Đề tài Thực trạng và Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

Sự phát triển kinh tế hàng hoá XHCN trong điều kiện “mở cửa” và “cạnh tranh kinh tế” nhất là trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam đang có xu hướng hội nhập, đòi hỏi các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm tới hai vấn đề cực kỳ quan trọng đó là chất lượng sản phẩm và giá cả của hàng hoá trong đó chất lượng hầu như là yếu tố quyết định. Vì vậy một câu hỏi đặt ra cho tất cả các đơn vị sản xuất là làm như thế nào, bằng cách nào để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy trong kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được thị trường tiếp nhận thì sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công, trừ khi chất lượng sản phẩm luôn được cải tiến và nâng cao. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật trong nền công nghiệp hiện đại, những yêu cầu về chất lượng đã trở nên đồng bộ hơn và ngày một cao hơn. Trong sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của cơ chế thị trường, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đang phải đối đầu với những thử thách to lớn như: yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, môi trường kinh doanh đã thay đổi, cung thường xuyên vượt cầu, luật quốc tế và luật quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn, sự thay đổi của thị trường như sức ép của thị trường chung Châu Âu, thị trường Mỹ mới mẻ và rộng lớn song hết sức nghiêm ngặt về thủ tục và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Vì vậy để hàng Việt Nam thâm nhập và giữ được thị trường nước bạn thì đầu tiên là hàng hoá phải có sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong đó yếu tố số 1 là chất lượng

doc39 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển kinh tế hàng hoá XHCN trong điều kiện “mở cửa” và “cạnh tranh kinh tế” nhất là trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam đang có xu hướng hội nhập, đòi hỏi các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm tới hai vấn đề cực kỳ quan trọng đó là chất lượng sản phẩm và giá cả của hàng hoá trong đó chất lượng hầu như là yếu tố quyết định. Vì vậy một câu hỏi đặt ra cho tất cả các đơn vị sản xuất là làm như thế nào, bằng cách nào để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy trong kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được thị trường tiếp nhận thì sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công, trừ khi chất lượng sản phẩm luôn được cải tiến và nâng cao. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật trong nền công nghiệp hiện đại, những yêu cầu về chất lượng đã trở nên đồng bộ hơn và ngày một cao hơn. Trong sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của cơ chế thị trường, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đang phải đối đầu với những thử thách to lớn như: yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, môi trường kinh doanh đã thay đổi, cung thường xuyên vượt cầu, luật quốc tế và luật quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn, sự thay đổi của thị trường như sức ép của thị trường chung Châu Âu, thị trường Mỹ mới mẻ và rộng lớn song hết sức nghiêm ngặt về thủ tục và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Vì vậy để hàng Việt Nam thâm nhập và giữ được thị trường nước bạn thì đầu tiên là hàng hoá phải có sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong đó yếu tố số 1 là chất lượng Phần I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP. I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG. 1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. - Tiếp cận theo sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được hiểu là mức độ là thước đo giá trị sử dụng sản phẩm (theo quan điểm của Max) - Tiếp cận theo sản xuất: chất lượng sản phẩm là những đặc trưng đặc tính kinh tế kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những yêu cầu định trước của sản phẩm trong những điều kiện xác định về kinh tế - xã hội. - Tiếp cận cho người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. · Chất lượng sản phẩm được nhìn từ bên ngoài, trạng thái động. · Chất lượng sản phẩm không phải là cái tốt nhất mà là cái phù hợp với nhu cầu khách hàng. - Theo quan điểm ISO 9000 chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp vơí công dụng sản phẩm và người tiêu dùng mong muốn. - Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 - 1994 phù hợp với ISO/DIS 8402 định nghĩa như sau: Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể làm cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn. 2. Đặc điểm chất lượng. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế, xã hội, công nghệ tổng hợp luôn thay đổi theo thời gian và không gian phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể trong từng thời kỳ. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt nội tại của bản thân sản phẩm. Những đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm. Mỗi tính chất được biểu thị bằng các chỉ tiêu cơ lý hoá nhất định cơ thể đo lường, đánh giá được. Vì vậy, nói đến chất lượng phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Đặc điểm này khẳng định những sai lầm cho rằng chất lượng sản phẩm là các chỉ tiêu không thể đo lường, đánh giá được. Nói đến chất lượng sản phẩm là phải xem xét sản phẩm đó thoả mãn đến mức độ nào nhu cầu của khách hàng. Mức độ thoả mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thiết kế và những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra cho mỗi sản phẩm. ở các nước tư bản qua phân tích thực tế chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua người ta đi đến kết luận rằng chất lượng sản phẩm tốt hay xấu thì 75% phụ thuộc vào giải pháp thiết kế, 20% phụ thuộc vào công tác kiểm tra kiểm soát và chỉ có 5% phụ thuộc vào kết quả nghiệm thu cuối cùng. Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc thể hiện ở truyền thống tiêu dùng. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Một sản phẩm có thể được xem là tốt ở nơi này nhưng lại là không tốt, không phù hợp với nơi khác. Trong kinh doanh không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra các phương án chất lượng cho phù hợp. Chất lượng chính là sự phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm thể hiện ở hai cấp độ và phản ánh hai mặt khách quan, chủ quan hay còn gọi là hai loại chất lượng: + Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn thiết kế đề ra. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế, kỹ thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao, được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế. Loại chất lượng này phản ánh những đặc tính bản chất khách quan của s ản phẩm do đó liên quan chặt chẽ đếnkhả năng cạnh tranh và chi phí. + Chất lượng trong sự phù hợp: Chất lượng phụ thuộc vào mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế so với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mức độ phù hợp càng cao thì chất lượng càng cao. Chất lượng này phụ thuộc vào mong muốn và sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng vì vậy nó tác động mạnh mẽ đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. 3. Phân loại chất lượng sản phẩm. Để hiểu đầy đủ và có những biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm. Theo hệ thống chất lượng ISO - 9000 người ta phân loại chất lượng sản phẩm như sau: - Chất lượng thiết kế: là giá trị riêng của các thuộc tính được phát thảo gia trên cơ sở nghiên cứu trắc nghiệm của sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời có so sánh với các hàng tương tự của nhiều nước. Chất lượng thiết kế là giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. - Chất lượng tiêu chuẩn: là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm được thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng tiêu chuẩn là nội dung tiêu chuẩn của một loại hàng hoá. Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại: + Tiêu chuẩn quốc tế: là những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù với điềukiện từng nước. + Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): là tiêu chuẩn Nhà nước, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiêu biểu và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. + Tiêu chuẩn ngành (TCN): là các chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ, các Tổng cục xét duyệt, ban hành, có hiêu lực đối với tất cả các đơn vị trong ngành, địa phương đó. + Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN): Là các chỉ tiêu về chất lượng do doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp cho mình cho phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp đó. - Chất lượng thực tế: là chỉ mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của s ản phẩm, bao gồm chất lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế trong tiêu dùng. -Chất lượng cho phép: là dung sai cho phép mức sai lệnh giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dung sai cho phép thì hàng hoá sẽ bị xét vào loại phế phẩm. - Chất lượng tối ưu: là biểu thị khả anưng thoả mãn toàn diện nhu cầu thị trường trong những điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất. thường người ta phải giải quyết được mối quan hệ chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo. Quyết định mức chất lượng như thế nào cho phù hợp là một vấn đề quan trọng. Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng nước của từng vùng và phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp. 4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Cũng có nhiều giác độ đánh giá chất lượng sản phẩm. ở đây sẽ đề cập đến hai giác độ chủ yếu: đánh giá chất lượng sản phẩm trên giác độ người tiêu dùng và đánh giá chất lượng sản phẩm trên giác độ người sản xuất. Trên giác độ người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm thường được đánh giá theo các phương pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, chất lượng “cảm nhận”. Chất lượng cảm nhận là chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được từ sản phẩm (dịch vụ). Người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận được chất lượng sản phẩm thông qua quá trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm (dịch vụ). Do không phải nhiều loại sản phẩm (dịch vụ) có thể có tính chất này nên người tiêu dùng hay đánh giá qua các chỉ tiêu gián tiếp như hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, đặc điểm của quá trình sản xuất... Thứ hai, chất lượng “đánh giá”. Chất lượng đánh giá là chất lượng khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua. Để có thể kiểm tra được trước khi mua sản phẩm phải có những đặc tính có thể đo lường dễ dàng. Thông thường những sản phẩm mà chất lượng của nó được đặc trưng bởi các chỉ tiêu mùi vị, màu sắc,... phù hợp với chất lượng “đánh giá” của người tiêu dùng. Thứ ba, chất lượng “kinh nghiệm”. Chất lượng kinh nghiệm là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể đánh giá thông qua tiêu dùng sản phẩm. Trong điều kiện thiếu thông tin về sản phẩm mà sản phẩm lại không mang những đặc trưng đáp ứng đòi hỏi của chất lượng cảm nhận và đánh giá người tiêu dùng tìm đến những phương pháp đánh giá chất lượng “kinh nghiệm”. Thứ tư, chất lượng “tin tưởng”. Một sóo loại sản phẩm (dịch vụ) mang đặc trưng là khó đánh giá được chất lượng của nó ngay cả sau khi đã tiêu dùng chúng. Điều này hay xảy ra đặc biệt là đối với nhiều loại dịch vụ. Trong trường hợp này người tiêu dùng tìm đến chất lượng “tin tưởng”. Tức là, người tiêu dùng thường dựa vào tiếng tănm của doanh nghiệp sản xuất mà “tin tưởng” vào chất lượng sản phẩm (dịch vụ) do doanh nghiệp đó cung cấp. Như thế, tùy theo các loại sản phẩm mang các đặc trưng cụ thể khác nhau người tiêu dùng thường tìm đến các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm khác nhau. Đặc trưng chung của mọi cách đánh giá chất lượng sản phẩm trên giác độ người tiêu dùng là chỉ dưạ trên cơ sở cảm tính, đánh giá chất lượng sản phẩm qua các hình thức biểu hiện bên ngoài, dễ cảm nhận. Trên giác độ người sản xuất, trong quản trị kinh doanh hiện đại chất lượng sản phẩm thường được đánh giá cả ba phương diện marketing, kỹ thuật và kinh tế. Trên cơ sở đó, người sản xuất đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua các chỉ tiêu, các thông số kinh tế - kỹ thuật cụ thể. Thông thường có thể kể đến các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. 1. Tính năng tác dụng 7. Tính dễ sử dụng 2. Các tính chất cơ lý hoá 8. tính dễ vận chuyển, bảo quản 3. Các chỉ tiêu thẩm mỹ 9. Tính dễ sửa chữa 4. Tuổi thọ 10. Tiết kiệm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu 5. Độ tin cậy 11. Chi phí, giá cả 6. Độ an toàn 12. Mức gây ô nhiễm Cần chú ý rằng các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ với nhau. Điều quan trọng là phải tạo ra tính chất đồng đều giữa các chỉ tiêu. Với mỗi sản phẩm cụ thể vai trò của các chỉ tiêu trong đánh giá chất lượng là khác nhau. Vì vậy trong đánh giá phải sử dụng phạm trù sức nặng để phân biệt vai trò của từng chỉ tiêu đối với việc đánh giá chất lượng sản phẩm.. 5. Những nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm. 5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài. a. Nhu cầu thị trường. Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng tạo lực hút định hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Cơ cấu, tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể được đánh giá cao ở thị trường nay nhưng lại không được đánh giá cao ở thị trường khác. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng của công tác nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen tuyền thống, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, mục đích sử dụng sản phẩm và khả năng thanh toán... nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường. Thông thường khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội được cải thiện thì đòi hỏi về chất lượng snả phẩm sẽ nâng cao, ngoài tính năng sử dụng còn có cả giá trị thẩm mỹ. Người tiêu dùng có thể chấp nhận giá cao để có được những sản phẩm ưng ý. Chính vì vậy, các nhà sản xuất phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Lúc đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới đi đúng hướng. b. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ Trong thời đại ngày nay không có sự tiến bộ kinh tế, xã hội nào lại không gắn liền với tiến bộ khoa hoa công nghệ trên thế giới. Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, chủng loại và chất lượng sản phẩm không ngừng thay đổi với tốc độ tương đối nhanh. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động như một lực đẩy tạo khả năng đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Nhờ khả năng to lớn của tiến bộ khoa học công nghệ đã sáng chế ra những sản phẩm mới, tạo ra và đưa vào sản xuất với công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn, thay thế nguyên liệu mới tốt hơn và rẻ hơn, hình thành phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản trị tiên tiến góp phần giảm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sống sản phẩm, chu kỳ sản xuất kinh doanh. c. Cơ chế quản lý. Khả năng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất chặt chẽ vào cơ chế quản lý của mỗi nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp. Kế hoạch hoá phát triển kinh tế cho phép xác định trình độ chất lượng và mức độ chất lượng tối ưu, xác định cơ cấu mặt hàng, xây dựng chiến lược con người trong tổ chức phù hợp với đường lối phát triển chung. Hệ thống giá cả cho phép các doanh nghiệp xác định đúng giá trị sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược cạnh tranh và tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà không sợ bị chèn ép về giá. Chính sách đầu tư quyết định quy mô và hướng phát triển sản xuất. Dựa vào đó các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư cho công nghệ, huấn luyện đào tạo để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chính sách thương mại về chất lượng, tổ chức hệ thống quản lý chất lượng đều có những vai trò nhất định đối với chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Tóm lại, thông qua cơ chế, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước tạo điều kiện kích thích : - Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp. - Hình thành môi trường thuận lợi cho việc huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản trị chất lượng hiện đại. - Sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ sức ỳ và tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm. 5.2. Nhóm nhân tố bên trong. a. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cho dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến chất lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ. Trình độ chuyên môn, tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào chất lượng của tập thể những người lao động mà đứng đầu là người lãnh đạo của doanh nghiệp. Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao trách nhiệm và trình độ nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Đó cũng là con đường quan trọng nhất nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng của mỗi quốc gia. b. Khả năng về công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rấta lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu đồng bộ, tình hình bảo dưỡng duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt. Trình độ công nghệ của cãc doanh nghiệp không tách rời trình độ công nghệ trên thế giới. Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế mỗi doanh nghiệp cần có chính sách công nghệ phù hợp cho phép sử dụng những thành tựu khoa học trên thế giới đồng thời khai thác tốt đa nguồn công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý. c. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là yếu tố tham gia trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm, vì vậy chất lượng của nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không thể có chất lượng sản phẩm cao từ những nguyên liệu có chất lượng tồi. Chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ và chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa con người sản xuất và người cung ứng, đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng nơi cần thiết. d. Trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Trình độ quản trị lnói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp. Các chuyên gia quản trị chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có tới 80% những vấn đề về chất lượng là do quản trị chất lượng gây ra. Vì vậy, nó đến quản trị chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đó là chất lượng của quản trị. Các yếu tố của sản xuấta như nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và người lao động dù ở trình độ nào nhưng nếu không được tổ chức một cách hợp lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất thì không thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Thậm chí trình độ quản lý tồi còn làm giảm chất lượng sản phẩm, gây lãng phí nguồn lực sản xuất dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ tổ chức quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện ở các phương pháp, cách thức quản trị, thiết lý quản trị, đạo đức kinh doanh, phương pháp quản lý công nghệ. Mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt bộ máy quản trị kỹ thuật và kiểm tra chất lượng, chú trọng tràng bị các phương tiện kiểm tra kỹ thuật giám định chất lượng sản phẩm. Muốn có chất lượng sản phẩm cao cần theo dõi kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất, giám sát việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật để có biện pháp kịp thời khi phát hiện ra các sai sót và xử lý ngay. Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị nhận thức, hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản trị, khả năng xác định chính xác các mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng. e. Văn hoá doanh nghiệp. Chất lượng là một vấn đề hết sức quan trọng do đó không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp phải coi chất lượng là v
Tài liệu liên quan