Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty unigen Việt Nam

Trong xu hướng của thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế. Tất cả các quốc gia đều không ngừng nổ lực trong việc tận dụng cơ hội và hạn chế các mặt yếu kém để tồn tại và phát triển. Nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn “chất lượng hay là chết” trong sân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng trên thương trường.

doc74 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty unigen Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----µ----- Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY UNIGEN VIỆT NAM GVHD: TS. Phan Mỹ Hạnh SVTH : Võ Kim Ánh Tuyền MSSV : 506401318 LỚP : 06VQT2 TP.HCM,04/ 2011 GVHD: SVTH: MSSV: ….. TP.HCM, 2010 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH Unigen Việt Nam, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04năm 2011 Sinh viên (ký tên) LỜI CẢM ƠN Xin chuyển lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành của em đến quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM – Khoa Quản Trị Kinh Doanh. Các Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức hết sức quý báo trong thời gian qua. Kính chúc Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn đến cô TS. Phan Mỹ Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn và góp ý rất kỹ lưỡng, giúp em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Xin chân thành cám ơn Thầy Cô. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, Anh Nguyễn Thanh Vũ, cùng toàn thể anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Unigen Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Trong thời gian ngắn, nên đề tài còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô và lãnh đạo công ty. Xin chân thành cảm ơn. Sinh Viên Võ Kim Ánh Tuyền CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : VÕ KIM ÁNH TUYỀN MSSV : 506401318 Khoá : 06VQT2 Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Đơn vị thực tập NHẬN XÉT GIÁO VIÊN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Lời mở đầu 1 1. Lý do và ý nghĩa của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 4 1.1 Khái niệm về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng .4 1.1.1 Khái niệm về chất lượng và tầm quan trọng của chất lượng 4 1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng 4 1.1.1.2 Tầm quan trọng của chất lượng 5 1.1.2 Khái niệm về HTQLCL và tầm quan trọng của HTQLCL 6 1.1.2.1 Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng 6 1.1.2.2 Tầm quan trọng của HTQLCL 6 1.2 Những nét chính về HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 7 1.2.1 Giới thiệu về tổ chức quốc tế ISO và bộ tiêu chuẩn ISO 9000 7 1.2.1.1 Giới thiệu về tổ chức ISO 7 1.2.1.2 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 7 1.2.2 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 10 1.2.2.1 Các yêu cầu của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 12 1.2.2.2 Các nguyên tắc quản lý chất lượng của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 12 1.2.3 Sơ đồ tổng quát quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tổ chức 13 1.2.4 Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY UNIGEN VIỆT NAM 16 2.1 Giới thiệu về công ty UNIGEN VIỆT NAM 16 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Unigen Việt Nam 16 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 16 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty Unigen Việt Nam 17 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất 17 2.1.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất 18 2.1.3.3 Đặc điểm thị trường 19 2.1.3.4 Đặc điểm nguyên vật liệu 20 2.2 Giới thiệu về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Unigen Việt Nam năm 2010 19 2.2.1 Chính sách chất lượng của công ty Unigen Việt Nam 21 2.2.2 Mục tiêu chất lượng của công ty Unigen Việt Nam năm 2010 21 2.2.3 Các giải pháp cho mục tiêu chất lượng công ty đề ra năm 2010 21 2.2.4 Hệ thống tài liệu công ty áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của công ty Unigen Việt Nam 23 2.3 Kết quả hoạt động của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của công ty Unigen Việt Nam năm 2010 theo từng mục tiêu chất lượng đề ra 25 2.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu 25 2.3.1.1 Đánh giá kết quả kinh doanh 27 2.3.1.2 Đánh giá sản phẩm không phù hợp 28 2.3.1.3 Đánh giá sự thỏa mãn khách hàng 30 2.3.1.4 Đánh giá sự đáp ứng của nhà cung ứng 31 2.3.1.5 Đánh giá máy móc thiết bị 33 2.3.2 Đánh giá mức thực hiện của các tài liệu ban hành và tính phù hợp của tài liệu 34 2.3.3 Sự khắc phục phòng ngừa qua mỗi lần đánh giá nội bộ 37 2.4 Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Unigen Việt Nam 37 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 Ở CÔNG TY UNIGEN 42 3.1 Mục tiêu và phương hướng cải tiến HTQLCL của công ty Unigen Việt Nam năm 2011 ….. 42 3.2 Những giải pháp nhằm duy trì HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty ….. 43 3.2.1 Những giải pháp của công ty đề ra trong tổ chức thực hiện 43 3.2.1.1 Tăng cường họp xem xét lãnh đạo 43 3.2.1.2 Thực hiện nghiêm ngặt các qui trình, thủ tục đã soạn thảo, đồng thời bổ sung một số thủ tục còn thiếu 44 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng NVL 45 3.2.1.4 Áp dụng một số công cụ cải tiến chất lượng vào hoạt động chất lượng và HTQLCL của công ty 46 3.2.2 Những đề xuất của tác giả luận văn 48 3.2.2.1 Tăng cường công tác đào tạo về chất lượng cho CBNV 48 3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý 50 3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả đánh giá nội bộ 52 3.2.2.4 Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ 54 3.2.2.5 Kết hợp ISO 9001 :2008 với phương pháp 5S. 55 3.2.2.6 Nâng cao biện pháp phòng chống tĩnh điện 57 Kết luận chung 59 Tài liệu tham khảo 60 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005 10 Hình 1.2 Mô hình quá trình của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 11 Hình 1.3 Sơ đồ tổng quát quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tổ chức 14 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Unigen Việt Nam 17 Hình 2.2 Sơ đồ phân xưởng sản xuất 17 Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ lắp ráp bo 18 Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ phận chất lượng 20 Hình 3.2 Biểu đồ pareto phân tích lỗi 47 Hình 3.3 Biểu đồ xương cá phân tích lỗi thiếu chì 47 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng thống kê mục tiêu các phòng ban 25 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của công ty Unigen qua các năm 28 Bảng 2.3 Bảng thống kê chất lượng sản phẩm bo mạch của công ty qua các năm 29 Bảng 2.4 Bảng thống kê chất lượng sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2010 29 Bảng 2.5 Bảng thống kê chất lượng sản phẩm qua 6 tháng cuối năm 2010 30 Bảng 2.6 Bảng báo cáo thống kê khiếu nại của khách hàng và thị trường 31 Bảng 2.7 Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ bộ phận thu mua 32 Bảng 2.8 Báo cáo ĐGNB phòng kĩ thuật 33 Bảng 2.9 Bảng báo cáo ĐGNB của phòng thu mua 35 Bảng 2.10 Bảng kết quả ĐBNB của phòng sản xuất 36 Bảng 3.1 Bảng thống kê các dạng lỗi của công ty trước khi cải tiến 46 Bảng 3.2 Bảng thống kê các dạng lỗi của công ty sau khi cải tiến 48 KÝ HIỆU VIẾT TẮT BGĐ Ban Giám Đốc CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐDLĐ Đại diện lãnh đạo ĐBNB Đánh giá nội bộ GĐ Giám đốc HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng HTTL Hệ thống tài liệu HTCL Hệ thống chất lượng ISO International Satndard Orgnization KHTH Kế hoạch thực hiện KPH Không phù hợp KD Kinh doanh Khu CN Khu công nghiệp NVL Nguyên vật liệu P Phòng P. GĐ Phó Giám Đốc QC Kiểm tra chất lượng QLCL Quản lý chất lượng SMT (surface mounting technology) Công nghệ dán bề mặt SX Sản xuất TP Trưởng phòng TC Tiêu chuẩn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam USGN Unigen Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do và ý nghĩa của đề tài: Trong xu hướng của thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế. Tất cả các quốc gia đều không ngừng nổ lực trong việc tận dụng cơ hội và hạn chế các mặt yếu kém để tồn tại và phát triển. Nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn “chất lượng hay là chết” trong sân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng trên thương trường. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, và người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng một cách rộng rãi, đạt yêu cầu về chất lượng. Chất lượng là một vấn đề quan trọng của bất cứ một doanh nghiệp nào. Mục đích của bộ phận sản xuất là sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp và thời gian ngắn, trong khi các công ty vẫn luôn quản lý và phát hiện ra các vấn đề của qui trình và có biện pháp sửa chữa cần thiết. Bởi vì khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã sản xuất, đã cung cấp, nếu có những trục trặc về chất lượng thì hiệu chỉnh những thiếu xót đó vừa tốn kém và nhiều lúc lại không thực hiện được. Trước những cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có biện pháp và hướng đi đúng đắn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Muốn như vậy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải giải quyết bài toán về chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hàng hóa. Trước đây vấn đề chất lượng chưa được coi trọng, các doanh nghiệp chủ yếu chú trọng tới sản lượng. Qua sự chuyển hướng trong nhận thức này, đã có những biến đổi quan trọng hàng loạt diễn ra trong sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Việt Nam. Điều này biểu hiện dưới sự đa dạng phong phú của hàng hóa với chất lượng và hình thức được cải tiến đáng kể, được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ và thế giới quan tâm. Đây là kết quả của quá trình nhận thức thay đổi từ số lượng sang chất lượng, đã góp phần mang lại hiệu quả lớn cho đất nước và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chúng ta nghĩ như thế nào về chất lượng sản phẩm Việt Nam? Liệu sản phẩm Việt Nam có thể cạnh tranh với sản phẩm, hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Nhìn chung với sự đổi mới đã là một bước khởi đầu thuận lợi. Tuy nhiên phải quản lý chất lượng như thế nào? Và quản lý ra sao là tốt, vẫn là một bài toán khó. Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vấn đề này, nhiều công cụ quản lý chất lượng ra đời, trong đó có bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đây là phiên bản mới nhất, góp phần giúp doanh nghiệp chứng tỏ với khách hàng về sự cam đoan chất lượng của mình. Khi áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ cải tiến chất lượng, tăng sức cạnh tranh thỏa mãn khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý tiết kiệm được chi phí, nhân sự,…đặc biệt hơn giúp công ty đạt được sự phát triển bền vững. Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Unigen nói riêng. Đó là lý do em chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Unigen Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Qua sự tìm hiểu, em đã một phần nào đúc kết kinh nghiệm thực tế, vận dụng cơ sở lý luận về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã học, quan sát và đưa ra cho mình những giải pháp riêng. Đồng thời có cách nhìn tổng quát và triển khai áp dụng từ lý thuyết vào thực tiễn gặp những khó khăn và thuận lợi gì? Nguyên nhân do đâu? Trên cơ sở đó em đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giúp công ty có một số ý kiến tham khảo và áp dụng có hiệu quả hơn bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ở đề tài này em lấy hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở công ty Unigen Việt Nam là chính. Nhưng do thời gian có hạn nên sự tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn này vào thực tế còn nhiều thiếu sót và mong rằng sẽ hoàn thiện hơn nửa. 4.Kết cấu của đề tài Đề tài của em có kết cấu ba chương: Chương I: Cở sở lý luận về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Chương II: Thực trạng về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở công ty Unigen Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở công ty Unigen Việt Nam. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 1.1 Khái niệm về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng 1.1.1 Khái niệm về chất lượng và tầm quan trọng của chất lượng Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, vấn đề chất lượng đang được các quốc gia và các tổ chức trên thế giới quan tâm nhiều hơn. Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Mặt khác, chất lượng còn có nhiều tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế hiện nay. 1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng Chúng ta đã làm quen với khái niệm chất lượng từ rất lâu. Nhưng ở giai đoạn nền kinh tế chưa phát triển, mọi người chưa quan tâm nhiều tới chất lượng. Khi nền kinh tế phát triển như hiện nay, vấn đề chất lượng ngày càng được đông đảo sự quan tâm. Mặt khác cũng gây không ít sự tranh cải về khái niệm chất lượng. Mỗi gốc độ khác nhau sẽ có những quan điểm hay khái niệm về chất lượng khác nhau: Ở gốc độ người tiêu dùng: “Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ”. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau: Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó Thể hiện cùng chi phí Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể Ở gốc độ nhà sản xuất: “Chất lượng là sản phẩm hay dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra” Ở gốc độ chuyên gia K.Ishikawa: “Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Ở gốc độ tiêu chuẩn ISO 9001:2008:“Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng yêu cầu” Đặc tính vốn có: là những đặc trưng tồn tại trong cái gì đó đặc biệt, bền vững theo thời gian Ví dụ: Đặc tính vốn có của bàn phím dùng để sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính. Yêu cầu: là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc Ví dụ: Sản xuất bo mạch điện tử: + Yêu cầu khách hàng công bố: Bo dùng trong mạch nào? Máy nào?... + Yêu cầu không công bố: Bo phải không ngắn mạch, truyền dẫn,… + Bắt buộc: Bo phù hợp tính pháp luật và sử dụng vào mục đích rõ ràng Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, nhưng trong những năm gần đây khái niệm chất lượng được thống nhất sử dụng rộng rãi là định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO. Có thể nói chất lượng là sự thỏa mãn yêu cầu trên tất cả mọi mặt: tính năng kỹ thuật, tính kinh tế, thời gian giao hàng, các dịch vụ liên quan và tính an toàn. Hiểu được chất lượng chúng ta dễ dàng thấy được tầm quan trọng của chất lượng. 1.1.1.2 Tầm quan trọng của chất luợng Mượn lời Tiến Sĩ J.M. Juran, một chuyên gia nổi tiếng của Mỹ đã khẳng định “chất lượng và cạnh tranh là những vấn đề phải đặc biệt chú ý trong thế kỉ 21- thế kỉ chất lượng”, để nói lên những tầm quan trọng của chất lượng trong nền kinh tế hiện nay: Chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp: hàng rào thuế quan dần dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tự do cạnh tranh, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp từ mọi nơi trên thế giới. Chúng ta có thể thấy được chất lượng trở thành chiến lược lâu dài và quan trọng của doanh nghiệp. Chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh, vì doanh nghiệp nào cung cấp được sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng sẽ đạt mức lợi nhuận cao, mọi người tin dùng, và ngược lại. Nâng cao uy tín và tạo được thương hiệu nhờ khẳng định vị thế của mình trên thị trường thông qua chất lượng. 1.1.2 Khái niệm về HTQLCL và sự cần thiết cuả HTQLCL Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hoạt động, quá trình hệ thống, một tổ chức hay một con người. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ do chất lượng của hệ thống, của quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ làm nên.Vì vậy, quan niệm về chất lượng bao gồm chất lượng cả hệ thống quản lý, chất lượng quá trình liên quan tới sản phẩm. Vậy thế nào là HTQLCL và tầm quan trọng của HTQLCL. 1.1.2.1 Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng Để cạnh tranh trong điều kiện hiện nay, các tổ chức phải đạt và duy trì được chất lượng. Muốn vậy tổ chức phải có chiến lược, mục tiêu đúng đắn.Từ đó có chính sách hợp lý, tổ chức và cung cấp nguồn lực phù hợp để xây dựng nên một thể thống nhất và quản lý tốt vấn đề chất lượng. HTQLCL là một hệ thống tập hợp tất cả các bộ phận, các quá trình, bao gồm nhiều hoạt động liên quan, tác động lẫn nhau để thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức là định hướng và kiểm soát chất lượng. Và theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, HTQLCL là một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Tóm lại, HTQLCL bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình, chính sách, mục tiêu và nguồn lực cần thiết để thực hiện việc QLCL nhằm đảm bảo khách hàng chấp nhận được những gì mà họ mong muốn. Chúng ta cần tìm hiểu HTQLCL trong một tổ chức, một doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào? 1.1.2.2 Tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng Một HTQLCL được xây dựng và hoạt động tốt sẽ mang lại một số lợi ích cơ bản sau: - Kiểm soát tốt các hoạt động của tổ chức từ đầu vào đến đầu ra theo mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, hay nói cách khác HTQLCL này giúp cho việc quản lý doanh nghiệp, tổ chức được thống nhất, đồng bộ. - Khi HTQLCL được kiểm soát và hoạt động tốt sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với chi phí thấp nhất, an toàn. - Mặt khác, HTQLCL giúp doanh nghiệp, tổ chức liên tục cải tiến làm cho sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - HTQLCL dựa trên mục tiêu chung và sự phòng ngừa, kiểm soát các công cụ, giúp doanh nghiệp dự báo và hạn chế những biến động trong và ngoài đơn vị. Và đặc biệt là lôi cuốn mọi người trong doanh nghiệp cùng tham gia. - Ngoài ra, HTQLCL hoạt động tốt cũng là một trong những biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường bền vững. 1.2 Những nét chính về HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi các tổ chức Việt Nam phải tích cực và khẩn trương trang bị cho mình những yếu tố cần thiết để cạnh tranh và hòa nhập vào thị trường. Việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là một cách giúp các tổ chức nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh nhằm vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế. 1.2.1 Giới thiệu tổ chức quốc tế ISO và bộ tiêu chuẩn ISO 9000 1.2.1.1 Giới thiệu về tổ chức ISO ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standardization), là tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động chính thức vào ngày 23/02/1947.Trụ sở chính của ISO tại Thụy Sĩ, sử dụng ba ngôn ngữ chính là tiếng Anh, Pháp, và Tây Ban Nha. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và nhữn
Tài liệu liên quan