Đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Mấy năm gần đây, hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM) không ngừng thực hiện khẩu hiệu "chấn chỉnh hoạt động tín dụng ngân hàng". Tại sao phải chấn chỉnh, chấn chỉnh như thế nào, bằng biện pháp nào? đó là những câu hỏi lớn mà các nhà lãnh đạo, phân tích kinh tế đang xem xét. Hiểu theo nghĩa đơn giản: là để nâng cao chất lượng tín dụng thì phải chấn chỉnh lại, xem xét lại công tác tín dụng từ khâu chấp hành nguyên tắc cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, công tác thu nợ cả gốc và lãi; cái gì làm đúng thì phát huy, cái gì làm chưa đúng thì phải uốn nắn lại. Khi đã gọi là chấn chỉnh hoạt động tín dụng thì chúng ta liên tưởng ngay hoạt động tín dụng đang có những vấn đề không bình thường. Đúng là tín dụng đang có những biểu hiện không bình thường vì không cho vay được, nợ quá hạn, nợ tín dụng khó đòi đang có chiều hướng gia tăng, chưa kể đến những vụ đổ bể tín dụng, xí nghiệp, Công ty phá sản, các con nợ chạy trốn và những vụ cố ý chiếm đoạt tài sản Nhà nước, nhân dân. Để góp phần tìm hiểu được những vấn đề vướng mắc trong hoạt động tín dụng, trong bài này sẽ làm rõ những hoạt động tín dụng của ngân hàng và thực trạng cũng như đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.