Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước mỗi doanh nghiệp phải tự tìm các yếu tố cho sản xuất, tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất. Phương châm chi phối hành động của DN là sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có. Điều đó chứng tỏ thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua thị trường DN tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuât xã hội.

doc63 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng & biểu đồ Tên bảng Trang Bảng 1 Một số máy đo mà công ty đã sử dụng  30 Bảng 2 Một số nguyên vật liệu và thị trường cung cấp chính  31 Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần đây  32 Bảng 4 Doanh thu ba năm gần đây  33 Bảng 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khoản mục  34 Bảng 6 Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ  35 Bảng 7 Chi phí kinh doanh theo khoản mục  36 Bảng 8 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm  40 Biểu đồ 1 Sự gia tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm  40 Bảng 9 Chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm  41 Bảng 10 Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng của công ty  42 Bảng 11 Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của công ty  43 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích DN Doanh nghiệp CT-IN Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện NVL Nguyên vật liệu DTBTP Doanh thu bán thành phẩm DTCCDV Doanh thu cung cấp dịch vụ DTKDHH Doanh thu kinh doanh hàng hóa TDT Tổng doanh thu BHTP Bán hàng thành phẩm CCDV Cung cấp dịch vụ KDHH Kinh doanh hàng hóa HDTC& HDK Hoạt động tài chính và hoạt động khác GVHB Giá vốn hàng bán CPBH Chi phí bán hàng CPQLKD Chi phí quản lý kinh doanh CPHDTC Chi phí hoạt động tài chính TCP Tổng chi phí LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước mỗi doanh nghiệp phải tự tìm các yếu tố cho sản xuất, tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất. Phương châm chi phối hành động của DN là sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có. Điều đó chứng tỏ thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua thị trường DN tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuât xã hội. Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế xã hội. Chỉ có sự phát triển DN mới tồn tại và phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Đối với các DN muốn phát triển thì trước hết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạch toán đầy đủ trong kinh doanh mà còn góp phần nâng cao vị thế của DN trên thị trường. Như vậy duy trì và phát triển thị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho DN tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu điện chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tin học và viễn thông cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty CT-IN và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Trần Thăng Long em quyết định lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện”. Đề tài này nhằm hệ thống hóa lý luận về thị trường và phát triển thị trường của công ty qua đó có những phân tích về thực trạng phát triển và những phương hướng cũng như giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ. Đề tài của em gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm Chương II: Thực trạng hoạt tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu điện. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty Cổ Phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG I. Thị trường và các yếu tố của thị trường Một số khái niệm Khái niệm thị trường Trong hệ thống lý thuyết kinh tế, có rất nhiều khái niệm về thị trường. Thị trường là phạm trù kinh tế khách quan gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội. Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội thì ở đó và khi ấy có thị trường. Theo quan niệm đơn giản, thị trường được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế. Thị trường có tính không gian, thời gian, có người mua, người bán, đối tượng đem trao đổi. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển thì thị trường được hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn. Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Theo Philip Kotler cũng đã phân chia: người bán thành ngành sản xuất, còn người mua thì họp thành thị trường. Ở phạm vi DN ta cần hiểu và mô tả thị trường một cách cụ thể hơn như các thành phần tham gia, các yếu tố cấu thành. Thị trường là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và người bán cụ thể nào đó mà DN với tiềm năng của mình có thể mua bán hàng hoá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Sản phẩm, dịch vụ, và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ * Sản phẩm: Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của DN đưa ra cung ứng trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của DN. - Theo cách hiểu truyền thống thì sản phẩm được hiểu và mô tả thông qua hình thức biểu hiện bằng vật chất của hàng hóa., còn các khía cạnh khác có liên quan( dịch vụ, bao bì, phương thức thanh toán) được xem là yếu tố bổ sung cần thiết ngoài sản phẩm. Nền kinh tế không chỉ bao gồm sản phẩm vật chất cụ thể mà còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng. Về bản chất, dịch vụ là sản phẩm vô hình, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, không thể cất giữ trong kho. Nếu như DN sản xuất cần 4Ps(Product, Price, Place, Promotion) cho hoạt động marketing của mình, thì DN thương mại cần 5Ps, với 4Ps ở trên và thêm Personality (tính chuyên nghiệp và đạo đức của người kinh doanh dịch vụ).. Do đó theo quan điểm Marketing thì sản phẩm của DN được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ, cách thức bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng trong DN, là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, tạo nguồn thu nhập để DN mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất, góp phần tìm kiếm và phát triển thị trường. Các yếu tố thị trường Các yếu tố cấu thành nên thị trường là bốn yếu tố là: cung, cầu, giá cả và cạnh tranh. - Cung: là tổng số hàng hóa người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau và vào những thời điểm nhất định. Quy mô cung phụ thuộc các yếu tố như: số lượng chất lượng các yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả.... - Cầu: là nhu cầu có khả năng thanh toán, là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua ở một mức giá khác nhau và vào một thời điểm nhất định.Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập sức mua của đồng tiền, thị hiếu của người tiêu dùng... trong đó giá cả là yếu tố đặc biệt quan trọng.. - Giá cả: Giá cả thị trường được hình thành khi cung cầu gặp nhau. Nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Khi cung và cầu trên thị trường thay đổi thì giá cả thị trường cũng thay đổi theo. - Cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân DN trong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối cùng. Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt để hình thành giá cả thị trường. 2. Vai trò và chức năng của thị trường 2.1 Vai trò của thị trường Thị trường là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là đới tượng phục vụ của DN. Tất cả hoạt động của DN đều hướng vào thị trường. Do đó thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh của DN, DN phải tự quyết định kinh doanh mặt hàng gì? cho ai? và bằng phương thức kinh doanh nào? Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. DN chỉ tồn tại và phát triển khi hàng hóa dịch vụ của DN được thị trường thừa nhận. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh diễn ra liên tục không ngừng, thị trường được chia sẻ cho các DN do đó DN sẽ tồn tại và phát triển nếu DN đó giữ vững và phát triển thị trường của mình; và ngược lại. Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế. Thông qua thị trường bổ sung các công cụ điều tiết vĩ mô là nơi nhà nước tác động vào sản xuất kinh doanh của DN. Thị trường phá vỡ ranh giới của sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc để hình thành một cấu trúc mới trong nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế trong nước gắn với nền kinh tế thế giới. Qua thị trường DN có căn cứ để hoạch định chiến lược sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý. Xác định được đặc điểm kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm của thị trường. 2.2 Chức năng của thị trường - Chức năng thừa nhận: DN thương mại mua hàng hoá để bán. DN chỉ tồn tại khi hàng hoá, dịch vụ của DN được thì trường thừa nhận, được thực hiện về giá, khi đó DN mới thu hồi được vốn bỏ ra để bù đắp chi phí và có lãi để tái để phát triển kinh doanh. Ngược lại, nếu hàng hoá, dịch vụ của DN không được thị trường thừa nhận thì DN đó sẽ rơi vào tình trạng đình trệ và phá sản. - Chức năng thực hiện: được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua, bán. Đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện về giá trị trao đổi. Người bán cần tiền còn người mua cần hàng. Khi người bán và người mua gặp nhau giá cả hàng được xác định. - Chức năng điều tiết và kích thích: mọi hoạt động của DN đều hướng vào thị trường, các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá đều diễn ra trên thị trường. Qua hoạt động đó thị trường sẽ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển hay ngược lại. Với chức năng này thị trường luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút khỏi ngành của một số DN. - Chức năng thông tin: thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng về cung cầu hàng hoá trên thị trường được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là những người cung ứng cũng như tiêu dùng hàng hoá đặc biệt quan tâm. Thông tin thị trường có vai trò đặc biệt trong sản xuất kinh doanh khi đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Chính những thông tin thị trường chính xác, kịp thời sẽ giúp DN nắm bắt cơ hội kinh doanh, và cũng ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại của DN. Phân loại thị trường Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là hiểu biết cặn kẽ đặc điểm, tính chất của thị trường. Phân loại thị trường là sắp xếp thị trường theo những tiêu thức nhất định để các nhà sản xuất kinh doanh, các DN nhận biết đặc điểm chủ yếu của từng loại thị trường, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp. * Căn cứ vào mục đích hoạt động của DN trên thị trường có: - Thị trường đầu vào: là thị trường của các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như tư liệu sản xuất, vốn, công nghệ, sức lao động… - Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ các yếu tố đầu ra như hàng hoá dịch vụ. Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để DN hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược công cụ điều khiển tiêu thụ. * Căn cứ vào phạm vi hoạt động của DN có: - Thị trường quốc tế: là thị trường bao gồm nhiều khu vực, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. - Thị trường khu vực: là thị trường vượt ra ngoài phạm vi quốc gia bao gồm một khu vực nhất định như thị trường ASEAN, thị trường EU, thị trường Nam Mỹ… - Thị trường toàn quốc: là thị trường toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Thị trường địa phương: * Căn cứ vào mức độ quan tâm đến thị trường của DN có: - Thị trường chung: là thị trường toàn tất cả hàng hoá dịch vụ mà DN mua bán. - Thị trường sản phẩm: là thị trường mà DN đang kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng. - Thị trường thích hợp: là thị trường mà DN có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện kinh doanh. - Thị trường trọng điểm: là thị trường mà DN lựa chọn để tập trung mọi nguồn lực nhằm chiếm lĩnh thị trường thông qua việc thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. * Căn cứ theo mức độ chiếm lĩnh thị trường có: - Thị trường hiện taị: là thị trường mà DN đang thực hiện kinh doanh ở đó. - Thị trường tiềm năng: là thị trường mà DN có khả năng khai thác và mở rộng trong tương lai. * Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường có: - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có vô số người bán và người mua, ở đó người bán và người mua đều không quyết định được hàng hoá và giá cả trên thị trường. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi DN phải nỗ lực không ngừng. - Thị trường độc quyền: là thị trường có duy nhất một người bán nên có khả năng chi phối được giá cả hàng hoá mua bán trên thị trường. - Thị trường cạnh tranh- độc quyền hỗn tạp: là thị trường nằm ở vị trí trung gian giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền. Trên thị trường có nhiều người tham gia cạnh tranh với nhau nhưng mỗi người đều có sức mạnh độc quyền để kiểm soát thị trường ở một mức độ nào đó. * Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với DN có: - Thị trường chính: là thị trường mà DN dồn mọi nỗ lực để thu được lợi nhuận cao nhất. - Thị trường không phải là chính: là thị trường nhỏ lẻ ngoài thị trường chính mà DN tham gia để tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. * Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau trên thị trường: - Thị trường của sản phẩm thay thế: là thị trường của các sản phẩm có giá trị sử dụng tương tự nhau, có thể thay thế cho nhau. - Thị trường của sản phẩm bổ sung: là thị trường của những sản phẩm có liên quan đến nhau trong tiêu dùng. II. Nội dung phát triển thị trường 1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các DN. Trong khi đó, các DN tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều tất yếu sẽ nảy sinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều DN. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc đua không có đích cuối cùng. Phát triển thị trường vừa là phương thức quan trọng để DN tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh. Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp DN tăng doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của DN trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển trị trường là con đường duy nhất để DN tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. 2 Nội dung phát triển thị trường Thị trường của một DN thương mại được mô tả bởi 3 tiêu thức đó là sản phẩm, phạm vi địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ. Vì vậy nội dung phát triển thị trường của DN thương mại bao gồm: Phát triển sản phẩm Phát triển thị trường về phạm vi địa lý Phát triển thị trường về khách hàng * Phát triển sản phẩm: Là việc đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hoá dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường. Đặc biệt là đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đổi mới sản phẩm kinh doanh, dịch vụ phục vụ khách hàng là mục tiêu kinh doanh của các DN. Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh tế thị trường đó là: Ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường đầu tiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh. Điều đó đòi hỏi các DN phải luôn luôn cải tiến, đổi mới mặt hàng kinh doanh của mình. Từ đó hình thành chính sách định giá bán ở DN cho hai nhóm sản phẩm là sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới. Đối với sản phẩm truyền thống chủ yếu được hướng vào khách hàng. Kinh doanh nhóm sản phẩm này cần phải giữ giá bán và giữ chất lượng hàng hoá. Nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đó là xuất phát từ quy luật thứ hai của kinh tế thị trường. Ai có sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng thì người đó là người chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy muốn xâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường DN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. * Phát triển thị trường về phạm vi địa lý: Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.Mở rộng mạng lưới bán hàng của DN: mạng lưới bán hàng là hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán… của DN được bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hoá của DN.Tại đầu mối giao thông nơi tập trung dân cư có thể thành lập trung tâm giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm phát triển thị trường. Mặt khác, lựa chọn các kênh phân phối hợp lý. * Phát triển thị trường về khách hàng: Thị trường của DN thường là tập hợp các khách hàng rất đa dạng và phong phú, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, … và nhu cầu của họ cũng rất đa dạng. Để thoả mãn những nhu cầu của mình họ cần những sản phẩm khác nhau trong khi đó các DN chỉ có thể đưa ra một hoặc một số sản phẩm nào đó để thoả mãn những nhu cầu đó. Do đó để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng DN cần phân chia họ thành những nhóm khác nhau có những nét đặc trưng riêng. Để từ đó tìm ra được thị trường trọng điểm - những nhóm khách hàng mà DN có thể chinh phục. Có thể phân chia khách hàng theo các tiêu thức sau: - Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng và người tiêu thụ trung gian. - Căn cứ vào khối lượng hàng hoá mua : khách hàng mua với khối lượng lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ. - Căn cứ vào phạm vi địa lý: khách hàng mua trong nước và khách hàng mua ngoài nước, khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh, … - Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng với DN: khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng vãng lai. Phát triển khách hàng theo hai hướng cả về mặt số lượng và mặt chất lượng. Thứ nhất, phát triển khách hàng về mặt số lượng: tìm cách thu hút khách hàng mới bằng marketing mạnh mẽ hơn nhằm lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, phát triển khách hàng về mặt chất lượng: bằng cách tăng sức mua của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng mỗi lần mua. Phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng, thành khách hàng truyền thống của DN. 3. Phương hướng phát triển thị trường * Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng. * Phát triển thị trường theo chiều sâu: nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường. Có thể phát triển thị trường bằng hình thức sau: - Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc DN tìm cách tăng việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện tại. DN có thể thực hiện bằng cách tăng sức mua của khách hàng, tìm kiếm lôi kéo khách hàng mới trên thị trường hiện tại, … - Mở rộng thị trường: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà DN đang kinh doanh bằng con đường thâm nhập vào những thị trường mới. Bằng cách mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển kênh tiêu thụ, tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, … - Cải tiến hàng hoá: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bằng cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trường hiện tại của DN. * Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Khi DN đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có các điều kiện thuận lợi. có năng lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, … thì có thể phát triển thị trường theo hướng kết hợp phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu để mở rộng theo chiều sâu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả. III. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan tâm của tất cả các DN, là điều kiện tiên quyết để DN tồn tại và phát triển Lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp với từng loại sản phẩm DN dựa trên những thông tin về thị trường như: cung cầu hàng hóa, giá cả, điều kiện phương thức thanh toán... để lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp với điều kiện của mong muốn của khách hàng và điều kiện của DN. Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp sẽ góp
Tài liệu liên quan