Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào
nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có
sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu.mà mỗi quốc gia
có thếmạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định.
Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng
đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm
chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị
trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn
đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra
ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh
tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở
mỗi khu vực và trên toàn thế giới.
Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và
nhập khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm
thích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động
thương mại quốc tế.
Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những
nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ
thuật lạc hậu, công nghệ thủ công. đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó
tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những
điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đối với nước ta càng quan trọng
hơn.
75 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động tín d ụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng
thương mại.
1.1.. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế
1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu.
1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu
1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2.1. Khái niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập
khẩu .
1.2.1.1. Khái niệm.
1.2.1.2. Vai trò.
1.2.2. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
1.3. Các yếu tố ảnh hưỡng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của
NHTM ở Việt Nam.
Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT
Hà Nội .
2.1. Khái quát về NHNT Hà Nội .
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNT Hà Nội .
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội .
2.1.3. Tình hình 1 số hoạt động kinh doanh chính của NHNT Hà Nội .
2.1.3.1. Về huy động vốn.
2.1.3.2. Về cho vay.
2.1.3.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội .
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu nhập khẩu tại Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội
2.3.1 Những mặt đạt được
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại
NHNT Hà Nội
3.1 Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ công tác năm 2003 của NHNT Hà
Nội
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành
3.2.2 Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK
3.2.3. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng
3.2.4. Chính sách khách hàng
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô
3.3.2. Đối với NHNT Việt Nam
3.3.3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CHO
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu .
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào
nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có
sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu...mà mỗi quốc gia
có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định.
Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng
đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm
chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị
trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn
đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra
ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh
tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở
mỗi khu vực và trên toàn thế giới.
Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và
nhập khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm
thích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động
thương mại quốc tế.
Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những
nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ
thuật lạc hậu, công nghệ thủ công... đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó
tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những
điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đối với nước ta càng quan trọng
hơn.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
4
Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua
một số khía cạnh cơ bản sau:
Xuất khẩu
- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điều
kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích các
ngành, nghề phát triển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định và
mở rộng hơn. Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo
cho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm
đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới công nghệ cũng như
nâng cao chất lượng của sản phẩm.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn
nhờ nguồn ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.
Nhập khẩu
Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước
và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với
chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt
nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định
kinh tế vĩ mô.
- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ
thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.
- Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc
cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng
như góp phần định hướng sản phẩm, định hướng thị trường cho xuất khẩu.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
5
Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối
với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.
1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu.
Như đã nói trên, trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phải đối đầu
với sự cạnh tranh gay gắt. Họ không chỉ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất
trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Để chiến thắng
trong cạnh tranh, ngoài việc cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước như sự
ưu đãi về thuế, sự điều chỉnh tỉ giá hối đoái phù hợp... các doanh nghiệp còn
cần phải có một tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện các hoạt động như đổi
mới dây chuyền công nghệ, mua sắm máy móc hiện đại, mua sắm nguyên vật
liệu, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành... Song trên thực tế
do khả năng tài chính có hạn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần có sự hỗ
trợ từ bên ngoài.
Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nảy sinh từ những đòi hỏi
đó và nó gắn liền với các giai đoạn của hoạt động này.
Do hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũng
hết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ như: thương mại giữa các
nước phát triển, thương mại giữa các nước đang phát triển, thương mại giữa
các nước phát triển và đang phát triển...) nên để phù hợp với điều kiện Việt
Nam cũng như với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt động
thương mại quốc tế giữa các nước phát triển và đang phát triển.
- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển chủ yếu là hàng hoá tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, kỹ thuật, công
nghệ. Đây là những hàng hoá mà để hoàn thành hoạt động xuất khẩu cần phải
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ phân tích nhu cầu, kí kết hợp đồng, sản
xuất cung ứng, lắp ráp chạy thử... đến thanh toán tiền hàng. Nhu cầu tài trợ
thường để đáp ứng các chi phí cho quảng cáo, thiết kế mẫu mã, sản xuất và
cung cấp công trình.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
6
- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển sang các nước phát
triển chủ yếu là các mặt như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơ
chế... Và nhu cầu tài trợ thường là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu
cầu vốn tạm thời.
Để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất
nhập khẩu ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu
hình thành trong cùng một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá máy móc, thiết
bị kĩ thuật, công nghệ.
Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu
Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường
kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ
thường nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện
tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn
này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều
cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau
đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm
phán hợp đồng. Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đặc biệt với
các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp.
+ Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có
uy tín cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc
bảo đảm hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao
hàng hoặc hoàn thành công trình không đúng như thoả thuận.
Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu
là người nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề
nghị ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và
nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
7
+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã kí hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ
tiến hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như, nhà
máy, xí nghiệp... việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.
+ Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán
tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài
chính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán
giữa chừng.
+ Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể
nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm... tuỳ theo
điều kiện cung ứng.
+ Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá
được giao tới địa điểm qui định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp
chạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.
+ Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu
được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.
+Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu
được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi
thanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể
chấp nhận được. Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có
nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.
Nhu cầu tài trợ nhập khẩu
Với hoạt động nhập khẩu, nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ để
đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài
trợ để mua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy về phía
nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
8
- Giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng: Ở giai đoạn này các nhà nhập
khẩu cần có những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác
nhu cầu của mình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp.
-Giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng: Sau khi kí kết được hợp đồng, nhà
nhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc, tạm ứng cho nhà xuất khẩu....
-Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà
nhập khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữa chừng cho nhà
xuất khẩu hay tài trợ cho các công việc ở điạ phương để chuẩn bị cho đầu tư.
- Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung
ứng hàng hoá có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với
các nhà nhập khẩu.
- Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh toán cung ứng hàng hoá khi xuất
trình chứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường
nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõ
hoặc có thể tài trợ được.
- Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp
thì nhà nhập khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ
khi nhập hàng về tới khi hàng hoá được tiêu thụ.
Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhập
khẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới tới
khi tiêu thụ được các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng.
Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu ở trên ta có thể
khẳng định rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một nhu cầu tài trợ
rất lớn. Vậy thì để đáp ứng cho nhu cầu đó có những nguồn tài trợ nào. Dưới
đây là một số nguồn tài trợ thường dùng cho xuất nhập khẩu.
1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
9
Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản,
do vậy nó cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những
nguồn tài trợ thường được sử dụng là:
Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ
được thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các
công cụ chủ yêú là kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được
ưa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết
khấu tại các ngân hàng), linh hoạt về thời hạn. Tuy nhiên, các công cụ như
hối phiếu thường được sử dụng trên cơ sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận hay
bảo đảm.
Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có
có thể là vốn Ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ
phần hay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trên
và phần lợi nhuận để lại + khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể
giảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ
này có hạn chế là qui mô không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại
lợi nhuận cao.
Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay
họ có thể phát hành cổ phiếu công ty để huy động nguồn vốn trung và dài hạn.
Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có được sự chủ động trong việc huy
động và sử dụng vốn, giảm được nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn (vì có thể
không phải phân chia lợi tức cổ phần hoặc có thể hoãn trả lợi tức khi bị lỗ hoặc
không có nhiều lãi) hay làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của doanh
nghiệp...Tuy nhiên, chỉ có các doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện nhất
định mới được sử dụng hình thức này. Với nước ta, do thị trường tài chính còn
chưa phát triển nên hình thức tài trợ này còn ít được sử dụng hoặc nếu có sử
dụng thì hiệu quả chưa cao.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
10
Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ khá
phổ biến trong nền kinh tế thị trường gần như cổ phiếu.
Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ của doanh nghiệp. Sử dụng phát
hành trái phiếu doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh
mà không dẫn đến phải chia quyền kiểm soát doanh nghiệp như khi sử dụng cổ
phiếu thường. Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thường phải trả lợi tức
cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không. Điều này dễ làm tăng
khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính. Ngoài
ra, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nói trên thì hình thức này
cũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó.
Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp
thông qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau như: cho
vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảm
bảo... để thu mua dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu
vốn lưu động. Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiết
bị, dây chuyền công nghệ... Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà Ngân hàng có thể
áp dụng những hình thức nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên. Một đặc
điểm khá nổi bật của tín dụng ngân hàng là có khả năng linh hoạt về lãi suất
cũng như thời hạn.
Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể được tài trợ bằng các nguồn như đầu tư nước
ngoài, vay nợ viện trợ của nước ngoài, hỗ trợ của Chính phủ...Hiện nay các
nguồn này thường cũng được sử dụng thông qua các Ngân hàng.
Như vậy, nguồn tài trợ cho xuất nhập khẩu rất đa dạng nhưng trong đó
nguồn tín dụng ngân hàng nhờ có những ưu thế riêng nên vẫn nắm giữ một vị
trí đặ c biệt đối với sự phát triễn của đất nước nói chung vá hoạt động xuất
nhập khẩu nói riêng
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
11
1.2. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU.
1.2.1. Khái niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động
xuất nhập khẩu .
1.2.1.1. Khái niệm.
Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế được rất nhiều nhà kinh tế
học đề cập đến và do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về tín dụng.Tuy
nhiên, theo cách hiểu chung nhất thì: tín dụng là một quan hệ xã hội giữa
người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua sự
vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc
hiện vật.
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng
bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanh trên lĩnh
vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế-xã hội, các cơ quan
Nhà nước và các tầng lớp dân cư ”.
Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ có khả
năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đã không
ngừng được mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong đó có
hoạt đọng xuất nhập khẩu, nó đã trở thành một nguồn tài trợ không thể thiếu
đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. Sự tham gia hỗ trợ của các
ngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu có tác động tích cực không chỉ về
mặt tài chính mà còn về cả việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Như vậy,mặc dù tín dụng vô cùng phong phú và đa dạng nhưng chúng
đều thể hiện hai mặt sau:
Thứ nhất: Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho
người khác sử dụng trong một thời gian nhất định.
Lª TuÊn Anh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
12
Thứ hai: Đến thời hạn hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn trả cho
người sở hữu một số tiền lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là lợi tức hay tiền
lãi.
Theo khái niệm của C.Mác "Tín dụng dưới các hình thức biểu hiện đơn
giản nhất là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ khiến cho một người này giao cho
người khác một số tư bản nào đó. Số tiền này được trả trong một thời gian nhất
định... Khi tư bản được cho vay người ta tăng số tiền phải hoàn trả lên thêm
một tỷ lệ phần trăm nhất định coi là quyền sử dụng tư bản".
Theo kinh tế học hiện đại, quan điểm về tín dụng là hoàn toàn thống
nhất với quan điểm trên của Mác nhưng nhấn mạnh thêm cơ sở để thiết lập
một quan hệ tín dụng đó là "lòng tin" và cụ thể hoá thêm những nhân tố hướng
tới quan hệ tín dụng.
Cụ thể, trong kinh tế học khẳng định rằng: Người ta chỉ sẵn sàng giao
phó tiền bạc hoặc tài sản của mình cho người nào mà người ta tin tưởng, hiểu
rộng ra đây là sự giao phó niềm tin, trao cho nhau niềm tin.
Người ta chỉ cho vay một khi người ta tin rằng người sử dụng số tiền đó
sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn (có hiệu quả) sau một thời gian nhất định và do
đó có khả năng trả được nợ (thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình).
Tuy nhiên, trong thực tế không phải mọi việc lúc nào cũng đều trôi
chảy, mà không hiếm trường hợp người ta vay không thực hiện được nghĩa vụ
của mình đối với chủ nợ do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây
ra. Những trường hợp này thường dẫn đến tổn thất cho người cho vay, người ta
nói rằng đó là r