Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động truyền thông của công ty cổ phần Nghiệp Quảng cho sản phẩm bếp điện từ

Hiện nay các công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt. Cạnh tranh không chỉ trong nước và các nước trên thế giới. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong mậu dịch kinh tế thế giới. Nhưng đi theo đó là một thách thức lớn, giống như thuyền ra biển khơi cơ hội nhiều nhưng sóng lớn cũng nhiều. Các doanh nghiệp phải tìm ra con đường đi riêng cho mình, đồng thời phải tuân theo những thông lệ quốc tế.

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động truyền thông của công ty cổ phần Nghiệp Quảng cho sản phẩm bếp điện từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu. Hiện nay các công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt. Cạnh tranh không chỉ trong nước và các nước trên thế giới. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong mậu dịch kinh tế thế giới. Nhưng đi theo đó là một thách thức lớn, giống như thuyền ra biển khơi cơ hội nhiều nhưng sóng lớn cũng nhiều. Các doanh nghiệp phải tìm ra con đường đi riêng cho mình, đồng thời phải tuân theo những thông lệ quốc tế. Cách quản lý, cách tiếp cận vấn đề phải theo qui luật kinh tế thị trường. Muốn phát triển bền vững và vươn ra khỏi biên giới thì cần phải xây một thương hiệu riêng có giá trị. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do vấn đề thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, do chưa có kinh nghiệm trong quan hệ toàn cầu. Một trong những khó khăn nữa là doanh nghiệp khó khăn trong quản lý các mặt hàng bị làm giả làm nhái, công tác truyền thông chưa được đầu tư lớn giống như đầu tư vào sản phẩm. Một nghiên cứu về công ty cổ phần Nghiệp Quảng cho thấy: Qua kết quả nghiên cứu của báo cáo thực tập cho thấy rằng: Mỗi năm công ty đặt được hàng chục tỉ đồng doanh thu trong khi đó đóng góp của điện dân dụng rất khiêm tốn, đặc biệt là bếp điện từ. Theo nhận định của khách hàng thì sản phẩm bếp điện từ rất có triển vọng, được đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao đã được đăng kiểm nhãn hiệu Mecnai. Trong khi đó khách hàng biết đến thương hiệu Mecnai rất ít thường thộng qua người bán hàng trực tiếp giới thiệu. Nguyên nhân do chương trình xúc tiến quảng cáo, showroom, quan hệ công chúng, cách bố trí gian hàng ở siêu thị chưa được chú trọng. Giải quyết vấn đề đó sẽ đưa thương hiệu Mecnai lên một giai đoạn mới, không những chủ động về giá mà còn tăng thị phần, tăng lợi thế cạnh tranh. Mặt khác ta thấy mỗi năm doanh số bán của mặt hàng bếp điện từ rất khiêm tốn so với doanh số của cả công ty. Dân số Việt Nam với hơn 80 triệu người được đánh giá là một thị trường tiêu thụ rất tiềm năng. Cho thấy phát triển sản phẩm bếp điện từ trong tương lai có nhiều tiềm năng phát triển. Chính vì vậy đề tài: Thực trạng và giải pháp hoạt động truyền thông của công ty cổ phần Nghiệp Quảng cho sản phẩm bếp điện từ. Nhằm đưa thông tin đến cho khách hàng về sản phẩm, kích thích tiêu thụ và thúc đẩy phát triển sản phẩm của công ty. Mục đich và phạm vi nghiên cứu. + Mục đích của việc nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng của hoạt động truyền thông của công ty. Tìm ra những điểm công ty đã thực hiện được, những vấn đề cần được đẩy mạnh họat động trong tương lai Tìm hiểu hành vi người tiêu dùng, để từ đó có những giải pháp về truyền thông có tác động mang hiệu quả cao nhất. Và mục đích cuối cùng là thu hút khách hàng mục tiêu mang lại lợi nhuận cao cho công ty. + Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là những hộ gia đình trẻ( kết hôn được 5đến 6 năm) những nguời đã đi làm còn sống độc thân, sinh viên sống độc lập với gia đình. Họ là những người bận rộn với công việc, học tập, nên thời gian cho công việc nôi trợ ít đòi hỏi nhanh gọn và đồng thời đây là người tiến bộ hơn họ có sự thân thiện với môi trường hơn. + Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi là đối tượng nghiên cứu đang sống và sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu từ 2 nguồn Nguồn thứ cấp: trang web, báo, catalog. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG Ở CÔNG TY NGHIỆP QUẢNG. - Hành vi người tiêu dùng. Mục đích của marketing là thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Muốn vậy ta phải hiểu được người tiêu dùng muốn gì, khi nào,…điều gì khiến họ chọn và có thể thay đổi quyết định của mình, đây là một việc làm không hề đơn giản. Nhưng muốn thành công thì đây là khâu không thể bỏ qua hay xem nhẹ. Trước tiên ta xem xét mô hình hành vi người tiêu dùng. Các tác nhân marketing Các tác nhân khác Sản phẩm Giá Địa điểm Khuyến mại Kinh tế Công nghệ Chính trị Văn hóa Đặc điểm của người mua Quá trình quyết định của người mua Văn hóa Xã hội Cá tính Tâm lý Nhận thức nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá Quyết định Hành vi Quyết định của người mua Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu Lựa chọn đại lý Định thời gian mua Định số lượng mua. Ta thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của người tiêu dùng. Quá trình này mang tính chất phức tạp. Sau đây chúng ta nghiên cứu một số yếu tố thuộc nhóm yếu tố đặc điểm của người tiêu dùng tác động đến quá trình nhận thông tin của người tiêu dùng khi họ là đối tượng truyền thông của các tổ chức. 1. Những yếu tố tâm lý. 1.1. Động cơ. Con người sống và phát triển thì tại bất kỳ thời điểm nào cũng có nhu cầu. đó có thể là nhu cầu mang tính bẩm sinh như đói khát…chúng hình thành từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc từ tâm lý, chúng nảy sinh từ những căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được gần gủi về tinh thần. Và một nhu cầu trở thành động cơ khi nó tăng đến một mức độ đủ mạnh. Hay một động cơ là một nhu cầu có đủ sức để thôi thúc người ta hành động. Việc thỏa mãn nhu cầu sĩ làm giảm bớt căng thẳng. Nhu cầu khẳng định Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý Các nhu cầu được nhà tâm lý học Maslow sắp xếp thành tháp nhu cầu như sau: Theo Abraham Maslow thì tại những thời điểm khác nhau, người ta bị thôi thúc những nhu cầu khác nhau, lúc đó người ta bỏ ra nhiều thời gian và sức lực để thõa mãn nhu cầu, ông cho rằng nhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn truớc hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi con nguời đã thỏa mãn được nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không phải là động cơ hiện thời nữa, và con ngừơi ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo. 1.2 Nhận thức. Một người có động cơ luôn sãn sang hành động. Vấn đề người có động cơ sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Cùng một tình huống nhưng chúng ta lại có nhận thức khác nhau, đây là do nắm bắt sự vật thông qua năm giác quan của mình. Nhưng mỗi người lại có sự suy xét, tổ chức giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình. Nhận thức được định nghĩa là “một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin đầu vào để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh” nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh. Người ta có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận thức: Sự quan tâm có chọn lọc: một con người một ngày tiếp xúc với rất nhiều tác nhân kích thích. Nhưng họ không chú ý đến tất, mà phần lớn các tác nhân đó bị sàng lọc. Người ta thường chú ý đến các tác nhân sau: những tác nhân kích thích có liên quan đến một nhu cầu hiện có; những tác nhân mà họ mong đợi; những tác nhân kích thích có những điểm khác biệt hẳn với những tác nhân thông thường. Sự bóp méo có chọn lọc: các tác nhân kích thích đã được chú ý đến cũng không nhất thiết sẽ được tiếp nhận như dự kiến. sự bóp méo thông tin có chọn lọc mô tả khuynh hướng con nguời muốn gán cho thông tin những ý nghĩa của cá nhân. Sự ghi nhớ có chọn lọc: người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ đã học. Họ có khuynh hướng giữ lại những thông tin ủng hộ thái độ và niền tin vủa mình Nghiên cứu những yếu tố nhận thức này giúp người làm Marketing thu hút được sự chú ý của người tiêu dung và đưa các thông điệp của mình đến địa chỉ cần thiết. 1.3. Tri thức. Tri thức của một người tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự cũng cố. Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Lý thuyết về tri thức dạy cho những người làm Marketing rằng họ có thể tạo ra nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn liền nó với những sự thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những động cơ, tấm gương và đảm bảo sự củng cố tích cực. 1.4. Niền tin và thái độ Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Niềm tin là một ý nghĩ khẳng định của con người về một sự việc nào đó. Những niền tin đó tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người ta hành động theo hình ảnh đó. Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính cà những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Người ta có thái độ đối với đối với hầu hết mọi sự việc: chính trị, tôn giáo, âm nhạc… Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quấn đối với những sự vật tương tự. Người ta không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Vì thế mà rất khó thay đổi được thái độ. Thái độ của một người được hình thành theo một khuân mẫu nhất quán, nên muốn thay đổi một thái độ nào đó có thể thay đổi luôn cả những thái độ khác. Vì thế nên có những thay đổi của sản phẩm phù hợp với thái độ, chứ các doanh nghiệp không nên cố thay đổi thái độ của người tiêu dung. 2. Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dung. 2.1 Nền văn hóa. Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. 2.2 Nhánh văn hóa Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó. Các nhánh văn hóa gồm các dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc, và các vùng địa lý. 3. Văn hóa của người Hà Nội. Nói đến Hà Nội là nói đến mảnh đất ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Là một dải đất cổ nên văn học Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến chữ quốc ngữ. Nét thanh lịch của Hà Nội còn được thể hiện qua cái ăn cái mặc và được người ta lấy đó làm chuẩn. Trước đây người ta thường nói là người Hàng Đào cảnh vẻ ăn cái giá cắn làm đôi, không bao giờ người ta chê Hà Nội ăn phàm uống phũ, người ta có thể chê người Hà Nội quá cảnh vẻ, quá kỹ tính, cái giá cắn làm đôi đó chính là sự thanh lịch rất chọn lọc, cái tính tinh chọn, tính nâng cao trong sinh hoạt, trong cuộc sống. Văn hóa Hà Nội còn thể hiện ở 36 phố phường. Mỗi góc phố là một nét văn hóa riêng, một nét đẹp riêng. Hiện nay nét văn hóa không còn đậm nét bản sắc như xưa, do Hà Nội ngày nay là nơi sinh sống của rất nhiều người nhập cư khắp nơi. Sự hội nhập kinh tế, hội nhập văn hóa. Nên văn hóa Hà Thành bây giờ ngoài nét văn hóa chung còn là sự tổng hợp của các nét văn hóa khác nhau. 4. Quá trình ra quyết định mua hang 4.1 Ý thức nhu cầu. Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế cà tình trạng mong muốn. nhu cầu có thể do tác nhân kích thích nội tại hay bên ngoài 4.2 Tìm kiếm thông tin Người tiêu dùng tìm kiếm các thông tin, có thể là một trong các các nguồn sau: nguồn thông tin cá nhân( gia đình, bạn bè,….), nguồn thông tin thương mại( Quảng cáo, đại lý,…), nguồn thông tin công cộng, nguồn tin thực nghiệm( nghiên cưu và sử dụng sản phẩm…) 4.3 Đánh giá các phương án. Người tiêu dùng xử lý thông tin về các nhãn hiệu cạnh tranh rồi đưa ra phán quyết cùng về giá trị. Đây là một quá trình không đơn giản. Ta thấy người tiêu dùng cố gắng thỏa mãn nhu cầu của mình. Họ tìm kiếm trong các giải pháp của sản phẩm những lợi ích nhất định. Người tiêu dùng xem sản phẩm như tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những ích lợi tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu khác nhau. Và họ có xu hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niềm tin vào các nhãn hiệu, khi mỗi nhãn hiện được đánh giá theo từng tính chất. 4.4 Quyết định mua hàng. Những bước từ đánh giá đến giai đoạn quyết định mua hàng. Thái độ ngừời khác Đánh giá các phương án Yếu tố bất ngờ Quyết định mua Ý định mua hàng Khi người tiêu dùng đã có ý định mua hàng để đến được với quyết định mua còn chịu nhiều yếu tố khác. Họ có thể hoãn, hủy bỏ quyết định mua tùy thuộc vào những rủi ro mà họ nhận thức được. Người làm Marketing phải nắm được những yếu tố gây ra những cảm giác bị rủi ro ở người tiêu dùng, cung cấp những thông tin và hỗ trợ làm giảm bớt rủi ro nhận thức đựơc. 4.5 Đánh giá sau khi mua. Sau khi mua sản phẩm người tiêu dùng có thể hài long hoặc không hài lòng tùy vào kỳ vọng của mỗi người vào quá trình cung cấp và sử dụng sản phẩm. chính vì thế người làm Marketing cần có những biện pháp để tăng tính hài lòng và làm giảm đến mức tối thiể người tiêu dùng không hài lòng. Như vậy ta thấy rằng việc nghiên cứu nhu cầu và quá trình mua sắm của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Nhằm giúp người làm Marketing có thể thiết kế được những chương trình Marketing có hiệu quả cho các thị trường mục tiêu của mình. II. TRUYỀN THÔNG 1. Truyền thông và vị trí của truyền thông trong Mar- mix. Muốn biết được nhu cầu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, chúng ta cần có thông tin và truyền thông tin cho khách hàng. Ngay cả trong nội bộ của công ty cũng cần làm truyền thông, đồng thời thực hiện chương trình truyền thông cho các tổ chức và nhóm công chúng đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của công ty. Một công ty có hệ thống truyền thông tốt sẽ có một lợi thế trong cạnh tranh, có được những khách hàng trung thành….Hệ thống truyền thông Marketing gồm năm công cụ chủ yếu: Quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ công chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp. Truyền thông là một trong công cụ quan trọng của Marketing. Cùng với các chữ P khác là sản phẩm, giá, phân phối, giúp nhà cung cấp thực hiện chiến lược Marketing của công ty. Phối hợp với các chiến lược của phòng ban nhằm thực hiện chiến lược của công ty. 2. Mục đích của truyền thông. Mục đích của truyên thông là đưa thông tin của nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Giúp người tiêu dùng nắm bắt đúng thông tin được truyền tải. Tạo ra một hệ thống thông tin giữa người nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhằm thảo mãn nhu cầu của hai bên. 3. Các bước trong quá trình truyền thông 3.1. Phát hiện công chúng mục tiêu. Người làm truyền thông Marketing phải xác định rõ công chúng mục tiêu. Điều này có tính chất quyết định đến các hoạt động của chiến lược truyền thông. Công chúng mục tiêu của chúng ta là ai, đặc điểm ra sao, hình ảnh của công ty, mức độ ưu thích sản phẩm của công ty mình cũng như của đối thủ cạnh tranh… 3.2. Xác định mục tiêu của truyền thông Sau khi xác định thị trường mục tiêu, chúng ta phải xác định mục tiêu của truyền thông là gì. Giúp cho chiến lược truyền thông đi đúng hướng, đánh giá mức độ hiệu quả của công việc. Có một số mục tiêu sau: biết đến, hiểu biết, ưu thích, tin tưởng, mua hàng. Đồng thời người làm Marketing còn phải nghiên cứu phản ứng đáp lại của công chúng mục tiêu, để xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả. 3.3. Thiết kế thông điệp truyền thông. Khi thiết kế thông điệp chúng ta cần giải quyết các nội dung sau: Nội dung của thông điệp: chúng ta sẽ nói điều gì với công chúng mục tiêu. Kết cấu của thông điệp: nội dung của thông điệp sẽ có bố cục như thế nào, các phần được chia như thế nào… Hình thức thông điệp: thông điệp phải có hình thức có tác động mạnh, hiệu quả đến công chúng mục tiêu thể hiện qua ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh,…. Nguồn thông điệp: một nguồn thông điệp tốt giúp sẽ có sức thuyết phục lớn đối với công chúng mục tiêu. 3.4. Kênh truyền thông Tùy thuộc vào mục tiêu và công chúng mục tiêu mà lựa chọn kênh truyền thông trực tiếp hay gián tiếp. 4. Công cụ truyền thông. 4.1. Quảng cáo. Bất kỳ một hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyếch trương các ý tưởng hàng hóa hay dịch vụ do người bảo trợ và trả tiền. 4.2. Marketing trực tiếp Sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có và khách triển vọng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại. 4.3. Quan hệ công chúng. Các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh của công ty hay sản phẩm cụ thể của nó. 4.4. Bán hàng trực tiếp. Là quá trình giao tiếp trực tiếp với khách hàng triển vọng với mục đích bán hàng. 5. Quá trình tác động của truyền thông đối với người tiêu dùng. 5.1. Mô hình truyền thông. Người guửi Mã hóa Thông điệp Giải mã Người nhận Phản ứng lại Liên hệ ngược Nhiễu CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG. I. Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty. 1. Giới thiệu về công ty Nghiệp Quảng. Năm 1991 ông Lê Nghiệp Quảng mở ra xưởng sản xuất tại 204 Đông Côi thị trấn Hồ -Thuận Thành – Bắc Ninh. Chuyên sản xuất gia công các khí cụ điện dân dụng. Đến năm 2003 ông Quảng thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Nghiệp Quảng do ông làm chủ tịch kiêm giám đốc công ty. Theo quyết định của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Băc Ninh cấp 10\11\2003 giấy đăng ký kinh doanh 2102000519 , với số vốn điều lệ của công ty là 16 tỉ tại địa chỉ Thanh Khương – Thuận Thành –Bắc Ninh; điện thoại: 0241 790977; fax: 0241 790877; e-mail:enaci@nghiệpquang.com; website: Tên công ty cũng chính là tên của cổ đông lớn nhất Lê Nghiệp Quảng đồng thời cũng là giám đốc của công ty, công ty chuyên sản xuất các mặt hàng Khí Cụ Điện Dân Dụng  và Công Nghiệp.. Tháng 1/2004 công ty tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất gia công khí cụ điện, tổng số vốn đầu tư của dự án: 16.855.987.815 đồng, tại khu công nghiệp Thanh Khương – Thuận Thành – Bắc Ninh và chuyển trụ sở chính về đây Đến 13\09\2007đổi tên thành công ty cổ phần Nghiệp Quảng theo quyết định của © 2004 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Việc đổi tên thành công ty cổ phần nhằm thu hút và khai thác nguồn vốn, trong chiến lược đưa công ty đến tầm cỡ mới trên thị trường. Hội đông cổ công bao gồm 3 người: STT Tên cổ đông Số cổ phần 1 Lê Nghiệp Quảng 130.000 2 Nguyễn Bùi Tuấn 60.000 3 Nguyễn Hải 30.000 Tên doanh nghiệp: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIỆP QUẢNG TẠI HÀ NỘI Địa chỉ trụ sở: TỔ 1, PHƯỜNG LĨNH NAM, QUẬN HOÀNG MAI Điện thoại: 6444908 Số Đăng ký kinh doanh: 0113019484 Ngày cấp: 13/09/2007 Tình trạng hoạt động: ĐANG HOẠT ĐỘNG Loại hình doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN Loại hình hoạt động: CHI NHÁNH Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN THỊ LAN ANH © 2004 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Xuất phát ban đầu công ty cổ phần Nghiệp Quảng là xưởng sản xuất tại Thanh Khương Thuận Thành –Bắc Ninh. Sau đó mở chi nhánh tại tổ 1, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai như thông tin ở trên. Vì là công ty sản xuất đồng thời phân phối sản phẩm đến các đại lý bán buôn bán lẻ mà không thành lập các đại lý thuộc kênh của nhà sản xuất nên ở các tỉnh chỉ có các cở sở bảo hành. Cũng như các doanh nghiệp khác thành lập vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1991 là 5.81% (Theo số liệu trong niên giám thống kê năm 2002 và niên giám thống kê tóm tắt 2003 của Tổng cục Thống kê, có thể lập biểu tổng hợp và tính toán tốc độ tăng của chỉ tiêu GDP (theo giá so sánh năm 1994)) rồi sự tràn ngập của các nhãn hiệu khác của công ty trong nước cũng như nước ngoài: ADUO, BLACKER, CATA, CORONA, DAIWA, ELECTROLUX, FUJIYAMA, FUSHIBAO, GAGGENAU, GALI, GOLDSUN, GREENBING, HITACHI, HOMEMAX, HOMICOOK, HUYDAI, KOIZUMI, KOMASU, KOREA KING, LEGI, MANON, MC, MD, MECNAI, MIDEA, MITSUBISHI, MITSUKO, NAGAKAWA, NARDI, NATIONAL, PANASONIC, PHILIPS, PVOS, SAIKO, SAMSUNG, SANYO, SHARP, SIEMEN, STAR WARE, SUMYFFTA, TESCOM, TOSHBA, VTB, ZOJIRUSHI, đặc biệt là các sản phẩm của Trung Quốc. Để tăng khả năng cạnh tranh Với công nghệ và dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất hiện nay, được nhập từ các nước công nghiệp phát triển trên thế giới như: Đức, Pháp, Nhật, Đài Loan v.v...đồng thời công ty đã được chứng nhận ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ  với 3 bộ thương hiệu ENACI; MECNAI; INMEC do Cục Sở Hữu Trí Tuệ _ Bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp ngày 15-09-2005. mỗi thương hiệu với những chủng loại sản phẩm tuân thủ chuẩn mực chất lượng thế giới. Ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty. Cù
Tài liệu liên quan