi hỏi các chủ thể phải tính toán kĩ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng , bảo đảm lợi ích của các chủ thể trong giao kết . Nguyên tắc bình đẳng : Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể khi đã đủ điều kiện thành lập quan hệ hợp đồng với nhau thì luôn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau , tất nhiên đây là sự bình đẳng về mặt pháp luật chứ không phải là sự bình đẳng về kinh tế . Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật : Nguyên tắc này đòi hỏi các bên chủ thể phải dùng chính tài sản của mình để ký kết và khi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm do mình gây ra bằng các tài sản của mình . Nguyên tắc này đề cao trách nhiệm của mỗi bên , gắn lợi ích tài sản với việc thực hiện hợp đồng đã ký kết .Nguyên tắc này cũng đòi hỏi đối tượng của hợp đồng , mọi điều khoản thoả thuận trong nội dung hợp đồng phải hợp pháp . Địa vị pháp lý của chủ thể hợp đồng Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân hay các pháp nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, tuy nhiên theo luật của các quốc gia khác nhau thì có quy định khác nhau về địa lý pháp lý của các chủ thể . Do vậy trước khi ký kết hợp đồng thì các bên cần xác định địa vị pháp lý của các đối tác , xem đối tác có đủ tư cách để ký kết hợp đồng theo luật định hay không . Cá nhân hay còn gọi là tự nhiên nhân muốn tham gia quan hệ hợp đồng XNK phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật. Năng lực pháp luật của cá nhân thường bắt đầu từ khi sinh ra và chỉ kết thúc khi họ chết đi .Còn năng lực hành vi của cá nhân chỉ bắt đầu phát sinh khi công dân đến tuổi thành niên theo quy định của pháp luật . Pháp nhân là một tổ chức thành lập theo luật pháp và được dùng danh nghĩa riêng của mình trong quan hệ kinh doanh . Thông thường theo quy định của pháp luật thì một tổ chức muốn được thừa nhận là pháp nhân phải có đủ 4 điều kiện sau đây : - Phải là tổ chức do Nhà nước thành lập hoặc được Nhà nước thừa nhận . - Tổ chức đó phải có tài sản riêng . - Tổ chức đó phải có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của mình . - Tổ chức đó phải có quyền hành động với danh nghĩa riêng của mình , có thể ra trước toà với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn . Khi có đủ 4 điều kiện trên thì các pháp nhân được coi là có năng lực chủ thể để ký kết các hợp đồng XNK . Như vậy có thể nói việc xác định tư cách pháp lý của các bên ký kết có giá trị quan trọng ở chỗ nếu các chủ thể có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi thì hợp đồng sau khi ký kết mới có hiệu lực pháp luật và nếu tranh chấp xảy ra thì mới có thể khiếu nại hoặc tố tụng trước toà án hay trọng tài thương mại . Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng chính là sự thoả thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên thể hiện thông qua các điều khoản của hợp đồng . Nội dung của hợp đồng được chia ra làm : * Điều khoản chủ yếu : là điều khoản quan trọng nhất trong hợp đồng , bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào văn bản hợp đồng .Nếu thiếu điều khoản chủ yếu thì coi như hợp đồng chưa được xác lập . Theo điều 50 của Luật Thương mại Việt nam ban hành năm 1997 thì các điều khoản chủ yếu của một hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm : Tên hàng Số lượng Quy cách , chất lượng Giá cả Phương thức thanh toán Địa điểm và thời hạn giao hàng Các điều khoản khác : là các điều khoản cần thiết cho một hợp đồng , nhưng nếu không có nó thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng : Điều khoản về tên hàng : điều khoản này chỉ rõ đối tượng cần giao dịch , cần phải dùng các phương pháp quy định chính xác tên hàng . Điều khoản về chất lư
Tài liệu liên quan