Đề tài Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nhập công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Về bản chất, thu nhập công là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận của cải xã hội hình thành nên các quỹ tài chính Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành nên các quỹ tài chính của Nhà nước . - Những quan hệ kinh tế: là những quan hệ dựa trên cơ sở trao đổi và có sự hoàn trả. - Những quan hệ phi kinh tế: là những quan hệ được xây dựng từ nghĩa vụ công dân và không có sự hoàn trả. Thu nhập công được xây dựng trên nền tảng kinh tế đó là sự trao đổi giữa các nghĩa vụ: các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ trích chuyển một phần thu nhập vào Ngân sách nhà nước để hình thành các quỹ tài chính của Nhà nước đổi lại nhà nước có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả các nguồn thu nhập này

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nhập công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN! Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Vũ Xuân Thủy Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy hiệu trưởng trường Thương Mại. Xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện giúp chúng em thực hiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này./. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN! 1 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP CÔNG 3 I.1. Khái niệm thu nhập công 3 I.2. Đặc điểm thu nhập công 4 I.3. Phân loại thu nhập công 4 PHẦN II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CÔNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐÓ ĐẾN THU NHẬP CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7 II.1 Trình độ phát triển kinh tế 7 II.2. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán 11 II.3. Trình độ nhận thức của dân chúng 13 II.4. Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước 15 II.5. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ 16 PHẦN III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU NHẬP CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 18 III.1. Thực trạng thu nhập công ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay. 18 III.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thu nhập công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 20 PHẦN IV. KẾT LUẬN PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP CÔNG I.1. Khái niệm thu nhập công Về bản chất, thu nhập công là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận của cải xã hội hình thành nên các quỹ tài chính Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành nên các quỹ tài chính của Nhà nước . - Những quan hệ kinh tế: là những quan hệ dựa trên cơ sở trao đổi và có sự hoàn trả. - Những quan hệ phi kinh tế: là những quan hệ được xây dựng từ nghĩa vụ công dân và không có sự hoàn trả. Thu nhập công được xây dựng trên nền tảng kinh tế đó là sự trao đổi giữa các nghĩa vụ: các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ trích chuyển một phần thu nhập vào Ngân sách nhà nước để hình thành các quỹ tài chính của Nhà nước đổi lại nhà nước có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả các nguồn thu nhập này. I.2. Đặc điểm thu nhập công - Đặc điểm nổi bật nhất của thu nhập công là phần lớn các khoản thu nhập công được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình là thuế. Ngoài ra thu nhập công còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản thu do thỏa thuận như vay mượn, các khoản thu do người dân tự nguyện đóng góp chiếm tỷ trọng không đáng kể. - Các khoản thu không mang tính bồi hoàn trực tiếp: các tổ chức và cá nhân nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là phải mua một hàng hóa hay dịch vụ nào đó của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước sẽ dùng thuế nhằm tạo ra những hàng hóa và dịch vụ công và tất cả hàng hóa và dịch vụ công sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân trong nước. Như thế, các khoản thu nhập công được chuyển trở lại cho dân chúng theo một cách gián tiếp và công cộng - Thu nhập công gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Nhà nước thu để tài trợ cho mọi hoạt động của nhà nước tức là thu để chi tiêu công chứ không phải là thu để kiếm lợi nhuận. Do đó thu nhập công phát triển theo các nhiệm vụ của nhà nước. - Thu nhập công luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái …chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ), GDP là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của thu nhập công. Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sách nhà nước. I.3. Phân loại thu nhập công Phân loại thu nhập công nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực công phù hợp với pháp luật và có trách nhiệm trước công chúng. Căn cứ theo tính chất thu nhập: Thu nhập công được chia thành 2 nhóm: các khoản thu thuế và các khoản thu không phải thuế. - Các khoản thu thuế: bao gồm các sắc thuế mà Nhà nước ban hành dưới hình thức luật là khoản thu mang tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp, được xây dựng trên nghĩa vụ công dân. Thuế được Nhà nước áp đặt bằng quyền lực chính trị, được thể chế hóa bằng pháp luật các pháp nhân và thể nhân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thuế không hoàn trả trực tiếp ngang giá cho người nộp thuế mà một phần thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế dưới hình thức hưởng thụ hàng hóa dịch vụ công như y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng…tất cả mọi người đều được hưởng các dịch vụ công cộng đó như nhau cho dù nghĩa vụ đóng góp có thể khác nhau. - Các khoản thu không phải thuế: bao gồm lệ phí và phí, quyên góp, vay mượn…đây là những khoản thu mang tính đối giá( dịch vụ hàng hóa công được hưởng tương ứng với số tiền phải bỏ ra ) và được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa dân chúng và Chính phủ. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu thu Ngân sách nhà nước song đây cũng là khoản thu không thể thiếu. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Thu nhập công được chia thành thu trong nước và thu ngoài nước - Thu trong nước: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, vay trong nước, cho thuê công sản, khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên, thu khác… Thu trong nước là nguồn nội lực cơ bản giúp Chính phủ xây dựng một ngân sách nhà nước chủ động, mọi sự dựa dẫm vào bên ngoài đều để lại những hậu quả lâu dài, nền tài chính chỉ lành mạnh và bền vững khi nguồn thu dựa chủ yếu vào nội lực của nền kinh tế quốc dân. - Thu ngoài nước: bao gồm các khoản thu từ đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài, vay nước ngoài Đây là nguồn ngoại lực giúp đất nước tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào nhiều công trình then chốt từ đó tạo ra những bước chuyển đáng kể trong tiến trình phát triển. Căn cứ vào nội dung kinh tế: Thu nhập công bao gồm các khoản thu không mang nội dung kinh tế và những khoản thu mang nội dung kinh tế - Khoản thu không mang nội dung kinh tế: bao gồm thuế, các khoản quyên góp, viện trợ nước ngoài và thu khác ( thu từ phạt vi cảnh, thanh lý tài sản, quà biếu tặng…) Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước, còn quyên góp và viện trợ nước ngoài là những khoản thu hình thành trên cơ sở tự nguyện nhỏ dần về mặt tỷ trọng. Đây là những khoản thu không mang tính chất đối ứng với việc thụ hưởng các dịch vụ hàng hóa công của các chủ thể, tức là không phải cứ nộp vào ngân sách nhà nước nhiều thuế hay ủng hộ cho chính phủ nhiều…là được hưởng nhiều hàng hóa dịch vụ công hơn người khác. - Khoản thu mang nội dung kinh tế: bao gồm lệ phí, phí, vay nợ, cho thuê công sản, bán tài nguyên thiên nhiên… Lệ phí và phí là những khoản thu mang tính đối giá. Là khoản thu có tỷ trọng nhỏ hơn so thuế nhưng góp phần rất quan trọng cho quá trình nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng hàng hóa dịch vụ công đảm bảo phân phối một cách tương đối công bằng phúc lợi công cộng cho mọi công dân trong xã hội. Vay nợ trong và ngoài nước là khoản thu mang tính bồi hoàn, nó tích cực đẩy nhanh tốc độ tích tụ và tập trung vốn tạo những công trình lớn khi các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chi đầu tư phát triển của nhà nước. Nhưng nếu những công trình đầu tư từ vay nợ mà không mang lại lợi ích kinh tế xã hội như mong muốn thì sẽ trở thành gánh nặng do phải trả vốn và lãi hàng năm. Do đó phải xác định rõ vay nợ sử dụng cho mục đích gì và sử dụng nợ như thế nào Cho thuê công sản gồm cho thuê đất, bầu trời, mặt nước, vùng lãnh thổ…là khoản thu tương đối hấp dẫn nhưng cái giá phải trả là sự tổn hại về môi trường thiên nhiên sau thời hạn cho thuê. Thu từ bán tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu do bán quặng, dầu thô, than, sán vật của rừng nguyên sinh…tài nguyên thiên nhiên là nguồn lợi do thiên nhiên ban tặng và đa phần là không thể tái tạo do đó cần phải có chính sách khai thác hợp lý. Căn cứ vào tính chất phát sinh: - Thu thường xuyên: bao gồm thu thuế, phí, lệ phí là các khoản thu phát sinh đều đặn và liên tục ổn định về số lượng và thời gian thu . - Thu không thường xuyên: bao gồm khoản vay nợ, viện trợ là các khoản thu mang tính chất thời điểm lúc có lúc không, lúc nhiều lúc ít, không ổn định về số lượng và thời gian thu. PHẦN II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CÔNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐÓ ĐẾN THU NHẬP CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY II.1 Trình độ phát triển kinh tế Thu nhập công chủ yếu được hình thành từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra, muốn thu nhập công nhiều và bền vững thì chỉ có cách duy nhất là thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng chứ không phải là nhà nước dùng quyền lực ép buộc dân chúng và các tổ chức kinh tế trích chuyển thu nhập cho mình nhiều hơn. GDP là cơ sở duy nhất và bền vững nhất của thu nhập công, mối quan hệ giữa GDP và thu nhập công được mô tả bằng công thức: Thu nhập công = f (GDP) Mọi nguồn vay hay viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và đều phải trích từ thuế để trả, vì vậy chăm lo phát triển kinh tế chính là chăm lo nguồn thu nhập công trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định đặc biệt tới các nước đang phát triển. Nó là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, giảm khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển, củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, tạo niểm tin cho cộng đồng quốc tế. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Từ đó tạo đà cho nhà nước thu ngân sách nhà nước. Của cải xã hội làm ra ngày càng tăng, thu nhập công cũng ngày càng tăng mà không tăng gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, thu nhập công ngày càng tăng, nhà nước có đủ điều kiện hơn để đầu tư cho các công trình sự nghiệp, các chương trình phúc lợi xã hội, các cơ sơ hạ tầng phục vụ phát triển đất nước…Nhân dân được hưởng nhiều lợi ích hơn từ các công trình công đó. Tạo cơ sở vật chất cho xã hội phát triển. Từ đó, giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, thu nhập công lại được đảm bảo, lại là điều kiện để giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Đó là mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau, cùng tạo đà cho nhau phát triển. Và ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, tụt hậu, của cải xã hội tạo ra ít, tình trạng thất nghiệp gia tăng thì sẽ làm giảm đáng kể thu nhập công. Muốn ổn định kinh tế thì nhà nước lại phải tăng thêm chi tiêu công, khi mà nguồn thu nhập công không đủ bù đắp các khoản chi tiêu công thì gây ra tình trạng mất cân đối ngân sách. Tình trạng này càng nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến làm tụt hậu thêm nền kinh tế, thu ngân sách quá gắt gao lại gây ra tình trạng mất ổn định chính trị, nhân dân không tin tưởng vào nhà nước nữa. Cái vòng luẩn quẩn này sẽ lặp lại mãi nếu không có chính sách giải quyết phù hợp. Chính vì vậy, một nền kinh tế phát triển là mảnh đất màu mỡ cho thu nhập công tăng trưởng, là tiền đề cần thiết để phát triển xã hội. Thu nhập công cũng chính là đòn bẩy cho nền kinh tế quốc gia đi lên. Sơ đồ mối quan hệ giữa thu nhập công và sự phát triển kinh tế: Sơ đồ 1 : Thu nhập công với nền kinh tế phát triển Sơ đồ 2 : Thu nhập công với nền kinh tế phát triển Thực tiễn tại Việt Nam những năm gần đây cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế tới thu nhập công. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều cảnh báo cho rằng, thu nhập công sẽ giảm đi trông thấy khi mà theo cam kết, chúng ta phải giảm thuế suất nhập khẩu cho nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu cho ngân sách, lại thêm nguy cơ hàng hóa nước ngoài cạnh tranh gắt gao với hàng nội địa. Tuy nhiên, việc giảm thu nhập công từ thuế suất thuế nhập khẩu chỉ vào khoảng 10% tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, còn lợi ích đối với nền kinh tế khi gia nhập WTO là lớn hơn nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính Mý lan ra toàn cầu làm nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bởi sự phát triển quá nóng những giai đoạn trước mà dẫn đến lam phát phi mã, chính phủ phải sử dụng đến những biện pháp kinh tế vĩ mô có tính tạm thời để giảm lạm phát. Đẩy mạnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất sàn, các ngân hàng phải nâng mức lãi suất cho vay lên cao, đến 24%. Nhà đầu tư và người đi vay khốn đốn và giảm các hoạt động đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tuy có tăng 13,5% so với năm 2007 nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính là 80,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với năm 2007. Cán cân thương mại không đều. Bội chi ngân sách nhà nước là 66,200 tỷ đồng, bằng 4,95% GDP. Đến năm 2009, dự kiến mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ là 8% GDP, thu ngân sách nhà nước giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, lũy kế đến nửa đầu tháng 6 ước đạt 171nghìn tỷ đồng, bằng 43,9% dự toán cả năm. Trong đó thu nội địa đạt 105 nghìn tỷ đồng, bằng 45,1% dự toán năm. Thu từ dầu thô đạt 23 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1% dự toán năm. Thu từ xuất nhập khẩu đạt 41,1 nghìn tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán năm. Nhưng tổng chi ngân sách nhà nước đạt 197,5 nghìn tỷ đổng, bằng 40,2% dự toán năm cho thấy mức thâm hụt ngân sách ở nước ta. Thu ngân sách nhà nước đang bị đè nặng bởi khủng hoảng kinh tế và các chương trình phát triển nền kinh tế. Chính phủ phải đưa ra hai gói kích cầu để kích thích nền kinh tế, kích thích tiêu dùng trong xã hội và tăng thu nhập công lên. Tuy nhiên, hiệu quả của hai gói kích cầu này vẫn chưa thể giải quyết hết sức ép đè nặng lên thu nhập công. Nền kinh tế tăng trưởng chậm với GDP dự đoán không vượt quá 5% đã đang là thách thức với thu nhập công của nước ta. Một khi dòng vốn FDI chảy yếu đi và mức giải ngân yếu kém như hiện nay, thì nhà nước lại càng phai đẩy mạnh chi tiêu công thêm để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế chính trị của mình. Cho thấy rằng, giải quyết tốt quan hệ giữ thu nhập công và sự phát triển kinh tế, tăng cường phát triển kinh tế chính là yếu tố tác động mạnh mẽ đến thu nhập công, làm cho ngân sách nhà nước giảm bội chi quá mức, ổn định trong thời kỳ biến động. II.2. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán Khi trình độ hiện đại trong thanh toán và hạch toán gia tăng, thu nhập công cũng sẽ tự động tăng theo mà không cần điều chỉnh mức thu vì lúc đó mọi khoản thu và chi phí của mọi tổ chức và cá nhân được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn, nên quá trình Nhà nước động viên một phần thu nhập của nhân dân cũng chính xác và công bằng hơn, đặc biệt trong quản lý và thu thuế. Vì trong thu nhập công, thuế chiếm hơn 70% tổng thu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trình độ thanh toán và hạch toán càng hiện đại, nhà nước có thể giảm và kiểm soát phần nào sự thất thoát trong thu ngân sách, tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong xã hội. Tăng động viên vào ngân sách nhà nước và làm lành mạnh hóa đời sống kinh tế- xã hội. Tính hiện đại trong công nghệ thanh toán thể hiện trước hết ở sự phong phú đa dạng của các phương tiện thanh toán, loại hình thanh toán, trình độ công nghệ, sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian cung cấp dịch vụ và thói quen của dân chúng. Xu hướng chung khi mà nền kinh tế các phát triển thì tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế càng tăng, theo đó thu nhập công cũng tăng lên. Cuối tháng 8-2007, thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về thực hiện chi trả lương các đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước qua tài khoản từ đầu năm 2008. Lợi ích của việc chi trả lương qua tài khoản không chỉ dừng lại ở việc góp phần hạn chế và ngăn chặn được tình trạng tham nhũng vì kiểm soát được nguồn thu của cán bộ, công nhân viên chức qua tài khoản, mà ý nghĩa của nghiệp vụ này còn rộng lớn hơn. Đó là tiết kiệm nhân lực và tiết kiệm hàng loạt chi phí cho các đơn vị chi trả lương, tiết kiệm chi phí cho hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiết kiệm thời gian cho người hưởng lương… Hiệu quả chung mà cả nền kinh tế tiết kiệm được thật sự là rất lớn. Cũng chính nhận thấy hiệu quả của dịch vụ này mà các đơn vị tiên phong chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có đông công nhân, đã chủ động phối hợp với các Ngân hàng thương mại thực hiện từ nhiều năm qua. Bởi vì tiết kiệm các chi phí trong chi trả lương cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh, vì có thể giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Từ những lợi ích đó mà thu nhập công tăng lên. Số liệu mới nhất đến đầu tháng 7.2009 cho thấy, số đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản đạt trên 26.600 đơn vị với số người nhận lương đạt gần 1,32 triệu người, tương đương mức tăng hơn 2 lần so nửa đầu năm 2008. Số lượng các máy ATM được lắp đặt mới cũng tăng mạnh trong thời gian qua khi đạt 8.900 máy, tăng 1.230 máy so với cuối năm 2008. Ngoài tiện ích thông thường, nhiều dịch vụ mới cũng được triển khai mở rộng và nhờ đó, thay vì chỉ thực hiện rút tiền, chủ các tài khoản có thể mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua mạng, đặt vé máy bay... Song khi mà năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng ATM, POS của các tổ chức cung ứng còn hạn chế cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, dịch vụ trả lương qua tài khoản đến nay vẫn chưa thể phát huy hết các tiện ích cho người sử dụng. Do đó không chỉ dừng ở việc phát triển về số lượng, Vụ Thanh toán (NHNN) nhấn mạnh, phải sớm mở rộng kết nối các hệ thống ATM, POS của các Ngân hàng trong hệ thống liên minh với nhau và tiến hành cải tiến quy trình tra soát, xử lý lỗi liên Ngân hàng nhằm giảm thiểu thời gian tra soát, khiếu nại cho khách hàng. Đồng thời, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng tính năng của thẻ thanh toán và đẩy mạnh hợp tác với nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Về lâu dài Ngân hàng nhà nước cho rằng, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện và triển khai các đề án thành phần trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đặc biệt với nội dung khuyến khích dịch vụ này bằng chính sách thuế giá trị gia tăng và chính sách thuế xuất nhập khẩu. Trình độ hạch toán thể hiện ở ở phương tiện sử dụng, thể hiện ở công nghệ và thói quen của dân chúng. Trình độ hạch toán cao sẽ làm giảm được thất thoát ngân sách và phản ánh minh bạch, chính xác hơn các khoản thu và chi phí của mọi tổ chức và cá nhân. Ở Việt Nam hiện nay mọi doanh nghiệp, tổ chức đều hạch toán theo chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài Chính. Trước đây, trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp việc hạch toán ở các cửa hàng cấp 2, cấp 3, cấp 3 còn thô sơ, nhà nước quản lý không chặt chẽ làm thất thoát trong thu, chi công, do đó đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, lạm phát tăng hơn 700%. Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán với các phần mềm tiện ích như : Misa ,fast ,bravo... công tác kế toán đã được đơn giản hoá, chính xác và minh bạch hơn. Từ đó cung cấp các số liệu chính xác hơn, là cơ sở để nhà nước thu thuế, tránh được tình trạng tham nhũng lãng phí quỹ công. II.3. Trình độ nhận thức của dân chúng Khi ý thức của người dân càng cao họ càng nhận ra sự cần thiết của nhà nước và trách nhiệm của mỗi bên ( nhà nước và dân chúng ) trong tiến trình thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Khi đó, đóng góp tài chính cho Nhà nước là một nghĩa vụ hiển nhiên của mọi công dân để cùng chia sẻ những chi phí công cộng. Đến khi đó nghĩa vụ đóng góp tài chính cho nhà nước không còn là nặng nề nữa bởi nó là kết quả của một quá trình nhận thức của dân chúng về trách nhiệm của mình với nhà nước. Trình độ nhận thức cao của dân chúng cũng giúp Chính phủ có những hành xử công bằng sòng phẳng hơn và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Hiện nay, Việt Nam đã được thế giới công nhận về nỗ lực xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên bên cạnh nghèo đói kinh tế, hiện người ta đang nghiên cứu thêm nghèo đói dưới các góc độ nghèo tri thức và nghèo nhân văn: "Nghèo về tri thức và nhân văn cho thấy nhiều người giàu lên có thể vẫn ít có ý thức về việc học hành, nâng
Tài liệu liên quan