Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH, hướng mạnh vào xuất khẩu.

doc99 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH, hướng mạnh vào xuất khẩu. Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản, nhiên liệu, hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả ô tô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ... Việt Nam là một nước có chiều dài bờ biển là 3260 km, có 112 cửa sông với 2 vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông rất phong phú và đa dạng về các loại thuỷ sản có giá trị cao. Đó là ưu thế để phát triển việc sản xuất và khai thác thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Việc tìm hiểu và đưa ngành thuỷ sản hoà nhập vào thị trường thuỷ sản thế giới càng trở lên cấp thiết, hơn nữa muốn thực hiện được chiến lược kinh tế vạch ra đến năm 2010 là chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, chúng ta phải bắt đầu từ những thế mạnh căn bản của mình mà thuỷ sản lại được coi là mặt hàng chủ lực có tiềm năng nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn của Việt Nam là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Việc phân tích, đánh giá tổng quan tình hình thuỷ sản có vai trò quan trọng không chỉ đối với một mà của tất cả các quốc gia, có như vậy từng quốc gia mới có thể đảm bảo kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng một cách có hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi cho tương lai, đồng thời nắm rõ xu hướng phát triển, để có định hướng phù hợp với điều kiện của nước mình . Nhận thức thực tiễn được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới trong sự phát triển chung của ngành thuỷ sản và nền kinh tế đất nước, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam” Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài này để giúp em củng cố, bổ sung mở rộng kiến thức thực tế, vận dụng những lý thuyết đã học vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế – xã hội. Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này em đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài Bài viết nghiên cứu hoạt động của ngành thuỷ sản Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, công nghiệp chế biến cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh mà ngành thuỷ sản mang lại cho đất nước trong những năm vừa qua. Để hoàn thành tốt bài viết này, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích kinh tế: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, phương pháp lô gíc, phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp. Nội dung nghiên cứu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới. Vì đây là một đề tài khó do tính biến động của mặt hàng thuỷ sản, sản xuất phụ thuộc vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, môi trường. Vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: THS Nguyễn Lệ Hằng đã tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt nam Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều hoạt động: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ trong thương mại… được phát triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi. Để hiểu hơn về khái niệm ngành thuỷ sản ta có thể phân tích hai khía cạnh sau: Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất độc lập do ngành có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên ngành. Sản xuất thuỷ sản còn là một nghề nghiệp truyền thống lâu đời ở các quốc gia có nhiều ao, hồ, sông, biển. Quá trình phát triển của loài người gắn liền với hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, và khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Lợi dụng khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước, con người tiến hành khai thác, nuôi trồng và chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống. Do đối tượng lao động là những sinh vật thuỷ sinh nên các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước, với sự phát triển nông thôn và mang nhiều nét giống với sản xuất nông nghiệp. Dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các công cụ lao động của ngành thuỷ sản cũng được cải tiến và hoàn thiện, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác, chế biến thuỷ sản, đồng thời công nghệ sinh học hiện đại cũng đã thúc đẩy phát triển nhanh chóng nghề nuôi trồng thuỷ sản với các giống loài mới có giá trị kinh tế cao. Tất cả những điều đó cùng với kỹ năng quản lý ngành ngày càng cao đã đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân. ở nước ta ngành thuỷ sản đã được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế (Nghị quyết TW 5, tháng 6 năm 1993 về đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn) bởi tiềm năng to lớn và những đóng góp thực tế của ngành vào nền kinh tế quốc dân nước ta hơn 10 năm qua. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp Do phần lớn sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nguồn nguyên liệu động vật thuỷ sinh và được đưa vào tiêu dùng sinh hoạt nên người ta coi thuỷ sản thuộc nhóm ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng (nhóm B). Trong thực tế, khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đại bộ phận sản phẩm thuỷ sản không được đưa vào tiêu dùng trực tiếp mà trở thành sản phẩm trung gian, nguyên liệu cho quá trình sản xuất và chế biến. Sản xuất thuỷ sản từ việc nuôi trồng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho đến khai thác phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vùng địa lý, khí hậu, thuỷ văn, giống, loại thuỷ sản… nên sản xuất mang nhiều tính nông nghiệp. Mặt khác, các ngành chuyên môn hẹp lại có tính công nghệ rõ rệt: công nghiệp khai thác cá biển, cơ khí tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho tôm, cá, công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản. Cơ chế thị trường đòi hỏi ngành thuỷ sản phải có một hệ thống dịch vụ chuyên ngành thích hợp như: sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, vận chuyển con giống, mạng lưới thương mại thuỷ sản đến tận các cơ sở sản xuất… sản xuất chuyên môn hẹp ngày càng cao và phức tạp. Mặt khác, kinh doanh thương mại tổng hợp cũng tạo ra những hướng phát triển mới như kết hợp với dịch vụ du lịch. Đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh thuỷ sản 2.1. Đối tượng của sản xuất - kinh doanh thuỷ sản là những cơ thể sống trong môi trường nước Như tên gọi của nó, “thuỷ sản” là những cơ thể sống trong môi trường nước, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Chúng là các loài động vật thuỷ sinh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao: cá, nhuyễn thể, giáp xác và rong tảo trong các loại hình nước ngọt, lợ, mặn. Hoạt động sống của chúng dựa vào các chất dinh dưỡng lấy từ thuỷ vực, các khí oxy và cacbonic hoà tan trong nước. Đây là điểm hết sức khác biệt với sản xuất công nghiệp. Trong công nghiệp đối tượng sản xuất là những vật vô tri, vô giác, nếu hỏng cái này có thể thay bằng cái khác mà không phải phụ thuộc vào chu kỳ sống và sinh trưởng của chúng. Chúng cũng khác với đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cây và con giống sinh trưởng trên cạn, lấy nguồn lực thức ăn từ đất, sử dụng O2 và CO2 trực tiếp từ không khí. Khác biệt này đòi hỏi trong sản xuất thuỷ sản phải hết sức chú ý đến các vấn đề như: - Nắm vững quy luật sinh trưởng và phát triển từng loài thuỷ sản để có biện pháp khai thác, nuôi trồng phù hợp. - Quản lý và chăm sóc môi trường nước sản xuất, kinh doanh thuỷ sản. - Hoàn thiện, bổ sung chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường nước. - Trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Thuỷ vực bao gồm các loại hình mặt nước sông, hồ, ao, biển… là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành thuỷ sản. Đối với mặt nước tự nhiên, có hạn về diện tích, khối lượng nước, cố định về vị trí và gần như không hao mòn trong quá trình sử dụng xét theo thời gian dài với các mặt nước lớn lại dễ bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Theo tập quán, con người thường coi thuỷ vực là nơi thải rác sinh hoạt và các chất phế thải công nghiệp bởi thuỷ vực có khả năng tự phân giải. Song nếu lượng chất phế thải công nghệp quá lớn thì thuỷ vực không còn khả năng làm sạch nước và sẽ bị ô nhiễm. Đối với các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, nước chỉ là một yếu tố sản xuất, thậm chí còn ít có ý nghĩa kinh tế, song đối với sự phát triển của thế giới tự nhiên, đặc biệt là thuỷ sản thì nước là vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển. 2.2. Sản xuất thuỷ sản được tiến hành phân tán rộng khắp các vùng địa lý và mang tính khu vực rõ rệt Chúng ta đều biết ở đâu có ao, hồ, sông, ngòi, biển là ở đó có nghề thuỷ sản khai thác và nuôi trồng. Thuỷ vực được phân bố khắp các vùng địa lý, ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào lịch sử hình thành các loại đất, quá trình sử dụng và khai thác vào các mục đích khác nhau. Mỗi thuỷ vực có chế độ thuỷ lý hoá, thuỷ văn khác nhau do đó các loài thuỷ sản cũng khác nhau về nhiều mặt. 2.3. Sản xuất thuỷ sản mang tính thời vụ cao Dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển của động thực vật thuỷ sinh, con người tác động trực tiếp nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và năng suất cao, song các động thực vật nuôi trồng và khai thác còn phải chịu tác động của tự nhiên. Vì vậy, mà thời gian lao động và thời gian của sản xuất không trùng nhau đã tạo ra tính thời vụ của sản xuất thuỷ sản. 2.4. Đặc điểm riêng của sản xuất kinh doanh thuỷ sản Việt Nam - Thuỷ sản nước ta thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ở các tỉnh phía Bắc pha trộn ôn đới. - Ngành thuỷ sản Việt Nam đã đi lên từ một nền sản xuất manh mún, phân tán và rất lạc hậu tại các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển. Quá trình phát triển thăng trầm từ những năm 60 tới nay, ngành thuỷ sản đã trở thành một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn nghèo nàn, lạc hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là công nghiệp chế biến và khai thác xa bờ. 3. Vai trò của ngành xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 3.1. Đối với phát triển kinh tế ngành 3.1.1. Tạo tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác, đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hiện đại hoá công nghiệp chế biến xuất khẩu để tăng phần chế biến trong sản phẩm. Tăng kim ngạch xuất khẩu làm tăng ngoại tệ, tạo điều kiện tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản. 3.1.2. Xuất khẩu có vai trò tích cực trong đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành Xuất khẩu thuỷ sản là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới, một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt. Hàng hoá muốn tồn tại và phát triển phải phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả, do đó phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sản xuất chúng. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn đổi mới, luôn cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Và chính hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cũng tạo điều kiện tiếp nhận thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. 3.1.3. Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện ngành thuỷ sản Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi về biển gần bờ và xa bờ và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời nâng cao trình độ đào tạo cán bộ quản lý trong kinh doanh. Xuất khẩu cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong ngành thuỷ sản và các ngành có liên quan, góp phần ổn định chính trị, xã hội. 3.2. Đối với phát triển nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu nhập cho ngân sách, đồng thời kích thích đổi mới công nghệ cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn chưa cao như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu. Như vậy, đối với mọi quốc gia cũng như nước ta, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng thực sự có vai trò quan trọng, thể hiện: 3.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ (vốn) cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài nhằm trang bị cho nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: đi vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu chính là nguồn vốn từ xuất khẩu. Nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó cũng tăng theo. 3.2.2. Xuất khẩu thuỷ sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung Để chứng minh cho đóng góp của xuất khẩu thuỷ sản làm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, ta có thể thấy qua số liệu của các năm 1991-2002. Nếu năm 1991 Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu giá trị trên 100 triệu USD (dầu thô, dệt may, thuỷ sản và gạo) thì đến nay đã có thêm 11 mặt hàng nữa là: cà phê, cao su, lạc nhân, chè, hạt điều, hạt tiêu, giầy dép, than đá, hàng linh kiện điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng rau quả. Trong đó 4 mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, dầu thô, hàng dệt may, và giầy dép. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã đạt thành tựu đáng kể kim ngạch xuất khẩu là 1,4786 tỷ USD (chỉ sau dầu thô 3,501 tỷ USD và dệt may là 1,892 tỷ USD). Mặt hàng thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Bộ Thuỷ sản, năm 1999 là 10,5%, đến năm 2000 tăng lên 12,9% và năm 2002 đã tăng lên 14%. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 9,22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và hiện nay, hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại trên 105 nước và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ vị trí xếp thứ 5 vào năm 1999 (sau: dầu thô, dệt may, Giầy Dép và gạo) thì đến năm 2001 nó đã vươn lên vị trí thứ 3 (chỉ sau: dầu thô và dệt may). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục với tốc độ hàng năm đã thực sự đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung. Và chính sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản cũng dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất khẩu thuỷ sản nói riêng và xuất khẩu nói chung tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp liên quan (ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó, sản xuất thức ăn, chế biến…) cũng phát triển dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3.2.3. Xuất khẩu thuỷ sản tác động tích cực đến giải quyết công ăn, việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Tác động của xuất khẩu thuỷ sản đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết thông qua hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập cao, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu thuỷ sản còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trong ngành thuỷ sản và các ngành có liên quan. 3.2.4. Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế, xuất khẩu thuỷ sản và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung, thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác, chính quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. Có thể nói xuất khẩu thuỷ sản không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế ngành thuỷ sản, phát triển nền kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế. Đối với nước ta hướng mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu tuỷ sản nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, qua đó tranh thủ bắt kịp thời cơ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản có một vai trò rất quan trọng không chỉ riêng đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản mà nó còn có một vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu và tìm ra giải pháp để phát triển hơn nữa ngành thuỷ sản. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Các nhân tố trong nước 1.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu thuỷ sản 1.1.1. Năng lực khai thác hải sản Nằm ở khu vực Biển Đông, biển Việt Nam có tính chất như một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90 m. Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản, với 2100 loài cá đã biết, trong đó có hơn 130 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá khoảng 3 triệu tấn/năm, sản lượng cho phép khai thác từ 1,2-1,4 triệu tấn/năm. Giáp xác có 1647 loài, trong đó tôm hơn 70 loài, nhiều loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao. Nhuyễn thể thân mềm khoảng 2500 loài khác nhau với những loài có giá trị kinh tế cao như mực, sò huyết, hải sâm, bào ngư... Ngoài ra có trên 600 loài rong biển, trong đó nhiều loài có thể
Tài liệu liên quan