Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I

Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Do đó, trong chính sách phát triển kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu và coi xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Thực tế đã chứng minh rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã trực tiếp góp phần đưa đất nước ta vượt qua khủng hoảng trong những năm đầu khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đồng thời làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt phải kể đến xuất khẩu mặt hàng cà phê - một mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, do sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác nên Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Trong rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước, công ty xuất nhẩp khẩu tổng hợp I là một đơn vị đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình mà một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cà phê. Chính vì những lý do này mà em đã chọn công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là nơi thực tập và lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I". Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương kết cấu như sau: Chương I: Tổng quan về mặt hàng cà phê của Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hiền và các cô chú trong công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.

doc44 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Do đó, trong chính sách phát triển kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu và coi xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Thực tế đã chứng minh rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã trực tiếp góp phần đưa đất nước ta vượt qua khủng hoảng trong những năm đầu khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đồng thời làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt phải kể đến xuất khẩu mặt hàng cà phê - một mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, do sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác nên Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Trong rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước, công ty xuất nhẩp khẩu tổng hợp I là một đơn vị đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình mà một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cà phê. Chính vì những lý do này mà em đã chọn công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là nơi thực tập và lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I". Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương kết cấu như sau: Chương I: Tổng quan về mặt hàng cà phê của Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hiền và các cô chú trong công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Chương 1:Tổng quan về mặt hàng cà phê và công ty XNK tổng hợp 1 I. Khái quát về xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1. Đăc điểm của mặt hàng cà phê Trong những năm gần đây, Việt Nam chúng ta được biết đến nhiều hơn trên thị trường xuất khẩu thế giới một phần cũng là nhờ kim nghạch xuất khẩu hàng nông sản của ta trong đó xuất khẩu càphê thu được nhiều kết quả đáng chú ý .Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu càphê lớn nhất thế giới .Thị trường xuất khẩu của chúng ta rất đa dạng ,từ châu Âu,châu á đến châu Mỹ ,càphê của Việt Nam có mặt trên hơn 80 quốc gia .Với khí hậu nhiệt đới ,nước ta có rất nhiều thuận lợi cho cây càphê phát triển cho năng suất cao và chất lượng khá tốt.Ơ Việt Nam hiện nay càphê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên (hơn 80%sản lượng cà phê nước ta )với hai loại cà phê chủ yếu là càphê arabica và robusta,càphê robusta phù hợp với khí hậu nước ta hơn nên kim ngạch xuất khẩu càphê này chiếm tỷ trọng cao hơn,đồng thời nước ta cũng là nước xuất khẩu lớn nhất loại càphê này. Tác dụng chính của chất cafein trong càphê là kích thích hệ thần kinh trung ương ,tăng sinh hoạt trí tuệ làm ta tỉnh táo nhất là khi cơ thể mệt mỏi,nhưng nó được chứng minh là chất không gây nguy hại cho cơ thể nên ở các nước phương tây ,càphê là một thức uống không thể thiếu trong đời sống. Tại các nước châu á .càphê cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi,chính vì vậy thị trường xuất khẩu caphê của Việt Nam là rất lớn Nhưng thị trường càphê cũng là một thị trường đầy biến động do giá càphê lên xuống rất thất thường,ví dụ như giá càphê là 1200USD/tấn nhưng có lúc giá lên tới 1800USD/tấn,rồi có lúc rơi xuống700USD/tấn,mà nguyên nhân chính là do những biến đông thất thường của thời tiết,chỉ cần gặp rét đậm hay hạn hán là có thể mất cả vụ mùa càphê,làm đảo lộn hoàn toàn thị trường .Tuy nhiên không vì thế mà thị trường càphê lại kém sôi động khi hiện nay giá cà phê đang tăng cao mà Việt Nam lại đang bước vào vụ thu hoạch ,cùng với các công ty khác trong nước,công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 đang nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ,tiến hành nhanh chóng các quy trình thu mua và xuất khẩu nhằm góp phần tăng vị thế của càphê Việt Nam trên thị trường thế giới 2.Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam Sản lượng và kim nghạch xuất khẩu Bảng 1: Sản lượng và kim nghạch xuất khẩu của càphê cả nước năm 2004-2006 đơn vị: kim nghạch: triệu USD sản lượng :nghìn tấn Năm 2004 2005 2006 kim nghạch 641 735,5 1.220 Sản lượng 974,5 892 981 Việt Nam là nước xuất khẩu càphê lớn của thế giới nên sản lượng xuất khẩu qua các năm đều cao mặc dù có sụ giảm đôi chút về số lượng của năm 2004 so với 2005. Tuy nhiên kim nghạch vẫn tăng điều này chứng tỏ giá trị, chất lượng của càphê Việt Nam ngày càng được cải thiện,dần tạo được niềm tin của các nhà nhập khẩu Thị trường xuất khẩu Mặt hàng caphe của Việt Nam đặc biệt được ưa chuộng ở các nước EU mà điển hình là ở Đức,Anh ,Italia,Tây Ba Nha….Còn thị trường châu Mỹ chúng ta vẫn chưa có một vị trí cao ,mới chỉ có Mỹ,Panama nhập khẩu mặt hàng này. Bảng 2:thị trường xuất khẩu chủ yếu của caphê Việt Nam đơn vị: nghìn tấn Năm Nước 2004 2005 2006 Đức 172 163 151 Mỹ 135 127 131 Tây Ba Nha 68 65 75 Anh 125 130 115 Bỉ 71 59 37 Italia 23 46 53 (nguồn:tổng cục hải quan) 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của VN Điều kiện tự nhiên Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và với khí hậu ấm áp không quá nóng hay không quá lạnh ,vùng Tây Nguyên được coi là có khí hậu thích hợp cho cây càphê phát triển tốt.Tuy nhiên nước ta cũng thuộc khu vực cận xích đạo nên có nhiều sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho những vụ mùa cà phê nhiều khi gặp những trở ngại,làm cho thị trường càphê không ổn định Trình độ khoa học kĩ thuật Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ là phương tiện thúc đẩy năng suất lao động và đẩy mạnh xuất khẩu .Công nghệ sau thu hoạch và chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn rất lạc hậu và kém phát triển,chủ yếu chúng ta mới xuất khẩu hàng thô mà ít qua tinh chế,mặt khác càphê của chúng ta lại lẫn khá nhiều tạp chất nên giá trị xuất khẩu rất thấp Cung-cầu trên thế giới Mặc dù theo dự báo của các tổ chức kinh tê là nhu cầu mặt hàng càphê vẫn tiếp tục tăng nhưng vì sản lượng càphê của các nước châu Mỹ gia tăng nhanh mà chất lượng càphê của họ được đánh giá rất cao nên cà phê của chúng ta cần nâng cao chất lượng hơn nữa để có thể xuât khẩu nhiều hơn vào tát cả các thi trường Hàng rào bảo hộ Những nước phát triển đặt ra rất nhiều những chuẩn mực chất lượng cũng như có nhiều hàng rào bảo hộ gây khó khăn cho những nước xuất khẩu như trợ giá nông nghiệp,áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn thực phẩm ,nguồn gốc xuất xứ ….Vì thế để hàng hóa của Việt Nam có thể vào được những nước này ,chúng ta cần nâng cao và chú trọng hơn nữa chất lượng của hàng hóa,tránh gây ra những tiền lệ xấu làm ngăn cản con đường xuất khẩu của chúng ta Chính sách xuất khẩu của nhà nước Tuy nhà nước đã bãi bỏ chính sách trợ cấp nông sản xong nhà nước luôn tạo điều kiện về vay vốn,thủ tục xuất khẩu…để khuyến khích xuất khẩu ,đồng thời đang từng bước xây dựng thương hiệu của Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa của mình II. Giới thiệu chung về công ty Sự hình thành công ty Đầu những năm 1980 nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu ,nhờ đó công tác xuất khẩu ở nhiều vùng trong cả nước trở nên khá sôi động và hoạt động xuất khẩu đã đạt được được những kết quả khả quan .Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu tích cực,đã nảy sinh nhiều vấn đề như là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay phá giá thị trường ,hiện tượng tranh nhau mua bán có thể dẫn đến nguy cơ mất thị trường.Trước tình hình đó,một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là bên cạnh việc khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu,nhà nước phải đồng thời chấn chỉnh và từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong ngành này Trong hoàn cảnh đó công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 ra đời ,nhận nhiệm vụ góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế. Công ty được thành lập vào ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TTCB của bộ ngoại thương (nay là bộ công thương)nhưng phải đến tháng 3/1982 công ty mới đi vào hoạt động Năm 1993 công ty Promexim được sát nhập vào công ty và hình thành công ty mới nhưng vẫn lấy tên cũ là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Đầu năm 2006 công ty chính thức cổ phần hóa lấy tên là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Tên giao dịch tiếng Anh :THE VIETNAM NATIONALGENERAL EXPORT-IMPORT JOINT STOCK COMPANY No 1(GENERALEXIM) Trụ sở chính: Địa chỉ:46 Ngô Quyền Điện thoại :84-4-8264009 Fax: 84-4-8259894 Website:www.generalexim.com.vn E-mail: generalexim@yahoo.com Công ty còn có các chi nhánh tai Hải Phòng, Đà Nẵng,Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị: nghìn USD Năm Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 May mặc 21.175,7 18.932,4 19.230,2 20.374,8 22.302,9 Nông sản 28.096,8 27.810,6 24.478,7 33.328,1 35.110,7 Hàng khác 1.102,0 1.327,2 1.234,8 1.879,6 1.882,8 Tổng giá trị 50.374,5 48.070,2 44.943,7 55.582,5 59.296,4 Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp - công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I. Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty có giá trị xuất khẩu hàng năm rất cao. Trong đó mặt hàng nông sản luôn chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu tiếp đến là hàng may mặc. Đây là hai mặt hàng chủ lực của công ty, ngoài ra các mặt hàng khác cũng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên ta cũng thấy tổng giá trị xuất khẩu của công ty có nhiều biến động theo sự biến động của thị trường. Năm 2003 giảm hơn 2%, tiếp tục giảm hơn 4% năm 2004 mà nguyên nhân chính là do mặt hàng nông sản giảm mạnh giá trị xuất khẩu. Đến năm 2005 giá trị xuất khẩu của công ty không những phục hồi mà còn tăng mạnh gần 20% so với năm trước, nguyên nhân cũng do mặt hàng nông sản phục hồi và tăng mạnh lượng xuất khẩu từ 24 triệu lên 33 triệu đô la, đồng thời các mặt hàng xuất khẩu khác cũng tăng nhanh. Sang năm 2006 đánh dấu bước thay đổi to lớn của công ty, từ một công ty thuộc nhà nước nay đã được cổ phần hoá và hoạt động độc lập, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất từ trước đến nay đạt 59 triệu đô la những dấu hiệu này cho thấy công ty ngày càng phát triển mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt xuất khẩu hàng nông sản, hứa hẹn sự thành công trong những năm kế tiếp. Các giai đoạn phát triển của công ty. Giai đoạn I: 1982 - 1986 Đây là giai đoạn đầu của công ty tìm hướng đi phù hợp để phát triển, với biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất nghèo nàn, số vốn ban đầu nhà nước cấp là 1.390.000VNĐ. Trong thời gian này cơ chế chính sách quan liêu, đường lối đổi mới đang ở mức tư duy, chưa được cụ thể hoá bằng văn bản nhất là đối với quản lý kinh tế. Tuy nhiên từ những khó khăn đó, công ty dần dần khắc phục những yếu điểm và phát huy những thành quả đạt được. Về vấn đề vốn, công ty đã chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên bộ (ngân hàng và Bộ ngoại thương) họp và đưa ra được văn bản nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt động của công ty. Trong những phương thức kinh doanh các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập quỹ hàng hoá là cơ sở thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty sau này. Đồng thời công ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được vững chắc. Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên: công ty chú trọng tổ chức bồi dưỡng, cử người đi đào tạo nước ngoài khi có tiêu chuẩn, chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lối mòn của cơ chế kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng, theo xuất nhập khẩu. Giai đoạn II: 1978 - 1995 Giai đoạn phát triển và khắc phục khó khăn. Từ năm 1987 - 1989 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công ty về mọi mặt, tổng kim ngạch uỷ thác đạt 18 triệu đôla. Đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều kiến thức thực tế, chuyên môn cao hơn thời kỳ đầu. Một số vấn đề được xem là trọng điểm là nhân tố thắng lợi của công ty đó là vấn đề về phương thức kinh doanh, quan hệ sở hữu giữa công ty với các cơ sở, vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Từ năm 1990 - 1995 trong giai đoạn này tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Thị trường lớn Đông Âu và Liên Xô biến động về chính trị không còn, trong khi khu vực thị trường tư bản đang bị các đơn vị khác cạnh tranh khá dữ dội. Các mặt hàng uỷ thác xuất khẩu của công ty không còn nhiều. Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chức kinh doanh khá là phổ biến. Trong giai đoạn này công ty hoạt động trong tình trạng chung diễn biến khá phức tạp nên việc giữ vững phát triển và thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực lớn của công ty. - Giai đoạn III: 1995 đến nay. Tiếp theo đà tăng trưởng của giai đoạn trước, năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty lên đến 78,4 triệu đôla cao nhất từ khi thành lập đến năm 1997. Tuy nhiên năm 1998 tổng kim ngạch của công ty giảm xuống còn 44,5 triệu đôla bằng 82,17% kim ngạch xuất khẩu năm 1997. Sự giảm xuống này là do môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói riêng và của cả nước nói chung có nhiều biến động xấu. Nền kinh tế trong nước giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á và thảm hoạ thiên tai liên tiếp. Thị trường trong nước giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ ảnh hưởng đến sản xuất, tình trạng thiểu phát kéo dài, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Từ sau giai đoạn khó khăn đó đến nay công ty đã có nhiều hướng đi mới như mở rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ, các quận huyện kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ ủy thác sang tư doanh. Triển khai kinh doanh gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tượng người Việt Nam học tập và công tác tại nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế. Bên cạnh đó công ty còn tham gia khai thác địa sản, phát triển các dịch vụ cho thuê kho bãi. Nhận thấy tiềm lực có khả năng đứng vững trên thị trường, công ty đã làm đơn gửi lên Bộ Thương mại để yêu cầu cho cổ phần hoá nhằm mở rộng hơn quy mô về vốn cũng như nguồn nhân lực. Được sự đồng ý của Bộ Thương mại, đầu năm 2006 công ty chính thức cổ phần hoá tách khỏi Bộ Thương mại và trở thành một công ty độc lập lấy tên mới là công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng. Đến nay công ty mới chỉ cổ phần hoá được một năm nhưng mọi hoạt động kinh doanh của công ty trong năm vừa qua cho thấy nhiều kết quả tốt đẹp. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty Chức năng Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản ,hải sản ,thủ công mỹ nghệ ,các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch ,theo yêu cầu của các điạ phương ,các ngành,các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước Cung ứng vật tư ,hàng hóa ,nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương các ngành ,các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc hàng hóa theo các thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế Sản xuất và gia công chế biến hàng hóa để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến nhập khẩu Nhiệm vụ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như ủy thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có liên quan Tự tạo nguồn vốn ,quản lý, khai thác sử dụng một cách có hiệu quả,thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước Tuân thủ các chính sách ,chế độ quản lý kinh tế ,quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các hợp đồng kinh tế có liên quan Nâng cao chất lượng ,gia tăng lượng hàng xuất khẩu ,mở rộng thị trường nước ngoài ,thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Đào tạo cán bộ lành nghề ,có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác Quyền hạn Đề xuất với Bộ thương mại về việc xây dưng các chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến hoạt động của công ty Được phép vay vốn bằng ngoại tệ và tiền mặt Được ký các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước Đượcmở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hóa theo quy định của nhà nước Dự các hội chợ triển lãm dể giới thiệu các sản phảm của công ty ở trong và ngoài nước Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài Tuyển dụng ,sử dụng ,đề bạt ,kỷ luật cán bộ ,công nhân viên Cơ cấu tổ chức Công ty tuy đã được cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phần nhiều nhất .Vì vậy nên cơ cấu bộ máy tổ chức thao mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Ban giám đốc _Các phòng quản lý: phòng tổ chức hành chính phòng tài chính kế toán phòng tổng hợp ban xây dựng cơ bản - Các phòng kinh doanh phòng XNK1,2,3,4,5,6,7 - Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc Chi nhánh tại Hà Nội,Hải Phòng,thành phố Hồ Chí Minh xí nghiệp may Đoạn Xá - Các đơn vị liên doanh liên kết Công ty phát triển Đệ Nhất Ngân hàng thương mại cổ phần XNK Eximbank Lĩnh vực hoạt động và phương thức kinh doanh của công ty Lĩnh vực kinh doanh - Kinh doanh xuất nhập khẩu Kinh doanh bất động sản Kinh doanh tài chính ngân hàng (là cổ đông lớn nhất của Eximbank ) Gia công sản xuất Phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp xuất nhập khẩu ủy thác tái xuất khẩu nhận gia công xuất khẩu kinh doanh dịch vụ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt hàng xuất khẩu Nhóm hàng nông sản:gạo ,cà phê,hạt tiêu,lạc nhân,chè,… Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ:mây tre,gốm sứ,thêu,lẵng hoa … Nhóm hàng sản phẩm may mặc :áo sơ mi,váy áo nữ,quần áo thể thao,quần áo trẻ em … Nhóm mật hàng khác:tơ tằm,sản phẩm gỗ,thiếc,đồ chơi … Mặt hàng nhập khẩu Mặt hàng máy móc,thiết bị phụ tùng Mặt hàng vật liệu xây dựng Nguyên liệu gia công,tơ sợi các loại Mặt hàng sắt ,kẽm ,nhôm Mặt hàng nguyên liệu và hóa chất Mặt hàng điện lạnh Thị trường kinh doanh Tính đến năm 2006 ,công ty xuất khẩu sang 32 thị trường trong đó thị trường xuất khẩu chính là EU.châu A và ASEAN Thị trường nhập khẩu của công ty bao gồm 35 thị trường ,công ty chủ yéu nhập khẩu từ các thị trường châu A,ASEAN ,ngoài ra công ty còn có quan hệ với 1 số thị trường như Trung Đông,Mỹ,Nga và một số nước EU Nguồn vốn kinh doanh Công ty đã cổ phần hóa năm 2006 với số vốn lên tới 70 tỷ đồng Trong đó : Vốn nhà nước chiếm 30% trị giá 21 tỷ đồng Vốn do công nhân viên công ty góp chiếm 6,99% trị giá 4 tỷ 894 triệu đồng Vốn do cổ đông góp chiếm 63,1% trị giá 44 tỷ 106 trieu đồng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua đơn vị:USD Năm Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 May mặc 21.175.671 18.932.365 19.230.212 20.374.774 22.302.855 Nông sản 28.096.875 27.810.520 24.478.658 33.328.039 35.110.740 Hàng khác 1.102.052 1.327.213 1.234.876 1.879.658 1.882.763 Tổng giá trị 50.374.598 48.070.098 44.943.746 55.582.471 59.296.362 (nguồn:phòng kinh doanh tổng hợp –công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1) Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty có giá trị xuất khẩu hàng năm rất cao.Trong đó mặt hàng nông sản luôn chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu ,tiếp đến là mặt hàng may mặc .Đây cũng là 2 mặt hàng chủ lực của công ty ,ngoài ra các mặt hàng khác cũng tăng dần giá trị xuất khẩu qua các năm Tuy nhiên ta cũng thấy tổng giá trị xuất k
Tài liệu liên quan