Đề tài Thực trạng và giải pháp giảm bạo lực gia đình tại TP Đà Nẵng

Hiện nay, không những trên thế giới mà ở Việt Nam vấn đề bạo lực nói chung, bạo lực đối với phụ nữ được mọi cấp lãnh đạo quan tâm. Sở dĩ như vậy vì bạo lực gia đình làm tổn thương đến sức khoẻ, thể xác và tổn thương tinh thần không chỉ cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Chính vì vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, Thành phố Đà Nẵng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để giúp hình dung một cách tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Do đó, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực và nhanh chóng tìm ra những giải pháp hợp lý cho các nhà lãnh đạo các cấp đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.

pdf6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp giảm bạo lực gia đình tại TP Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 59 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CURRENT STATUS AND SOLUTIONS TO REDUCE FAMILY VIOLENCE FOR WOMEN IN DANANG CITY SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI Lớp: 30K05.2 - Khoa Thống kê-Tin học, Đại học Kinh tế GVHD: TS. LÊ DÂN Khoa Thống kê-Tin học. Đại học kinh tế Đà Nẵng TÓM TẮT Đề tài nêu lên một số vấn đề lý luận cơ bản về bạo lực gia đình. Dựa vào lý luận đã nêu, đề tài tiến hành phân tích thực trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả, đề tài xem xét bạo lực theo những góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa bạo lực với tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp… Tiến hành đánh giá hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình không chỉ đối với phụ nữ mà còn đối với trẻ em và cả cộng đồng. Từ đó, đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. ABSTRACT This study presents some basic arguments about family violence. The study also analyses family violence current status for women in Danang city. With the aims at proposing effective solutions of reducing violence, the study examines in many different perspectives such as relationship between family violence and religion, accupation, culture… Interestingly, the findings support to evaluate the consequence of family violence not only for women, but also for children and community. Finally, the study suggests some solutions to mitigate family violence status for women in Danang city in particular and in Vietnam in general. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, không những trên thế giới mà ở Việt Nam vấn đề bạo lực nói chung, bạo lực đối với phụ nữ được mọi cấp lãnh đạo quan tâm. Sở dĩ như vậy vì bạo lực gia đình làm tổn thương đến sức khoẻ, thể xác và tổn thương tinh thần không chỉ cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Chính vì vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, Thành phố Đà Nẵng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để giúp hình dung một cách tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Do đó, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực và nhanh chóng tìm ra những giải pháp hợp lý cho các nhà lãnh đạo các cấp đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích tình hình bạo lực gia đình do người chồng gây ra đối với người vợ trong năm 2007. Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp mô hình hoá, phương pháp thống kê… Khi phân tích, đề tài sử dụng phần mềm thống kê chuyên nghiệp SPSS. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá hiện tượng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại Tp. Đà Nẵng đã phổ biến hay chưa. - Tìm ra nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. - Đánh giá được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, cộng đồng… - Từ phân tích, tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ở thành phố Đà Nẵng. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 60 Nguồn số liệu Đề tài sử dụng số liệu điều tra sơ cấp 600 phụ nữ, 300 nam giới trên địa bàn Tp. Đà Nẵng và 90 cán bộ lãnh đạo quản lý. Ngoài ra, đề tài sử dụng số liệu thu thập tại các cơ quan chính quyền, luật pháp tại Đà Nẵng… NỘI DUNG 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bạo lực gia đình 1.1. Các quan điểm về bạo lực gia đình Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XII đã thông qua bản dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. 1.2. Các hình thức bạo lực gia đình Bạo lực thể chất gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay, chân) hoặc công cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhận. Bạo lực tinh thần gồm những hành vi nhằm hành hạ tâm lý và những lời nói sỉ nhục, đe doạ, sự lãng quên, bỏ rơi người thân không quan tâm. Bạo lực về kinh tế gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ thuộc về tài chính, bao gồm các hành vi sau: Ngừng hỗ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp, công việc hợp pháp; Tước đoạt hay đe doạ tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng, thừa hưởng của vợ, chồng, cộng đồng và quyền sở hữu tài sản nói chung; Phá huỷ tài sản trong gia đình… Bạo lực tình dục gồm các hành vi sau như cưỡng ép quan hệ tình dục, ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai hay bắt ép mang hoặc phá thai theo ý muốn của chồng. 2. Thực trạng hiện nay về bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại thành phố Đà Nẵng 2.1. Mức độ phổ biến của tình trạng bạo lực gia đình ở thành phố Đà Nẵng Theo số liệu thống kê chính thức từ ngành toà án của thành phố Đà Nẵng, có thể hình dung thực trạng bạo lực gia đình hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đối với người phụ nữ là khá nghiêm trọng và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, trong năm 2001 trong số 296 vụ án hôn nhân gia đình thì có 37 vụ liên quan tới bạo lực gia đình, chiếm 15,5% thế nhưng chỉ trong vòng 5 năm số vụ liên quan tới bạo lực gia đình là 579/1980 vụ án hôn nhân gia đình, chiếm tới 29,24% . Bên cạnh đó, ý kiến của 90 cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các khu vực dân cư như tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ lãnh đạo ở các đoàn thể, công an phường, chủ tịch phường…theo biểu đồ dưới đây càng cho ta thấy tình trạng bạo lực gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng. có đến 33,3% các lãnh đạo quản lý cho rằng bạo lực gia đình không còn là hiện tượng cá biệt và điều đang lưu ý là 55,6% cho rằng hiện tượng bạo lực gia đình khá phổ biến và ngày càng gia tăng và chỉ có 11,1% cho rằng bạo lực gia đình đã rất phổ biến. 3. Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình tại thành phố Đà Nẵng Hậu quả đối với phụ nữ Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 61 Cũng theo trung tâm giám định pháp y thành phố Đà Nẵng, trong 4 năm (2002 - 2005) có 1.680 phụ nữ và trẻ em bị bạo hành đến giám định pháp y, trong đó có 190 trường hợp bị chồng đánh (chiếm 13,31%). Theo báo cáo của Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em thành phố Đà Nẵng, hiện nay nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình có 90% là nữ giới. Trong số đó, 45% bị chồng đánh đập, gần 80% bị sỉ nhục, đe doạ, hơn 70% bị bỏ mặc,không quan tâm, gần 10% bị chồng cấm đoán tham gia các hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng bắt ép mang, phá thai theo ý muốn. Hậu quả đối với trẻ em Những đứa trẻ ở trong gia đình thường xuyên có cảnh bạo lực sẽ có các di chứng như là nhiễu tâm lý và trầm cảm, sự gây hấn, sự sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng. Theo số liệu của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, 80% các em bỏ nhà đi lang thang hoặc phạm pháp do cha mẹ mâu thuẫn. Các em khi bỏ nhà đi sẽ phải chịu những thiệt thòi như bị bóc lột sức lao động, bị xua đuổi, không có chỗ ở ổn định, bị đánh đập hay đau ốm không ai chăm sóc và có thể bị lạm dụng tình dục, bị nhiễm các thói hư tật xấu. Hậu quả đối với cộng đồng Chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ của luật pháp, công an, toà án và xã hội, kể cả các dịch vụ bảo vệ trẻ em và xử phạt những kẻ phạm tội. Chi phí cho việc thực thi Luật phòng chống bạo lực gia đình như tuyên truyền và các chi phí khác như y tế, giáo dục…rất tốn kém. Sự đóng góp cho xã hội của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực đã giảm đi do bị ảnh hưởng về năng suất lao động, khả năng tạo thu nhập và việc làm. 4. Các nhân tố có quan hệ đến bạo lực gia đình Nhằm tìm giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tình trạng bạo lực, đề tài tiến hành nghiên cứu nhiều nhân tố có liên quan đến bạo lực gia đình, cụ thể gồm những nhân tố sau: Tôn giáo và tình trạng bạo lực gia đình Bảng 1: Mối quan hệ giữa tôn giáo và các hành vi bạo lực gia đình thường gặp Tôn giáo Đạo Phật Thiên Chúa giáo Không theo tôn giáo Số vụ Số vụ Số vụ Đánh đấm, tát tai 17 3 83 Chửi mắng, nhục mạ, xỉ vả 31 5 94 Cấm tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ với mọi người 18 3 72 Ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai 13 1 27 Bắt mang, phá thai theo ý muốn 3 0 20 Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm 12 3 82 Kiểm soát thu nhập,chi tiêu 18 2 76 Không đóng góp vào kinh tế gia đình 27 8 95 Tiến hành kiểm định Khi bình phương với H0: Các hành vi bạo lực không có mối tương quan đối với tôn giáo. H1: Các hành vi bạo lực có mối tương quan đối với tôn giáo. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 62 Bảng2: Kiểm định Khi bình phương Hành vi bạo lực thường xảy ra Value Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm Chi-square 18,534 df 4 Sig 0,005 So sánh các giá trị Sig của các hành vi với 0,05 chỉ có hành vi “Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm” có giá trị Sig = 0,005 0,05 => Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Từ đó có thể kết luận rằng các hành vi bạo lực thường xảy ra trong gia đình không có mối tương quan đối với tôn giáo. Nghề nghiệp và tình trạng bạo lực Bảng 3: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và các hành vi bạo lực gia đình thường gặp Nghề nghiệp Công nhân viên chức Lực lượng vũ trang Buôn bán dịch vụ Lao động phổ thông Thất nghiệp Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ Đánh đấm, tát tai 9 15 23 30 26 Chửi mắng, nhục mạ, xỉ vả 8 13 27 51 32 Cấm tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ với mọi người 9 12 21 31 22 Ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai 4 3 3 25 7 Bắt mang, phá thai theo ý muốn 4 1 1 3 14 Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm 10 12 23 34 18 Kiểm soát thu nhập, chi tiêu 10 12 16 37 23 Không đóng góp vào kinh tế gia đình 12 16 27 46 33 Qua kiểm định tính độc lập Khi bình phương thấy rằng các giá trị Sig của tất cả các hành vi bạo lực thường xảy ra trong gia đình đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 có nghĩa là các hành vi bạo lực gia đình xảy ra hoàn toàn có mối tương quan với từng loại nghề nghiệp khác nhau. Trình độ học vấn và tình trạng bạo lực Qua kiểm định tính độc lập Khi bình phương thấy rằng các giá trị Sig của tất cả các hành vi bạo lực thường xảy ra trong gia đình đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 có nghĩa là các hành vi bạo lực gia đình xảy ra hoàn toàn có mối tương quan với từng loại nghề nghiệp khác nhau. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 63 Bảng 4: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và các hành vi bạo lực gia đình thường gặp Trình độ học vấn Cấp 1- 2 Cấp 3 Trung cấp Cao đẳng, Đại học Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ Đánh đấm, tát tai 87 15 2 9 Chửi mắng, nhục mạ, xỉ vả 96 23 4 11 Cấm tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ với mọi người 61 12 5 28 Ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai 31 7 2 2 Bắt mang, phá thai theo ý muốn 18 4 0 1 Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm 65 16 6 18 Kiểm soát thu nhập,chi tiêu 70 13 3 18 Không đóng góp vào kinh tế gia đình 87 22 8 21 Lối sống và hoàn cảnh sống và bạo lực Qua nghiên cứu mối quan hệ này, đề tài có thể kết luận sau: Do người chồng mắc vào các tệ nạn xã hội, chiếm 60 – 70%; do những bất đồng, khó khăn trong kinh tế gia đình, việc nuôi dạy con cái, hay tình dục. Tâm lý gia trưởng của nam giới - Do tư tưởng gia trưởng, phong kiến, trọng nam khinh nữ của người chồng, chiếm 72%. Thái độ của phụ nữ và bạo lực - Do tâm lý của người phụ nữ là cam chịu, che giấu cho chồng, không dám nói lên sự thật. Môi trường quản lý xã hội và bạo lực Việc phòng chống bạo lực gia đình hiện chưa được quan tâm đúng mức, các biện pháp được thể hiện trong bảng 2-6 chủ yếu chỉ mang tính giáo dục, không có hiệu quả răn đe mạnh đối với người vi phạm Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta trong việc phòng chống bạo lực gia đình đủ cơ sở pháp lý nhưng thiếu khả năng thực thi do những nguyên nhân được thể hiện trong bảng 2-7. 5. Các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình Huy động sức mạnh dư luận xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình: - Sự cần thiết phải huy động sức mạnh dư luận xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình - Định hướng dư luận xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Hoàn thiện hệ thống văn bản luật về phòng, chống bạo lực gia đình và tuyên truyền, giáo dục pháp luật - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản luật về phòng chống bạo lực gia đình - Phổ biến sâu rộng Luật phòng, chống bạo lực gia đình Huy động nội lực bản thân người bị hại - Tìm cho nạn nhân chỗ dựa tinh thần vững chắc - Giúp nạn nhân biết cách hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương cho họ khi bị bạo hành Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 64 - Giúp nạn nhân nhận ra những nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình mình và tìm cách điều chỉnh - Nhà nước và các tổ chức xã hội có chính sách và kế hoạch tạo công ăn việc làm, nghề nghiệp cho người phụ nữ, bảo đảm cho người phụ nữ có việc làm và thu nhập ổn định, có sự độc lập kinh tế với chồng và có thể bảo đảm cuộc sống cá nhân trong những trường hợp khó khăn nhất. KẾT LUẬN Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng tình trạng bạo lực gia đình hiện nay tại thành phố Đà Nẵng đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo phân tích trong đề tài này, bạo lực gia đình có mối quan hệ với các yếu tố như tôn giáo, trình độ học vấn hay nghề nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Do đó tính nghiêm trọng của bạo lực gia đình rất khó lường và căng thẳng. Ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng, bạo lực trong gia đình đang xảy ra như là một phần có thể chấp nhận được của cuộc sống gia đình. Đây chính là bản chất của nhận thức về tư tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã bắt rễ sâu vào con người Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm cho cộng đồng phải ý thức được rằng bạo lực gia đình không phải là chuyện nội bộ trong gia đình và tạo ra nhận thức rằng vấn đề này đang tồn tại ngày càng có xu hướng gia tăng và là một trở ngại lớn trong tiến trình hướng tới mục tiêu vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo 5 năm (2001-2005) tình hình bạo lực gia đình và các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình của các cấp Hội phụ nữ. [2] Lê Ngọc Văn (2007), Những cơ sở lý luận nghiên cứu bạo lực gia đình. Chuyên đề khoa học, Viện gia đình và giới. [3] Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo 5 năm (2001-2005) tình hình bạo lực trong gia đình thông qua hoạt động xét xử. [4] Vu Gia (2007), Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay tại thành phố Đà Nẵng, Báo Người lao động. [5] [6] [7] [8] [9] [10] chong-bao-luc-gia-dinh.html [11]
Tài liệu liên quan