Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung xã hội,không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Những năm gần đây giáo dục mầm non đựơc xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.Qua tìm hiểu về thực trạng phát triển của gáo dục mầm non trong những năm gần đây ,nhóm chúng tôi xin đưa ra một số hiểu biết về thực trạng của giáo dục mầm non và một số giải pháp để phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5153 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung xã hội,không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Những năm gần đây giáo dục mầm non đựơc xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.Qua tìm hiểu về thực trạng phát triển của gáo dục mầm non trong những năm gần đây ,nhóm chúng tôi xin đưa ra một số hiểu biết về thực trạng của giáo dục mầm non và một số giải pháp để phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.
Do thời gian và tư liệu phục vụ cho nghiên cứu còn hạn hẹp nên nhóm chúng em chưa thể đưa ra những tìm hiểu sâu về giáo dục mầm non.Rất mong được sự đóng góp của giảng viên và các bạn sinh viên để chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON
1. Quan điểm của đảng và nhà nước về giáo dục mầm non
Điều 21 luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng,chăm sóc ,giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
2. Vai trò của giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của nhà nước.Bậc học này rất đặc biệt vì nó mang tính tự nguyện rất cao và chỉ dành riêng cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo thành một quá trình giáo dục liên tục thống nhất cho trẻ mầm non.
3. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Theo tinh thần của chỉ thị 153 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 08 năm 1966 mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức vui chơi mà giáo dục các cháu đức tính tốt ,chăm sóc sức khỏe cho các cháu ,tập cho các cháu vừa chơi vừa học,chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông ,giáo dục mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho một nền giáo dục tốt.
Theo điều 22 luật giáo dục năm 2005 :Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất tình cảm trí tuệ ,thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách ,chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON
1.Tổng quan về giáo dục mầm non
1.1.Các loại hình giáo dục mầm non hiện nay
Hiện nay nước ta có những loại hình giáo dục mầm non sau:
1 : Nhà trẻ trường mẫu giáo
2 : Nhà trẻ trường mẫu giáo hợp nhất
3 : Các loại hình giáo dục mầm non khác
- Nhà trẻ thu nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến 36 tháng tuổi
- Trường mẫu giáo thu nhận trẻ từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi
- Ngoài ra còn có các loại hình giáo dục mầm non khác nữa như:
+ Lớp mẫu giáo năm tuổi dành cho trẻ em năm tuổi mà chưa qua lớp mẫu giáo nhỏ .
+ Nhóm trẻ gia đình đây là nhóm trẻ dưới sáu tuổi được chăm sóc và dạy dỗ tại gia đình ( Ở nước ta loại hình này tồn tại ít và chủ yếu ở những gia đình có điều kiện kinh tế)
Các chính sách của nhà nước đối với giáo dục mầm non
Nhà nước coi giáo dục mầm non là một bậc học cần thiết và bắt buộc phải có trong hệ thống giáo dục.Từ chỉ thị 53/CP của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 8 năm 1966 đã xác định mục tiêu của giáo dục mầm non “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt.
Sáng ngày 19 tháng 9 năm 2006 tại Hà Nội bộ giáo dục và đào tạo tổ chức giới thiệu đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”.Mục tiêu của đề án là mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non đặc biệt chú trọng phát triển mầm non với đồng bào dân tộc ,vùng kinh tế khó khăn,hải đảo xa xôi.
Nội dung của đề án là đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục bảo đảm chế độ chính sách cho giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước .Đối với vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010 sẽ đầu tư kinh phí đào tạo trình độ chuẩn cho 3000 giáo viên trang bị cơ sở vật chất theo những tiêu chí đạt 2500 cơ sở giáo dục ở các vùng này .Đồng thời đổi mới chương trình,phương pháp giáo dục mầm non,các hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ khắc phục tình trạng dạy lớp một cho trẻ mẫu giáo năm tuổi .Thực hiện chương trình thí điểm tin học kid smart cho trẻ làm quen với tin học phấn đấu đến năm 2010 khoảng 1/3 số cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận với tin học ngoại ngữ .Cung cấp các thiết bị học tập và vui chơi cho trẻ.
Đề án phát triển giáo dục mầm non đựoc chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 từ 2006 đến 2010
+ Giai đoạn 2 từ năm 2010 đến 2015
Tổng kinh phí đầu tư cho đề án này là 5000 tỷ VNĐ
Mục tiêu lớn nhất của đề án này rút ngắn khoảng cách giáo dục mầm non nông thôn với giáo dục mầm non thành thị .Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 đến 2015 là đề án đựoc đầu tư kinh phí cho giáo dục mầm non nhất từ trước đến nay.
Các nghị quyết gần đây nhất của đảng về nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo đều coi giáo dục mầm non là tiền đề cho một nền giáo dục ,là điểm khởi đầu để hình thành nhân cách con người .Giáo dục mầm non là mốc thang đầu tiên mở đầu cho cả một nền giáo dục.
2. Những thành tựu của giáo dục mầm non trong những năm gần đây
Quy mô của giáo dục mầm non ngày càng tăng thu hút hầu hết các cháu trong độ tuổi mầm non đến trường .Theo số liệu của cục thống kê kết thúc năm hoc 2004-2005 tổng số trẻ trong tất cả các cơ sở giáo dục mầm non toàn quốc là hơn 40 000 cháu chiếm hơn 30% số trẻ trong độ tuổi mầm non.Trong đó:
+ trẻ đi nhà trẻ có hơn 5000 cháu chiếm 14% số trẻ trong độ tuổi ra lớp
+ Trẻ mẫu giáo có gần 30 000 cháu chiếm 60% số trẻ trong độ tuổi ra lớp
+ Trẻ năm tuổi học mẫu giáo có gần 20 000 cháu chiếm 88,8% số trẻ trong độ tuổi ra lớp.
So sánh năm học 2004-2005 với năm học 2001-2002 trước đó số trẻ mầm non ra lớp đã tăng gấp hai lần.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non cũng đang được đảng và nhà nước ta quan tâm. Hệ thống các trường lớp mầm non đang được xây dựng sửa chữa .Các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng đang từng bước đựợc bổ sung và hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu giáo dục.Tính đến tháng 5 năm 2005 cả nước đã có gần 500 nhà trẻ có gần 2000 nhóm trẻ kể cả nhóm trẻ gia đình được chăm sóc giáo dục trong những điều kiện tốt.Có hơn 10 000 các trường lớp mẫu giáo mầm non đã được đầu tư xây dựng.Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 đang được thực hiện giai đoạn một .Hi vọng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước cho giáo dục mầm non đề án phát triển giáo dục mầm non sẽ đem lại những hiệu quả cho giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.
Các loại hình giáo dục mầm non cũng đang được đa dạng hóa.Có nhiều loại hình các trường mầm non .Hiện tại nước ta đang tồn tại những loại hình giáo dục mầm non như:
+ Các trường công lập : Đây là các trường mầm non 100% là của nhà nước đầu tư loại hình này vẫn còn chiếm hơn 50% tổng số các trường mầm non của cả nước.
+ Các trường bán công :Các trường này nhà nước chỉ đầu tư 50% còn lại là do tư nhân đóng góp loại hình mầm non bán công hiện chiếm khoảng gần 20% cả nước.
+ Các trường dân lập:Các trường này hiện nay chiếm khoảng 30% không có sự đầu tư của nhà nước .Nguồn vốn đầu tư vào trường chủ yếu là của tư nhân.Loại hình này đang được mở rộng ở nhiều nơi đặc biệt là khu vực đô thị và những nơi kinh tế phát triển .
Chỉ tính riêng năm 2005 cả nước đã có tới hơn 6000 trường công lập chiếm gần 60% tổng số các trường mầm non.Riêng hệ thống các trường mầm non tư thục thu hút khoảng 10% số trẻ mầm non.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đựoc nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc nuôi dậy trẻ.Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ đã được đa dạng hóa theo những phương pháp khoa học đã nghiên cứu và được công nhận.Nội dung và phương thức giáo dục mầm non được đổi mới theo phương thức học thông qua chơi .Qua các hoạt động của trẻ nội dung học tập đã được lồng ghép vào cho phù hợp với lứa tuổi của các em,tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết những tiềm năng vốn có của mình.Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trẻ em đã giảm xuống mức thấp .Các trường mẫu giáo mầm non thực sự trở thành ngôi nhà tuổi thơ là nơi để bố mẹ các em có thể tin cậy gửi gắm các em.
Mức độ đầu tư cho giáo dục mầm non tuy còn hạn chế hơn so với những bậc học khác nhưng cũng đã tậo ra đựơc một hệ thống các trừơng mầm non trong cả nứơc .Hệ thống các trường naỳ đang được tiếp tục quan tâm đầu tư để hơn một nửa trong tổng số trường mầm non trở thành các trường trọng điểm.Hiện nay cả nước có hơn 100 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia .Năm học 2004-2005 nhà nước đã đầu tư xây mới được hơn 6000 phòng học cải tạo nâng cấp được gần 13 000 phòng học đã xuống cấp,kinh phí đầu tư 586 ty VNĐ tăng gấp hai lần so với năm học 2001-2002.Trong đó nguồn vốn nhà nước đầu tư 58% nhân dân đóng góp 28% và các nguồn khác là 14%.
Hệ thống các trường khoa sư phạm mầm non đang từng bước được kiện toàn cho phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hội nhập.Hiện nay cả nước có gần 200 000 giáo viên mầm non ,nhưng mới chỉ có 25% số giáo viên được vào biên chế còn lại là giáo viên ngoài biên chế .So với năm học 2001-2002 số lượng giáo viên mầm non đã tăng thêm 70 000 giáo viên phần nào khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên mầm non .Số lượng giáo viên được đào tạo chuẩn từ trung cấp trở lên cũng đang tăng đáng kể.Giáo viên có trình độ trung cấp đạt 60% tổng số giáo viên mầm non ,Giáo viên đạt trình độ cao đẳng,đại học đạt 10% còn lại là giáo viên chưa được qua đào tạo.Các chính sách chế độ cho giáo viên mầm non cũng đang có sự quan tâm thích đáng của đảng và nhà nước.Nhà nước đang xem xét để xét những giáo viên mầm non lâu năm gắn bó với nghề vào biên chế chính thức.Nâng cao tình yêu trẻ ,lòng yêu nghề của giáo viên mầm non.
3.Những tồn tại của giáo dục mầm non hiện nay
3.1. Về mức độ đầu tư của Nhà nước cho giáo dục mần non
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng mức tới giáo dục mầm non chính vì vậy mà mức độ đầu tư cho giáo dục mầm non cũng tăng hơn so với giai đoạn trước.Tuy nhiên, so với yêu cầu của 1 nền giáo dục hiện đại và những yêu cầu thực tế của giáo dục mầm non thì mức đầu tư như vậy được coi là chưa thỏa đáng.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2007 – 2008 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho biết hiện nay đang tồn tại 1 nghịch lý chi phí đầu tư cho tiểu học chiếm 27,32%, trung học cơ sở chiếm 23.5%; Đại học 15,7% trong tổng ngân sách đầu tư cho giáo dục, trong khi đó giáo dục mầm non chỉ vẻn vẹn có 4,5%.Có thể ví như là chúng ta đang chăm sóc cây từ ngọn.Điều này đặt ra 1 dấu hỏi lớn đối với giáo dục mầm non hiện nay.
+ Cơ sở vât chất cho giáo dục mầm non còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.Hiện nay cả nước còn gần 500 xã chưa có trường mầm non hoặc có nhưng chỉ mang tính chất tập trung, các xã này chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà sự quan tâm của Nhà nước chưa đền được kịp thời.Cả nước có gần 1000 trường mầm non cơ sở vật chất còn ở mức tạm bợ, những điều kiện tối thiểu để đảm bảo cho các cháu có thể chơi và học cũng chưa được đáp ứng. Đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn rất kém: Có những nơi cả xã mới có 1 trường mầm non tập trung mà trường mầm non lại là những nhà tranh lợp nứa tạm bợ. Ví dụ: Tại xã Măng Cành huyện Konplông tỉnh KonTum cả xã mới có 1 trường mầm non tập trung mà trường mầm non này đã bị xuống cấp nhưng chưa có sự đầu tư của Nhà nước.Tỉnh Lai Châu là 1 tỉnh vừa mới tách ra từ tỉnh Điện Biên năm 2004, ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số theo thống kê đến năm 2007 cả tỉnh còn gần 30 xã chưa có trường mầm non.Hiện nay, ước tính trên toàn quốc mới chỉ có 25% lớp học đạt yêu cầu về nhà cửa và các trang thiết bị, đồ dùng học tập cho các cháu.
+Đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục mầm non đang bị thiếu về số lượng và kém về chất lượng.Hiện cả nước mới chỉ có hơn 70.000 giáo viên mầm non chính quy và chưa chính quy;ước tính còn thiếu khoảng 30.000 giáo viên,chất lượng của giáo viên mầm non hầu như chưa đạt yêu cầu chỉ có gần 25% giáo viên được đào tạo chuẩn trung cấp, 10% giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học, còn lại là giáo viên chưa được đào tạo qua bất cứ 1 trường lớp nào.Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục mầm non.
+Đời sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền và ngành giáo dục .Cả nước còn tới gần 75% giáo viên mầm non chưa được vào biên chế chính thức dẫn đến đời sống giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn làm giảm lòng yêu nghề đối với đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay.Cả nước còn gần 10.000 giáo viên mầm non có nhiều năm gắn bó với nghề mà không được hưởng bất cứ 1 chế độ bảo hiểm hay 1 chế độ ưu đãi nào đối với giáo viên mầm non.Thực trạng tồn tại là họ đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn không được xét vào biên chế Nhà nước.Đây là 1 bài toán khó đối với giáo dục mầm non đặt ra trong nhiều năm mà chưa có lời giải đáp.
+ Sự quản lý của Nhà nước với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo thiếu sự phối hợp của các cấp các ngành.Việc nhà nứơc giao trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho cấp xã ,phường điều đó cho thấy vai trò của giáo dục mầm non chưa được nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trường mầm non bán công các trường mầm non tư thục phát triển tràn lan tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không đảm bảo được chất lượng dạy và học cũng như các cơ sở vật chất khác dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không có sự tin tưởng khi đưa con mình đến lớp. Ở những vùng nông thôn và miền núi khó khăn nhiều xã còn nghèo không có đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên mầm non,dẫn đến lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên bị giảm bởi chỉ dựa vào số lương ít ỏi mà họ nhận được thì họ không thể đảm bảo được cộng sống.
+ Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở mầm non chưa được đa dạng hóa đồng bộ đảm bảo tính khoa học cho phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có thể phát triển 1 cách toàn diện các khả năng của các em; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Việt nam vẫn còn ở mức cao so với khu vực và trên thế giới.
+Có 1 khỏang cách khá xa giữa giáo dục mầm non thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.Đó là do những nguyên nhân khách quan về điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng như trình độ nhận thức và mức sống ở các vùng miền là khác nhau.Theo thống kê trẻ em thành thị có khả năng thích ứng nhanh hơn gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5 lần so với trẻ em ở những vùng sâu vùng xa.
+Qui mô của giáo dục mầm non chưa được mở rộng hợp lý, các loại hình giào dục mầm non chưa phát triển hợp lý cho phù hợp với yêu cầu của 1 nền giáo dục hiện đại, do vậy phần gốc của cây giáo dục vẫn còn khá yếu và chưa đạt mức chuẩn so với thế giới.
+ Giáo dục mầm non vẫn là bậc học được coi là bị bỏ quên chính vì vậy cả Nhà nước và nhân dân không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non có nghĩa là không chú trọng đến việc tạo ra một cái gốc chắc chắn cho nền giáo dục.
4. Những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên.
Ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non còn quá thấp,chưa có sự bình đẳng giũa các cấp giáo dục dẫn đến tình trạng như phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nói “chúng ta đang chăm sóc cây giáo dục từ ngọn”
Cơ chế xã hội hóa giáo dục mầm non còn chưa rõ vai trò chủ đạo trong việc quản lý giáo dục mầm non của các cấp các nghành còn hạn chế.Hệ thống các văn bản quy định về việc đầu tư và phát triển mầm non còn chưa được hoàn thiện do vậy mà giáo dục mầm non phát triển không đồng đêù và không có hệ thống .
Chưa có sự phân cấp quản lý rõ ràng và sự quản lý đối với giáo dục mầm non từ cơ sở đến trung ương còn quá lỏng lẻo.Nhà nước chưa ra những văn bản pháp luật cụ thể quy định trách nhiệm của từng cấp quản lý đối với bậc học này.Nếu cứ như hiện nay nhà nước quy trách nhiệm quản lý cho cấp xã thì giáo dục mầm non không thể phát triển được bởi cấp xã không thể có đủ thẩm quyền và cũng không có kinh phi để chi trả cho giáo dục mầm non ở địa phương mình.Công tác kiểm tra ,giám sát đối với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo dẫn đến những tồn tại của giáo dục mầm non về cơ sở vật chất thiếu và yếu,chất lượng dậy và học chưa đảm bảo ví dụ ở nhiều trường mầm non các cô giáo sử dụng những hình phạt quá nặng đối với các cháu gây nên những tổn thương tâm lý cho các cháu…Vai trò quan trọng của giáo dục mầm non trong hệ thống chưa được khẳng định và như vậy gốc của giáo dục vẫn bị bỏ ngỏ.
Các lọai hình giáo dục mầm non không được quản lý theo hệ thống.Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển tràn lan không có tính hệ thống của các loại hình trường mầm non tư thục ở các thành phố lớn,bài toán khó đặt ra nhà nước chưa có biện pháp cụ thể để quản lý các loại hình trường mầm non.
Giáo dục mầm non ở những vùng sâu vùng xa vùng khó khăn hải đảo chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà nước do vậy mà khoảng cách giữa các vùng này với thành thị vẫn còn khá xa.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THÁO GỠ NHỮNG TỒN TẠI CỦA GIÁO DỤC MẦM NON.
1. Xu hướng phát triển mầm non của một số nước trên thế giới
Hiện nay những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới luôn ưu tiên quan tâm cho giáo dục mầm non ,giáo dục mầm non ở những nước đó được coi là mối quan tâm số một của toàn xã hội.
Ở Phần Lan chính phủ nước này đã dùng 1/3 tổng ngân sách chi cho giáo dục để đầu tư cho giáo dục mầm non .Các loại hình giáo dục mầm non ở nước này phát triển đa dạng.Ở đó khi một trường mầm non được mở ra phải có sự kiểm định chặt chẽ của nhà nước về cơ sở vật chất ,chất lượng giáo viên…
Ở Pháp công tác xã hội hóa giáo dục mầm non được đẩy mạnh,người ta coi việc đưa trẻ đến trường mầm non là việc bắt buộc đối với bậc phụ huynh.Chính vì vậy mà trẻ em trong độ tuổi mầm non ở Pháp bắt buộc phải đăng kí để được chăm sóc ở 1 cơ sở giáo dục mầm non nào đó.Hàng năm chính phủ Pháp đều xây dựng một đề án nào đó cho phát triển giáo dục mầm non ở đất nước này.
Singapo trẻ em ở đó đuợc ưu tiên trong mọi vấn đề.Họ quy định ngặt nghèo đối với giáo viên mầm non ví dụ như phải đạt trình độ chuẩn mới được làm giáo viên, độ tuổi của giáo viên cũng phải theo quy định hàng tháng bắt buộc phải có sự giao lưu giữa giáo viên và phụ huynh, ở các trường tư thục khi phụ huynh không đồng ý về 1 giáo viên nào đó có thể kiến nghị lên hiệu trưởng và giáo viên đó có thể bị đuổi việc.
Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt nam cũng đã tham gia ký Công ước bảo vệ quyền trẻ em.Trong rất nhiều quyền lợi của trẻ em được đề cập đến có 1 điều rất quan trọng là trẻ em có quyền có 1 môi trường lành mạnh để chơi và học để có thể phát huy hết khả năng vốn có của trẻ.Môi trường được coi là lành mạnh nhất để trẻ có thể chơi mà học,học mà chơi không đâu khác đó chỉ có thể là trường mầm non “Ngôi nhà tuổi thơ của các em”.
2. Giải pháp
Trong phương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non đồng bộ như đối với chương trình giáo dục phổ thông.Để tháo gỡ những tồn tại của giáo dục mầm non hiện nay Nhà nước ta nên thực hiện đồng bộ 1 số giải pháp sau:
Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi trường lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.
Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non.Đây là 1 yêu cầu cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải làm ngay và làm có hiệu quả.Thống nhất để tỉnh quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học khác,nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi trả lương cho giáo viên mầm non. Giao rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các cấp chính quyền cơ sở, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non,phối kết hợp quản lý mầm non giữa các cấp các ngành.
Đẩy mạnh việc đầu tư cho giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng các trường lớp đạt các yêu cầu tối thiểu của 1 lớp mầm non,đổi mới trang thiết bị