Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon tum

Đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nào thì vốn cũng là yêu cầu, mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển . Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng thì vốn lại càng đóng một vị trí quan trọng hơn vì nó vừa là phương tiện vừa là đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, chúng ta không thể thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nếu không huy động được nhiều nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Vấn đề hình thành thị trường vốn ngày càng trở nên bức xúc đối với nền kinh tế, vì thế ngành Ngân hàng đảm đương nhiệm vụ nặng nề là tiếp tục đổi mới, tuân thủ những nguyên tắc của cơ chế thị trường và các thông lệ quốc tế nhằm huy động và cho vay có hiệu quả đáp ứng vốn cho nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà kinh tế thì vốn nằm trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn nhiều, trong khi các NHTM vẫn còn thiếu vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thị trường tài chính tiền tệ của nước ta tồn tại một thực trạng, đó là tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Là trụ cột của Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) đã đem lại sự thay đổi lớn lao cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và cho sự phát triển kinh tế nói riêng. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là vấn đề cấp bách mà ngân hàng cần giải quyết, một trong những vấn đề đó là “làm thế nào để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế?”. Những giải pháp để tăng cường và mở rộng công tác huy động vốn đang là vấn đề có tính thời sự, cấp bách hiện nay ở NHNo&PTNT Việt Nam. Muốn vậy NHNo phải thực hiện: Đa dạng hoá hình thức huy động vốn theo phương châm “đi vay để cho vay” chủ yếu là huy động tại chỗ để đầu tư tại chỗ. Tích cực tham gia vào thị trường vốn của ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Gắn việc huy động tiền gửi với việc cung cấp tín dụng, tạo ý thức tiết kiệm và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn dân, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum em đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon tum” Với trình độ còn hạn chế nên bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn nữa.

doc42 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục bảng, biểu, sơ đồ Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Bảng 1: Cơ cấu nhân sự của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum trong 3 năm. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Bảng 3: Tình hình dư nợ qua các năm (2007-2009) . Bảng 4: Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch. Bảng 5: Khối lượng vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Bảng 6: Kết quả huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm. Bảng 7: Cơ cấu kỳ hạn vốn tiền gửi tiết kiệm. Bảng 8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Bảng 9: Tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động. Bảng 10: Nguồn vốn huy động thông qua phát hành công cụ nợ. Bảng 11: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Bảng 12: Nguồn vốn huy động được thông qua đi vay. Bảng 13: Thống kê thị phần huy động vốn của các Ngân hàng. Biểu đồ 1:Tình hình nguồn vốn huy động giữa thực tế so với kế hoạch. Biểu đồ 2: Tiền gửi tiết kiệm huy động trong 3 năm. Biểu đồ 3: Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm. Biểu đồ 4: Biểu đồ tình hình huy động vốn theo loại tiền. Danh mục những chữ viết tắt NHTM Ngân hàng Thương mại NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TGTK Tiền gửi tiết kiệm TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TĐ Trình độ GTCG Giấy tờ có giá CBCNV Cán bộ công nhân viên CL Chênh lệch CKH Có kỳ hạn KKH Không kỳ hạn A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nào thì vốn cũng là yêu cầu, mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển . Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng thì vốn lại càng đóng một vị trí quan trọng hơn vì nó vừa là phương tiện vừa là đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, chúng ta không thể thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nếu không huy động được nhiều nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Vấn đề hình thành thị trường vốn ngày càng trở nên bức xúc đối với nền kinh tế, vì thế ngành Ngân hàng đảm đương nhiệm vụ nặng nề là tiếp tục đổi mới, tuân thủ những nguyên tắc của cơ chế thị trường và các thông lệ quốc tế nhằm huy động và cho vay có hiệu quả đáp ứng vốn cho nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà kinh tế thì vốn nằm trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn nhiều, trong khi các NHTM vẫn còn thiếu vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thị trường tài chính tiền tệ của nước ta tồn tại một thực trạng, đó là tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Là trụ cột của Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) đã đem lại sự thay đổi lớn lao cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và cho sự phát triển kinh tế nói riêng. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là vấn đề cấp bách mà ngân hàng cần giải quyết, một trong những vấn đề đó là “làm thế nào để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế?”. Những giải pháp để tăng cường và mở rộng công tác huy động vốn đang là vấn đề có tính thời sự, cấp bách hiện nay ở NHNo&PTNT Việt Nam. Muốn vậy NHNo phải thực hiện: Đa dạng hoá hình thức huy động vốn theo phương châm “đi vay để cho vay” chủ yếu là huy động tại chỗ để đầu tư tại chỗ. Tích cực tham gia vào thị trường vốn của ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Gắn việc huy động tiền gửi với việc cung cấp tín dụng, tạo ý thức tiết kiệm và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn dân, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền… Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum em đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon tum” Với trình độ còn hạn chế nên bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn nữa. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ lý luận về huy động vốn của NHTM để đánh giá thực trạng huy động vốn từ bên ngoài của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, số liệu từ bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2007-2009). 4. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Thời gian: từ năm 2007-2009 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế từ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu để phân tích thực trạng. 6. Kết cấu các chương Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, kết cấu của bài báo cáo gồm ba chương, đó là: Chương I: Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn ở NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn ở NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT TỈNH KON TUM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum được thành lập theo nghị quyết 131/NHNN-QĐ ngày 30/8/1991 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam, có con dấu riêng được tổ chức và hoạt động theo điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trụ sở giao dịch tại 88 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Ngay sau khi thành lập, NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã gặp không ít khó khăn, với cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn nghèo nàn, điều kiện làm việc thiếu thốn và hạn chế. Về công tác cán bộ, do yêu cầu quy hoạch cán bộ của NHNo&PTNT Việt Nam, của tỉnh Kon Tum chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã ba lần thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo. Lúc mới thành lập Giám đốc là ông Trần Sỹ Đồng là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, là người đại diện pháp luật của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Ngoài ra có hai phó giám đốc là ông Võ Văn Lâm và ông Nguyễn Văn Bình được giao nhiệm vụ phụ trách các khâu công tác nghiệp vụ ngân hàng. Đến năm 1998 ông Trần Sỹ Đồng được chuyển sang giữ cương vị mới – Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Kon Tum, đồng thời ông Nguyễn Đức Hưởng được bổ nhiệm làm Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum theo quyết định số 212/QĐ-NHNN-02 ngày 08/05/1998 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Từ tháng 10 năm 2002 đến nay, giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum là ông Trần Ngọc Ân. Như ta đã biết Kon Tum là một tỉnh miền núi, kinh tế phát triển rất chậm, các doanh nghiệp nhà nước phần lớn làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh lớn rất ít. Không nằm ngoài tình hình chung của tỉnh, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải đối diện với nhiều khó khăn, nhất là vấn đề huy động vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên do nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh, sự hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên và sự phối hợp của cấp chính quyền địa phương, chi nhánh đã khẳng định được mình trong cơ chế thị trường đầy biến động, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà và thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp nông thôn. Uy tín của chi nhánh từng bước được củng cố và thực sự trở thành người bạn đồng hành của nông dân. 1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum theo phương pháp trực tuyến, thể hiện sự phân định quyền hạn theo chức năng của từng phòng, ban. Ban giám đốc của chi nhánh gồm ba thành viên, đứng đầu là giám đốc Chi nhánh hiện nay là ông Trần Ngọc Ân, người đại diện pháp luật điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra còn có hai Phó giám đốc được uỷ quyền trong phạm vi phán quyết của Giám đốc chi nhánh, điều hành trực tiếp nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng. GI¸M §èc Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch TÝn dông Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch KÕ to¸n Phßng TÝn Dông Phßng DV&Mar Phßng HC-NS Phßng KT-KT Phßng KT&NQ Phßng KH-TH C¸c chi nh¸nh NHNo lo¹i 3, Phßng giao dÞch Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quan hÖ trùc tuyÕn: Quan hÖ chøc n¨ng: 1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận: Bộ máy làm việc của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum gồm có các phòng chức năng và mạng lưới các chi nhánh trực thuộc như sau: *Phòng Tín dụng: Thực hiện công tác thẩm định, cho vay, thu nợ; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất giải pháp cho từng loại khách hàng vay; Thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết và chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng đối với các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn. *Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như điều hòa vốn kinh doanh. * Phòng Dịch vụ & Marketing: Thực hiện công tác quảng bá, xây dựng và khuếch trương thương hiệu Agribank. Xây dựng và thực thi kế hoạch chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh khiếu nại liên quan đến dịch vụ của ngân hàng. Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Phát hành thẻ, quản lý và vận hành hệ thống máy ATM của ngân hàng. *Phòng Hành chính – Nhân sự: Xây dựng các quy định lề lối làm việc; đề xuất định mức tiền lương; thực hiện công tác quy hoạch đào tạo cán bộ; công tác thi đua khen thưởng; văn thư; lễ tân và một số công tác hành chính khác liên quan đến cán bộ công nhân viên và tài sản của chi nhánh. *Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của NHNo Việt Nam; giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hệ thống tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng; giải quyết đơn thư khiếu tố liên quan đến hoạt động NHNo trên địa bàn. *Phòng Kế toán–Ngân quỹ: Nhiệm vụ hạch toán kế toán; hạch toán thống kê và thanh toán; Thực hiện các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán, tiết kiệm cho khách hàng; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo luật định; thực hiện thanh toán trong và ngoài nước chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Bộ phận Vi tính trực thuộc phòng Kế toán – Ngân quỹ: Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh;quản lý; bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học; chấp hành chế độ báo cáo thống kê; cung cấp số liệu thông tin báo cáo theo quy định của hệ thống ngân hàng; xây dựng những chương trình phần mềm ứng dụng có hiệu quả đồng thời hướng dẫn, tập huấn tin học cho CBCNV chi nhánh theo định kỳ. Mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc gồm có các chi nhánh sau: + Chi nhánh NHNo&PTNT huyện ĐăkGlei (chi nhánh loại 3) + Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngọc Hồi (chi nhánh loại 3) + Chi nhánh NHo &PTNT huyện ĐăkTô (chi nhánh loại 3) + Chi nhánh NHNo&PTNT huyện ĐăkHà (chi nhánh loại 3) + Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kon Rẫy (chi nhánh loại 3) + Chi nhánh NHNo&PTNT Quyết thắng (chi nhánh loại 3) + Chi nhánh NHNo&PTNT Quang Trung (chi nhánh loại 3) + Phòng giao dịch NHNo&PTNT Sa Thầy + Phòng giao dịch NHNo&PTNT Lê Lợi + Phòng Giao dịch NHNo&PTNT Thắng Lợi + Phòng Giao dịch NHNo&PTNT Kon Plong Các chi nhánh NHNo&PTNT loại 3, Phòng giao dịch thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền; kinh doanh dịch vụ ngân hàng; hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; chấp hành báo cáo thống kê theo quy định. 1.4 Tình hình lao động của Ngân hàng Để triển khai các hoạt động kinh doanh, chi nhánh có một đội ngũ cán bộ đông đảo tính đến nay toàn chi nhánh có 225 người. Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh chi nhánh hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của Ngân hàng. Dưới đây là bảng số liệu mô tả tình hình nhân sự của Ngân hàng qua 3 năm: Bảng 1: Cơ cấu nhân sự của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum trong 3 năm Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số người Số người CL % Số người CL % - Giới tính + Nam 106 107 1 0.94 112 5 4.67 + Nữ 91 103 12 13.19 113 10 9.71 - TĐ Đại học 147 154 7 4.76 166 12 7.79 - TĐ Cao đẳng 4 6 2 50 6 0 0 - TĐ Trung cấp 19 20 1 5.26 20 0 0 Tổng số LĐ 197 210 3 1.52 225 15 7.14 ( Nguồn phòng Nhân sự NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum) Trong 3 năm cơ cấu nhân sự của chi nhánh có sự biến động nhiều về tổng số từ năm 2007 là 197 người, năm 2008 là 210 người đến năm 2009 là 225 người, con số này cho chúng ta thấy rằng quy mô của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng. Nếu xét về giới tính thì qua 3 năm số nhân viên cả nam và nữ đều gần bằng nhau, năm 2007 thi ta thấy nam chiềm tới 106 người, nữ chỉ chiếm 91 người. Sang năm 2008 do đặc thù công việc chi nhánh đã tiến hành tuyển dụng thêm 12 nữ chiếm 13,19% thay đổi so với năm trước, năm 2009 con số này càng tăng thêm về cả hai giới nam tăng thêm 5 người, nữ thêm 10 người chiếm 4,67% và 9,71%. Đến nay số nhân viên nam và nữ đã tương đối cân bằng nhau đạt 112 và 113 người. Ta thấy sở dĩ cơ cấu nhân sự có sự thay đổi như vậy qua các năm vì do yêu cầu đặc thù của ngành nghề kinh doanh, chi nhánh cần nhiều hơn nhân viên nữ để có thể đảm nhận những vị trí mới như giao dịch viên, chăm sóc khách hàng… Nếu xét về trình độ học vấn thì đa số cán bộ công nhân viên đều là trình độ đại học, năm 2007 con số này chỉ đạt 147 người sang năm sau là 154 người đã tăng thêm 7 người chiếm 4,76% đến năm 2009 tăng thêm 12 người là 166 người chiếm 7,79% thay đổi so với năm 2008. Về trình độ cao đẳng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi nhánh, năm 2007 là 4 người 2008 là 6 người và không thay đổi cho tới nay. Về trình độ trung cấp nhìn chung cũng không tăng qua 3 năm từ 19 người năn 2007 đến 20 người năm 2008 và được giữ nguyên cho tới nay. Ngày nay do yêu cầu về trình độ của Ngân hàng đối với nhân viên ngày càng cao hơn nên những năm gần đây ta thấy số nhân viên có trình độ đại học ngày càng tăng. Nhìn chung đây là bộ máy tổ chức nhân sự tinh giản, gọn nhẹ với bộ máy này thì chi nhánh có thể thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình. Ngoài ra, ban lãnh đạo đã thường xuyên sắp xếp cho một số cán bộ chưa có trình độ đại học được tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ. Số cán bộ chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng cũng đã được theo học các khóa bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tế, ngày càng phát huy được quy mô hoạt động của ngành, phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa ngành ngân hàng trong giai đoạn mới. 1.5. Kết quả đạt được từ các hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Mặc dù chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đến nay, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; nhưng dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cụ thể hoá bằng những chính sách mạnh mẽ kịp thời và phù hợp của Chính phủ, kinh tế nước ta đã ngăn chặn được suy giảm và dần tạo được đà tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm. Diễn biến phức tạp của nền kinh tế như giá vàng tăng cao và duy trì trong thời gian dài, giá nguyên nhiên liệu luôn biến động theo chiều hướng tăng, tỷ giá không ổn định. Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn, vừa thực hiện mục tiêu kích cầu, hỗ trợ lãi suất, vừa phải thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát bằng các chính sách thắt chặt tiền tệ, vừa phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ổn định, chống chọi cùng lúc với nhiều loại rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá. Từ những ảnh hưởng đó đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên trong năm 2009 vừa qua Ngân hàng cũng đạt được một số kết quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Chênh lệch % Số tiền Chênh lệch % Doanh thu 239.128 359.750 120.622 50,44 305.587 -54.163 -15,06 + Thu tín dụng 196.246 239.045 42.799 21,81 251.000 11.955 5,00 + Thu dịch vụ 2.593 4.479 1.886 72,73 5.132 653 14,58 Chi phí 212.008 304.817 92.809 43,78 267.860 -36.957 -12,12 + Chi trả lãi 126.032 168.218 42.186 33,47 189.976 21.758 12,93 + Chi khác 34.873 35.607 734 2,10 37.875 2.268 6,37 Lợi nhuận 38.494 72.985 34.491 89,60 53.444 -19.541 -26,77 (Nguồn kết quả báo cáo tài chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt được gần gấp đôi so với năm ngoái, lợi nhuận năm 2007 chỉ đạt 38.494 triệu đồng đến năm 2008 đạt gần 73.000 triệu đồng tăng 89,6 %. Đạt được lợi nhuận cao như vậy là do doanh thu của chi nhánh trong năm đã tăng từ 239.128 lên 359.750 triệu đồng tăng 50,44%, chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể từ 212.008 lên 304.817 triệu đồng tuy nhiên mức tăng của chi phí không bằng mức tăng của doanh thu. Sang năm 2009 lợi nhuận thu được có giảm sút nhưng vẫn đạt được một con số đáng kể là 53.444 triệu đồng giảm 19.541 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng 26,77 % . Doanh thu trong năm giảm 54.163 triệu đồng còn 395.587 triệu đồng tương ứng 15,06 % chi phí năm cũng giảm còn 267.860 triệu đồng tuy vậy mức giảm của chi phí không bằng mức giảm của doanh thu từ đó đã làm cho lợi nhuận của chi nhánh giảm sút. Để đạt được lợi nhuận đáng kể trên công tác sử dụng vốn rất được Ngân hàng coi trọng vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy công tác huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của ngành nên Ngân hàng đã đưa ra chính sách hợp lí nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau: Bảng 3: Tình hình dư nợ qua các năm (2007-2009) Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Dư nợ 1.394.823 1.584.970 2.081.300 Mức tăng tương đối 190.147 496.330 Tốc độ tăng 13.63% 31,31% (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum) Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng những năm qua liên tục tăng: Năm 2008 tăng 190.147 trđ so với năm 2007 tương đương với 13,63% Năm 2009 tăng 496.330 trđ so với năm 2008 tương đương với 31,31% Nhìn chung dư nợ của Ngân hàng tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ sản xuất và cá thể, dư nợ của các thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước giảm dần. Sự biến động này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Ta có thể thấy năm 2009 hoạt động tín dụng phát triển cả về quy mô số dư cuối kỳ đạt gần 2.212 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.081.300 triệu đồng, đây là kết quả phản ánh hiệu quả đầu tư vốn cho vay và thu hồi vốn kịp thời, quan hệ tín dụng lành mạnh. Nợ xấu đạt 35.034 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,58 % /tổng dư nợ. Có được kết quả trên đây là do NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp: - Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn để nắm bắt được nhu cầu đó và đáp ứng kịp thời nhu cầu đó. Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro, nâng cao
Tài liệu liên quan