Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20

Xây dựng đã và đang đóng vai trò nền tảng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nó tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn hội nhập phát triển mạnh mẽ hiện nay, sự cạnh tranh là một tất yếu, hợp tác liên doanh liên kết chính là sự khẳng định tình hữu nghị hợp tác

docx108 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng đã và đang đóng vai trò nền tảng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nó tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn hội nhập phát triển mạnh mẽ hiện nay, sự cạnh tranh là một tất yếu, hợp tác liên doanh liên kết chính là sự khẳng định tình hữu nghị hợp tác, tinh thần mở cửa hội nhập của đất nước. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách chuyển đổi nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhà nước, tăng sức cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả hơn. Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 đang trong quá trình cổ phần hoá cũng là nằm trong xu thế đó. Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và WTO hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì mỗi công ty ở bất kì lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều phải khẳng định uy tín của mình. Trong lĩnh vực xây dựng thì đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất để có thể thực hiện cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các nhà thầu và đạt được mục tiêu của chủ đầu tư. Do vậy đấu thầu là công tác rất quan trọng để Công ty có thể nhận được những công trình, những gói thầu lớn tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và khẳng định uy tín cho Công ty trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu thầu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, với thời gian thực tập tại công ty, em đã có dịp tìm hiểu về công tác đấu thầu của công ty, và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20”. Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong qúa trình làm chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Phan Thu Hiền, các anh chị trong phòng tiếp thị - đấu thầu cùng các cô chú trong công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. Hà nội ngày 25 tháng 4 năm 2008 Chương I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY LẮP 20 I. Khái quát về Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20. 1. Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 Tên viết tắt: LICOGI 20 Địa chỉ: 61E - đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 84-47754101/7754676/8357114 Fax: 84-47752168 Giám đốc: Đỗ Anh Tuấn Lịch sử hình thành Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI có trụ sở tại 61E, đường La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sau 23 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã trải qua cá giai đoạn phát triển với các tên gọi khác nhau, cụ thể là: Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật thi công cơ giới trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới theo quyết định số 194/BXD-TCCB ngày 29/01/1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trụ sở đóng tại số 3, Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật thi công cơ giới là một tổ chức nghiên cứu đồng bộ các vấn đề kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc thi công cơ giới và thống nhất toàn ngành về công tác thi công cơ giới bao gồm vận hành, quản lý, sửa chữa, thi công theo nhiệm vụ của Liên hiệp giao. Trung tâm có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Đổi tên Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật thi công cơ giới thành Xí nghiệp xử lý nên móng và thiết kế xây lắp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới theo quyết định số 154/BXD-TCLĐ ngày 06/04/1992 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Xí nghiệp xử lý nền móng và thiết kế xây lắp có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là nhận thầu và khảo sát thiết kế, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, san lấp mặt bằng, gia cố nền móng, thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng và công trình đô thị. Thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 061A/BXD-TCLĐ ngày 20.02.1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng với tên gọi là Xí nghiệp xử lý nền móng và xây dựng thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới Xí nghiệp xử lý nền móng và xây dựng có chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xử lý nền móng, san lấp mặt bằng, tư vấn thiết kế, tổ chức biện pháp thi công: nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới về xử lý nền móng và thi công cơ giới. Tháng 11/1995, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI được thành lập theo quyết định số 998/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới, theo đó, xí nghiệp xử lý nền móng và xây dựng được đổi tên thành Công ty xây dựng số 20 theo quyết định số 01/BXD-TCLĐ ngày 01/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngày 31/12/2002, Công ty được đổi tên thành Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng theo quyết định số 1742/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Các giai đoạn phát triển Qua quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp có thể đánh giá sự phát triển qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: từ khi thành lập đến năm 1985 Theo chức năng và nhiệm vụ được giao, trong giai đoạn này, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là tổ chức thi công các công trình san nền, đào móng, làm đường, đắp đập, gia cố xử lý nền móng, thiết kế kiến trúc và xây dựng các công trình nhà ở và nhà làm việc theo sự phân cấp của Bộ; thiết kế cải tiến một số thiết bị xe máy thí nghiệm, đưa kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn trong việc gia cố xử lý nền móng các công trình xây dựng dân dụng do Liên hiệp đảm nhận thi công. Những sản phẩm chủ yếu được hoàn thành trong giai đoạn này là hồ sơ thiết kế tổ chức thi công các công trình do Liên hiệp đảm nhận như: san nền nhà máy nhiệt điện Phả Lại, làm đường lên mỏ đá nhà máy xi măng Bỉm Sơn, san nền mặt bằng nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai, đào các hố móng thuộc tuyến năng lượng nhà máy thuỷ điện Trị An, thi công hơn 50.000 mét dài cọc các loại để gia cố xử lý nền móng cac sản xuất công trình xây dựng dân dụng. Tốc độ phát triển trong giai đoạn này với giá trị sản lượng từ 1.8 - 5.0 triệu đồng/năm. Trong đó, giá trị nghiên cứu, thiết kế khoảng 40%, thi công thực nghiệm chiếm 60%, Một số các chỉ tiêu như vốn pháp định, nộp ngân sách, quỹ phát triển sản xuất và quỹ phúc lợi đều đã được tăng trưởng và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Giai đoạn2 : Từ 1986 - 1991 Trong giai đoạn này, chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước có nhiều đổi mới, nhất là về lĩnh vực kinh tế. Trước tình hình đổi mới đó, Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật đã nhanh chóng sắp xếp lại sản xuất, tìm mọi cách tạo công tăn việc làm để duy trì lực lượng, ổn định và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, tìm hiểu dần để chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, mục tiêu và nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là triển khai ứng dụng thi công rộng rãi các phương pháp gia cố xử lý nền móng cho cac công trình xây dựng bằng các thiết bị thi công và công nghệ mới như máy đóng cọc xi măng đất, búa rung đóng cọc cát, cọc bản nhựa, cọc ống thép, cọc bê tông cốt thép, cọc ép mêga… Ngoài việc thi công trên, trong giai đoạn này, trung tâm vẫn đảm nhận việc htiết kế tổ chức thi công cho các công trình san nền, đào móng, đắp đập, gia cố xử lý nền móng cho các đơn vị trong liên hiệp. Sản phẩm chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là đã đóng được hơn 300.000 mét dài cọc các loại để xử lý nền móng các công trình ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Bình, Vũng Tàu,…với giá trị sản lượng từ 5.900.000 - 1.600.000.000đ/năm. Trong đó giá trị thi công chiếm tới 95%,Giai đoạn từ năm giá trị thiết kế chiếm 5-7%. Giai đoạn 3: từ 1992-1995 Trong giai đoạn này, xí nghiệp tiếp tục triển khai thi công các công trình xử lý nền móng và bắt đầu triển khai thi công xây lắp các công trình dân dụng tại Hà Nộ, Hải Phòng…Sản phẩm chủ yếu của giai đoạn này là đóng các loại cọc như cọc bê tông, cọc cát, cọc xi măng đất, cọc bấc thấm, thí nghiệm nền móng và xây lắp các công trình với giá trị doanh thu tăng trưởng nhanh chóng: Năm 1992: 2.6 tỷ đồng Năm 1993: 5.2 tỷ đồng Năm 1994: 8.2 tỷ đồng Năm 1995: 17 tỷ đồng/sản lượng 25 tỷ đồng Giai đoạn 1996 - 2002 Xí nghiệp xử lý nền móng và xây dựng công trình được đổi tên thành Công ty xây dựng số 20 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI). Trong giai đoạn này, Công ty thực sự phát triển sản xuất kinh doanh cả hai mảng xử lý nền móng và thi công xây lắp. Công ty đã đầu tư thêm nhiều thiết bị, trong đó, nổi bật là thiết bị thi công nền móng mới khoan cọc nhồi. Năm 1995, công ty chỉ có một máy khoan nhồi thì đến cuối năm 2002 đã có 8 máy khoan nhồi các loại. Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là thi công xử lý nền móng bằng cọc cát, cọc xi măng cát, cọc bê tông, cọc khoan nhồi các loại đường kính từ 600 đến 2000 cho các công trình ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời công ty còn mở rộng lĩnh vực thi công xây lắp. từ chỗ mới chỉ thi công nhà từ 5 -6 tầng trở xuống, đến nay công ty đã thi công nhà 9 tầng, 11 tầng, 15 tầng dạt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật. công ty cũng đã thi công rất nhiều công trình quan trọng như Nhà ga T1 Nội Bài; Trung tâm hội nghị quốc tế; Nhà họp Chính phủ, Trung tâm triển lãm nông nghiệp Nghĩa Đô; các Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; ép dầu thực vật Cái Lân;… Bảng 1: Giá trị doanh thu của công ty trong giai đoạn 1996 - 2002 Đơn vị: tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng 30 55 50 40 46 60 130 Doanh thu 22 43 39 23 31 51 110 Nguồn: "Phòng kinh tế kế hoạch" Giai đoạn 2003 đến nay Từ năm 2003 đến nay, doanh thu và sản lượng của công ty cũng liên tục tăng, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của công ty. Doanh thu của công ty qua các năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Giá trị doanh thu trong giai đoạn 2003 - 2006 STT Năm Doanh thu (VNĐ) 1 2003 153.816.476.292 2 2004 170.091.807.644 3 2005 174.877.074.468 4 2006 144.791.241.436 Nguồn: Phòng tài chính kế toán 2. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Giám đốc Ông: Đỗ Anh Tuấn Phó giám đốc Ông Vũ Trọng Hiếu Phó giám đốc Ông Lê Quang Định Phó giám đốc Ông Nguyễn Gia Huy CN công ty tại phía Nam Giám đốc chi nhánh Ông Vũ Danh Quang XN xử lý nền móng GĐ: Nguyễn Gia Huy Phòng vật tư TP: Tăng Văn Sáu XN xây dựng 202 GĐ: Vũ Hải Nam XN xây dựng 203 GĐ: Trần Quang Nhâm Đội xây dựng số 2 PT: Bà Nguyễn thị Nghĩa Phòng kinh tế-kế hoạch TP: Trần Quốc Lộc Phòng Tài chính kế toán TP: Nguyễn Việt Hà Phòng tổ chức hành chính Trưởng phòng Bà: Nguyễn Thanh Lương Đội xây dựng số 6 PT: Phan Doãn Hưng Đội xây dựng số 5 PT:Nguyễn Tất Thắng Phòng Tiếp thị - Đấu thầu TP: Vũ Trường Giang Phòng quản lý máy TP: Nguyễn Bảo Châu Đội xây dựng số 4 PT: Vũ Quốc Đặng Phòng trắc địa công trình TP: Phạm Xuân Hoà Phòng kỹ thuật thi công TP: Bùi Quôc Khánh XN xây dựng 201 GĐ: Trần Văn Đoàn Đội xây dựng số 3 PT: Phạm Đức Thắng Đội thí nghiệm công trình PT đội: Võ Anh Dũng Đội thi công cơ giới và XD PT: Trần Văn Chinh Đội khoan nhồi PT: Lê Duy Hưng Phòng y tế &AT công trình PT:Nguyễn Xuân Đống Xưởng sửa chữa máy TC PT: Đào Duy Dưong Văn phòng công đoàn Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 2.2.1. Ban giám đốc Ban giám đốc là bộ phận có một vai trò cực kỳ quan trọng có các trách nhiệm chính như sau: Tạo hành lang pháp lý thể hiện bằng các quy chế đồng bộ về các mặt công tác. Chịu trách nhiệm chính trong công tác tìm kiếm việc làm. tạo một số mảng đầu việc để các đơn vị cơ sở có phương hướng hoạt động tìm kiếm công việc. Hỗ trợ tích cực và thường xuyên chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị cơ sở đối với công tác tiếp thị tìm việc,đấu thầu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ củamình trước Công ty và trước Pháp luật. Xem xét phân bổ một phần vốn lưu động theo lãi suât quy định cho các đơn vị để các đơn vị chủ động điều tiết vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn. Thực hiện chế độ giao ban định kỳ để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của đơn vị. 2.2.2. Các phòng nghiệp vụ, các đơn vị kinh tế trực thuộc. Phòng tài chính kế toán Phòng TC - KT có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty để tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời kiểm tra,kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo đúng pháp luật. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh lập kế hoạch vốn hàng năm, quản lý và giám sát các hoạt động tài chính trong công ty. Có kế hoạch tạo nguồn vốn, ký kết các hợp đồng vay vốn để đảm bảo vốn theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn các công trường ghi chép số sách và nhập xuất nguyên vật liệu. Kịp thời thanh toán các hạng mục công trình đã hoàn thành với chủ đầu tư để có thể quay vòng vốn nhanh. Hạch toán kinh tế lỗ lãi, thực hiện các chế độ chính sách đối với Nhà nước và người lao động. Phòng kinh tế kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Lập các hồ sơ đấu thầu, chuẩn bị văn bản, giấy tờ theo thủ tục và hợp đồng sau khi thắng thầu. Phân tích đơn giá sản phẩm đồng thời thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng khi kết thúc. Giao khoán cho các công trường khi trúng thầu, lập kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm cho các cán bộ, công nhân viên. Giám sát các đơn vị thanh toán trả lương cho người lao động Phòng tổ chức hành chính Quản lý, điều động,bố trí, sắp xếp cán bộ cho công trường, phòng ban trong công ty. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, thực hiện công tác đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch bảo hộ lao động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và phát bảo hộ lao động, an toàn lao động của các công trình. Quản lý và giải quyết các chế độ chính sách của người lao động, làm công tác thi đua, khen thưởng, kỹ luật. Làm công tác hành chính quản trị, công tác xã hội. Phòng vật tư - thiết bị Quản lý nguyên vật liệu, thiết bị toàn công ty, bảo đảm thiết bị luôn trong trạng thái tốt, đáp ứng yêu cầu xây lắp của các công trường. Cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập kế hoạch mua sắm và cung cấp đúng, đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng trong mọi điều kiện để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh, đồng thời thu hồi nguyên vật liệu dư thừa của công trình. Cùng với phòng tài chính kế toán hướng dẫn thống nhất các chứng từ gốc, thanh quyết toán vật tư thiết bị trong công ty. Phòng tiếp thị - đấu thầu Là đầu mối giúp Ban giám đốc trong công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trong cả nước, vùng, địa phương, trong các ngành giao thông vận tải, thuỷ lợi. Thực hiện việc liên lạc thường xuyên với các đầu mối công việc do Ban giám đốc đã khai thác. Tham mưu cho Ban giám đốc đánh giá đúng tình hình thực tế trong quá trình tiếp thị đấu thầu để công tác đấu thầu hoặc chỉ định thầu đạt hiệu quả. Chủ trì công tác lập hồ sơ dự thầu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Phòng cơ giới Quản lý hồ so lý lịch, tình trạng kỹ thuật từng đầu xe máy thiết bị. Công tác đăng kiểm định kỳ các thiết bị theo quy định, làm các thủ tục đảm bảo cho các xe máy thiết bị hoạt động thường xuyên, kể cả di chuyển trên đường. Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu máy móc thiết bị xây dựng. Nghiên cứu cải tạo xe, máy thiết bị hiện có đảm bảo hoạt động hiệu qủa. Xây dựng phương án quản lý các thiết bị xây dựng, giàn giáo, cốp pha. Lập kế hoạch đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị, đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Phòng kỹ thuật thi công. Quản lý kỹ thuật công trình: Lập biện pháp thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình. Lập biện pháp xử lý sự cố công trình. Lập biện pháp đảm bảo an toàn lao động, duyệt biện pháp đảm bảo an toàn lao động do các đơn vị cơ sở lập,cử cán bộ theo dõi giám sát việc thực hiện nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động. Thiết kế kho tàng nhà xưởng trong nội bộ công ty. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật các công trình: hồ sơ thiết kế do chủ đầu tư cấp, hồ sơ thiếtkế tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công. Kiểm tra, ký xác nhận khối lượng theo giai đoạn, giúp công ty ứng vốn cho các đơn vị thi công kịp thời, chính xác. Phòng trắc địa công trình Tổ chức công tác đo đạc, ban giao tim mốc định vị côn trình và Quản lý các thiết bị đo đạc của công ty. Các đơn vị kinh tế trực thuộc ( xí nghiệp, đội, chi nhánh) Bảo toàn vốn được giao, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty giao, đặc biệt là kế hoạch về giá trị doanh thu. Chịu trách nhiệm toàn bộ trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện mọi công việc do đơn vị đảm nhận theo hợp đồng giao khoán của Công ty theo quy chế quản lý trong nội bộ công ty về tất cả các mặt công tác. Có trách nhiệm tạo đủ việc làm và đảm bảo đời sống cho số cán bộ công nhân viên được giao quản lý Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Từ tháng 2/1996, Công ty có các ngành nghề kinh doanh: Xử lý nền móng, san lấp mặt bằng Tư vấn thiết kế, tổ chức biện pháp thi công. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới về xử lý nền móng thi công cơ giới. Đến tháng 6/1996, Công ty được bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh sau: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây, trạm biến thế điện và các công trình kỹ thuật hạ tầng. Đến tháng 9/2001, Công ty được bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh sau: Đầu tư phát triển các khu đô thị mới và khu công nghiệp tập trung. Kinh doanh nhà và hạ tầng trong các khu đô thị mới và khu công nghiệp. Đến tháng 12/2002, công ty được bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh: Lắp đặt thiết bị cơ, điện, điện lạnh, thang máy. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Tư vấn xây dựng, bao gồm lập dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch và thiết kế công trình, thí nghiệm nền móng công trình xây dựng (thử tải nén tĩnh, thử động, siêu âm), kiểm định chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự án. Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị xây dựng. II. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tham dự thầu của công ty. Năng lực của công ty trong tham dự thầu xây lắp Trình độ nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung, và đối với công tác đấu thầu nói riêng, nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quyết định đến khả năng thắng thầu của công ty. Phân theo trình độ học vấn Bảng 3 : Tổng hợp nguồn nhân lực của công ty, theo trình độ học vấn TT LOẠI NGHỀ SỐ LƯỢNG THÂM NIÊN CÔNG TÁC 1. Kiến trúc sư 5 10 2. Kỹ sư xây dựng đô thị 4 18 3. Kỹ sư xây dựng dân dụng công nghiệp 30 15 4. Kỹ sư xây dựng cấp thoát nước 5 15 5. Kỹ sư xây dựng thuỷ lợi 5 10 6. Kỹ sư cầu đường 6 12 7. Kỹ sư địa chất công trình 8 8 8. Kỹ sư khoan thăm dò 6 10 9. Kỹ sư trắc địa công trình 8 8 10. Kỹ sư cơ khí động lực 6 15 11. Kỹ sư máy xây dựng 6 18 12. Kỹ sư cơ khí giao thông 4 7 13. Kỹ sư cơ khí mỏ 2 10 14. Kỹ sư điện điều khiển 3 15 15. Kỹ sư kinh tế xây dựng 5 20 16. Cử nhân kinh tế 6 18 17. Cử nhân kế toán 10 15 18. Cao đẳng kinh tế 2 5 19. Cao đẳng ngoại ngữ tin học 1 6 20. Trung cấp xây dựng 4 20 21. Trung cấp đo đạc 2 10 22. Trung cấp vật tư 2 10 23. Trung cấp kế toán 2 15 24. Nhân viên phục vụ 5 18 25. Nhân viên thường trực bảo vệ 8 20 TỔNG CỘNG 145 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư xây dựng thuộc đủ các chuyên ngành: kiến trúc, xây dựng đô thị, xây dựng dân dụng, thuỷ lợi, cầu đường, khoan, cơ khí…với thâm niên công tác trên 5 năm; các cử nhân kinh tế, kế toán…được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, Công ty được dánh giá là có đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm và thâm niên công tác; có khả năng đảm nhận thi công các công trình lớn, vơi trình độ kỹ thuật phức tạp. Năng lực công nhân của công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4 :
Tài liệu liên quan