Hàng dệt may được coi là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bước đi có tính chất chiến lược. Là một nước đang phát triển và đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (WTO), những con đường mới đang được mở ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thị trường EU đã xoá bỏ hạn ngạch dệt may đối với tất cả các nước, việc ra nhập WTO cũng làm cho hạn ngạch dệt may áp dụng với Việt Nam được xoá bỏ
29 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong xu hướng xoá bỏ hạn ngạch dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở ĐầU
Hàng dệt may được coi là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bước đi có tính chất chiến lược. Là một nước đang phát triển và đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (WTO), những con đường mới đang được mở ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thị trường EU đã xoá bỏ hạn ngạch dệt may đối với tất cả các nước, việc ra nhập WTO cũng làm cho hạn ngạch dệt may áp dụng với Việt Nam được xoá bỏ. Sự kiện này giúp cho một số doanh nghiệp xuất khẩu dệt may còn thiếu hạn ngạch sẽ gặp nhiều thuận lợi, còn một số doanh nghiệp vẫn tồn tại trong tình trạng sống tầm gửi nhờ số hạn ngạch được cấp thì nay sẽ ra sao? Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có còn đứng vững và phát triển trong thị trường xuất khẩu may mặc hay là không đủ khả năng cạnh tranh với các nước lớn như ấn độ, thái Lan, bangladesh, trung quốc…? Vị trí của ngành dệt may Việt Nam sẽ đứng ở đâu trên bản đồ cạnh tranh mới trong năm 2005? Chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu đã, đang và sẽ làm gì để bắt nhịp với sự thay đổi của thế giới? Việt Nam được xem là có rất nhiều lợi thế trong phát triển ngành may mặc và việc tận dụng những lợi thế đó có giúp gì cho Việt Nam trong thương trường thế giới. Đây là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt, trước tình hình cấp bách đó của toàn ngành dệt may, đề tài:
" THựC TRạNG Và GIảI PHáP NHằM ĐẩY MạNH HOạT ĐộNG XUấT KHẩU HàNG DệT MAY vIệT nAM SANG THị TRƯờNG EU TRONG XU HƯớNG XOá Bỏ HạN NGạCH DệT MAY "
đã được chọn để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong xu hướng xoá bỏ hạn ngạch dệt may.
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và thị trường EU.
Kết cấu: đề tài được hoàn thành gồm ba phần
Phần 1: một số vấn đề lý luận chung về ngành dệt may Việt Nam.
Phần 2: thực trạng hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong xu hướng xoá bỏ hạn ngạch dệt may
Phần 3: Giải pháp cho nghành dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong xu hướng xoá bỏ ngành dệt may
Phần một
Một số vấn đề lý luận chung của ngành dệt may
I. Đặc điểm về sản xuất và buôn bán hàng dệt may
1. Đặc điểm về sản xuất hàng dệt may
Với một quốc gia, khi có nền công nghiệp phát triển thì ngành công nghiệp dệt may không đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế mà các ngành công nghiêp khác có hàm lượng kĩ thuật cao sẽ chiếm lĩnh thị trường. Ngành công nghiệp dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản, vốn đầu tư ban đầu không lớn, nhưng có tỷ lệ lãi khá cao. Chính vì vậy, sản xuất dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Khi đã có ngành công nghiệp phát triển, có trình độ kỹ thuật cao, giá lao động cao thì sức cạnh tranh trong sản xuất dệt may sẽ giảm. Thực tế cho thấy, lịch sử phát triển ngành dệt may cũng là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do tác động của các lợi thế so sánh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển mà nó đã phát triển cao hơn với những sản phẩm thời trang cao cấp để phục vụ cho một nhóm người .
Sự chuyển dịch này bắt đầu vào năm 1840 từ nước Anh sang các nước Châu Âu khác. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950. Từ năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp dệt may lại chuyển sang các nước mới công nghiệp hoá (NICs) như Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên… Theo quy luật chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợi thế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất các mặt hàng có công nghệ và kĩ thuật cao hơn như ô tô, điện tử… Ngành dệt may lại tiếp tục chuyển dịch sang các nước Nam á, Trung Quốc rồi tiếp tục sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia thuộc ASEAN và cũng đã đạt mức xuất khẩu cao về sản phẩm dệt may trong thập kỷ qua góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Đặc điểm về buôn bán hàng dệt may
- Sản phẩm dệt may có nhu cầu rất đa dạng, phong phú tuỳ theo đối tượng tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, tuổi tác…sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục.
- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng.
- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng thường căn cứ vào nhãn mác để đánh giá chất lượng sản phẩm. Tên tuổi của các nhãn mác nổi tiếng trên thế giới đều gắn liền với nhãn mác sản phẩm. Tập quán và thói quen tiêu dùng là một yếu tố quyết định nguyên liệu và chủng loại sản phẩm.
- Yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ tới thời cơ bán hàng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những nhà xuất khẩu trong vấn đề giao hàng đúng thời hạn.
- Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ. Trước đây có hiệp định về hàng may mặc, việc buôn bán các sản phẩm dệt may được điều chỉnh theo những thể chế thương mại đặc biệt mà nhờ đó, phần lớn các nước nhập khẩu thiết bị cần hạn chế số lượng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu. Mặt khác, mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với những hàng công nghiệp khác. Bên cạnh đó, từng nước nhập khẩu còn đề ra những điều kiện đối với hàng dệt may nhập khẩu. Tất cả những hàng rào đó ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thế giới trong thời gian qua.
II. Một số ưu điểm và nhược điểm của ngành dệt may Việt Nam
1. Một số ưu điểm của ngành dệt may Việt Nam
- Là ngành khai thác được nguồn lao động khéo léo, tiếp thu nhanh kỹ thuật mới với tiền công rẻ, vốn là thế mạnh của Việt Nam.
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất tơ lụa tự nhiên.
- Việt Nam có thị trường với khách hàng tương đối ổn định (do tác động của cách mạng khoa học- kỹ thuật nên nhiều nước đã chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển như Việt Nam)
- Thiết bị đã được đổi mới và sẽ được đổi mới nhanh do không cần nhiều vốn (đến nay có khoảng 50% thiết bị hiện đại).
2. Một số nhược điểm của dệt may Việt Nam
Về ngành dệt:
Chất lượng vải lụa tơ tằm thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế và mới đáp ứng hơn 30% nguyên liệu vải cho may xuất khẩu. Giữa các khâu của ngành dệt như: in, nhuộm, hoàn tất…còn yếu, chưa đồng bộ. Bông xơ nguyên liệu còn phải nhập nhiều, chi phí cao. Máy móc của ngành dệt đã sử dụng trên 20 năm, hầu như đã hết khấu hao, 80% máy dệt là máy dệt thoi khổ hẹp.
Về ngành may:
- Năng suất lao động thấp, giá thành của một đơn vị sản phẩm cao, sức cạnh tranh kém.
- Khâu tổ chức sản xuất chưa hợp lý, hệ số ca thấp, thiết bị chuyên dùng thiếu, năng lực thiết kế mẫu kém, một số khâu chưa đồng bộ.
- Tỷ trọng hàng xuất khẩu bằng hình thức mua nguyên liệu, bán sản phẩm chưa cao.
- Ngành may mới sử dụng 60% năng lực hiện có.
Vì những lí do trên, có thể nói năng lực cạnh tranh của ngành dệt may là chưa cao. Nhưng nếu được đầu tư thoả đáng thì ngành dệt may là ngành có thể phát huy được nội lực của Việt Nam.
III. Hạn ngạch
1. Khái niệm về hạn ngạch (quota)
Hạn ngạch vừa như một rào cản hạn chế lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp về một thị trường nào đó. Nhưng đồng thời nó cũng là sự phân bổ tạo cơ hội cho doanh nghiệp được xuất khẩu sang nước khác.
Hạn ngạch là quyền lợi dành cho mỗi thành viên trong một tổ chức được hưởng phần ngoại tệ dành cho một thương nhân được sử dụng để nhập khẩu trong tổng số ngoại tệ dùng để nhập khẩu của một nước.
Một định mức về số lượng hoặc trị giá do nhà nước quy định trong việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu một mặt hàng trong một thời gian nhất định.
2. Căn cứ giao hạn ngạch cho các doanh nghiệp trong nước
2.1. Hạn ngạch thành tích
Là dành 80% nguồn hạn ngạch để giao cho thương nhân đã có thành tích xuất khẩu mặt hàng trong năm tương ứng. Thành tích xuất khẩu của các thương nhân sẽ do phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực báo cáo, không giao hạn ngạch thành tích cho các thương nhân mới, chưa được kiểm tra năng lực sản xuất.
2.2. Hạn ngạch phát triển
Là dành 20% nguồn hạn ngạch còn lại để giao cho các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu cùng loại tương ứng. Bộ Thương Mại dựa vào những hồ sơ và một số yêu cầu bổ sung có thể để phân giao hạn ngạch công bằng giữa các doanh nghiệp theo một số tiêu chí như: xuất khẩu dệt may sử dụng vải trong nước, thưởng cho doanh nghiệp xuất khẩu các chủng loại hàng phi hạn ngạch; doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa (cách cảng Hải Phòng hoặc cảng quốc tế thành phố Hồ Chí Minh trên 500km); doanh nghiệp tham gia chuỗi và các doanh nghiệp đầu tư mới các dự án dệt nhuộm lớn…
3. Các loại hạn ngạch
3.1. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào một nước được hưởng mức thuế thấp trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ đánh thuế cao.
3.2. Hạn ngạch tương đối
Là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào một nước trong một thời gian nhất định nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu.
4. Hoàn trả hạn ngạch
Doanh nghiệp không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao phải có văn bản hoàn trả lại Bộ Thương Mại, tránh khê đọng hạn ngạch. Tuỳ từng trường hợp mà Bộ Thương Mại có những hình thức xử lý đối với các văn bản hoàn trả. Ví dụ đối với các hạn ngạch dành cho các tiêu chí như vải sản xuất trong nước, khách hàng Hoa Kỳ lớn, sản phẩm giá xuất khẩu cao nếu không sử dụng mà trả lại cũng không được tính làm cơ sở để phân giao cho năm tiếp theo…
5. Hoạt động xuất khẩu
5.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận cơ bản của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Do vậy xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng của các công ty. Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đã thực hiện được những hình thức cao hơn trong kinh doanh.
5.2. Một số hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu gia công uỷ thác
- Xuất khẩu uỷ thác
- Buôn bán đối lưu
- Xuất khẩu theo nghị định thư
- Xuất khẩu tại chỗ
- Gia công quốc tế
- Tạm nhập tái xuất
5.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .
- Xuất khẩu có vai trò tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
- Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phần hai
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong xu hướng xoá bỏ hạn ngạch dệt may
I. Khái quát chung về thị trường EU
1. Vài nét chung về liên minh Châu Âu và quan hệ Việt Nam - EU
1.1 Vài nét chung về liên minh Châu Âu
Liên minh Châu âu đã có lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển. Tổ chức tiền thân là Cộng đồng than và sắt thép Châu Âu gọi tắt là CECA (18/4/1951). Ngày 1/1/1994 Cộng đồng Châu âu (EC) đổi tên thành Liên minh Châu Âu, gọi tắt là EU (đến ngày 1/5/2004 EU chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới, nâng tổng số thành viên lên 25 nước). Liên minh Châu Âu là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới. Không chỉ lớn về quy mô (năm 1999 GDP đạt 8,774 tỷ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, vững mạnh về cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tăng trưởng ổn định) mà còn có đồng tiền mạnh - đồng EURO có khả năng chuyển đổi toàn thế giới và đang vượt trội đồng USD. EU không chỉ có nguồn nhân lực trình độ cao và lành nghề (chiếm khoảng 25% trong cơ cấu lao động tại nghiệp) có thị trường nội địa với sức mua lớn (hơn 386 triệu người tiêu dùng - tính đến hết ngày 1/5/2004, năm 1999 GDP/người đạt 23.354 USD vào loại cao nhất thế giới) mà còn có tiềm lực khoa học, công nghệ lớn mạnh nhất thế giới.
Năm 1999, EU với dân số 386 triệu người, chiếm 6% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 1/5 giá trị toàn cầu. Hiện nay EU là khối thương mại lớn nhất thế giới với 25 nước và là thành viên chủ chốt của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Liên minh Châu Âu còn là cái nôi của nền kinh tế văn minh công nghiệp, là nơi khai sinh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay đang đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp quốc tế, chiếm 1/3 tổng số lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của toàn thế giới.
1.2 Quan hệ Việt Nam - EU
Do tiến trình lịch sử, giữa liên hiệp Châu Âu và từng quốc gia thành viên với Việt Nam ở mức độ khác nhau đã có quan hệ thương mại nhưng phải đến mấy năm gần đây mới khá nhộn nhịp mà điểm đột phá là: Hiệp định hàng dệt may 1992 - 1997.
Đối với Việt Nam, việc tăng cường hợp tác quan hệ với EU là bước quan trọng trong việc thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, góp phần ổn định và xây dựng đất nước cũng như trong khu vực, tạo một vị thế quan trọng hơn, một thị trường tiềm năng lớn cho Việt Nam.
Sự kiện ngày 17/7/1995 ký "Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu " đã đánh dấu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU sang một giai đoạn phát triển mới. Hiệp định sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của Việt Nam như gia tăng viện trợ tài chính EU cho Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mặc dù EU không dành cho Việt Nam bất cứ một sự giảm thuế nào nhưng EU đã tuyên bố sẽ thúc đẩy để Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Hiện nay, EU và Việt Nam đang trong xu hướng xoá bỏ hạn ngạch dệt may.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU
Đơn vị: triệu đồng
Xuất khẩu
1995
1996
1997
1998
1. Tồng kim ngạch XK của VN
5444,9
7255,9
9185
9361
2. Trong đó với Eu
720
990,5
1608,5
2094,3
3. Tỷ trọng / tổng số
13,2
12,4
17,5
22,7
4. Tỷ lệ tăng trưởng
87,6
25,1
78,6
32,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
2. Đặc điểm thị trường EU
2.1 Thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn gồm 25 quốc gia với hơn 450 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép lưu thông tự do người, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các thành viên. Thị trường này cần mở rộng sang các nước thuộc "Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu " (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn trên 450 triệu người tiêu dùng.
2.2 Tập quán thị hiếu người tiêu dùng
Đây là một thị trường khá khó tính và có chọn lọc, đặc biệt là đối với hàng dệt may. Ngành dệt may của Châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các nước khác có giá nhân công rẻ (các nước đang phát triển) nên thị trường này có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hàng dệt và may mặc.
Để đảm bảo cho người tiêu dùng EU kiểm tra ngay từ nơi sản xuất và có hệ thốngbáo động về chất lượng hàng hoá giữa các nước trong khối. Hiện nay ở Châu Âu có 3 tiêu chuẩn định chuẩn của Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm để có thể bán ở thị trường này đều phải đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn chung EU.
EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. Nhu cầu tiêu dùng là tìm kiếm những thị trường có mặt hàng rẻ, đẹp song cũng đảm bảo chất lượng họ yêu cầu.
2.3 Kênh phân phối
Hệ thống phân phối EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống mậu dịch thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong ba khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân trong khối EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển. Không những thế EU ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn và chính sách thuế áp dụng vào trong pháp luật từng bước làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng có quy củ hơn.
Hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hoá vì thế nó có các hình thức sau: các trung tâm Châu Âu, các đơn vị chế biến dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Trong đó tập trung chủ yếu vào các hình thức các trung tâm thu mua Châu Âu, các trung tâm Châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường tập hơn trên 50 nhà phân phối trở trên hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm
2.4 Chính sách ngoại thương
Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm trong các ngành sản xuất, nghiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng ... Do vậy chính sách này có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động ngoại thương đi đúng hướng để phục vụ mục tiêu chiến lược kinh tế của liên minh.
Chính sách ngoại thương của EU được xây dựng trên các nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan và hạn chế về số lượng hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Từ năm 1951 đến nay EU có những cụm chính sách phát triển ngoại thương chủ yếu: chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá và chống tự cấp xuất khẩu, không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển đó là hệ thống ưu đãi phổ cấp (GSP) - một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước trên. Bằng cách này EU có thể làm cho các nước đang phát triển dễ dàng thâm nhập vào các thị trường của mình.
II. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước khi có Hiệp định tự do hoá thương mại ngành dệt may
1. Hoạt động xuất khẩu chung của dệt may Việt Nam
1.1 Kim ngạch xuất khẩu chung
Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 40 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD. Năm 1997 Việt Nam đã xuất khẩu được 1,3 tỷ USD đứng thứ hai sau dầu mỏ. Nhưng dù vậy, sản xuất ngành dệt may vẫn chủ yếu là gia công, lệ thuộc vào đối tác nước ngoài về mẫu mã, thị trường và giá cả không chuyển sang tự sản xuất kinh doanh để có hiệu qủa hơn. Vì thế, sản xuất ngành dệt may có chiều hướng giảm dần so với năm 1996. Năm 1998 gấp 9,18 lần (so với năm 1991) đạt 1450 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức là khoảng 160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kinh ngạch của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998. Đến nay, hàng dệt may là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tỷ trọng/tổng số
1992
211
2581
8,1%
1993
350
2985
11,7%
1994
550
4054
13,6%
1995
750
5200
14,4%
1996
1150
7255
15,2%
1997
1349
9361
15,4%
1998
1351
9361
14,6%
1999
1682
11523
14,6%
(Nguồn: Bộ thương mại và Tổng công tyVinatex)
1.2. Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Thị trường là vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp, vì vậy việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường là