Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình cafe sách ở thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình thưởng thức Cafe từ lâu đã được xem là một nét văn hóa đặc trưng của người dân tp.HCM, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế-văn hóa-xã hội thành phố, văn hóa Cafe cũng đã có những sự thay đổi đáng chú ý. Đặc biệt là trong những năm gần đây, sự xuất hiện loại hình Cafe sách đã thu hút không ít sự quan tâm của người dân thành phố. Vậy loại hình Cafe này có những ưu điểm và khuyết điểm gì? Khả năng phát triển của loại hình Cafe này như thế nào trong văn hóa Cafe Sài thành? Bên cạnh đó, sách là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đối với những người ham mê đọc sách, một không gian lí tưởng để thỏa mãn niềm đam mê của mình là một điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay. Để đáp ứng nhu cầu đó, Cafe sách đã ra đời và có những bước phát triển nhất định. Hơn thế nữa, văn hóa đọc đã và đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng xã hội. Vì thế, Cafe sách phải chăng là một loại hình cần được nhân rộng để góp phần khơi dậy thói quen đọc sách của người dân thành phố? Loại hình thưởng thức Cafe và văn hóa đọc dường như đã và đang có một sự kết hợp thú vị trong văn hóa Cafe đất Sài thành. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của loại hình Cafe này, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần phát triển văn hóa đọc của cộng đồng, xây dựng một loại hình Cafe văn minh của xã hội hiện đại.

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình cafe sách ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội hàng đầu của cả nước. Tại đây, nhiều loại hình dịch vụ mới đã xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Trong đó, có một loại hình rất đặc biệt chính là “cafe sách” – dịch vụ cung cấp một không gian cafe tri thức gắn liền với sách. Quan tâm đến loại hình này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP. HỒ CHÍ MINH”. Nội dung đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng của loại hình cafe sách ở TP. Hồ Chí Minh. Chương 3: Xu hướng phát triển của loại hình cafe sách ở TP. Hồ Chí Minh. Chương 4: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình cafe sách ở TP. Hồ Chí Minh. Về thực trạng của cafe sách, nhóm đã thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, nhóm đã xây dựng được tiêu chí để xác định một cafe sách đúng nghĩa. Qua đó, phân loại được các quán cafe sách hiện nay trên địa bàn thành phố thành hai nhóm lớn: cafe sách đúng nghĩa và cafe sách chưa đúng nghĩa. Đồng thời xác định được đối tượng nghiên cứu chính là nhóm cafe sách đúng nghĩa. Thứ hai, thông qua việc khảo sát các đối tượng khách hàng của cafe sách đúng nghĩa, nhóm nghiên cứu đã có được cái nhìn tổng quan về thực trạng hiện nay của loại hình cafe sách. Đó chính là sự tồn tại một cách mờ nhạt, “vật vờ” xét theo khía cạnh xã hội đồng thời không mang lại hiệu quả nếu xét theo khía cạnh kinh tế. Ý muốn của nhà đầu tư đã không bắt gặp được với nhu cầu của đại đa số khách hàng. Đó cũng chính là nghịch lý trong thực trạng hiện nay của loại hình cafe sách. Từ thực trạng nêu trên, nhóm nghiên cứu đã dự đoán được xu hướng phát triển của loại hình này. Nếu cafe sách đi theo hướng thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì nó sẽ đánh mất đặc trưng của mình và sẽ không còn là cafe sách đúng nghĩa nữa. Nếu cafe sách phát triển theo hướng giữ nguyên đặc trưng của mình là “mọi thứ đều xoay quanh sách” thì khó có thể tiếp tục duy trì hoạt động lâu dài do không đáp ứng được nhu cầu của đại đa số khách hàng. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu vẫn đánh giá cao tiềm năng cũng như ý nghĩa kinh tế – xã hội của loại hình cafe sách trong dài hạn. Do đó, nhóm đã tìm ra một số giải pháp (ngắn hạn lẫn dài hạn) có tính khả thi cao nhằm giải quyết nghịch lý hiện nay trong thực trạng của loại hình này đồng thời vẫn đảm bảo cafe sách có thể phát triển theo đúng với đặc trưng của nó. Nói tóm lại, cafe sách là một ý tưởng hay và có ý nghĩa về nhiều mặt. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển là điều không hề dễ dàng. Nhóm nghiên cứu hi vọng các giải pháp mà nhóm đưa ra sẽ có thể góp phần phát triển loại hình này. Từ đó, cafe sách đúng nghĩa sẽ có cơ hội để tiếp tục phát triển và thay đổi được diện mạo của mình hiện nay, góp phần cho sự phát triển của văn hóa đọc ở TP. Hồ Chí Minh. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do hình thành đề tài Loại hình thưởng thức Cafe từ lâu đã được xem là một nét văn hóa đặc trưng của người dân tp.HCM, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế-văn hóa-xã hội thành phố, văn hóa Cafe cũng đã có những sự thay đổi đáng chú ý. Đặc biệt là trong những năm gần đây, sự xuất hiện loại hình Cafe sách đã thu hút không ít sự quan tâm của người dân thành phố. Vậy loại hình Cafe này có những ưu điểm và khuyết điểm gì? Khả năng phát triển của loại hình Cafe này như thế nào trong văn hóa Cafe Sài thành? Bên cạnh đó, sách là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đối với những người ham mê đọc sách, một không gian lí tưởng để thỏa mãn niềm đam mê của mình là một điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay. Để đáp ứng nhu cầu đó, Cafe sách đã ra đời và có những bước phát triển nhất định. Hơn thế nữa, văn hóa đọc đã và đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng xã hội. Vì thế, Cafe sách phải chăng là một loại hình cần được nhân rộng để góp phần khơi dậy thói quen đọc sách của người dân thành phố? Loại hình thưởng thức Cafe và văn hóa đọc dường như đã và đang có một sự kết hợp thú vị trong văn hóa Cafe đất Sài thành. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của loại hình Cafe này, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần phát triển văn hóa đọc của cộng đồng, xây dựng một loại hình Cafe văn minh của xã hội hiện đại. Mục đích nghiên cứu Phản ánh hiện trạng phát triển loại hình Cafe sách tại Tp.HCM. Tìm ra xu hướng phát triển của loại hình Café sách trong thời gian tới. Đề xuất giải pháp phát triển loại hình Café sách. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử: Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chúng tôi trình bày một số tiêu chí để phân loại và định nghĩa loại hình Cafe sách theo một số chuyên gia trong ngành cũng như định nghĩa riêng của nhóm để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Sau đó nhóm nêu lên quá trình hình thành của loại hình Cafe sách tại TP.HCM. Tiếp theo, chúng tôi trình bày sự phát triển và phổ biến của loại hình này cho đến thời điểm hiện tại. Phương pháp logic: Trong quá trình nghiên cứu về loại hình Cafe sách, nhóm nghiên cứu phân tích những ưu điểm cũng như khuyết điểm của loại hình này hiện nay. Từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng của loại hình Cafe sách tại TP.HCM. Phương pháp phân tích: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu cho quá trình phân tích bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với quan sát thực nghiệm. Nhóm thực hiện lấy 200 mẫu khách hàng ngẫu nhiên của 3 Café sách là HUB Café, PNC Book-Cafe Nguyễn Oanh, PNC Book-Cafe Trần Hưng Đạo. Số lượng mẫu lấy ở mỗi Café sách dựa trên quy mô của từng Café sách. Sau đó nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16 để xử lí số liệu và phân tích thực trạng của loại hình Cafe sách hiện nay cùng những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy. Phương pháp tổng hợp Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng, nhóm đưa ra tiềm năng cũng như xu hướng phát triển của loại hình Cafe sách ở TP. HCM trong thời gian sắp tới. Đồng thời nhóm cũng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của loại hình Cafe này. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi: Đề tài được thực hiện trong phạm vi: Không gian: Tp.Hồ Chí Minh Thời gian: từ khi loại hình Cafe sách hình thành đến nay. Đối tượng nghiên cứu: Là những quán Cafe kinh doanh theo loại hình Cafe sách, nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình này. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Cafe sách là một loại hình khá mới mẻ tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng. Chính vì vậy, chưa có những công trình nghiên cứu về loại hình này một cách đầy đủ và đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp. Tuy nhiên vẫn có những bài viết và các phân tích ngắn có liên quan đến loại hình Cafe sách được đăng tải trên các phương tiện báo chí truyền thông. Dưới đây là một số bài viết tiêu biểu: Cafe sách – Tân Tường Hub Café - Cà phê sách tại TP.HCM - 24-05-2009‎‎ bởi Nam Văn Chí Cả hai bài viết trên đều mang hình thức của những bài viết PR cho các quán Cafe sách Ciao và Hub.Trong bài các tác giả chú trọng đến việc miêu tả cụ thể và chi tiết hình thức và chất lượng của quán, đặc biệt là về không gian quán, sách và những hoạt động thường kì về văn hóa mà quán có thể mang lại cho khách, những người đam mê đọc sách và mong muốn tìm cho mình một không gian tri thức. Bên cạnh đó, là những giới thiệu về xu hướng hoạt động của quán trong thời gian tới. Thư giãn với quán cà phê sách - Phú Sơn Bài chỉ đơn giản dừng lại ở việc miêu tả một số quán Cafe sách hiện có mà tác giả cho là thú vị và đáng để độc giả quan tâm. Trong đó, giới thiệu chi tiết về cách bài trí không gian quán “yên tĩnh mà tạo một cảm giác rất thoải mái”, chất lượng và hình thức của sách “tuyệt vời”, thêm vào đó là một vài cảm nhận từ các khách hàng đang tận hưởng không gian tri thức trong quán. Muôn nẻo Cafe sách – Song Phạm – Giản Phúc Đây là một dạng bài phóng sự nhỏ viết về loại hình Cafe sách. Trong bài, tác giả chỉ đơn thuần đưa ra một vài giới thiệu chung về loại hình này, một loại hình Cafe đặc biệt ở TP.HCM và đặc tả lại không khí trong một vài quán Cafe sách trong các lần tác giả đến quán. Một vài nhận xét của khách hàng cũng như mục đích của họ khi đến quán cũng được tác giả đề cập. Bên cạnh đó, tác giả còn nhắc đến Văn hóa đọc thời hiện đại và một vài ý kiến về văn hóa đọc biểu hiện đối với giới trẻ. Bài viết khá hay nhưng còn giới hạn nhiều vì mục đích cũng như hình thức diễn đạt mà tác giả đã chọn Cà phê sách tôn vinh văn hóa đọc - Thanh Hương Bài viết khá ngắn gọn, chủ yếu giới thiệu sơ lược về loại hình Cafe sách, một loại hình khá mới mẻ tại Việt Nam, tác giả chủ yếu bàn về khái cạnh văn hóa của loại hình này - Cafe sách tôn vinh văn hóa đọc. Bài viết cũng đưa ra một vài nguyên nhân hình thành các quán Cafe sách trong bài cũng như sự hình thành loại hình này ở Việt Nam, theo tác giả, đó là chủ yếu là loại hình này được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ, theo con đường các sinh viên du học. Đây là bài viết có giá trị tham khảo. Ngoài ra theo nhóm nghiên cứu tìm hiểu, thực tế vẫn tồn tại những bài tiểu luận tìm hiểu về loại hình mới mẻ này của một số sinh viên từ các trường đại học khác nhau, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng những bài đó hoàn toàn không mang tính chất nghiên cứu một cách sâu rộng, chưa thể được gọi là những đề tài mang nhiều tính tham khảo. Vì thế cho nên nhóm nghiên cứu cho rằng đề tài chúng tôi thực hiện là công trình nghiên cứu mang rất nhiều tính mới hoàn toàn trong lĩnh vực dịch vụ Cafe sách, hi vọng sẽ mang lại nhiều thông tin có giá trị cho những ai quan tâm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.1. Mô hình hành vi tiêu dùng Hoạt động kinh tế là sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp và bất cứ cũng có thể là doanh nghiệp hay là người tiêu dùng. Người tiêu dùng ra nhiều quyết định mua mỗi ngày. Hầu hết các công ty lớn đều quan tâm nghiên cứu các quyết định mua của khách hàng với những câu hỏi rất chi tiết về những gì khách hàng mua, họ mua ở đâu, họ mua số lượng bao nhiêu và giá cả thế nào, khi nào mua và tại sao mua. Để hiểu được điều đó, các nhà Marketing hiện đại đã xây dựng nên mô hình hành vi người tiêu dùng Mô hình hành vi của người tiêu dùng bao gồm 2 hoạt động: đó là quá trình giới thiệu sản phẩm với sự nỗ lực của các nhà marketing cùng các yếu tố khác tác động tạo ra các đáp ứng của người tiêu dùng và tiến trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Theo mô hình này, marketing và những kích thích khác tác động vào hộp đen của khách hàng và tạo ra các đáp ứng. Các kích thích marketing bao gồm 4 yếu tố (Marketing mix -4Ps) là sản phẩm (Production), giá (price), phân phối (Place), cổ động (Promotion). Các yếu tố kích thích đến từ môi trường xung quanh khách hàng như môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghệ (Politics, Economy, Society, Technology-PEST). Tất cả những điều này được xử lý trong mỗi khách hàng và đưa ra các đáp ứng của khách hàng mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát được: lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, nhà cung ứng, thời gian mua và số lượng mua. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng, có thể chia thành hai nhóm lớn: - Các yếu tố bao quát rộng khắp, thường gây những ảnh hưởng tương đối giống nhau cho cùng một nhóm các người tiêu dùng như văn hóa, xã hội. - Các yếu tố cá nhân xuất phát từ chính người tiêu dùng như thu nhập, sở thích, phong cách sống v.v... 1.2.1. Các yếu tố thuộc về văn hóa Văn hóa có sự tác động rộng lớn lên hành vi của người tiêu dùng. Một đứa trẻ trong quá trình sống thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử cơ bản thông qua gia đình và những tổ chức khác trong xã hội như trường học, các hình thức giải thức giải trí, phương tiện truyền thông v.v. Người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng các dịch vụ bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến lựa chọn của họ. Vì vậy, yếu tố này luôn được phân tích kỹ càng trong quá trình quản lý và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm mới, thái độ của nhân viên bán hàng... Về cơ bản, tất cả các xã hội loài người đều có sự phân tầng xã hội. Việc phân tầng xã hội có thể mang hình thức một hệ thống đẳng cấp (caste system), là hệ thống mà các thành viên trong hững đẳng cấp khác nhau đều cùng gắn bó với nhau trong những vai trò nào đó, và không hề có sự hay đổi từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Thông thường hơn, sự phân tầng xã hội mang hình thức là những tầng lớp xã hội. Tầng lớp xã hội (social class) là những giai tầng (division) tương đối đồng nhất và bền vững trong một xã hội, được sắp xếp theo trật tự tôn ti, và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia xẻ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng xử giống nhau. Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập, mà cả sự kết hợp của nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải, và những yếu tố khác nữa. Các tầng lớp xã hội có những sở thích về nhãn hiệu và sản phẩm khác nhau trong các lãnh vực như quần áo, đồ đạc trong nhà, hoạt động giải trí và phương tiện đi lại. Chẳng hạn, những cửa hàng nào đó thì thu hút những người thuộc tầng lớp cao; còn những cửa hàng khác thì chuyên phục vụ những người ở tầng lớp thấp hơn, v.v.... Hầu hết mỗi xã hội đều có hình thức tầng lớp xã hội của mình. Tầng lớp xã hội là sự phân chia theo trật tự của xã hội tương đối bền vững, theo đó các thành viên của một tầng lớp cùng chia sẻ các giá trị, sự quan tâm và hành vi tương tự nhau. Nhà doanh nghiệp phải xác định được hành vi của một tầng lớp trong xã hội và cố gắng đáp ứng nhu cầu cho tầng lớp đó. Những người làm marketing cần quan tâm nghiên cứu tầng lớp xã hội vì dân chúng thuộc một tầng lớp xã hội có xu hướng thể hiện cách cư xử tương đối giống nhau, kể cả hành vi mua sắm. 1.2.2. Các yếu tố xã hội Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo. 1.2.2.1. Các nhóm tham khảo Hành vi của một người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều nhóm người. Các nhóm tham khảo (reference groups) là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách thức ứng xử của một hay nhiều người khác. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người được gọi là những nhóm thành viên (membership groups), tức là nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại với các thành viên khác trong đó. Người ta cũng chịu ảnh hưởng của những nhóm mà bản thân họ không ở trong những nhóm đó. Nhóm ngưỡng mộ (aspirational group) là nhóm mà người ta mong muốn được có mặt trong đó. Những người làm marketing cố gắng hiểu rõ những nhóm tham khảo của thị trường mục tiêu mà họ đang muốn giao dịch. Các nhóm tham khảo ảnh hưởng đến một người ít ra theo ba cách: hướng người ta đi theo cách ứng xử và phong cách sống mới; ảnh hưởng đến quan điểm và ý thức của một người vì người đó thường muốn được hòa nhập vào đó; tạo ra các áp lực buộc tuân theo chuẩn mực chung và có thể ảnh hưởng đến sự chọn lựa sản phẩm và nhãn hiệu của người đó. 1.2.2.2. Gia đình Các thành viên trong gia đình của người mua có thể tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi của người mua đó. Chúng ta có thể phân biệt thành hai loại gia đình của người mua. Gia đình định hướng (the family of orientation) bao gồm cha mẹ của người đó. Từ cha mẹ, một người nào đó nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá nhân, tình yêu và phẩm hạnh. Gia đình riêng (procreation family), bao gồm vợ hoặc chồng và con cái của người mua, có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày. 1.2.2.3. Vai trò và địa vị Một người đều có mặt trong nhiều loại nhóm: gia đình, câu lạc bộ, tổ chức. Vị trí của người ấy trong mỗi nhóm có thể xác định trong khuôn khổ vai trò và địa vị. Mỗi vai trò đều sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua của họ. Mỗi vai trò đều gắn liền với một địa vị (status) phản ảnh sự kính trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trò đó. Vì vậy, người mua thường lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị của họ trong xã hội. Người làm marketing cần nhận thức rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm và nhãn hiệu. Tuy nhiên, các biểu tượng địa vị không chỉ thay đổi tùy theo các tầng lớp xã hội, mà còn khác nhau theo các vùng địa lý nữa. 1.2.3. Các yếu tố cá nhân Quyết định của người mua còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân, đáng kể là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và sự tự quan niệm của người đó. 1.2.3.1. Tuổi tác Dân chúng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạn của cuộc đời họ. Họ ăn thức ăn trẻ em ở tuổi ấu thơ, ăn hầu hết các loại thực phẩm lúc lớn lên và trưởng thành và ăn những món ăn kiêng lúc già yếu. Sở thích của họ về thời trang, xe máy và giải trí cũng cũng tùy theo tuổi tác. Những người làm marketing thường chọn các nhóm khách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mục tiêu của mình. Giai đoạn Hành vi mua Độc thân (bachelor): Trẻ, chưa kết hôn, sống xa gia đình +Ít mang gánh nặng tài chính. Là người tiên phong cho những xu hướng thời trang mới. +Yêu thích nghỉ ngơi giải trí. Thường mua: một số thiết bị gia dụng cơ bản, xe hơi, game, du lịch.. Mới kết hôn lần đầu (newly married couples): trẻ, chưa có con +Quan tâm và chi tiêu nhiều nhất cho loại hàng bền gồm: xe hơi, trang thiết bị, đồ gỗ và các chuyến du lịch Tổ ấm loại I (Full – nest I): cặp vợ chồng trẻ, có con nhỏ nhất dưới 6 tuổi +Chủ yếu mua hàng gia dụng. Tài sản lưu động thấp. +Rất quan tâm đến những sản phẩm mới và những sản phẩm được quảng cáo. Thường mua: máy giặt, máy sấy, TV, thực phẩm trẻ em, thuốc ho, vitamin, búp bê, xe đẩy trẻ em, xe trượt tuyết và giầy trượt băng... Tổ ấm loại II (Full – nest II): cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ nhất trên 6 tuổi +Tình hình tài chính ổn định hơn. Ít bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Thường mua hàng theo lô, thực phẩm, chất chùi rửa, xe đạp, học nhảy, piano... Tổ ấm loại III (Full – nest III): cặp vợ chồng lớn tuổi có con sống riêng +Tình hình tài chính tiếp tục ổn định. Một số con bắt đầu có việc làm. Rất khó chịu ảnh hưởng bởi quảng cáo. Chi tiêu phần lớn cho hàng bền như: đồ trang trí nội thất, xe hơi, thuyền, dịch vụ nha khoa, tạp chí và các vật dụng không cần thiết khác. Tuổi già đơn độc I (empty nest I): cặp vợ chồng lớn tuổi, không có con, một trong hai là lực lượng lao động chính +Tương đối hài lòng với tình hình tài chính và các khoản tiết kiệm hiện tại. Thích đi du lịch, giải trí, tự học hỏi. Quan tâm đến việc làm từ thiện và đóng góp cộng đồng. Không quan tâm đến sản phẩm mới. +Thường mua: các chuyến du lịch, các thiết bị gia dụng xa xỉ Bảng 1.1: Các giai đoạn chu kỳ sống của con người và hành vi mua tương ứng 1.2.3.2. Nghề nghiệp Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Một người công nhân sẽ mua những quần áo và giày dép lao động, hộp thức ăn trưa và tìm cách ngủ một giấc lấy sức vào giờ nghỉ trưa. Chủ tịch của một công ty thì mua những quần áo đắt tiền, du lịch bằng máy bay và làm hội viên câu lạc bộ quần vợt. Marketing cố gắng định dạng những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp thậm chí có thể chuyên hóa vào việc sản xuất các sản phẩm mà một nhóm nghề nghiệp đặc thù nào đó cần đến. 1.2.3.3. Hoàn cảnh kinh tế Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng (mức độ, tính ổn định và kết cấu thời gian của số thu nhập đó), số tiền gởi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5-BAN IN HOAN CHINH DE TAI CAFE SACH(da chinh sua).doc
  • doc3-biadetainckh.doc
  • doc3-mục lục.doc
  • docdanh sach sinh vien thuc hien de tai Cafe sach - TO SO 1.doc
  • docde tai cafe sach - TO SO 3.doc
Tài liệu liên quan