Đề tài Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, chuyên môn hoá về lao động là một tất yếu khách quan và càng phát triển cao hơn. Khi đã có sự chuyên môn hoá về lao động thì lưu thông hàng hoá trong xã hội là tất yếu. Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá cũng ngày càng phát triển và nó không chỉ trong khuôn khổ một lãnh thổ, một đất nước mà nó đòi hỏi có sự giao lưu giữa các nước với nhau.

doc37 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, chuyên môn hoá về lao động là một tất yếu khách quan và càng phát triển cao hơn. Khi đã có sự chuyên môn hoá về lao động thì lưu thông hàng hoá trong xã hội là tất yếu. Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá cũng ngày càng phát triển và nó không chỉ trong khuôn khổ một lãnh thổ, một đất nước mà nó đòi hỏi có sự giao lưu giữa các nước với nhau. Chính sự mở rộng quan hệ giao lưu giữa các nước về hàng hoá, về kinh tế sẽ đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó làm cho mỗi nước phát huy được sức mạnh tiềm năng của mình, chú trọng đến các sản phẩm đặc trưng của mỗi quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở mang kiến thức, đẩy mạnh sự hợp tác để thúc đẩy khoa học, kỹ thuật, thúc đẩy sự sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường đã đạt được những bước tiến đáng kể. Với những nỗ lực to lớn để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta khá cao, nhiều ngành nghề và sản xuất trong nước đã có những thành tựu to lớn. Đóng góp vào thành công của đất nước có phần không nhỏ của các tổ chức, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế lịch sử đã chứng minh các nước đi nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế là các nước có nền ngoại thương mạnh và phát triển. Trong đó xuất khẩu luôn được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế đối ngoại. Nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Như đã trình bày ở trên đóng góp không nhỏ vào thành công của đất nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có HAPROSIMEX Sài Gòn - một công ty còn khá non trẻ nhưng đã có những thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu rất đáng khích lệ. Do vậy, ý thức được tầm quan trọng và sự phức tạp của hoạt động kinh doanh xuất khẩu đối với hoạt động của một doanh nghiệp nói riêng và nền ngoại thương nói chung, cũng như đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu, với kiến thức được trang bị và những tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn - Công ty sản xuất - Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn" làm đề tài cho "Thu hoạch thực tập tốt nghiệp" của mình. Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm: Chương I: Sơ lược về quá trình ra đời và phát triển của công ty HAPROSIMEX Sài Gòn. Chương II: Nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, bản "Thu hoạch thực tập tốt nghiệp" đã được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn tận tình và quý báu của giáo viên hướng dẫn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo cũng như các cán bộ công ty HAPROSIMEX Sài Gòn cùng thầy cô giáo trong khoa và bạn bè đã giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn ! Chương I Sơ lược về quá trình ra đời và phát triển của công ty HAPROSIMEX Sài Gòn I. Vài nét về công ty HAPROSIMEX Sài Gòn 1. Sự ra đời của công ty: Tiền thân của công ty Haprosimex Sài Gòn là chi nhánh phía Nam của Công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ Hà nội. Xuất phát từ ý tưởng lấy thế mạnh về vốn, con người,... khai thác các điều kiện thiên nhiên ưu đãi của phía Nam, năm 1991, chi nhánh của công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ Hà Nội được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu chi nhánh chỉ có 5 thành viên: Giám đốc và Phó giám đốc trực tiếp làm công tác đối ngoại với số vốn chỉ có 50 triệu đồng. Sau một thời gian khó khăn, chi nhánh đã ngày càng phát triển. Những năm 1991, 1992 kim ngạch XNK tăng dần. Cơ cấu hoạt động XNK chủ yếu trong thời gian này là hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có một số hàng nông sản mà chủ yếu là cafe, chè, tiêu, lạc nhân và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Kể từ năm 1993 trở đi, sau một thời gian tìm hiểu và làm quen với thị trường, tận dụng được những điều kiện thuận lợi về vốn và nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, chi nhánh phía Nam với sự năng động và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, chi nhánh phía Nam ngày càng phát triển. Cho đến năm 1999, do nhu cầu phát triển của Sài Gòn, hoạt động của chi nhánh đã tương xứng với tầm vóc của một công ty XNK. Trước đòi hỏi đó, sau khi công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ Hà Nội sát nhập với Xí nghiệp xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, công ty sản xuất và XNK Nam Hà Nội ra đời lấy trụ sở chính là 28B Lê Ngọc Hân, lúc này chi nhánh tại Sài Gòn trở thành văn phòng đại diện của công ty tại phía Nam. Có thể nói, sau khi ra đời công ty đã vấp phải rất nhiều khó khăn do đổi mới về cơ chế làm việc, bộ máy tổ chức hành chính và đặc biệt là những khó khăn do con người mới chưa kịp nắm bắt những công việc mới và hoạt động của công ty. Song với một ban lãnh đạo có tài năng và kinh nghiệm cũng như một đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, hoạt động kinh doanh của công ty đã dần đi vào ổn định và phát triển với tốc độ chóng mặt. Kim ngạch XNK ngày càng tăng, thị trường ngày càng được mở rộng. Trước xu thế phát triển chung của thị trường trong và ngoài nước, cũng như nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và đặc biệt là sức ép từ các đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, tháng 12 năm 2000, ban giám đốc công ty quyết định sát nhập tiếp với công ty Dịch vụ ăn uống Bốn mùa lấy tên là Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội (HAPROSIMEX Sài Gòn) trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, có Cơ sở 1 tại 38-40 Lê Thái Tổ - Hà Nội, Cơ sở 2 tại 28B Lê Ngọc Hân - Hà Nội và văn phòng đại diện phía Nam tại Lý Chính Thắng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đến lúc này bộ máy của công ty đã đi vào guồng hoạt động thực sự. Cơ cấu tổ chức của công ty ngày càng mở rộng đặc biệt là việc thành lập thêm: Trung tâm dịch vụ việc làm và Trung tâm dịch vụ Bốn mùa. Cho đến năm 2001 vốn cố định của công ty đã lên đến 20 triệu đô la Mỹ, công ty HAPROSIMEX Sài Gòn đã là một công ty kinh doanh XNK độc lập, chịu sự quản lý của Sở Thương mại Hà Nội cũng như sự quản lý của Nhà nước về hoạt động XNK thông qua Bộ Thương mại. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ngành hàng, đi sâu triển khai một số chức năng, nhiệm vụ để phục vụ tốt sản xuất kinh doanh: sự ra đời của phòng tạp phẩm tách từ phòng TCMN. Do đó hoạt động của công ty ngày càng đi vào vững chắc. Giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Khu vực & thị trường Phòng XNK I Phòng Thủ công mỹ nghệ Phòng Nông sản Trung tâm TM-DL-DV Bốn mùa Phòng Kế toán tài chính Phòng trưng bày & giới thiệu sản phẩm Phòng XNK II Phòng Gỗ mỹ nghệ Phòng Tạp phẩm Trung tâm XNK máy và thiết bị Trợ lý Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc + Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, ra mọi quyết định liên quan tới sự ổn định và phát triển của công ty. Chính bởi vì vậy để hỗ trợ trong công việc giám đốc bổ nhiệm một trợ lý và 2 Phó giám đốc. Trợ lý và 2 Phó giám đốc là những người trực tiếp truyền đạt mọi mệnh lệnh và quyết định của giám đốc tới từng phòng ban và từng cán bộ công nhân viên. + Phòng tổ chức hành chính , Phòng kế toán tài chính: gồm 1 đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm , có trình độ chuyên môn vững vàng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là hai phòng cơ bản thuộc bộ máy hoạt động của bất kỳ công ty nào. Dưới đây xin được trình bày chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của một số phòng chuyên môn và các phòng thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu: + Phòng khu vực thị trường: đây là phòng có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động kinh doanh XNK của công ty. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận thị trường, duy trì và tìm ra các chân nguồn hàng mới, làm công tác đối ngoại với bạn hàng trong và ngoài nước. Nói tóm lại nguồn hàng đầu vào và thị trường đầu ra có phong phú, đa dạng và đáng tin cậy hay không chính là thước đo đánh giá chính xác hoạt động của phòng khu vực và thị trường. + Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: có nhiệm vụ đơn giản là trưng bày các mẫu hàng và tổ chức giới thiệu cho khách hàng đến tham quan. + Phòng XNK I và phòng XNK II: phần lớn đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh hàng XK. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là 2 phòng mới thành lập nên chưa kịp thời nắm bắt được guồng máy hoạt động của công ty. Nhưng chắc chắn trong thời gian tới với mặt hàng khá đa dạng và một khu vực thị trường lớn phòng XNK I và II sẽ đạt kết quả kinh doanh cao. + Phòng gốm mỹ nghệ: kinh doanh mặt hàng gốm nên có những đặc điểm riêng: quản lý chất lượng có nhiều khó khăn, kích thước khó chính xác như mẫu mã, thời hạn giao hàng phụ thuộc nhiều vào thời tiết,... với số lượng cán bộ công nhân viên ít ỏi (10 người) phòng đã luôn nỗ lực để đạt được chỉ tiêu mà công ty giao phó. + Phòng gỗ mỹ nghệ: được giao nhiệm vụ tổ chức và xây dựng nguồn hàng gỗ MN, sơn mài và trang trí nội thất XK, xây dựng hệ thống đại lý và cửa hàng tiêu thụ nội địa 1 số mặt hàng như Xuân Hoà, Sơn Mài, khoá Việt Tiệp. Với tinh thần lao động nỗ lực nhiệt tình trong công việc, từ chỗ chỉ XK 1 mặt hàng là thớt gỗ cao su nay XK sản phẩm gỗ đã đa dạng phong phú hơn nhiều. + Phòng nông sản: thường xuyên có biến động về giá và mức độ biến động cao. Hơn nữa số lượng, chất lượng hàng hoá lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, hàng hoá lại khó bảo quản, mau hỏng nên đòi hỏi quá trình chào bán cũng như thực hiện hợp đồng phải tính toán kỹ, dự đoán nhanh nhạy, tránh tối đa rủi ro tổn thất. Không có đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng NK nên đã được những kết quả tốt trong quá trình kinh doanh. + Trung tâm XNK máy móc và thiết bị: thành lập tháng 4/2000 nên còn đang trong giai đoạn tiếp cận và làm quen với thị trường. Nhiệm vụ chủ yếu và trước mắt của trung tâm sẽ là nhập khẩu một số máy nông nghiệp và một số máy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các hợp đồng tư vấn thương mại. + Trung tâm Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa có cửa hàng kinh doanh tại 38 Lê Thái Tổ, kinh doanh chủ yếu mặt hàng ăn uống, nước giải khát cho khách du lịch Hồ Gươm. 3. Chức năng và nhiệm vụ của HAPROSIMEX Sài Gòn - Xuất qua cảng Sài Gòn các mặt hàng nông, lâm, hải, sản dựa trên điều kiện và tiềm năng to lớn về hàng XK của các tỉnh phía Nam. - Nhập nguyên liệu, thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ đời sống của nhân dân Thủ đô và các tỉnh. - Mục đích hoạt động của HAPROSIMEX Sài Gòn là góp phần phát triển sản xuất thông qua liên doanh liên kết tạo thêm hàng XK thu ngoại tệ để nhập khẩu vật tư kỹ thuật, hàng tiêu dùng nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân. Nội dung hoạt động của công ty bao gồm: Công tác XK là hoạt động kinh doanh chính, quan trọng nhất có tính chiến lược quyết định sự phát triển của công ty. - Tổ chức sản xuất, khai thác chế biến các mặt hàng nông, hải sản và đặc sản để XK. - Đưa hàng công nghiệp từ Hà Nội xuống địa phương, cơ sở các tỉnh phía Nam để trao đổi lấy hàng XK. - Công ty được quyền XNK trực tiếp, uỷ thác và nhận uỷ thác cho các đơn vị kinh tế khác. Công ty có quyền ký kết Hợp đồng với các tổ chức kinh tế nước ngoài. Đồng thời được dự các hội chợ giới thiệu sản phẩm, đàm phán quyết định giá mua, giá bán với tất cả các tổ chức kinh tế nước ngoài và các tổ chức kinh tế trong nước. II. Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua 1. Tình hình XNK với thị trường nước ngoài Công ty HAPROSIMEX Sài Gòn luôn coi XK là hoạt động kinh doanh chính nên ban lãnh đạo công ty luôn tập trung mọi nguồn lực và sự quan tâm tới hoạt động xuất khẩu. Trong những năm gần đây tổng kim ngạch XNK của công ty luôn tăng dần theo từng năm. Bảng 1: Tổng kim ngạch XNK của công ty trong thời gian qua ĐVT: USD Kế hoạch Thực hiện % TH/KH 1998 8.000.000 1.683.154,00 153,66 1999 10.000.000 11.707.887,00 117,07 2000 15.000.000 19.513.145,04 130,08 6/2001 23.500.000 (cả năm) 9.197.840,00 39,14 (so với cả năm) Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm; HAPROSIMEX Sài Gòn Từ khi được thành lập năm 1991, và từ năm 1993 cho đến nay, khi tình hình kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả thì những thành quả mà công ty đạt được vẫn cón hết sức khiêm tốn. Chỉ từ năm 1998, sau khi công ty có một loạt những sự thay đổi và bổ xung về mặt nhân sự , cải cách và đổi mới cách thức hoạt động thì kết qủa kinh doanh của công ty mới thực sự có những bước đột phá và công ty mới tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước. - Năm 1998 là năm công ty thu được những thắng lợi to lớn, đánh dấu 1 bước phát triển nhảy vọt của công ty với những kết quả vượt ngoài sự mong đợi của ban lãnh đạo. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, tổng kim ngạch XNK được thực hiện đạt 153,66% so với kế hoạch. Có được thành quả này là do sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của toàn bộ cán bộ nhân viên trong từng phòng ban trong công ty. Và đó cũng là hệ quả trực tiếp của việc công ty cải tổ triệt để bộ máy tổ chức và điều hành công ty, sắp xếp lại từng phòng ban, tuyển thêm các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực sự trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Ngoài những con số thể hiện kim ngạch XNK trong năm, sự thành công hơn cả của công ty chính là việc mở rộng thị trường, mở rộng được mối quan hệ kinh doanh với nhiều công ty trong và ngoài nước, đặc biệt là việc tạo được một uy tín và tiếng nói đáng tin cậy với bạn hàng. Kể từ đây công ty đã tạo được một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của mình trong tương lai. - Bước vào năm 1999 với những thành quả đáng khích lệ của năm 1998 là một thuận lợi không nhỏ của công ty đồng thời cũng là một sức ép khá lớn cho cán bộ công nhân viên công ty trong việc duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được. Với đà phát triển của năm 1998, công ty đã mạnh dạn đặt ra chỉ tiêu 10.000.000 $ cho kim ngạch XNK 1999 và thực tế đã thực hiện được vượt mức kế hoạch = 117,07%. - Công ty bước vào năm 2000 với những thành tựu khả quan của năm 1999 nhưng không phải ít những khó khăn: do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước ta những năm gần đây ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong và ngoài nước, thị hiếu về mặt hàng này lại thay đổi nhanh chóng trong khi đó khả năng đáp ứng mẫu mã của công ty còn chậm. Hơn nữa sự tràn ngập của hàng Trung Quốc, sự biến động trên thị trường tiền tệ Châu Âu cũng làm giảm sức mua. Song, với sự nỗ lực và quyết tâm cao, năm 2000, công ty đã có mức tăng khá cao về kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản, phát triển thêm nhiều mặt hàng mới như hàng tạp phẩm, hàng sắt mỹ nghệ,... Công ty tiếp tục có bước nhảy vọt về kim ngạch XNK. Với tổng kim ngạch XNK đạt 19.513.145,04 USD công ty đã đạt mức thực hiện = 130,08% so với kế hoạch đặt ra. Như vậy với những con số tổng quát trên chúng ta đã có một cái nhìn bao quát về tình hình kinh doanh XNK của công ty, nhìn chung là rất phát triển, 1 con số đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp XNK đặc biệt là với những công ty còn non trẻ như HAPROSIMEX Sài Gòn. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa Đây là hoạt động thứ yếu, không nằm trong kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của công ty nên chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực hạn hẹp. Như đã trình bày ở trên, chức năng và nhiệm vụ của Haprrosimex Sài Gòn là nằm trong hoạt động kinh doanh XNK. Song với những con người mới, chủ trương và phương hướng hoạt động mới, công ty thấy rằng không thể bỏ qua thị trường trong nước, do vậy mà 2 năm gần đây công ty đã bát đầu có những hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa vằ để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, nâng cao đời sống choi cán bộ nhân viên và cũng là để phục vụ cho hoạt động XK. Do vậy ở đây, chỉ xin đơn cử tình hình kinh doanh nội địa trong năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001. a. Năm 2000 tình hình kinh doanh và tiêu thụ nội địa của công ty vẫn ở mức bình thường không có bước phát triển đáng kể. Do vậy ngoài việc đảm bảo việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa chủ yếu là nhằm phục vụ cho XK, quảng cáo, tiếp thị và đảm bảo nguồn hàng liên tục cho XK. Dưới đây là những con số cụ thể. Bảng 2 : Tổng kết hoạt động kinh doanh và tiêu thụ nội địa năm 2000 ĐVT: VNĐ KH 2000 TH 2000 % TH so với KH Gốm MN 500.000.000 310.000.000 62 Gỗ MN 5.034.482.000 4.380.000.000 87 Phòng XNK II 1.500.000.000 949.292.462 63,28 TT XNK máy & thiết bị 90.000.000 Phòng XNK I 200.000.000 111.519.820 52 Tổng 7.034.482.000 5.840.812.282 82 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000; HAPROSIMEX Sài Gòn Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các phòng ban thực hiện chức năng tiêu thụ và kinh doanh nội địa đều không hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra. Điều này vừa thể hiện năng lực kinh doanh yếu kém của các cán bộ nhân viên trong công tác tiêu thụ nội địa cũng như sự không chú trọng của ban lãnh đạo trong việc phát triển khâu này của công ty. Mặc dù coi trọng công tác XK, song công ty cũng nên có những sách lược hợp lý trong việc kinh doanh và tiêu thụ nội địa vì thị trường trong nước của chúng ta cũng là một nguồn lợi nhuận không nhỏ hơn nữa dây cũng là cơ sở để công ty nâng cao uy tín và tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn. Chỉ trừ TT XNK máy và thiết bị cho đến 4/2000 mới được thành lập nên chưa thực sự đi vào hoạt động. Do vậy mới chỉ có doanh thu về mặt tư vấn thương mại ( đạt 90.00.000 đồng ). Chắc chắn sang năm 2001, ban giám đốc công ty sẽ có những biện pháp tích cực để củng cố công tác kinh doanh về tiêu thụ nội địa đặc biệt là với Trung tâm Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa mới được sáp nhập vào công ty: tiếp tục duy trì cửa hàng kem bốn mùa, kinh doanh quán bar ... b. 6 tháng đầu năm 2001: Bảng 3: Tình hình kinh doanh và tiêu thụ nội địa 6 tháng đầu năm 2001 : ĐVT: VNĐ KH 2001 TH 6/2001 % so với cả năm Gốm MN 500.000.000 112.405.000 22,48 Gỗ MN 6.000.000.000 2.200.000.000 36,66 Phòng XNK II 1.200.000.000 485.600.000 40,46 TT XNK máy & thiết bị 700.000.000 455.850.000 68,12 Tổng cộng 8.400.000.000 3.253.855.000 38,10 Nguồn: Báo cáo: Sơ kết 6 tháng đầu năm 200; HAPROSIMEX Sài Gòn * Như vậy việc kinh doanh và tiêu thụ nội địa chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng và các đơn vị, phòng ban nhất định. - Cửa hàng gốm MN sau khi được chú trọng đầu tư đã bắt đầu hoạt động ổn định nhưng hiệu quả chưa cao 6 tháng đầu năm 2001 mới hoàn thành 22,48% kế hoạch được giao cả năm. Như vậy cả năm 2001 sẽ không đạt được mức 62% kế hoạch như năm 2000. - Cửa hàng gỗ MN tiêu thụ nội địa một số mặt hàng như Xuân Hoà, Sơn Mài, khoá Việt Tiệp,... nhưng có doanh thu khá lớn 2,2 tỷ VNĐ - 36,66% kế hoạch. Tuy nhiên để đạt được mức 6 tỷ VNĐ nội địa đối với mặt hàng này theo như kế hoạch của cả năm 2001 thì quả là một nhiệm vụ không đơn giản chút nào. - Phòng XNK 2 tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh mặt hàng khung xe và xe đạp và một số ít hàng sắt mỹ nghệ. Ngoài ra phòng còn tổ chức giao nhận, vận chuyển mặt hàng bàn ghế Xuân Hoà. - Trung tâm XNK máy và thiết bị do mới được thành lập nên kinh doanh chưa có hiệu quả cao, mới đạt mức 455.800.000 tiêu thụ nội địa mặc dù số vốn đầu tư vào rất lớn. Đây là lĩnh vực cần nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn. Trong khi đó TT Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa vẫn tiếp tục trong quá trình sửa chữa, nâng cấp và thay đổi cơ cấu tổ chức nên chưa thực sự đi vào hoạt động. Song nhìn chung năm 2001 công ty có triển vọng sáng sủa hơn trong việc tiêu thụ và kinh
Tài liệu liên quan