Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch và thương mại Thủ Đô

Hoạt động du lịch ngày nay được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới, thu hút hàng trăm triệu lao động với doanh thu hàng nghìn tỉ một năm. Du lịch đã dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Tính trong 10 năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gần gấp đôi từ năm 1985 đến năm 1996,

doc55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch và thương mại Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Hoạt động du lịch ngày nay được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới, thu hút hàng trăm triệu lao động với doanh thu hàng nghìn tỉ một năm. Du lịch đã dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Tính trong 10 năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gần gấp đôi từ năm 1985 đến năm 1996, dự kiến con số này sẽ đạt tới 637 triệu lượt người vào năm 2000( gấp 3 lần so vơí năm 1985) và sẽ đạt khoảng gần 1 tỉ người vào năm 2010. Chỉ trong 36 năm (1960 – 1996) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng lên khoảng 54 lần ( từ 6,8 tỉ USD năm 1960 lên 423 tỉ USD năm 1996). Theo tính toán của các chuyên gia du lịch quốc tế, năm 1995 nghành du lịch toàn cầu đã tạo ra đựoc 212 triệu việc làm và dự kiến con số này đến năm 2005 là 338 triệu người. Với nguồn thu nhập tăng nhanh và ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Chính vì vậy, nhiều nước đã coi du lịch như một nghành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. ở Việt Nam, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tế, đối ngoại nên bộ mặt của Đất nước đã có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực tới tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế XH của đất nước, trong đó có lĩnh vực du lịch. Hoạt động lữ hành là đặc thù của ngành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết những dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm du lịch tổng hợp để hấp dẫn thị trường du lịch trong nước và ngoài nước. Chúng kích thích nhu cầu du lịch của con người, hướng thị hiếu của khách du lịch và tổ chức cho du khách một chuyến đi an toàn, thú vị. Thế nhưng một vấn đề đặt ra với ngành du lịch Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng là duy trì tốc độ tăng trưởng một cách bền vững và lâu dài. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ một lần và không quay trở lại. Do đó, từ năm 1996 đến nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hưóng chững lại và có biểu hiện giảm xuống, ảnh hưởng tới toàn nghành du lịch. Điều đó cho thấy dấu hiệu sự suy thoái của du lịch Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng này là sự yếu kém về chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam trong đó có Hà Nội. Công ty du lịch và thương mại Thủ Đô là một đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng trên. Để vượt qua những khó khăn đó, công ty cần hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình. Sau khi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch và thương mại Thủ Đô với được sự gợi ý, giúp đỡ của thầy Hoàng Hội_giám đốc công ty du lịch và thương mại Thủ Đô. Tôi đã quyết định chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình là “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch và thương mại Thủ Đô. Thông qua bài báo cáo của mình, tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm du lịch lữ hành ở Việt Nam nói chung và ở công ty du lịch và thương mại Thủ Đô nói riêng. Phần I: cơ sở lý luận I. Hoạt động kinh doanh lữ hành: Khái niệm, vị trí và vai trò: Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian mua bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Công ty lữ hành ra đời thực hiện các hoạt động sau: Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch. Vai trò nữa của các công ty lữ hành là tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi, giải trí…thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch. Các công ty lữ hành với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú từ các công ty hàng không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống khách hàng…Đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và tương lai. 2. Hệ thống các công ty lữ hành: Các công ty lữ hành du lịch Các đại lý du lịch Các công ty du lịch lữ hành Các đại lý du lịch bán buôn Các đại lý du lịch bán lẻ Các điểm bán độc lập Các công ty lữ hành tổng hợp Các công ty lữ hành nhận khách Các công ty lữ hành gửi khách Các công ty lữ hành quốc tế Các công ty lữ hành nội địa Các công ty lữ hành được dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau: Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành: dịch vụ trung gian, dịch vụ trọn gói… Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành Qui mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch Quy định của các cơ quan quản lý ở nước ta, các công ty lữ hành được chia làm hai loại hình cơ bản là doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. 3. Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành: Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong liên kết toàn bộ hoạt động của các cơ sơ vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sử song các nguồn năng lượng này một cách có hiệu quả nhất. Để xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, người ta căn cứ vào các khía cạnh sau đây: Khả năng phân chia được thực hiện theo ba hướng cơ bản: + Phân chia theo chiều ngang + Phân chia theo chiều dọc + Phân chia theo khu vực địa lý Hình thức tổ chức: Bao gồm những quy định và quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Những quy trình và quy định này có hai mặt tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, chúng có thể giảm tới mức tối thiểu những sai sót, tăng cường khả năng kiểm tra, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng…Nhưng chúng có thể hạn chế tính sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp. Mức độ tập trung hoá: Nhằm tập trung quyết định quan trọng vào tay nhà lãnh đạo cấp nhất. Theo đó, hầu hết các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức theo ba loại hình cơ bản sau: + Trực tuyến + Chức năng + Hỗn hợp Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty lữ hành Hội đồng quản trị Giám đốc Các bộ phận tổng hợp Các bộ phận nghiệp vụ Các bộ phận hỗ trợ phát triển TàI chính kế toán Tổ chức hành chính Thị trường Điều hành Hướng dẫn Hệ thống các chi nhánh đại diện Đội xe Kinh doanh khác Khách sạn 4. Hệ thống dịch vụ trong kinh doanh lữ hành: Đặc điểm sản phẩm dịch vụ du lịch: Tính vô hình: chủ yếu tồn tại dưới dạng phi vật chất Quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng trùng nhau Sản phẩm du lịch ít thấy hoặc khó thấy được Tính không đồng nhất Sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo ra dịch vụ Tính dễ hư hỏng, không cất giữ được của sản phẩm dịch vụ du lịch Chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào người tiêu dùng, nó không cân đong, đo đếm được. Những đặc điểm này tạo ra nét đặc thù cho các doanh nghiệp dịch vụ, nếu doanh nghiệp sản xuất cần 4Ps: sản phẩm ( product), giá cả ( price), phân phối ( place), triển khai quảng cáo ( promotion) cho hoạt động Marketing của mình thì ác nhà kinh doanh du lịch cần 5Ps nghĩa là phải thêm cả yếu tố con người ( people ). Các chương trình du lịch: Các chương trình du lịch trọn gói là nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã định trước. Nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí khi tới tham quan…Mức giá của chương trình bao gồm hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Phân loại các chương trình du lịch: Người ta có thể phân loại các chương trình du lịch theo một số tiêu thức chủ yếu sau đây: + Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có ba loại là các chương trình du lịch chủ động, bị động và kết hợp Các chương trình du lịch chủ động: công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch. Các chương trình du lịch bị động: khách tự tìm đến công ty lữ hành, đề ra các chương trình của họ. Trên cơ sở đó, công ty xây dựng các chương trình. Hai bên tiến hành thoả thuận và thực hiện chương trình sau khi đạt được sự nhất trí. Các chương trình du lịch kết hợp: là sự kết hợp của hai loại chương trình trên. Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày, giờ thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khách du lịch sẽ tìm đến công ty. Trên cơ sở các chương trình có sẵn, hai bên tiến hành thoả thuận và sau đó thực hiện chương trình du lịch. + Căn cứ vào mức giá có ba loại chương trình du lịch trọn gói, cơ bản tự chọn: Chương trình du lịch trọn gói: bao gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và với mức giá trọn gói. Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn: Với hình thức này, khách du lịch có thể tuỳ chọn cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với mức giá khác nhau. + Căn cứ vào loại hình, thể loại du lịch: Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán. Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng. Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm. Chương trình du lịch đặc biệt Chương trình du lịch tổng hợp. + Ngoài các tiêu thức trên, người ta có thể xây dựng các chương trình du lịch theo những tiêu thức cơ bản sau: Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn. Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày. Các chương trình du lịch tham quan thành phố với các chương trình du lịch xuyên quốc gia. Các chương trình du lịch quá cảnh. Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông, đường bộ, đường sắt, hàng không… Các chương trình du lịch quốc tế và nội địa. Vòng đời sản phẩm du lịch ( chu kỳ sống của sản phẩm ): Mỗi sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường đều có tính chất thời điểm và thời đoạn. Đến thời điểm và thời đoạn nào đó sản phẩm sẽ bị từ chối. Người làm quản trị là người chịu trách nhiệm về quyết định cho ra đời, quyết định đình chỉ sản xuất đối với sản phẩm nào đó. Do đó, việc phân tích chu kỳ sống của từng sản phẩm doanh nghiệp du lịch là phương pháp kế hoạch quan trọng. Vòng đời sản phẩm là khoảng thời gian từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi nó không tồn tại trên thị trường nữa. Vòng đời sản phẩm được đặc trưng bởi bốn giai đoạn: giai đoạn triển khai, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn chín muồi và giai đoạn suy thoái. Vòng đời sản phẩm biểu thị những giai đoạn khác nhau trong lịch sử tồn tại sản phẩm trên thị trường. Việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp tham gia và rút khỏi thị trường khi cần thiết. Tóm lại, không phải bất cứ sản phẩm du lịch nào cũng phải trải qua bốn giai đoạn. Có nhiều nơi giai đoạn chín muồi kéo dài nhiều năm, có nơi lại không bao giờ vượt qua giai đoạn phát triển ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu. II. Chính sách sản phẩm trong kinh doanh: 1.Khái niệm về chính sách sản phẩm: Theo quan điểm Marketing, sản phẩm gắn liền với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường. Nó bao gồm các yếu tố vật chất ( các đặc tính lý hoá ) và các yếu tố phi vật chất ( tên gọi, biểu tượng ). Một quan điểm khác cho rằng sản phẩm là bất kỳ những gì đưa ra thị trường để người ta chú ý sử dụng hay tiêu dùng nó nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó. Doanh nghiệp thường chia làm năm mức cung ứng với mỗi mức là mục tiêu để doanh nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giành ưu thế trong cạnh tranh. Nó được thể hiện bằng những dịch vụ và những lợi ích có thêm trong tương lai. Đây là mức mà các nhà doanh nghiệp đang ra sức tìm tòi sáng tạo và nâng cao trong tương lai. 2.Vị trí, vai trò của chính sách sản phẩm dịch vụ: Chính sách sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh vì trong một thị trường cạnh tranh gay gắt thì vai trò của chính sách sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình kinh doanh đúng hướng và gắn liền với các khâu của quá trình tái sản xuất nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược tổng quát. Chính sách sản phẩm là một khâu của chiến lược Marketing và nó có một vị trí rất quan trọng bởi: Thứ nhất: Nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh và các chính sách khác Thứ hai: Nó là hạt nhân trong các phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba: Đảm bảo cho quá trình kinh doanh đúng hướng. Thứ tư: Gắn với các khâu của quá trình tái sản xuất nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược tổng quát. Do vậy, chính sách sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu trong việc hoạch định chiến lựơc kinh doanh. Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch và thương mại Thủ đô ( captour ) I.Giới thiệu về công ty du lịch và thương mại Thủ Đô: 1. Quá trình ra đời và phát triển công ty: Đựơc thành lập ngày 01/04/1990, là công ty trực thuộc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Từ năm 1990 đến năm 1995, công ty có tên là công ty du lịch và vận chuyển Thủ Đô. Từ năm 1996 tới nay công ty đổi tên thành “Công ty du lịch và thương mại Thủ Đô”. Qua gần mười năm xây dựng và phát triển, công ty đã không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công ty du lịch và thương mại Thủ Đô, có tên giao dịch quốc tế là Capital tourist and trade company gọi tắt là Captour. Ban đầu công ty có trụ sở tại số 1 Tràng Tiền, tới năm 1995 công ty chuyển về trụ sở 66B Trần Hưng Đạo. Ngay từ khi thành lập, công ty đã đựoc các cơ qua quản lý về du lịch cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế. Với sự giúp đỡ vật chất và tinh thần của lãnh đạo cấp trên, công ty đã có thời kỳ là một trong những công ty kinh doanh tốt của ngành du lịch Hà Nội, đạt hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch đựoc giao. Công ty du lịch và thương mại Thủ Đô đã ngày càng lớn mạnh, từ một công ty chuyên doanh về vận tải thì ngày nay du lịch lữ hành quốc tế là hoạt động chủ lực với hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Hệ thống các chi nhánh của công ty tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Móng Cái, Lạng Sơn và các cửa hàng kinh doanh lớn nhỏ. Trong nhiều năm qua, công ty đã thường xuyên được nâng cấp với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ lâu năm đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, đưa vị trí và uy tín của công ty xứng đáng với tầm vóc của Thủ Đô trong thời kỳ công nghiệp hoá_hiện đại hoá. Trải qua bao khó khăn. Công ty du lịch và thương mại Thủ Đô có được như hôm nay là nhờ công của bao người đã và đang góp sức lực, trí tuệ xây dựng công ty.Đứng đầu là giám đốc Hoàng Hội_một giám đốc có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Điều đáng quan tâm nhất là sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Uỷ ban nhân dân thành phố và sở du lịch Hà Nội qua các thời kỳ đã đóng góp không nhỏ trong quá trình dẫn dắt công ty hoạt động có hiệu quả. 2.Quyền hạn và nhiệm vụ của công ty: Nhiệm vụ: Thứ nhất: căn cứ vào các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh để xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty và các biện pháp kế hoạch được giao. Công ty chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Thứ hai: Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách du lịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, các hãng du lịch. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn và các dịch vụ bổ sung khác. Thứ ba: Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ tư: Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ KH_KT vào sản xuất kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ. Thứ năm: Quản lý sử dụng cán bộ chính sách của nhà nước và của ngành, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty. Thứ sáu: Tham gia nghiên cứu và đề xuất với sở du lịch Hà Nội các định mức kinh tế_kỹ thuật và quy chế quản lý của ngành. Thứ bảy: Căn cứ vào định hướng phát triển du lịch trong từng thời kỳ. Lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh cảu công ty trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Cuối cùng: Tổ chức tốt các loại hình hoạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và cơ quan cấp trên. Quyền hạn của công ty: - Trực tiếp ký kết, giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho người Việt nam đi du lịch ở nước ngoài. - Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, vật tư hàng chuyên dùng. - Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, khen thưởng kỷ luật cán bộ và các mặt công tác khác. - Được phép mở rộng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng khách du lịch nhằm tận dụng mọi tiềm năng về lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. - Được phép huy động vốn trong và ngoài nước để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo việc làm cho người lao động, tìm lợi nhuận đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ được giao. 3. Nội dung hoạt động kinh doanh của công ty: - Nghiên cứu và mở rộng thị trường du lịch - Xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch. - Trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các hãng du lịch trong và ngoài nước. - Kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu. - Kinh doanh các loại dịch vụ như visa, bán vé máy bay, môi giới. - Mở dịch vụ quảng cáo kinh doanh du lịch. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty: Hoạt động khai thác du lịch tại công ty a) Hoạt động khai thác du lịch inbound: Quốc tịch Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Trung Quốc 968 1064 1170 Pháp 109 120 132 Anh 20 22 24 Hàn Quốc 125 137 151 Nhật 108 119 131 Mỹ 125 137 150 Việt Nam 1138 1252 1377 Quốc tịch khác 105 115 126 Tổng 2698 2966 3261 Nhìn vào bảng thống kê ở trên thì chúng ta có thể thấy số lượng khách du lịch đến với công ty tăng trung bình 10% mỗi năm. Khách du lịch Trung Quốc đến với công ty là chủ yếu, chiếm khoảng hơn 60% tổng số khách du lịch nước ngoài. Nhìn chung trong vòng ba năm thì số lượng khách quốc tế đều có xu hướng tăng. Bình quân một năm, thời gian đi tour bình quân của một khách nước ngoài là 5 ngày. Năm 2001 giá bình quân 1 tour/1 khách là 220,02USD, cho 1 ngày là 44,00USD. Năm 2002 giá bình quân 1 tour/1 khách là 242,02 USD, cho 1 ngày là 48,40USD. Năm 2003 giá bình quân 1 tour/1 khách là 266,22USD, cho 1 ngày là 53,24USD. Do khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách của công ty, thế nhưng khả năng chi tiêu của nguồn khách này là không cao. Họ chỉ tập trung đi du lịch chủ yếu tại một số điểm gần quốc gia họ như Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Hải Phòng…nên thời gian lưu trú không dài, chi phí cho du lịch là rất thấp. b) Hoạt động khai thác du lịch outbound: Năm 2003 khách du lịch outbound đi du lịch nước ngoài có xu hướng tăng so với năm 2002. Doanh thu trong năm 2003 cũng tăng so với các năm trước
Tài liệu liên quan